• Không có kết quả nào được tìm thấy

Phát triển bền vững và chỉ tiêu đo lường:

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Phát triển bền vững và chỉ tiêu đo lường:"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN cứu - TRAO Đổi

Phát triển bền vững và chỉ tiêu đo lường:

Từ luận đến thực tiễn Việt Nam

NGÔ DOÃN VỊNH* NGÔ THÚY QGỲNH"

NGUYỄN THẾ VINH"' LÂM THÙY DƯƠNG""

Thời gian qua,

các

nhà khoa học

các nhà

quản

ở Việt Nam

rất

quan

tâm

đến phát triển bền

vững.

Tuy

nhiên,

từ

nội

hàm

bản

chất

đến

các chỉtiêu sử dụng để đo lường phát triển

bền vững còn

nhiều ý kiến khác nhau, chưa

đưực sự đồng

thuận cần thiết. Trước

tìnhhình

này

trong

quá trình nghiên cứulý thuyết, cũng

như

quansát thực

tiễn quy hoạch phát triển ở

Việt

Nam trong

những

năm vừa

qua,

nhóm tác

giả mong muốn

đóng góp

thêm ý kiến

đế

tường minh

hơn về

phát triển

bền vững và

chỉ

tiêu

đo lường

phát triển bền

vững ở nước

ta.

NỘI HÀM VÀ BẢN CHẤT CỦA PHÁT TRIEN BỀN VỮNG

Phát triển bền vững là vấn đề sông còn của các quốc gia cũng như của các địa phương ở Việt Nam. Nó vừa mang tính phương thức vừa mang tính giải pháp phát triển vì con người, do con người. Theo Báo cáo Năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn Kinh tế Thê giới (2019), Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc cho rằng, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển dựa trên sự khai thác các sản phẩm tự nhiên để đáp ứng được những nhu cầu của thế hệ hiện tại, nhưng không gây phương hại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau.

Cách hiểu trên chưa thật tường minh về nội hàm và rất khó định lượng cho phát triển bền vững. Nếu hiểu theo quan niệm của WCED như trên, thì sau vài chục năm tới sẽ hiểu thế nào là không gây phương hại cho việc thỏa mãn nhu cầu của các thế hệ tương lai?

Ngày nay người ta vừa kêu gọi giữ rừng, bảo vệ tài nguyên; vừa kêu gọi giảm thiểu xả thải khí co,, giảm phát thải khí nhà kính; giảm thiểu sử dụng đồ nhựa sử dụng một lần, khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo... Theo quan điểm đó, trong các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững, người ta rất chú ý đến sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên, giảm phát thải co„

tăng cường thu gom xử lý chất thải... Tuy nhiên, họ chưa đưa ra mức chuẩn, nên khó xác định khi nào thì sự phát triển bền vững không còn hay bị phá vỡ. Thực tiễn cho thây, một khi sản xuất bị tồn kho nhiều, hàng

'PGS, TS., Nguyên Việntrưởng Viện Chiến lược phát triển,

" PGS, TS., Học viện Hànhchính Quốc gia,

"*

TS., Phó Giám đốc Học viện Chính sách và Pháttriển,

"TS., Học viện Chính sáchPhát triển

chục doanh nghiệp bị phá sản hoặc rời khỏi thị trường, sản xuất nông sản bị dư thừa khó tiêu thụ, sản xuất công nghiệp bị đình đốn do đứt gãy các chuỗi cung ứng..., thì nền kinh tế không thể phát triển bền vững. Mặt khác, thực tiễn cũng chỉ ra rằng, nhu cầu của con người thay đổi không ngừng, tức là vài chục năm trước nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của người dân khác so với nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trong thời gian hiện nay hoặc trong thời gian dài sắp tới. Theo logic đó, thử lùi lại thời gian cách đây khoảng vài chục năm (vào khoảng năm 1988), khi người Việt Nam chưa “biết” ăn bánh mì, nhưng nay thì có tới khoảng 20% người dân ăn bánh mì hàng ngày. Hoặc lúc đó người dân Việt Nam chủ yếu đi lại bằng xe đạp, thì nay chủ yếu đi lại bằng xe máy, ô tô... Vậy trong 35-40 năm tới, người dân Việt Nam thay đổi tập quán ăn uống, tập quán sử dụng hàng hóa thế nào và sử dụng phương tiện đi lại ra sao?

