• Không có kết quả nào được tìm thấy

Mã đề 234

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ " Mã đề 234"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GD& ĐT VĨNH PHÚC

TRƯỜNG THPT PHẠM CÔNG BÌNH (Đề thi gồm có 4 trang)

Mã đề 234

ĐỀ THI KSCL ÔN THI THPT QG LẦN 3

MÔN: LỊCH SỬ 12

Thời gian làm bài 50 phút.

(40 câu trắc nghiệm) Họ, tên thí sinh:...

Số báo danh:...

Câu 1: Khu giải phóng Việt Bắc được thành lập tháng 6/1945 gồm các tỉnh:

A. Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Vĩnh Yên.

B. Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

C. Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Ninh, Phú Thọ, Thái Nguyên.

D. Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên.

Câu 2: Khẩu hiệu nào được Đảng Cộng sản Đông Dương đề ra từ chỉ thị “ Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”?

A. Đánh đuổi đế quốc và tay sai. B. Đánh đuổi thực dân Pháp.

C. Đánh đuổi phát xít Nhật. D. Đánh đuổi Pháp - Nhật.

Câu 3: Nguyễn Ái Quốc đã rút ra kết luận gì sau khi đọc bản Sơ thảo những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê nin (7/1920)?

A. Kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

B. Kết hợp vấn đề dân tộc và thời đại.

C. Kết hợp giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp.

D. Kết hợp cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới.

Câu 4: Ngày 18 và 19/12/1946, Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định vấn đề quan trọng gì?

A. Quyết định ký tạm ước 14- 9 B. Phát động toàn quốc kháng chiến.

C. Quyết định kháng chiến chống Pháp. D. Quyết định ký Hiệp định Sơ bộ với Pháp.

Câu 5: Tác dụng lớn nhất của cuộc chiến đấu ở các đô thị từ tháng 9/1945 đến tháng 2/1947 là : A. đảo đảm cho cơ quan đầu não của Đảng và chính phủ rút về chiến khu an toàn

B. bước đầu làm thất bại kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh”

C. tiêu hao được nhiều sinh lực địch D. giam chân địch ở các đô thị

Câu 6: Thời cơ “ngàn năm có một” của Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945 được Đảng ta xác định từ sau ngày

A. Nhật đầu hàng Đồng minh đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

B. Nhật đảo chính Pháp đến trước khi quân Đồng minh vào Đông Dương.

C. Nhật vào Đông Dương đến trước ngày Nhật đảo chính Pháp.

D. quân Đồng minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật.

Câu 7: Sự khác nhau cơ bản giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên và Luận cương chính trị của Đảng năm 1930 là xác định

A. đường lối, nhiệm vụ cách mạng. B. lực lượng, lãnh đạo cách mạng.

C. nhiệm vụ, lực lượng cách mạng. D. lãnh đạo, mối quan hệ của cách mạng.

Câu 8: Mục tiêu của tổ chức Việt Nam Quốc dân đảng là A. đánh đuổi thực dân Pháp, xóa bỏ phong kiến.

B. đánh đuổi thực dân Pháp, đánh đổ ngôi vua thiết lập dân quyền.

C. đánh đổ giặc Pháp lập nên nước Việt Nam độc lập.

D. đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc.

Câu 9: Phong trào đấu tranh nào của nhân dân ta được đánh giá là cuộc tập dượt lần thứ hai cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này?

A. Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945. B. Cao trào kháng Nhật cứu nước.

C. Phong trào dân chủ 1936 – 1939. D. Phong trào cách mạng 1930 – 1931.

Trang 1/4 - Mã đề thi 234

(2)

Câu 10: Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 (5/1941) có tầm quan trọng đặc biệt đối với Cách mạng tháng Tám 1945 vì

A. chủ trương giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc.

B. hoàn chỉnh chuyển hướng chỉ đạo chiến lược của Hội nghị Trung ương tháng 11/1939.

C. giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân.

D. củng cố được khối đoàn kết toàn dân.

Câu 11: Kẻ thù chính của nhân dân Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám 1945 là

A. phát xít Nhật. B. Trung Hoa Dân quốc.

C. thực dân Pháp. D. Mĩ và thực dân Anh.

Câu 12: Hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc sau khi thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên tại Quảng Châu-Trung Quốc là

A. thực hiện phong trào vô sản hóa.

B. bí mật chuyển các tài liệu tuyên truyền cách mạng về nước C. tổ chức các cuộc bãi công .

D. mở lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ cách mạng.

Câu 13: Sau thất bại của chiến dịch Biên giới thu đông 1950, để tiếp tục theo đuổi chiến tranh, thực dân Pháp đã thực hiện kế hoạch:

A. Kế hoạch Rơ – ve.

B. Kế hoạch Na- va.

C. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tatxinhi.

