• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia? A

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia? A"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH TỔ TỔNG HỢP

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: ĐỊA

Thời gian làm bài : 50 Phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 05 trang)

Họ tên : ... Số báo danh : ...

Câu 1: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết số tỉnh, thành phố có chung đường biên giới với Campuchia là

A. 11. B. 10. C. 13. D. 12.

Câu 2: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của các công ty xuyên quốc gia?

A. Khai thác nền kinh tế các nước thuộc địa.

B. Chi phối nhiều ngành kinh tế quan trọng.

C. Có nguồn của cải vật chất rất lớn.

D. Phạm vi hoạt động ở nhiều quốc gia.

Câu 3: Gió tây nam xuất phát từ vịnh Tây Bengan xâm nhập trực tiếp vào nước ta thông thường trong khoảng thời gia từ tháng... đến tháng...

A. VII – IX. B. V – VII. C. IX – XI. D. XI – I.

Câu 4: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG MỘT SỐ CÂY CÔNG NGHIỆP HẰNG NĂM CỦA NƯỚC TA, NĂM 2011 VÀ 2015

(Đơn vị: Nghìn ha)

Năm Lúa Ngô Mía Đậu tương

2011 7 655,4 1 121,3 282,2 181,1

2015 7 830,6 1 164,8 284,3 100,8

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về diện tích gieo trồng một số cây công nghiệp hằng năm của nước ta, năm 2011 và 2015?

A. Ngô tăng chậm hơn lúa. B. Đậu tương tăng nhanh nhất.

C. Ngô tăng nhanh nhất. D. Ngô tăng chậm hơn mía.

Câu 5: Nguồn than ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ chủ yếu phục vụ cho A. nhiệt điện và xuất khẩu. B. luyện kim và xuất khẩu.

C. nhiệt điện và luyện kim. D. nhiệt điện và hóa chất.

Câu 6: Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng lớn đến việc hình thành vùng chuyên canh chè ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. địa hình đồi núi, đất feralit giàu dinh dưỡng.

B. nguồn nước dồi dào.

C. địa hình đồi núi và có một mùa đông lạnh nhất nước ta.

D. có một số cao nguyên rộng lớn.

Câu 7: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, thời kì tần suất các cơn bão di chuyển từ Biển Đông vào nước ta nhiều nhất là

A. tháng X. B. tháng XI. C. tháng VIII. D. tháng IX.

Câu 8: Đặc điểm nổi bật về dân cư - lao động của Đồng bằng sông Hồng là A. dân số trẻ, gia tăng nhanh.

B. dân số đông nhất cả nước, nguồn lao động dồi dào.

C. lao động tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn, có trình độ sản xuất.

D. lao động có trình độ cao nhất cả nước, phân bố khá đều.

Câu 9: Ý nào dưới đây không phải là các xu hướng trong quá trình phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta hiện nay?

A. Đang tiến mạnh lên sản xuất hàng hóa.

B. Tăng tỉ trọng sản phẩm không giết thịt.

C. Chú trọng sản xuất theo lối cổ truyền.

D. Chăn nuôi trang trại theo hình thức công nghiệp.

Câu 10: Điều kiện sinh thái nông nghiệp nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

Mã đề 106

(2)

A. thường xảy ra bão, lụt, nạn cát bay, gió Lào.

B. khí hậu phân ra hai mùa mưa, khô rõ rệt.

C. nhiều vụng biển thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản.

D. khí hậu cận nhiệt, ôn đới trên núi, có mùa đông lạnh.

Câu 11: Trung du và miền núi Bắc Bộ có đàn trâu lớn nhất nước ta là do A. nhu cầu sức kéo trong sản xuất nông nghiệp lớn.

