• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT "

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

(tiết 1) A/ Phần ghi bài:

I. Nhiệt độ không khí

- Mặt trời là nguồn cung cấp ánh sáng và nhiệt độ chủ yếu cho Trái đất. Mặt đất hấp thu năng lượng nhiệt của Mặt trời, bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ của không khí.

+ Dụng cụ để đo nhiệt độ của không khí là nhiệt kế.

- Cách tính nhiệt độ không khí trung bình ngày là: được tính bằng trung bình cộng của những lần đo trong ngày.

+ Số lần đo nhiệt độ không khí trong ngày phổ biến là bốn lần đo vào lúc 1h, 7h, 13h, 19h.

- Nhiệt kế Hình 13.1 chỉ 25 độ.

- Nhiệt độ không khí trung bình ngày 25 tháng 7 năm 2019 tại trạm Láng là: (27 + 27 + 32+ 30)/4 = 29°C

II. Sự thay đổi của nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ

- Tia sáng mặt trời chiếu xuống bề mặt cong của Trái Đất. Ở vùng vĩ độ cao, góc chiếu của tia sáng mặt trời với bề mặt Trái đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt.

Ở vùng vĩ độ thấp, góc chiếu của tia sáng mặt trời với mặt đất lớn nên mặt đất nhận được nhiều nhiệt hơn.

- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới: Nhiệt độ trung bình năm của Xing-ga-po là cao nhất (28,30c), nhiệt độ trung bình năm của Na Uy là thấp nhất (2,50c).

- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái đất theo vĩ độ: không khí ở vùng có vĩ độ thấp nóng hơn không khí ở vùng vĩ độ cao.

B/ Bài tập:

Tính nhiệt độ trung bình của ngày 20 tháng 7 năm 2020 tại thành phố Hồ Chí Minh? Biết lúc 5 giờ sáng là 210c , lúc 13 giờ là 260c , lúc 19 giờ là 220c.

C/ Dặn dò:

-Học bài, làm bài tập

- Chuẩn bị trước bài 13 ( tiết 2): phần III, IV

(2)

BÀI 13: THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU. CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT

(tiết 2) A/ Phần ghi bài

III. Độ ẩm không khí, mây và mưa

- Nguồn gốc sinh ra các hiện tượng mây, mưa là hơi nước.

- Không khí chứa hơi nước. Ở mỗi nhiệt độ khác nhau, 1m3 không khí chứa được một lượng hơi nước tối đa khác nhau. Khi không khí đã chứa một lượng hơi nước tối đa thì không khí đã đạt đến trạng thái bão hoà hơi nước.

+ Ẩm kế là dụng cụ dùng để đo độ ẩm không khí.

IV. Thời tiết và khí hậu

- Thời tiết là các hiện tượng khí tượng như mưa, nắng, gió, nhiệt độ,... xảy ra trong một thời gian ngắn ở một địa phương.

- Khí hậu ở một địa phương là sự lặp đi lặp lại tình hình thời tiết của địa phương đó theo một quy luật nhất định.

- Việt Nam thuộc kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa nên nhiệt độ trung bình năm cao. Hàng năm, từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa khô.

B/ Dặn dò:

-Học bài

- Ôn bài từ bài 1 đến bài 13

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Những khối đất liền lớn trên bề mặt Trái Đất gọi là lục địa.. Phần lục địa được chia thành 6

Ở những khu vực phía bắc vùng bờ biển đông Liên Xô, chế độ gió mùa ít biểu hiện hay không tồn tại do hoạt động của xoáy thuận vào mùa đông mạnh, khí hậu ôn hoà hơn và sự

- Đặc điểm : quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít lượng nhiệt hấp thụ được

- Trình bày được các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu trên

- Độ cao tuyệt đối của núi là độ cao đo theo chiều thẳng đứng từ mực nước biển đến đỉnh núi.. - Độ cao tương đối của núi là độ cao đo theo chiều thẳng đứng từ

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.. + Ở vùng vĩ độ cao,