Vì thế, nếu định nghĩa chung chung thì khó đưa ra được ngưỡng phát triển bền vững có tính định lượng. Đồng thời, cần suy ngẫm thêm về khái niệm phát triển bền vững.

Daron Acemoglu và A. Robinson (2013), khi nghiên cứu quyền lực, thịnh vượng và nghèo đói đã chỉ ra nguyên

28

Kinh tế và Dựbáo

(2)

Kinh tế Dự háo

Bào vệ môi trường chính là đế phát triển bền vững

nhân thành bại của các quô'c gia là bởi thể chế kinh tế, trong khi thể chế này là do nhà nước sinh ra và tổ chức thực hiện, nên suy cho cùng, nhà nước quyết định sự thành bại của các nền kinh tế.

Do đó, cần đánh giá hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đốì với phát triển kinh tế - xã hội của quô'c gia. Thực tế cho thấy, hiệu quả quản lý nhà nước đốì với phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia được phản ánh thông qua hiệu quả phát triển của nền kinh tế. Do đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả phát triển có ý nghĩa rất quan trọng để phân tích phát triển bền vững.

Đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển bền vững, nhưng nhìn chung vẫn dừng lại ở việc lý giải chung chung như quan điểm của WCED. Đồng thời, thực tiễn cuộc sống chỉ ra rằng, hiện đại hóa cùng với năng lực quản trị quốc gia, năng lực quản trị địa phương là yếu tố quyết định phát triển bền vững.

Nhóm tác giả bài viết cho rằng, phát triển bền vững có thể và cần được hiểu là phát triển kinh tế - xã hội có hiệu quả, sự gia tăng hiệu quả ổn định trong thời gian tương đốì dài dựa trên nền tảng sử dụng công nghệ cao, có được sự phát triển cân đôi, nhịp nhàng, hài hòa giữa các bộ phận cấu thành của nền kinh tế và các hoạt động phát triển phải được tổ chức một cách khoa học. Nói như thế có nghĩa là hiệu quả, hài hòa, nhịp nhàng, sử dụng công nghệ cao quyết định phát triển bền vững. Hiệu quả là dâu hiệu quan trọng của phát triển bền vững. Nếu

nền kinh tế phát triển không có hiệu quả, thì chắc chắn không có được sự phát triển bền vững. Hiệu quả càng cao thì phát triển bền vững càng cao. Phát triển bền vững thì người dân hài lòng và ngược lại.

Nhóm tác giả bài viết này đồng tình với quan điểm của Ngô Thúy Quỳnh (2016), Ngô Thắng Lợi (2007), Ngô Doãn Vịnh (2010) rằng, khi nghiên cứu phát triển bền vững cần chú ý hai điểm: “vững” và “bền” đối với quá trình phát triển. “Vững” là nói đến phát triển có sự gia tăng hiệu quả một cách tiến bộ (hiệu quả phát triển không có tình trạng trồi sụt mà có sự gia tăng tốt). Còn “bền” tức là nói đến sự gia tăng hiệu quả tương đối ổn định trong thời gian dài. Nếu hiệu quả phát triển chỉ có trong thời gian ngắn hoặc có tình trạng trồi sụt, thì không thể có phát triển bền vững.

THỤC TRẠNG VỀ CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG PHÁT triểnBỀN VỮNG VIỆT NAM

Năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 về định hương Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam). Tuy nhiên, văn bản này chưa đưa ra chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững. Đến năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg, ngày 14/2/2012 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020, trong đó đề cập bộ chỉ tiêu phát triển bền vững, với 30 chỉ tiêu và nhóm chỉ tiêu, như:

1- GDP xanh; 2- Chỉ sô' phát triển con người (HDI);

3- Chỉ số bền vững môi trường; 4- Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; 5- Năng suất lao động xã hội; 6- Tỷ trọng đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp vào tốc độ tăng trưởng chung; 7- Mức giảm tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn vị GDP; 8- Tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu sử dụng năng lượng; 9- Chỉ sô' giá tiêu dùng; 10- Cán cân vãng lai; 11- Bội chi Ngân sách nhà nước; 12- Nợ của Chính phủ; 13- Nợ

Economy and Forecast Review

29

(3)

NGHIÊN cứu - TRAO Đổi

nước ngoài; 14- Tỷ lệ nghèo; 15- Tỷ lệ thất nghiệp;

