• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lịch sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác | Giải bài tập Lịch sử 8

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lịch sử 8 Bài 4: Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác | Giải bài tập Lịch sử 8"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 4: PHONG TRÀO CÔNG NHÂN VÀ SỰ RA ĐỜI CỦA CHỦ NGHĨA MÁC CÂU HỎI GIỮA BÀI

Câu hỏi trang 29 SGK Lịch sử 8: Tại sao giới chủ lại thích sử dụng lao động trẻ em?

Lời giải:

Giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em vì:

+ Tiền lương phải trả cho trẻ em rất thấp, rẻ mạt.

+ Trẻ em chưa đủ sức đấu tranh chống lại sự áp bức, bóc lột của giới chủ.

+ Sử dụng lao động trẻ em sẽ khiến cho giới chủ thu được nhiều lợi nhuận hơn.

Câu hỏi trang 29 SGK Lịch sử 8: Vì sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

Lời giải:

- Do trình độ nhận thức của công nhân còn hạn chế: Những người công nhân cho rằng, chính máy móc là nguyên nhân khiến họ phải lao động vất vả hơn, thậm chí làm gia tăng nguy cơ thất nghiệp của họ.

(2)

Câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử 8: Trình bày các sự kiện chủ yếu về phong trào công nhân trong những năm 1830 – 1840.

Lời giải:

Các sự kiện chủ yếu:

- 1831, công nhân dệt tơ lụa thành phố Li-ông (Pháp) nổi dậy đấu tranh.

- 1834, hàng chục nghìn thợ tơ ở Li-ông khởi nghĩa chống lại chính phủ.

- 1836 – 1847, ở Anh diễn ra “Phong trào hiến chương”.

- 1844, Công nhân dệt vùng Sơ-lê-din (Đức) tiến hành khởi nghĩa.

Câu hỏi trang 30 SGK Lịch sử 8: Nêu kết cục phong trào công nhân ở các nước Châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX.

Lời giải:

- Phong trào công nhân ở các nước Châu Âu trong nửa đầu thế kỉ XIX đều thất bại, bị giới chủ đàn áp dã man.

Câu hỏi trang 31 SGK Lịch sử 8: Điểm giống nhau trong tư tưởng của Mác và Ăng-ghen.

Lời giải:

(3)

- Tư tưởng của Mác và Ăng-ghen đều thống nhất với nhau trong việc:

+ Phê phán bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản.

+ Cảm thông trước số phận cơ cực, nối thống khổ của nhân dân lao động.

+ Khẳng định sức mạnh và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

Câu hỏi trang 33 SGK Lịch sử 8: “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” ra đời trong hoàn cảnh nào? Nội dung chủ yếu của nó?

Lời giải:

- Hoàn cảnh ra đời:

+ Năm 1848, “Đồng minh những người cộng sản” được thành lập.

+ Tháng 2/1848, cương lĩnh của tổ chức “Đồng minh những người cộng sản” được công bố ở Luân Đôn – đó chính là “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”.

- Nội dung:

+ Nêu mục đích, nguyện vọng của những người Cộng sản.

+ Nêu rõ quy luật phát triển của xã hội loài người là sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội.

+ Nhấn mạnh vai trò của giai cấp công nhân trong việc lật đổ chế độ tư bản và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa.

Câu hỏi trang 33 SGK Lịch sử 8: Phong trào công nhân từ sau cuộc cách mạng 1848 – 1849 đến năm 1870 có nét gì nổi bật?

Lời giải:

- Điểm nổi bật: Giai cấp công nhân đã có sự trưởng thành trong nhận thức:

+ Họ nhận thức rõ ràng hơn về vai trò và sứ mệnh của mình.

+ Họ ý thức được sức mạnh của tinh thần đoàn kết quốc tế.

Câu hỏi trang 34 SGK Lịch sử 8: Nêu vai trò của C.Mác trong việc thành lập Quốc tế thứ nhất?

Lời giải:

- C.Mác đã chuẩn bị về mặt lý luận cho sự thành lập Quốc tế thứ nhất.

- Chủ trì Hội nghị thành lập Quốc tế thứ nhất.