B. nhu cầu tiêu thụ thịt trâu lớn nhất.

C. có nhiều đồng cỏ, khí hậu thích hợp.

D. cơ sở chế biến rất phát triển.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng với sự phân bố dân cư nước ta?

A. Phân bố dân cư chưa hợp lí giữa các vùng.

B. Mật độ dân cư miền núi cao hơn mật độ dân cư trung bình của cả nước.

C. Trung du, miền núi nhiều tài nguyên nhưng ít dân cư.

D. Đồng bằng có tài nguyên hạn chế nhưng dân cư đông.

Câu 13: Cho biểu đồ:

CƠ CẤU GIÁ TRỊ XUẤT KHẨU HÀNG HÓA PHÂN THEO NHÓM HÀNG NĂM 2010 VÀ 2014 (%)

(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016) Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu hàng hóa phân theo nhóm hàng của nước ta năm 2010 và năm 2014?

A. Tỉ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp giảm.

B. Tỉ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm.

C. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác luôn nhỏ nhất.

D. Tỉ trọng hàng nông, lâm thủy sản và hàng khác giảm.

Câu 14: Sự bấp bênh trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta chủ yếu là do A. đất nước nhiều đồi núi.

B. lao động nông nghiệp không ổn định.

C. tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa của khí hậu.

D. đất đai bị bạc màu.

Câu 15: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết tỉnh, thành phố nào sau đây không có đường biên giới chung với Lào?

A. Sơn La B. Kon Tum. C. Điện Biên. D. Gia Lai.

Câu 16: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 25, hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về khách du lịch và doanh thu về du lịch nước ta giai đoạn 1995 – 2007?

A. Khách nội địa cao hơn khách quốc tế qua các năm.

B. Doanh thu tăng qua các năm.

C. Khách quốc tế tăng qua các năm.

D. Khách nội địa giảm qua các năm.

Câu 17: Vùng biển Quảng Ninh có thế mạnh về

A. khai thác khoáng sản, du lịch, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

B. khai thác khoáng sản, giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

C. khai thác khoáng sản, giao thông, du lịch

D. du lịch, giao thông, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản.

Câu 18: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc đẩy mạnh sản xuất lương thực ở nước ta là

(3)

B. cung cấp thức ăn cho chăn nuôi.

C. tạo nguồn hàng xuất khẩu.

D. cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Câu 19: Ý nào sau đây không phải là khó khăn đối với việc nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây công nghiệp ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?

A. Tình trạng thiếu nước về mùa đông.

B. Mạng lưới cơ sở chế biến nông sản.

C. Hiện tượng rét đậm, rét hại, sương muối.

D. Kinh nghiệm trồng và chế biến của người dân.

Câu 20: Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ khu vực 1 ở vùng Đồng bằng sông Hồng diễn ra theo hướng

A. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt và ngành chăn nuôi, tăng nhanh tỉ trọng ngành thủy sản.

B. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi , tỉ trọng ngành thủy sản thay đổi không đáng kể.

C. tăng tỉ trọng ngành trồng trọt, giảm tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

D. giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng ngành chăn nuôi và thủy sản.

Câu 21: Khó khăn lớn nhất để mở rộng diện tích và nâng cao năng suất cây công nghiệp, cây đặc sản, cây ăn quả của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là

A. đất thường xuyên bị rửa trôi, xói mòn.

B. tình trạng rét đậm, rét hại, sương muối và thiếu nước về mùa đông.

C. thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ quét và cơ sở hạ tầng còn khó khăn.

D. địa hình cao, hiểm trở khó canh tác, thiếu nước về mùa đông.

Câu 22: Toàn cầu hóa kinh tế, bên cạnh những mặt thuận lợi, còn có những mặt trái, đặc biệt là A. các nước phát triển phụ thuộc lẫn nhau.

B. cạnh tranh quyết liệt giữa các quốc gia.

C. gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.

D. nguy cơ thất nghiệp, mất việc làm gia tăng.

Câu 23: Điểm nào sau đây không đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

A. Khối núi ở hai đầu nâng cao, đồ sộ.

B. Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoải.

