• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường THCS Hưng Đạo #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1050"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:2/2/2021 Tuần:19

Ngày dạy: Tiết :20 Tiết 20 Bài 17

CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của tổ chức cách mạng ở trong nước Tân Việt cách mạng Đảng .

- Chủ trương và hoạt động của tổ chức c/m này, sự khác biệt giữa tổ chức cách mạng này với Hội VNCMTN.

2. Kỹ năng

- Rèn luyện cho HS kĩ năng sử dụng bản đồ và kĩ năng nhận định, đánh giá, phân tích khách quan những sự kiện lịch sử.

3. Thái độ

- Qua các sự kiện lịch sử, giáo dục cho HS lòng kính yêu và khâm phục các bậc tiền bối, quyết tâm phấn đấu hi sinh cho độc lập dân tộc.

4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: Năng lực giao tiếp và hợp tác; tự học; giải quyết vấn đề.

- Năng lực chuyên biệt

+ Tái hiện kiến thức lịch sử, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử.

II. Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, nhóm, phân tích, tổng hợp

III. Phương tiện

- Máy vi tính, máy chiếu IV. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án word và Powerpoint.

- Tư liệu, tranh ảnh về các tổ chức cách mạng.

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước sách giáo khoa và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

- Sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về các tổ chức cách mạng Việt Nam giai đoạn này.

V. Tiến trình dạy học

(2)

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ (linh động) 3. Bài mới

3.1. Hoạt động khởi động

- Mục tiêu: Học sinh biết vận dụng những kiến thức đã học ở bài trước và những kiến thức thu nhận được từ thực tế để trả lời câu hỏi.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn.

- Thời gian: 3 phút.

- Tổ chức hoạt động: Gv đưa ra câu hỏi:

- Tại sao nói: Nguyễn Ái Quốc là người trực tiếp chuẩn bị cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam?

- Dự kiến sản phẩm:- Căn cứ trên sản phẩm hs chuẩn bị ở nhà, gv gọi 2-3 hs trình bày cá nhân, hs khác nhân xét (sửa chữa – nếu có)

- Gv nhận xét, bổ sung và dẫn vào bài mới.

3.2. Hoạt động hình thành kiến thức

I. Bước phát triển mới của phong trào cách mạng Việt Nam (1926-1927) 1. Phong trào công nhân

- Mục tiêu: Biết được tình hình Liên Xô và kết quả công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện + Ti vi.

+ Máy vi tính.

- Thời gian: 15 phút - Tổ chức hoạt động

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung KT Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

? Theo em phong trào c/m nước ta trong những năm 1926 –1927 có điểm gì mới so với thời gian trước đó

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu. GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV đến các nhóm theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở:

- Trong những năm 1926-1927, liên tiếp nổ ra các cuộc đấu tranh của công nhân viên chức và HS học nghề:

công nhân dệt Nam Định, đồn điền cao su Phú Riềng...

- Phong trào phát triển với quy mô toàn quốc:

công nhân nhà máy xi

(3)

? Em hãy trình bày về phong trào đấu tranh của công nhân trong những năm 1926-1927

? Theo em phong trào c/m nước ta trong những năm 1926 –1927 có điểm gì mới so với thời gian trước đó? ( GV hướng dẫn để HS trả lời)

GV kết luận: - Phong trào c/m trong nước phát triển mạnh như vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức c/m ra đời ở Việt Nam.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh

GV minh hoạ thêm: Từ năm 1926 đến 1927 toàn quốc đã nổ ra 27 cuộc đấu tranh của công nhân. Họ nhắm 2 mục đích:

- Tăng lương 2040%.

- Đòi ngày làm 8 giờ như công nhân Pháp.

GV kết luận: - Phong trào c/m trong nước phát triển mạnh như vậy, đó là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức c/m ra đời ở Việt Nam.

măng Hải Phòng, dệt Nam Định, đóng tàu Ba Son,..

- Các cuộc đấu tranh đếu mang tính chất chính trị, vượt ra ngoài quy mô một xưởng, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương.

- Trình độ giác ngộ của công nhân được nâng lên, họ đã trở thành lực lượng chính trị độc lập .

2. Hoạt động 2. II.Tân Việt cách mạng Đảng (7.1928 ) 1.Sù thµnh lËp

- Mục tiêu: - Hs hiểu được: bước phát triển mới của phong trào c/m Việt Nam, đó chính là hoàn cảnh lịch sử dẫn tới sự ra đời của tổ chức c/m ở trong nước Tân Việt Cách Mạng Đảng .

- Nắm được chủ trương và hoạt động của tổ chức c/m này, sự khác biệt giữa tổ chức c/m này với Hội VNCMTN.