16- Tỷ lệ lao động đang làm việc trong nền kinh tế đã qua đào tạo; 17- Hệ số bất bình đẳng trong phân phôi thu nhập (hệ sô' Gini); 18- Tỷ sô' giới tính khi sinh; 19- Sô' sinh viên trên 10.000 dân; 20- Sô' thuê bao internet trên 100 dân; 21- Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; 22- Sô' người chết do tai nạn giao thông trên 100.000 dân; 23- Tỷ lệ số xã được công nhận đạt tiêu chí nông thôn mới; 24- Tỷ lệ che phủ rừng;

25- Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học;

26- Diện tích đất bị thoái hóa; 27- Mức giảm lượng nước ngầm, nước mặt; 28- Tỷ lệ ngày có nồng độ các chất độc hại trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép; 29- Tỷ lệ các đô thị, khu công nghiệp, khu chê' xuất, cụm công nghiệp xử lý chất thải rắn, nước thải đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quô'c gia tương ứng; 30- Tỷ lệ chất thải rắn thu gom, đã xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quô'c gia tương ứng. Theo quan điểm của nhóm tác giả, bộ chỉ tiêu này cho thấy quá nhiều chỉ tiêu, các chỉ tiêu không đồng cấp (ví dụ như: chỉ tiêu Năng suất lao động không đồng cấp với Sô' xã đạt nông thôn mới hay không đồng cấp với Tỷ lệ người dân được hưởng bảo hiểm xã hội...). Nhiều chỉ tiêu không trực tiếp phản ánh phát triển bền vững, chẳng hạn như: Sô' sinh viên trên 10.000 dân, hay Tỷ lệ sô' xã đạt tiêu chí nông thôn mới; Tỷ lệ đất được bảo vệ, duy trì đa dạng sinh học; hay Tỷ lệ che phủ rừng...

Đến năm 2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định sô' 2157/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020, trong đó đưa ra 28 chỉ tiêu chung và 15 chỉ tiêu đặc thù vùng.

Đầu năm 2019, Bộ Kê' hoạch và Đầu tư ban hành Thông tư sô' 03/2019/TT-BKHĐT, ngày 22/1/2019 quy định bộ chỉ tiêu thông kê phát triển bền vững của Việt Nam. Văn bản này đã đưa ra 158 chỉ tiêu cụ thể cho cấp quốc gia. Theo nhóm tác giả, trong sô' các chỉ tiêu sử dụng để đo lường phát triển bền vững thuộc bộ chỉ tiêu thông kê phát triển bền vững nêu trên, có rất nhiều chỉ tiêu không phản ánh trực tiếp phát triển bền vững, như: Sô' bác sĩ trên 10.000 dân; Tỷ lệ hộ được dùng nước sạch; Sô' người được nuôi dưỡng tập trung;

Sô' lao động qua đào tạo; Tỷ lệ học sinh đi học tiểu học đúng tuổi; Mật độ đường giao thông; Tỷ lệ làng được công nhận làng văn hóa; Tỷ lệ diện tích gieo trồng nông nghiệp áp dụng quy trình sản xuất an toàn; Tỷ lệ người từ 15 tuổi trở lên sử dụng rượu...

Nhiều nhà khoa học và nhiều nhà quản lý ở Việt Nam rất quan tâm đến phát triển bền vững và chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững, song trong hoạt động thực tiễn, thì đây là những vấn đề còn đang gặp nhiều lúng túng. Nhóm tác giả bài viết tán đồng với ý kiến cho rằng, cần phải xác định cho rõ các chỉ tiêu đo lường phát trien bền vững trong bối cảnh của nước ta hiện này. Trong quá trình nghiên cứu khoa học và tham gia quy hoạch phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm

nhìn đến năm 2050, nhóm tác giả thấy rằng, các địa phương quán triệt chỉ đạo của Chính phủ về phát triển bền vững, song đang rất lúng túng khi xác định các chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững ở quá trình lập dự án quy hoạch phát triển. Có tỉnh thì lấy chỉ tiêu GRDP/

người, có tỉnh lại lấy chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người để làm tiêu chí tính toán các phương án tăng trưởng kinh tế.

Nhiều tỉnh lấy các chỉ tiêu năng suất lao động, ICOR, GRDP/người làm các chỉ tiêu cơ bản để xây dựng các phương án tăng trưởng trước yêu cầu phát triển bền vững cho địa phương. Có tỉnh lấy giá trị sản xuất (chứ không lấy GRDP) làm tiêu chí tính toán phương án tăng trưởng. Trước tình hình như vậy, nhóm tác giả bài viết cho rằng, nếu để xảy ra tình trạng này, thì không chỉ khó cho việc tổng hợp quy hoạch phát triển của cả nước, mà càng khó cho việc so sánh phát triển bền vững hoặc so sánh hiệu quả giữa các tỉnh trong những năm quy hoạch tới.

