• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trường THCS Tràng Lương Địa lý 6

Ngày soạn: 30.1.2020 Tiết 22

Ngày giảng: 3.2.2020

Bài 18: THỜI TIẾT, KHÍ HẬU VÀ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ A.MụC TIÊU:

1. Kiến thức

- Phân tích và trình bày khái niệm: Thời tiết và khí hậu.

- Hiểu nhiệt độ không khí và nguyên nhân có yếu tố này.

- Biết cách tính nhiệt độ TB ngày, tháng, năm.

2. Kĩ năng

- Biết sử dụng các kênh hình để trình bày kiến thức của bài.

* Giáo dục kĩ năng sống

- Tư duy: Phân tích và so sánh về hiện tượng thời tiết và khí hậu; thu thập và xử lí thông tin về nhiệt độ không khí và sự thay đổi của nhiệt độ không khí, phán đoán sự thay đổi của nhiệt độ không khí

- Giao tiếp: Phản hồi/ lắng nghe tích cực; trình bày suy nghĩ / ý tưởng, hợp tác, giao tiếp khi làm việc nhóm.

- Làm chủ bản thân: ứng phó với các tình huống khắc nghiệt của thời tiết 3. Thái độ: Giúp các em hiểu biết thêm về thực tế

* Giáo dục đạo đức(mục 3): TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HẠNH PHÚC: giáo dục cho Hs ý thức trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ môi trường xung quanh bằng những việc làm cụ thể hàng ngày, vui vẻ, hạnh phúc với những việc làm ý nghĩa đó.

4. Định hướng phát triển năng lực cho HS

- Quan sát thực tế ở địa phương và nghe, đọc bản tin dự báo thời tiết của các khu vực trên cả nước.

- Biết cách quan sát và ghi chép được một số yếu tố thời tiết đơn giản ở địa phương như nhiệt độ, gió, mưa.

- Biết cách tính nhiệt độ trung bình ngày, tháng, năm.

II.Chuẩn bị : 1.GV: Nhiệt kế

2. HS: Nội dung 1 bản dự báo thời tiết

III.Phương pháp: Đàm thoại, trực quan, thực hành IV.Tiến trình dạy học – giáo dục:

Gv: Nguyễn Bích Hảo Năm học 2019-2020

(2)

Trường THCS Tràng Lương Địa lý 6

1.ổn định tổ chức (1p):

2. Kiểm tra bài cũ (5p) + Nêu cấu tạo của lớp vỏ khí?

3. Bài mới

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

*Hoạt động 1(8phút ). Khí hậu và thời tiết - Mục tiêu: So sánh được thời tiết và khí hậu - Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương pháp DH: Trực quan, đàm thoại gợi mở, - Kĩ thuật DH: KT đặt câu hỏi, KT động não.

- GV : Yêu cầu HS đọc 1 bản dự báo thời tiết đã ghi chép được và cho biết :

+ Bản dự báo thời tiết được ghi vào thời gian nào ? Ở đâu ? Nói về những vấn đề gì ?

- HS : 2, 3 HS trả lời

- GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) và cho biết:

+ Theo em, thời tiết là gì ? ( là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.)

+ Khí tượng là gì ? ( là các hiện tượng xảy ra trong khí quyển như gió, mây, mưa )

+ Đặc điểm chung của thời tiết là gì ? (Thời tiết luôn thay đổi. Trong 1 ngày có khi thời tiết thay đổi đến mấy lần)

+ Vậy khí hậu là gì? ( Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật).

+ Thời tiết khác khí hậu như thế nào? (Thời tiết là tình trạng khí quyển trong thời gian ngắn, khí hậu tình trạng khí quyển trong thời gian dài )

……….

………

………....

1. khí hậu và Thời tiết

a) Thời tiết.

- Là sự biểu hiện tượng khí tượng ở 1 địa phương trong 1 thời gian ngắn nhất định.

b) Khí hậu.

- Khí hậu của 1 nơi là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong 1 thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành qui luật.

Gv: Nguyễn Bích Hảo Năm học 2019-2020

(3)

Trường THCS Tràng Lương Địa lý 6

*Hoạt động 2: (17phút ) Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

- Mục tiêu: Nêu được khái niệm NĐKK và biết cách đo, tính NĐKK

- Hình thức tổ chức: Cá nhân

- Phương pháp DH: Trực quan, đàm thoại gợi mở, khai thác bản đồ.

- Kĩ thuật DH: KT đặt câu hỏi, KT động não.

- GV: Yêu cầu HS đọc (SGK) cho biết:

+ Nhiệt độ không khí? (Độ nóng, lạnh đó gọi là nhiệt độ không khí.)

- GV : nhấn mạnh: Khi các tia bức xạ Mặt trời đi qua khí quyển, chúng chưa trực tiếp làm cho không khí nóng lên. Mặt đất hấp thụ lượng nhiệt của Mặt trời, rồi bức xạ lại vào không khí. Lúc đó không khí mới nóng lên. Chính vì vậy mà nhiệt độ không khi không phải cao nhất vào 12 giờ trưa khi bức xạ Mặt trời mạnh nhất mà cao nhất vào lúc 13 giờ.