C. Địa hình không có sự phân bậc.

D. Có các cao nguyên badan tương đối bằng phẳng.

Câu 24: Ở các nước phát triển, dân số tăng nhanh không gây sức ép lên A. thị trường tiêu thụ sản phẩm trong nước.

B. tài nguyên thiên nhiên, môi trường.

C. tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội.

D. việc nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân.

Câu 25: Cho biểu đồ:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG THỦY SẢN KHAI THÁC VÀ NUÔI TRỒNG CỦA NƯỚC TA, GIAI ĐOẠN 2005-2014

(Nguồn số liệu theo Niên giám Thống kê Việt Nam năm 2015, NXB Thống kê, 2016)

(4)

Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ trưởng sản lượng thủy sản khai thác và nuôi trồng của nước ta, giai đoạn 2005-2014?

A. Nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn khai thác.

B. Khai thác và nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng như nhau.

C. Khai thác có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn nuôi trồng.

D. Nuôi trồng có tốc độ tăng trưởng không ổn định.

Câu 26: Nguyên nhân quan trọng nhất làm cho sản lượng khai thác hải sản ở nước ta tăng khá nhanh trong thời gian gần đây là

A. tăng số lượng tàu thuyền và công suất tàu thuyền.

B. phát triển công nghiệp chế biến.

C. ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt.

D. thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng.

Câu 27: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 18, hãy cho biết nhận xét nào sau đây đúng với giá trị sản xuất nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2007?

A. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 2 lần.

B. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 3 lần.

C. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 4 lần.

D. Giá trị sản xuất nông nghiệp tăng gấp 5 lần.

Câu 28: Hoạt động nào sau đây không phải là hoạt động lâm nghiệp ở nước ta?

A. Khoanh nuôi, trồng rừng. B. Làm nương rẫy.

C. Khai thác và bảo vệ rừng. D. Chế biến gỗ và lâm sản.

Câu 29: Một trong những vấn đề mang tính toàn cầu mà nhân loại đang phải đối mặt là A. cạn kiệt nguồn nước ngọt. B. ô nhiễm môi trường.

C. mất cân bằng giới tính. D. động đất và núi lửa.

Câu 30: Cho bảng số liệu:

TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG GDP TRONG NƯỚC CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

(Đơn vị: %)

Năm 2010 2012 2014 2015

In-đô-nê-xi-a 6,2 6,0 5,0 4,8

Ma-lai-xi-a 7,0 5,5 6,0 5,0

Phi-líp-pin 7,6 6,7 6,2 5,9

Thái Lan 7,5 7,2 0,8 2,8

Việt Nam 6,4 5,3 6,0 6,7

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây đúng về tốc độ tăng trưởng GDP trong nước của một số quốc gia giai đoạn 2010 – 2015?

A. In-đô-nê-xi-a và Thái Lan giảm nhanh.

B. Việt Nam và Thái Lan tăng khá ổn định.

C. Phi-líp-pin có xu hướng giảm nhanh.

D. Ma-lai-xi-a và Phi-líp-pin tăng nhanh.

Câu 31: Một trong những biểu hiện của biến đổi khí hậu là

A. mưa bão ngày càng ít. B. nhiệt độ Trái Đất gia tăng.

C. xuất hiện nhiều động đất. D. môi trường ô nhiễm.

Câu 32: Cho bảng số liệu:

DÂN SỐ THÀNH THỊ TRUNG BÌNH CỦA ĐÔNG NAM BỘ VÀ CẢ NƯỚC, GIAI ĐOẠN 2013- 2015 (Đơn vị: Nghìn người)

Năm 2013 2014 2015

Cả nước 28 874,9 30 035,4 31 067,5

Đông Nam Bộ 9 441,7 9 893,9 10 131,6

(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2016, NXB Thống kê, 2017) Căn cứ vào bảng số liệu, cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về dân số thành thị trung bình của

(5)

A. Đông Nam Bộ tăng không ổn định và tăng ít hơn cả nước.

B. Cả nước tăng nhiều hơn Đông Nam Bộ và luôn cao nhất.

C. Đông Nam Bộ tăng nhanh nhưng ít hơn so với cả nước.

D. Cả nước tăng nhanh và gấp hơn ba lần Đông Nam Bộ (năm 2015).

Câu 33: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, hãy cho biết đô thi ̣nào sau đây không phải là đô thi ̣loaị 2 (năm 2007)?