ĐỀ XUAJ VỀCHỈ TIÊUĐO LƯỜNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trong bốì cảnh hiện nay nên và cần đổi mới tư duy, đổi mới nhận thức về phát triển bền vững để dễ dàng thể chê' hóa trong thực tiễn phát triển kinh tê' - xã hội, trên cơ sở đó, xác định bộ chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững ở cấp quốc gia, cũng như ở cấp tỉnh một cách hợp lý. Với mong muôn đóng góp thêm ý kiến về chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững trong bốì cảnh Việt Nam để có thèm thông tin cho những ai quan tâm, nhóm tác giả đã tham khảo các quy định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Kê' hoạch và Đầu tư, cũng như kết quả nghiên cứu của của Ngô Thúy Quỳnh (2016), Ngô Thắng Lợi (2007), Ngô Doãn Vịnh (2010) để đưa ra nguyên tắc xây dựng bộ chỉ tiêu và các chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững ở Việt Nam như sau:

Nguyên tắc xác định bộ chỉ tiêu phát triểnbền vững

Để đảm bảo tính khả thi, tạo thuận lợi cho triển khai áp dụng trên thực tế, nguyên tắc xác định bộ chỉ tiêu phát triển bền vững cần đáp ứng các yêu cầu:

(i) Sô' lượng chỉ tiêu đủ mức (không nên có quá nhiều chỉ tiêu và các chỉ tiêu phải đồng cấp, tính toán được); (ii) Phản ánh

30

Kinh tế và Dự báo

(4)

Kiiih tế là Dự báo

được bản chất của phát triển bền vững;

(iii) Các chỉ tiêu phải mang tính tổng hợp cao và mang tính tiêu biểu cao.

Đề xuất Bộ chỉ tiêu đo lường phát triển bền vững chocâp quôc gia

Đối với cấp quốc gia nên sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây:

(1) Năng suất lao động.

(2) GDP/người.

(3) Đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng kinh tế (%).

(4) Tỷ trọng các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong tổng GDP.

(5) Mức độ ô nhiễm môi trường và tổng thiệt hại so với GDP.

(6) Mức độ thiên tai và thiệt hại do thiên tai so với GDP.

(7) Mức độ dịch bệnh và thiệt hại do dịch bệnh so với GDP.

(8) Mức độ tắc nghẽn giao thông và thiệt hại so với GDP.

(9) Mức độ tai nạn giao thông và thiệt hại so với GDP.

(10) Mức độ tệ nạn xã hội và thiệt hại so với GDP.

(11) Số vụ án hình sự và thiệt hại so với GDP (nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng gây hại cho phát triên).

(12) Chỉ số tương quan giữa khu vực sản xuất sản phẩm vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ.

(13) Tỷ lệ thất nghiệp.

(14) Tỷ lệ hộ nghèo.

(15) Cân đối thu chi ngân sách nhà nước (chi so với thu ngân sách).

(16) Tỷ giá hối đoái.

(17) Mức độ nợ nước ngoài và mức độ nợ công hay nợ chính phủ (so với GDP).

(18) Mức dự trữ quốc gia (phải ở mức an toàn mới tốt).

(19) Tỷ lệ lạm phát.

(20) Mức độ hài lòng của người dân.

Đề xuất Bộchỉtiêu đolườngpháttriển bền vững cho các tỉnh, thành phô trực thuộc Trung ương

Đối với các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương, nên sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu dưới đây:

(1) Năng suất lao động.

(2) GRDP/người.

(3) Đóng góp của năng suất lao động cho tăng trưởng kinh tế.

(4) Tỷ trọng các lĩnh vực sử dụng công nghệ cao trong tổng GRDP.

(5) Mức độ ô nhiễm môi trường và tổng thiệt hại so với GRDP.

(6) Mức độ thiên tai và thiệt hại do thiên tai so với GRDP.

(7) Mức độ dịch bệnh và thiệt hại do dịch bệnh so với GRDP.

(8) Mức độ tắc nghẽn giao thông và thiệt hại so với GRDP.