+ Làm thế nào để tính được toTB ngày?(Dùng nhiệt kế để trong bóng râm, cách mặt đất 2m )

+ Tại sao khi đo nhiệt độ không khí người ta phải để nhiệt kế trong bóng râm và cách mặt đất 2m ? + Cách tính nhiệt độ trung bình ngày ?

- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.

VD( 20 + 23 + 21 ) : 3)

+ Công thức tính to TB tháng, năm là gì?

………

………...

………...

*Hoạt động 3 (10phút) . Sự thay đổi nhiệt độ của không khí.

- Mục tiêu: HS nắm được NĐKK thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào

- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm.

2. Nhiệt độ không khí và cách đo nhiệt độ không khí.

a) Nhiệt độ không khí.

Độ nóng, lạnh của không khí gọi là nhiệt độ không khí.

b. Cách tính to TB : Để nhiệt kế trong bóng râm, cách mặt đất 2m

- to TB ngày: Đo 3 lần: 5h, 13h, 21h.

VD: (20 + 23 + 21 ):3

- to TB tháng: Tổng to các ngày chia số ngày trong tháng

- to TB năm: Tổng to các tháng chia 12 tháng

3. Sự thay đổi nhiệt độ của không khí

Gv: Nguyễn Bích Hảo Năm học 2019-2020

(4)

Trường THCS Tràng Lương Địa lý 6

- Phương pháp DH: Trực quan, đàm thoại gợi mở - Kĩ thuật DH: KT đặt câu hỏi, KT học tập hợp tác.

- GV: Yêu cầu HS đọc kiến thức và quan sát các hình 47, 48, 49 (SGK).

+ Tại sao lại có khí hậu lục địa và đại dương ? ( Do sự tăng giảm to của đất và nước khác nhau)

+ Tại sao to không khí lại thay đổi theo độ cao ? ( Càng lên vao to không khí càng giảm. Cứ lên cao 100 m to lại giảm 0,6 to C.)

- GV:

+ Hãy giải thích sự chênh lệch to ở 2 đỉểm ở hình 48 (SGK)?

+ Nhiệt độ không khí còn thay đổi theo vĩ độ, điều đó được thể hiện như thế nào ? (Hình 49)

………..

………..

………..

Thảo luận:

* Nhiệt độ không khí thay đổi phụ thuộc vào những yếu tố nào?

* Giáo dục đạo đức(mục 3): TRÁCH NHIỆM, ĐOÀN KẾT, HỢP TÁC, HẠNH PHÚC: giáo dục cho Hs ý thức trách nhiệm, đoàn kết, hợp tác trong việc bảo vệ môi trường xung quanh bằng những việc làm cụ thể hàng ngày, vui vẻ, hạnh phúc với những việc làm ý nghĩa đó.

a) Nhiệt độ không khí thay đổi tuỳ theo vị trí xa hay gần biển:

Nhiệt độ không khí ở những miền nằm gần biển và những miền nằm sâu trong lục địa có sự khác nhau.

b) Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao:

- Trong tầng đối lưu, càng lên cao to không khí càng giảm.

c) Nhiệt độ không khí thay đổi theo vĩ độ.

Không khí ở vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.

4. Củng cố (4phút ) - Nhiệt độ và khí hậu?

- Sự thay đổi của nhiệt độ không khí?

5. Hướng dẫn HS học (1phút)

- Học và trả lời các câu hỏi trong SGK (không phải trả lời câu hỏi 2 SGK T57) - Đọc trước bài 19.

Gv: Nguyễn Bích Hảo Năm học 2019-2020

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ở bán cầu Bắc, từ ngày 21-3 đến ngày 22-6 góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn dần, ngày càng dài dần, mặt đất ngày càng thu được nhiều nhiệt và cũng toả nhiệt vào

 Tương tự như mặt đất, không khí khi hấp thu năng lượng bức xạ mặt trời cũng nóng lên và bức xạ ra xung quanh (trong đó có phần hướng xuống mặt đất) dưới dạng sóng

- Thôøi tieát laø söï bieåu hieän caùc hieän töôïng khí töôïng ôû moät ñòa phöông trong thôøi gian ngaén, luoân thay ñoåi2. Víduï: naéng, möa,

 Hệ thống điều hòa không khí trữ nhiệt kích hoạt máy bơm nhiệt vào ban đêm khi nhu cầu năng lượng thấp cũng như vào những khoảng thời gian ban ngày khi tòa nhà được

8.1 Phương tiện đo nồng độ khí của trạm quan trắc chất lượng không khí xung quanh sau khi kiểm định nếu đạt các yêu cầu quy định theo quy trình kiểm định này được cấp

Từ khóa: Hệ thống làm mát không khí dùng năng lượng mặt trời; năng lượng tái tạo; điều hòa ô tô; pin quang điện; hiệu ứng nhà kính.. Ngày nhận bài:

Hình vẽ bên vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của một chấte. Sự nóng chảy bắt đầu từ phút

Giải thích: khi tàu du hành chở các phi hành gia đang chuyển động trên quỹ đạo tròn quanh Trái đất thì chính lực hấp dẫn của Trái đất tác dụng lên tàu là lực duy trì