• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: ... Tiết 21,22 Ngày giảng: ...

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG TRONG NHỮNG NĂM 1930 - 1939 ĐẤNG CỘNG SẢN VIỆT NAM RA ĐỜI

I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức

- Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Vieetjj nam cuối năm 1929

- Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam: Thời gian, địa điểm, nội dung và ý nghĩa

- Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng

2. Kĩ năng: Quan sát lược đồ, tranh ảnh, lập bảng biểu, nhận xét đánh giá

3. Thái độ: Căm ghét chế độ thực dân, có thái độ trận trọng các phong trào đấu tranh chống thực dân của nhân dân lao động

4. Phẩm chất, năng lực

- Phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm - Năng lực

+ Năng lực chung:

+ Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: Phát triển cho HS:

+ Năng lực tái hiện sự kiện lịch sử.

+ Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng và tác động giữa các sự kiện lịch sử với nhau.

+ Nhận xét đánh giá, liên hệ thực tế và rút ra bài học lịch sử.

III. Phương pháp, kĩ thuật

- PP: vấn đáp, trực quan, phân tích, thuyết trình, thảo luận - KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ

IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định lớp (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kết hợp trong bài 3. Bài mới

* HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’) Mục tiêu:

- Tạo tình huống mâu thuẫn giữa hiểu biết đã có của HS về sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Nhiệm vụ: Dựa vào hiểu biết của em, hãy trao đổi với bạn những hiểu biết của mình về sự thành lập ĐCS

Phương thức hoạt động:

- GV có thể tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi/ cá nhân.

- HS huy động hiểu biết đã có của bản thân để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

Dự kiến các bước thực hiện tiến trình khởi động:

Bước 1: Giáo viên:

(2)

+ Yêu cầu HS kể tên 3 tổ chức cộng sản việc ra đời một lúc 3 tổ chức cộng sản có ảnh hưởng như thế nào đến cách mạng Việt Nam ? Vấn đề đặt ra là phải làm gì để cách mạng tiếp tục phát triển

+ Phương thức hoạt động: Các HS làm việc cá nhân và ghi lại những kết quả mình làm được vào vở hoặc giấy nháp, Gv gọi 2 HS trả lời, sau đó trao đổi với bạn bổ sung hoàn thiện sản phẩm của mình.

Bước 2:Học sinh: lắng nghe, tiếp nhận thực hiện nhiệm vụ:

- HS: thực hiện nhiệm vụ giáo viên giao.

* HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 1. Mục tiêu bài học:

*Kiến thức:

- Quá trình thành lập Đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh lịch sử, thời điểm và không gian nào?

- Nội dung chính của hội nghị thành lập Đảng

- Những nội dung chính của luận cương chính trị năm 1930.Vai trò của Trần Phú.

- Phân tích ý nghĩa quan trọng của việc thành lập Đảng.

- Đánh giá vai trò của Nguyễn ái Quốc đối với sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam

*Tư tưởng: Qua vai trò lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị thành lập Đảng giáo dục cho học sinh lòng biết ơn và kính yêu chủ tịch Hồ Chí Minh củng cố niềm tin về vai trò lãnh đạo của Đảng.

* Kỹ năng: Rèn luyện cho học sinh khả năng sử dụng tranh ảnh lịch sử.

- Biết phân tích sự kiện lịch sử, đánh giá vai trò của các nhân vật Lịch sử.

- Biết lập niên biểu hoạt động của Nguyễn Ái Quốc từ 1920-1930.

2. PP, kĩ thuật

- PP: vấn đáp, phân tích, thyết trình

- KT: Hỏi trả lời, chia nhóm, giao nhiệm vụ 3 Thời gian: 75’

HOẠT ĐỘNG CỦA GV HĐ CỦA

HS NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1.Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời.

Mục tiêu:Hs nắm được sự ra đời của ba tổ chức cộng sản.

? Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh như thế nào.

G: Giới thiệu H30 (sgk)

? Theo em, tại sao một số hội viên tiêu biểu của HVNCMTN ở Bắc Kì lại chủ động thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam.

- HS thảo luận nhóm 5 phút - Cử đại diện trình bày

- Các nhóm bổ sung - Chốt

1. Ba tổ chức cộng sản nối tiếp nhau ra đời trong năm 1929.

a) Hoàn cảnh.

- 3/1929: chi bộ cộng sản đầu tiên rađời.

- 5/1929 đại hội lần thứnhất.

b,Sự thành lập ba tổ chức cộng sản ở ViệtNam.