(9) Mức độ tai nạn giao thông và thiệt hại so với GRDP.

(10) Mức độ tệ nạn xã hội và thiệt hại qua các năm.

(11) Số vụ án hình sự và thiệt hại so với GRDP qua các năm (nhất là các vụ án lớn, nghiêm trọng gây hại cho phát triển).

(12) Chỉ số tương quan giữa khu vực sản xuất sản phẩm vật chất và sản xuất sản phẩm dịch vụ qua các năm.

(13) Tỷ lệ thất nghiệp qua các năm.

(14) Tỷ lệ hộ nghèo qua các năm.

(15) Cân đối thu chi ngân sách nhà nước qua các năm.

(16) Tỷ lệ xuất cư và nhập cư qua các năm.

(17) Mức độ hài lòng của người dân qua các năm.

Các chỉ tiêu trên đều có thể tính toán được và sử dụng tốt để phân tích phát triển bền vững trong bối cảnh thực tiễn ở Việt Nam. Nhóm tác giả đã vận dụng bộ chỉ tiêu trên để phân tích trong báo cáo quy hoạch tỉnh Phú Thọ và nhận được kết quả khả quan.Q

TÀILIỆU THAM KHẢO

1. Thủ tướng Chính phủ (2004). Quyết định sô' 153/2004/QĐ-TTg, ngày ỉ 7/8/2004 về định hướng Chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam (Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam)

2. Thủ tướng Chính phủ (2012). Quyết định sô' 432/QĐ-TTg, ngày 14/2/20Ỉ2 phê duyệt Chiến lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011-2020

3. Thủ tướng Chính phủ (2013). Quyết định sô' 2157/QĐ-TTg, ngày 11/11/2013 ban hành Bộ chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển bền vững địa phương giai đoạn 2013-2020

4. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2019). Thông tư số 03/2019/TT-BKHĐT, ngày 22/01/2019 quy định Bộ chỉ tiêu thống kê phát triển bền vững của Việt Nam

5. Daron Acemoglu và A. Robinson (2013). Tại sao các quốc gia thất bại, Nxb Trẻ 6. Diễn đàn Kinh tế Thế giới (2019). Báo cáo xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn câu 7. Ngô Thắng Lợi (2007). Phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Lao động - Xã hội 8. Ngô Doãn Vịnh (2010). Phát triển: Điều kỳ diệu và bí ẩn, Nxb Chính trị quôc gia

9. Ngô Thúy Quỳnh (2016). Phát triển bền vững nhìn từ góc độ quản lý nhà nước, Tham luận trong Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Quản lý chiến lược mục tiêu phát triển bền vững, cách tiếp cận, tư duy hệ thong hoá và điếu khiển học - Bài học kinh nghiệm đôi với Việt Nam” do Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức tại Hà Nội, tháng 3/2016

Economy and Forecast Review

31

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ngoài ra, sự kém minh bạch trong môi trường thông tin của công ty niêm yết dẫn đến một số cổ đông nội bộ có lợi thế hơn về mặt thông tin, sẽ trục lợi cho bản thân và

Trong trường hợp của mô hình DEA tối đa hóa đầu ra lấy ví dụ giả định với 2 đầu ra là y 1 , y 2 và một đầu vào là x (hình 2) các dự án phát triển đô thị A, B, C và

Trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát của 40 trường đại học và các công ty công nghệ, nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển TNGDM ở quy mô quốc gia nhằm xây

Dựa trên bộ số liệu của Tổng cục Thống kê, bài viết tập trung khai thác đặc điểm riêng của các tỉnh thuộc vùng TDMNBB, từ đó so sánh với các vùng

Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức, kĩ năng 6 trang 9 SGK Sinh học 10: Nêu mối quan hệ giữa hệ kinh tế, hệ tự nhiên và hệ xã hội trong phát triển bền vững. Cho

+ Về kinh tế: Phát triển kinh tế với mục tiêu tăng trưởng GDP quá cao trong thời gian ngắn đã dẫn đến việc khai thác Tài nguyên thiên nhiên nhiều hơn đồng

bao gồm tình hình hoạt động và thành tựu đạt được trong năm 2015; định hướng phát triển bền vững trong các năm tới; cam kết của Vinamilk đối với các bên liên quan,

Đặc biệt, để ngành du lịch Quảng Ninh phát triển đạt mục tiêu bền vững trước tác động lớn của biến đổi khí hậu, bài viết đề xuất một số giải pháp cụ thể