- Phương pháp: Trực quan, phát vấn, thuyết trình, phân tích, nhóm.

- Phương tiện : không - Thời gian: 17 phút.

- Tổ chức hoạt động

(4)

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung KT Bước 1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chia thành 6 nhóm. Các nhóm đọc mục 1 SGK (4 phút), thảo luận và trả lời câu hỏi:

? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức TVCMĐ

?Vì sao trong nội bộ Đảng Tân Việt diễn ra sự phân hoá?

Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ học tập - Đại diện các nhóm trình bày.

? Em hãy trình bày sự ra đời của tổ chức TVCMĐ

+ Đầu những năm 20 của thế kỉ XX, một số sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Đông Dương và nhóm tù chính trị ở Trung Kì đã thành lập Hội Phục Việt. Sau nhiều lần đổi tên, cuối cùng lấy tên là Tân Việt Cách mạng đảng (Đảng Tân Việt, 7-1928).

+ Đảng Tân Việt tập hợp những trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước, hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

- Vì sao trong nội bộ Đảng Tân Việt diễn ra sự phân hoá?

+ Ra đời và hoạt động trong điều kiện Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên phát triển mạnh, lí luận và tư tưởng cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lê-nin có ảnh hưởng to lớn, cuốn hút nhiều đảng viên trẻ, tiên tiến của Đảng Tân Việt đi theo.

+ Nội bộ Đảng diễn ra cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng cách mạng: vô sản và tư sản, cuối cùng khuynh hướng theo quan điểm vô sản chiếm ưu thế.

+ Một số đảng viên của Tân Việt đã chuyển sang Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, tích cực chuẩn bị tiến tới thành lập một chính đảng kiểu mới theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày.

+ Từ Hội Phục Việt được thành lập từ tháng 7/1925.

Sau nhiều lần đổi tên, đến tháng 7/1928 chính thức mang tên TVCMĐ.

+ Thành phần: trí thức trẻ và thanh niên tiểu tư sản yêu nước.

+ Đại bàn hoạt động: chủ yếu là ở Trung Kì

-Cử người dự các lớp huấn luyện của HVNCMTN - Nội bộ diến ra cuộc đấu tranh giữa 2 khuynh hướng:

VS và TS, cuối cùng xu thế vô sản chiếm ưu thế.

- 1 số đảng viên tiên tiến chuyển sang HVNCMTN, tích cực chuẩn bị thành lập Đảng

(5)

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

HS phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả của nhóm trình bày.

GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh.

C. Hoạt động luyện tập

* Mục tiêu: củng cố những kiến thức vừa học

* Phương thức hoạt động: Hoạt động cá nhân

* Câu hỏi hoạt động

- Phong trào cách mạng Vn trong những năm 1926-1927 có điểm gì mới so với phon trào cách mạng VN sau chiến tranh TG thứ nhất (1919-1925)

* Nội dung hđ

GV nêu câu hỏi, hs suy nghĩ viết vào vở sau đó trình bày trước lớp.

* Dự kiến sản phẩm:

- Phong trào cách mạng VN những năm 1926-1927 (phong trào công nhân, phong trào nông dân, phong trào tiểu tư sản và phong trào yêu nước của các) đã kết thành một làn sóng khắp cả nước.

- Giai cấp công nhân VN ngày càng trưởng thành, ý thức giai cấp nâng lên rõ rệt, đấu tranh có mục đích chính trị rõ ràng, thể hiện tinh thần đoàn kết quốc tế.

- Giai cấp công nhân trở thành một lực lượng chính trị độc lập.

D. Hoạt động vận dụng và tìm tòi mở rộng

- Tìm đọc những sách báo hoặc xem những bộ phim lịch sử có nội dung liên quan đến giai đoạn lịch sử này.

VI. RÚT KINH NGHIỆM

………

………

………

(6)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Chủ trương của Đảng: Hội nghị trung ương lần thứ 15 đã xác định con đường cơ bản của cách mạng Việt Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, kết hợp

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước?. +Là bước

- HS: trả lời phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh chứng tỏ tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất và năng lực cách mạng to lớn của quần chúng.. - GV bổ sung: Phong trào 1930

+ Ý nghiã: Phong trào Xô Viết có ý nghĩa lịch sử to lớn, chứng tỏ tinh thần đấu tranh oanh liệt và năng lực cách mạng to lớn của nhân dân lao

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến

- Biết được những nét chính của phong trào độc lập dân tộc ở châu Á trong những năm 1918-1939, trình bày được những sự kiện quan trọng và nổi bật của phong trào