- Đông Dương cộng sản đảng (6/1929).

- An Nam cộng sản đảng (8/1929).

- Đông Dương cộng sản liên đoàn:(9/1929).

c ý nghĩa.

(3)

G: Liên hệ với chi bộ cộng sản ở Hải Phòng.

G: Trình bày sự ra đời của ba tổ chức cộng sản

? Theo em,tại sao trong một thời gian ngắn(4 tháng) ba tổ chức CSĐ nối tiếp nhau ra đời ở Việt Nam và ý nghĩa của việc thành lập ba tổ chức CS.

G: Xu thế ra đời của tổ chức CS là tất yếu - GV giúp học sinh liên hệ để Lý giải tại sao cần phải thống nhất các tổ chức Đảng?

GV treo tranh Nguyễn ái Quốc với việc thành lập Đảng, yêu cầu học sinh trình bày:

? thời gian địa điểm và thành phần tham gia hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản.

?Hội nghị thành lập đã thông qua những nội dung gì ?

GV nhấn mạnh vai trò của Nguyễn ái Quốc với việc thành lập Đảng .

Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm:

Vai trò (hoặc công lao) của NAQ đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt nam?

GV đánh giá chung và giúp học sinh rút ra kết luận.

- HS thảo luận nhóm 5 phút - Cử đại diện trình bày

- Các nhóm bổ sung - Chốt

HS thảo luận nhóm Các nhóm cử đại diện trình bày

2. Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

-

Thời gian: Từ ngày 6-1-1930 Nguyễn ái Quốc đã chủ trì Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Cửu Long-Hương Cảng –Trung quốc.

Thành phần: 4 đại biểu của ĐDCS Đảng và An Nam Cộng sản Đảng + 2 trợ lý cho Nguyễn ái Quốc.

+Nội dung:

-Nguyễn ái Quốc phân tích tình trạng nguy hiểm của phong trào cách mạng Việt Nam hiện tại. Khẳng định cần thiết chấm dứt tình trạng chia rẽ bè phái để hợp nhất thành một chính Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Hội nghị thông qua chính cương, sách lược điều lệ tóm tắt và lời kêu gọi nhân dân thành lập Đảng do Nguyễn ái Quốc soạn thảo.

-Cương lĩnh xác định tính chất , nhiệm vụ, lực lượng của cáh mạng Việt Nam.

- Đây là đương lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam mang tính đúng đắn sáng tạo.

+ ý nghĩa:

Mang tính chất là một đại hội của Đảng đưa ra đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

*Vai trò của Nguyễn ái Quốc đối với sự thành lập Đảng:

+ Chuẩn bị tư tưởng: phát hiện truyền bá lý luận cứu nước mới là chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

+Chuẩn bị tổ chức, lực lượng cán bộ cốt cán cho cách mạng Việt Nam.

(4)

Qua sự kiện thành lập Đảng lấy tên là đảng CSVN thấy rõ tư tưởng chủ đạo của Người là đề cao tính dân tộc, đề cao sức mạnh của tinh thần đoàn kết.

+Xác định đường lối chiến lược cho cách mạng Việt Nam.

+ Hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 chính Đảng duy nhất.

GV giới thiệu hoàn cảnh lịch sử và những nội dung của hội nghị TW Đảng lần 1 ?

Gv dùng ảnh tư liệu yêu cầu học sinh nêu những hiểu biết của mình về tổng bí thư Trần Phú?

Luận cương chính trị của Đ/c Trần Phú có những nội dung gì ?

GV phát phiếu học tập Yêu cầu HS điền thông tin vào phiếu.

tính chất Nhiệm vụ Lực lượng Vai trò của Đảng Mối quan hệ

Em có nhận xét gì về những vấn đề mà đ/c Trần Phú khởi thảo .

HS 3.Luận cương chính trị tháng 10/1930 a. Nội dung của hội nghị

1.Đổi tên Đảng cộng sản Việt Nam thành Đảng cộng sản Đông Dương.

2.Bầu BCH TW chính thức do đ/c Trần Phú là tổng bí thư.

3.Thông qua luận cương chính trị do đ/c Trần Phú khởi thảo.

b. Nội dung của luận cương chính trị T10/1930.

+ Xác định tính chất của CMVN là CMTS dân quyền trải qua hai giai đoạn:

+Xác định nhiệm vụ của CMVN

+Xác định phương hướng và vai trò lãnh đạo của Đảng

+Mối quan hệ giữa CMVN và CM thế giới

* Vai trò của Trần Phú:

-xác định đuờng lối chiến lược cho cách VN.