D. Kế hoạch xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Câu 14: Lực lượng nào được coi là tiền thân của Quân đội Nhân dân Việt Nam?

A. Việt Nam Giải phóng quân.

B. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

C. Trung đội Cứu quốc quân I.

D. Việt Nam Cứu quốc quân.

Câu 15: Hãy sắp xếp các kế hoạch quân sự của thực dân Pháp ở Đông Dương theo trình tự thời gian:

1. Kế hoạch Rơ-ve; 2. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi; 3. Kế hoạch Na-va.

A. 3,2,1 B. 2,1,3 C. 3,1,2 D. 1,2,3

Câu 16: Đánh giá nào dưới đây cho thấy Chiến tranh lạnh đã bao trùm toàn bộ thế giới?

A. Sự ra đời của kế hoạch Mácsan .

B. Sự ra đời của Nato và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

C. Sự ra đời của SEV

D. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới.

Câu 17: Nội dung nào sau đây thuộc về chủ trương của ta trong Đông - Xuân 1953 - 1954?

A. Giành thắng lợi nhanh chóng về quân sự trong Đông Xuân 1953 – 1954.

B. Tập trung lực lượng tiến công vào những hướng chiến lược quan trọng mà địch tương đối yếu.

C. Tránh giao chiến ở miền Bắc với địch để chuẩn bị đàm phán.

D. Trong vòng 18 tháng chuyển bại thành thắng.

Câu 18: Luận cương chính trị ( 10/1930) xác định nhiệm vụ của cách mạng Đông Dương là:

A. Đánh đổ đế quốc, tư sản phản cách mạng. B. Đánh đổ thực dân Pháp và bọn tay sai C. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. D. Đánh đổ đế quốc, phong kiến .

Câu 19: Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu năm 1930 xác định lực lượng của cách mạng là A. công nhân, tư sản dân tộc, nông dân. B. công nhân và nông dân.

C. tư sản dân tộc, công nhân, tiểu tư sản. D. công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức.

Câu 20: So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914), cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929) của Pháp có điểm mới nào dưới đây?

A. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.

B. Vơ vét tài nguyên thiên nhiên các nước thuộc địa.

C. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải .

Trang 2/4 - Mã đề thi 234

(3)

D. Tăng cường đầu tư vào nông nghiệp, khai thác mỏ.

Câu 21: Cuộc đấu tranh của tư sản, tiểu tư sản Việt Nam những năm 20 của thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của tư tưởng nào?

A. Chủ nghĩa Tam dân. B. Chủ nghĩa Mác - Lênin.

C. Tư tưởng triết học ánh sáng. D. Tư tưởng duy tân Nhật Bản.

Câu 22: Trong cuộc gặp gỡ không chính thức chính thức tại đảo Manta (Địa Trung Hải), hai nhà lãnh đạo M.Góocbachốp và G.Buse (cha) đã cùng tuyên bố vấn đề gì?

A. Tuyên bố chấm dứt việc chạy đua vũ trang.

B. Cùng nhau giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại C. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt.

D. Tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh.

Câu 23: Kết quả lớn nhất mà quân dân ta đạt được ở chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947 là A. tiêu diệt nhiều sinh lực địch.

B. bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.

C. làm phá sản kế họach “đánh nhanh thắng nhanh”, buộc địch chuyển sang đánh lâu dài với ta.

D. bộ đội chủ lực của ta trưởng thành hơn trong chiến đấu.

Câu 24: Trong phong trào đấu tranh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 2000, Mĩ Latinh được gọi là

A. “Lục địa bùng cháy”. B. “Lục địa mới trỗi dậy”.

C. “Hòn đảo tự do”. D. “Lục địa phong trào giải phóng dân tộc”.

Câu 25: Các quốc gia tham gia sáng lập tổ chức ASEAN là A. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Campuchia.

B. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Mianma.

C. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Philippin.

D. Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan, Brunây.

Câu 26: Theo thỏa thuận của các cường quốc tại Hội nghị Ianta, Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng của

A. Các nước phương Tây. B. Liên Xô.

C. Mĩ . D. Anh.

Câu 27: Sự khác nhau cơ bản giữa tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên và Việt Nam Quốc dân đảng là ở

A. khuynh hướng cách mạng. B. hình thức đấu tranh.

C. thành phần tham gia. D. địa bàn hoạt động.

Câu 28: Mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩaphát xít. B. đoàn kết phong trào công nhân quốc tế.

C. tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản. D. bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.

Câu 29: Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới sự thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt Nam?

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên. B. Việt Nam Quốc dân đảng.

C. Tân Việt cách mạng đảng. D. Đảng cộng sản Việt Nam.

Câu 30: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, kinh tế Việt Nam có những chuyển biến mới là do : A. Chính sách đầu tư vốn.

B. Chính sách tăng cường đầu tư vào công nghiệp.

C. Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai.

D. Chính sách tăng thuế khóa.

Câu 31: Sự kiện nào dưới đây chứng minh xu thế hòa hoãn Đông–Tây đã xuất hiện?

A. Hai siêu cường Xô – Mĩ thỏa thuận về việc hạn chế vũ khí chiến lược.

B. Sự sụp đổ của Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu.

C. Sự ra đời của Tổ chức Nato và Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

D. Hai nhà cấp cao của Mĩ và Liên Xô gặp gỡ tại đảo Man ta (Địa Trung Hải)

Trang 3/4 - Mã đề thi 234

(4)

Câu 32: Đường lối kháng chiến chống Pháp của Đảng trong những năm 1946 – 1954 mang tính chất:

A. Dân tộc và dân chủ B. Khoa học và đại chúng

C. Dân chủ nhân dân D. Chính nghĩa và nhân dân

Câu 33: Đến tháng 11/1939, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là A. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

Câu 34: Đóng góp lớn nhất của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam trong những năm 1919-1925 là

A. sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.

C. chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị cho sự thành lập Đảng.

D. tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn bằng cách mạng vô sản.

Câu 35: Sự xuất hiện ba tổ chức cộng sản trong năm 1929 ở Việt Nam chứng tỏ A. khuynh hướng cách mạng tư sản đang chiếm ưu thế ở việt Nam.

B. khuynh hướng cách mạng vô sản đang chiếm ưu thế ở Việt Nam.

C. Khuynh hướng cách mạng tư sản và vô sản đang chiếm ưu thế ỏ Việt Nam.

D. khuynh hướng cách mạng vô sản không chiếm ưu thế ở Việt Nam.

Câu 36: Trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai (1919-1929), thực dân Pháp đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực

A. giao thông vận tải. B. công nghiệp. C. nông nghiệp. D. thương nghiệp.

Câu 37: Đâu không phải là Ý phản ánh đúng ý nghĩa của chiến thắng Điện Biên Phủ?

A. Đập tan hoàn toàn kế hoạch Na - va.

B. Giáng một đòn quyết định vào y chí xâm lược của thực dân Pháp.

C. Tạo thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi.

D. Khai thông Biên giới Việt – Trung.

Câu 38: Cương lĩnh chính trị của Đảng đầu năm 1930 đã xác định đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam là:

A. Giành độc lập dân tộc.

B. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

C. Độc lập-tự do-hạnh phúc.

D. Giành ruộng đất cho dân cày.

Câu 39: Chính sách nào được Chính phủ Mặt trận Nhân dân Pháp thực hiện ở Đông Dương những năm 1936 – 1939?

A. Chính sách kinh tế chỉ huy.

B. Đáp ứng các yêu sách của nhân dân.

C. Đầu tư khai thác thuộc địa.

D. Ân xá tù chính trị, nới rộng quyền tự do báo chí.

Câu 40: Thành quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 – 1939 là A. Đảng tích lũy được nhiều kinh nghiệm.

B. khối liên minh công nông hình thành.

C. buộc chính quyền Pháp phải nhượng bộ một số yêu sách.

D. quần chúng trở thành lực lượng chính trị hùng hậu của cách mạng.

---

--- HẾT ---

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu, cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Trang 4/4 - Mã đề thi 234

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

1924-1927 Tham gia thành lập Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông; thành lập nhóm Cộng sản đoàn, sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, ra báo Thanh

- Các cuộc bãi công lớn: công nhân nhà máy sợi Nam Định; công nhân đồn điền cao su Phú Riềng, Cam Tiêm và công nhân nhà máy cà – phê Reyna ở Thái Nguyên...

* Sự thống nhất 3 tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN. * Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông

Câu 36: Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở.. có sự đồng

Câu 2: Tổ chức cách mạng nào dưới đây đã đưa tới sự thành lập Chi bộ Cộng sản đầu tiên ở Việt NamC. Hội Việt Nam cách mạng

Nguyễn Ái Quốc thành lập Cộng sản đoàn, Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên; mở lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ cách mạng ở Quảng Châu (Trung Quốc); sáng lập báo Thanh

- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của tổ chức cách mạng ở trong nước Tân Việt cách mạng Đảng..