A. Mỹ Tho B. Buôn Ma Thuột. C. Đà Lạt. D. Bảo Lộc.

Câu 34: Một trong những giải pháp quan trọng để phát triển công nghiệp hóa ở các nước đang phát triển hiện nay là

A. hiện đại hóa cơ sở hạ tầng.

B. thu hút đầu tư nước ngoài.

C. tăng cường lực lượng lao động.

D. tập trung khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết điểm cực Bắc của nước ta thuộc tỉnh nào?

A. Điện Biên. B. Cao Bằng. C. Hà Giang. D. Lào Cai.

Câu 36: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, hãy cho biết thành phố trực thuộc Trung ương nào sau đây không giáp biển Đông?

A. Đà Nẵng. B. TP. Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng. D. Cần Thơ.

Câu 37: Tại sao trong định hướng phát triển kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng lại trú trọng đến việc hình thành và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm?

A. Để khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản dồi dào.

B. Để thu hút triệt để nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào nước ta.

C. Để sử dụng có hiệu quả các thế mạnh về tự nhiên và con người.

D. Để tận dụng thế mạnh về tiểm năng thủy điện và khoáng sản.

Câu 38: Căn cứ vào Atlat Địa lý Việt Nam trang 19, hãy cho biết tỉnh có diện tích trồng lúa so với diện tích trồng cây lương thực dưới 60 % ?

A. Bình Phước. B. Tây Ninh. C. Ninh Thuận. D. Bình Thuận.

Câu 39: Đặc điểm nổi bật của nền nông nghiệp nước ta là A. phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.

B. tính đa dạng về sản phẩm nông nghiệp.

C. các khâu trong sản xuất đều được hiện đại hóa.

D. nền nông nghiệp thâm canh với trình độ cao.

Câu 40: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 10, hãy cho biết sông Krông Pơkô thuộc lưu vực sông nào sau đây?

A. Lưu vực sông Mê Công. B. Lưu vực sông Đồng Nai.

C. Lưu vực sông Thu Bồn. D. Lưu vực sông Ba (Đà Rằng).

---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng Vì sao tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số giảm nhưng số dân vẫn tăng

Các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, trồng rừng… được gọi là hoạt động nông nghiệp.. Hoạt động nông nghiệp cung cấp

 Biết được ngành trồng trọt có vai trò chính trong sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi đang ngày càng phát triển.. Biết nước ta trồng nhiều loại cây,

Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông Cửu Long tăng, các vùng khác giảm.. Cơ cấu diện tích nuôi trồng thuỷ, hải sản của ĐB Sông

Chăn nuôi là 1ngành sản xuất chủ đạo của nền NN nước ta.Nó có chức năng chuyển hóa những sản phẩm của trồng trọt và phế,phụ phẩm của 1số ngành CN chế biến thực phẩm

Bắt đầu từ năm 2000, XK thủy sản của Việt Nam có sự tăng trưởng đột phá nhờ phát triển mạnh ngành nuôi trồng, đặc biệt là nuôi cá tra và tôm nước lợ (tôm sú và

Nhóm cây chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất của ngành trồng trọt đến năm 2005 làA. cây

giảm tỉ trọng nông, lâm, ngư nghiệp; giảm nhẹ tỉ trọng công nghiệp công nghiệp; tăng nhanh tỉ trọng dịch vụ Câu 17: Căn cứ vào Atlat Địa Lí Việt Nam trang 13, các cao nguyên theo thứ