-Hạn chế:

Chưa thấy hết mâu thuẫn cơ bản trong xã hội Việt Nam. Chưa đặt lên hàng đầu nhiệm vụ giải

phóng dân tộc và chưa nhận thức được tầm quan trọng của các giai cấp khác trong nhiệm

vụ giải phóng dân tộc.

Sự ra đời của Đảng cộng Sản Việt Nam có ý nghĩa trọng đại như thế nào ? GV phân tích để học sinh thấy được tại sao đó lại là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 yếu tố...

Tại sao là một bước ngoặt vĩ đại, là sự chuẩn bị có tính tất yếu...

3.ý nghĩa của việc thành lập Đảng

* Đối với dân tộc

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước

+Là bước ngoặt vĩ đại của phong trào cách mạng Việt Nam.

+ Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo.

(5)

+ Khẳng định sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam họ đã bước lên vũ đài chính trị để nắm quyền lãnh đạo quần chúng làm cách mạng giải phóng dân tộc.

+là sự chuẩn bị có tính tất yếu, quyết định những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng.

* Đối với thế giới:

+ Đóng góp một phần váo ự thắng lợi của phong trào cách mạng thế giới và sự đúng đắn của chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

+ Đưa cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận của cách mạng thế giới.

* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (7’) 1. Mục tiêu:

Hệ thống hóa kiến thức, cũng cố và hoàn thiện kiến thức kỉ năng của bài 2. Nhiệm vụ học sinh: hoàn thành các bài tập

3. Các bước thực hiện

Lập niên biểu các sự kiện chính trong quá trình hoạt động cách mạng của

lãnh tụ NAQ từ 1920-1930, đó cũng là quá trình Người phấn đấu không mệt mỏi cho ra đời của Đảng

THỜI GIAN SỰ KIỆN

7-1920 NAQ đọc sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Người nhận biết ngay đây là chân lí CM.

12-1920 1921 1922

6/1923-1924 12-1924 6/1925-1927 3-2-1930

* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (5’)

+ Mục tiêu: giúp HS vận dụng được các kiến thức kỉ năng đã học để giải quyết các tình huống cụ thể

+ Nhiệm vụ HS thảo luận nhóm và hoàn thành sản phẩm + Các bước thực hiện;

Bài tập 1. Tại sao nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng Việt Nam?

(6)

Câu 2 Đánh giá vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với sự thành lập Đảng cộng sản Việt Nam

Theo em khi nào thì Đảng cộng sản Việt Nam ra đời

a.Khi phong trào công nhân phát triển mạnh, giai cấp công nhân trưởng thành b.Khi phong trào yêu nước phát triển dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân.

c.Khi chủ nghĩa Mác-lê Nin được truyền bá rộng rãi và trở thành lý luận nền tảng của các tổ chức cách mạng.

d. Tất cả 3 yếu tố trên.

Khi học sinh làm bài xong GV chốt:

Như vậy Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp bởi 3 yếu tố: phong trào công nhân+ phong trào yêu nước và chủ nghĩa Mác-Lê Nin.

Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng ở giai đoạn sau.

4. Hướng dẫn về nhà (gửi bài qua Zalo nhóm) - Học bài và chuẩn bị bài sau

+ Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu về Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

+ Bài mới Kinh tế Việt Nam có chịu ảnh hưởng cuộc khủng hoảng này không? Vì sao? ảnh hưởng như thế nào?

Tình hình xã hội Việt Nam chịu tác động như thế nào?

Trong khi đó, điều kiện tự nhiên nước ta như thế nào? TDP lại thi hành chính sách gì?

Hậu quả gì sẽ sảy ra?

Nguyên nhân nào dẫn đến cao trào cách mạng 1930 - 1931 lại bùng nổ? Nguyên nhân nào là cơ bản, quyết định tới sự bùng nổ của phong trào?

Diễn biến phong trào Xô Viết- Nghệ Tĩnh V. Rút kinh nghiệm

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 1 trang 20 Vở bài tập Lịch sử 8: Đời sống của giai cấp công nhân Anh và công nhân các nước đầu thế kỉ XIX như thế nào..

Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quang cảnh buổi

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất..

- Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quan trọng sinh lực quân Pháp, góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm

Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ chiến tại Kinh thành Huế và sự bùng nổ của phong trào Cần Vương1. Cuộc phản công quân Pháp của phái chủ

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê

BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA

Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch, từ một người yêu nước, trải qua trường học dân chủ tư sản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân