• Không có kết quả nào được tìm thấy

VÀ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT ( Tiết 1)

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "VÀ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT ( Tiết 1)"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

PHIẾU HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ: KHỐI LỚP 6

TUẦN 23 - TIẾT 28

BÀI 13. THỜI TIẾT VÀ KHÍ HẬU

VÀ CÁC ĐỚI KHÍ HẬU TRÊN TRÁI ĐẤT ( Tiết 1)

HOẠT ĐỘNG 1: ĐỌC TÀI LIỆU VÀ THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU.

Học sinh trả lời các câu hỏi sau:

I/ Nhiệt độ không khí.

Quan sát hình 13.1, 13.2 và thông tin trong bài, em hãy:

- Cho biết nhiệt kế hình 13.2 chỉ bao nhiêu độ?

-Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?

II/ Sự thay đồi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ.

Dựa vào bảng 13.1 và thông tin trong bài, em hãy:

- So sánh nhiệt độ trung bình năm của một số địa điểm trên thế giới.

- Rút ra sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bề mặt Trái Đất theo vĩ độ.

III/ Độ ẩm không khí, Mây và mưa.

1/ Độ ẩm không khí.

- Cho biết giá trị độ ẩm không khí hiển thị trên hình 13.3.

- Cho Hs quan sát bảng 13.2 Giải thích không khí bảo hòa hơi nước, sự ngưng tụ.

2/ Sự hình thành mây, mưa.

- Đọc thông tin trong mục a và quan sát hình 13.3, em hãy mô tả quá trình hình thành mây và mưa.

- Hơi nước trong không khí được cung cấp từ những nguồn nào?

- Khi nào hơi nước ngưng tụ thành mây?

- Khi nào mây tạo thành mưa?

HOẠT ĐỘNG 2: KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH TỰ HỌC Sau khi HS trả lời các câu hỏi ở các mục GV nhận xét gồm các nội dung:

I/ Nhiệt độ không khí.

- Nhiệt độ không khí là lượng nhiệt khi mặt đất hấp thụ năng lượng nhiệt Mặt Trời rồi bức xạ lại vào không khí, làm không khí nóng lên. Độ nóng hay lạnh đó là nhiệt độ không khí.

- Dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ không khí.

- Nhiệt độ trung bình ngày = tổng nhiệt độ các lần đo : số lần đo.

II/ Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ.

- Không khi ở các vùng vĩ độ thấp nóng hơn không khi ở các vùng vĩ độ cao.

- Ở các vùng vĩ độ thấp quanh năm có góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với mặt đất lớn nên nhận được nhiều nhiệt, không khí trên mặt đất nóng.

- Càng lên gần cực, góc chiếu của tia sáng mặt trời càng nhỏ, mặt đất nhận được ít nhiệt hơn, không khí trên mặt đất cũng ít nóng hơn

III/ Độ ẩm không khí, Mây và mưa.

1/ Độ ẩm không khí.

- Hơi nước trong không khí tạo ra độ ẩm của không khí.

- Dụng cụ để đo độ ẩm của không khí gọi là ẩm kế

(2)

- Lượng hơi nước trong không khí đã bão hoà mà vẫn cung cấp thêm hơi nước hoặc hơi nước tiếp xúc với khối không khí lạnh sẽ ngưng tụ tạo thành sương, mây mưa...

2/ Sự hình thành mây, mưa.

- Hơi nước bốc lên cao gặp lạnh ngưng tụ thành các hạt nước (mây), gặp điều kiện thuận lợi hạt nước to dần và rơi xuống gọi là mưa .

- Dụng cụ đo mưa là vũ kế .

- Lượng mưa trung bình năm của một địa phương là lượng mưa của nhiều năm cộng lại và chia cho số năm.

IV/ LUYỆN TẬP, VẬN DỤNG

1/ Thế nào là nhiệt độ không khí? Vì sao không khí có nhiệt độ?

2/Sự thay đổi nhiệt độ không khí trên bể mặt Trái Đất theo vĩ độ.

3/ Độ ẩm không khí là gì?

4/ Cho biết sự hình thành mây, mưa.

*Lưu ý: học sinh ghi chép lại các câu hỏi thắc mắc, trở ngại của học sinh sau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

Trường:

Lớp:

Họ tên học sinh:

Môn học: Lịch sử - Địa lí 6.

Nội dung học tập.

Câu hỏi của học sinh:

Học sinh chuẩn bị bài tiếp theo: Bài 13: Thời tiết và khí hậu, các đới khí hậu trên Trái Đất.

4. Thời tiết và khí hậu.

5. Các đới khí hậu trên Trái Đất.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong ngày, một nơi nào đó trên Trái Đất sẽ có hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa (tia sáng mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến ở bề mặt đất) được

Ở bán cầu Bắc, từ ngày 21-3 đến ngày 22-6 góc chiếu của tia sáng mặt trời lớn dần, ngày càng dài dần, mặt đất ngày càng thu được nhiều nhiệt và cũng toả nhiệt vào

- Đặc điểm : quanh năm có góc chiếu của ánh sáng mặt trời lúc giữa trưa tương đối lớn và thời gian chiếu sáng trong năm chênh lệch nhau ít lượng nhiệt hấp thụ được

- Trình bày được các vành đai nhiệt, các đới khí hậu và đặc điểm của các đới khí hậu trên

Vì vào thời gian này nửa cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía Mặt Trời; vào ngày đó thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt nhận được ở nửa cầu Bắc lớn hơn so

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

Mối tương quan giữa nồng độ ôzôn mặt đất với các chất ô nhiễm không khí khác và các thông số khí tượng dựa trên hệ số tương quan Pearson (r) dùng để

+ Ở vùng vĩ độ thấp (khu vực xích đạo) quanh năm nhận được lượng nhiệt của Mặt Trời lớn làm cho không khí gần mặt đất nóng nên có nhiệt độ cao.. + Ở vùng vĩ độ cao,