- Soạn thảo Tuyên ngôn thành lập và Chương trình lâm thời.

(4)

- Tham gia điều hành công việc của Quốc tế thứ nhất và soạn thảo văn kiện, giáo dục các thành viên của Quốc tế thứ nhất.

=> C.Mác được xem là “linh hồn của Quốc tế thứ nhất”.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1 trang 34 SGK Lịch sử 8: Trình bày đôi nét về tiểu sử (hoặc giới hạn ở công lao, tình bạn của C.Mác và Ph.Ăng-ghen)

Lời giải: (Tình bạn của C.Mác và Ph.Ăng-ghen)

- Đầu 1844, khi C.Mác làm chủ bút tờ Niên giám Pháp – Đức, ông đã nhận được bản thảo “Góp phần phê phán chính trị kinh tế học” dp Ph.Ăng-ghen gửi tới từ Man-chét-xtơ (Anh). Mác đã say sưa đọc bản thảo và rất vui mừng vì Ph.Ăng-ghen có quan điểm giống như mình. Từ đó, hai người thường xuyên trao đổi thư từ với nhau.

- Cuối tháng 4/1844, Ăng-ghen từ Luân Đôn tới Pari. Sau cuộc gặp gỡ này, Mác và Ăng-ghen đã trở thành những người bạn chí thân.

(5)

- Ph.Ăng-ghen luôn coi Mác và gia đình của Mác là những người thân thiết của mình. Để có tiền giúp đỡ gia đình C.Mác, Ăng-ghen đã quay lại làm thư kí hãng buôn của cha ông tại Man- chét-xtơ (Anh) suốt 20 năm ròng.

- Sau khi Mác qua đời, Ăng-ghen nhận trách nhiệm bổ sung, chỉnh sửa và hoàn thành xuất bản công trình đồ sộ Tư bản của Mác trong hơn 10 năm.

Sự nghiệp vĩ đại của Mác và Ăng-ghen được tô điểm và tỏa sáng bởi tình bạn thật đẹp đẽ và cảm động giữa hai người.

Câu 2 trang 34 SGK Lịch sử 8: Trình bày vai trò của Quốc tế thứ nhất đối với phong trào công nhân quốc tế.

Lời giải:

- Khởi thảo những vấn đề chiến lược và sách lược, góp phần làm phong trào công nhân có bước chuyển biến mới.

- Quốc tế thứ nhất, dưới sự lãnh đạo của Mác và Ăngghen đã đào tạo được nhiều cán bộ trở thành người tổ chức và lãnh đạo của phong trào công nhân quốc tế.

- Các hoạt động của Quốc tế thứ nhất góp phần truyền bá chủ nghĩa Mác sâu rộng trong phong trào công nhân.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài tập 4 trang 35 Vở bài tập Lịch sử 8: Tại sao nói: sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng

Sự phát triển của khoa học – kĩ thuật và văn hóa thế giới nửa đầu thế kỉ XX Bài tập 1 trang 69 Vở bài tập Lịch sử 8: Từ những thành tựu tiêu biểu của nền khoa học -

Bài tập 2 trang 72 Vở bài tập Lịch sử 8: Hãy điền tiếp nội dung vào bảng niên biểu về các cuộc khởi nghĩa lớn trong phong trào Cần vương... - Nguyên

Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch sử 8: Em hãy nêu các chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã thực hiện ở Việt Nam trong thời gian này.. - Thi hành

Phần a: hãy đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng về chính sách kinh tế - xã hội mà thực dân Pháp đã thi hành ở Việt Nam trong thời gian chiến tranh thế giới

Tuy thành quả rơi vào tay giai cấp tư sản nhưng công nhân đã trưởng thành và nhận thức được vai trò và vị trí của mình và tinh thần đoàn kết quốc tế. Quang cảnh buổi

Câu hỏi trang 21 SGK Lịch sử 8: Sự phát triển của cách mạng công nghiệp ở Pháp, Đức thể hiện ở những mặt nào..

Câu 3 trang 55 SGK Lịch sử 8: Bằng những kiến thức đã học, giới thiệu vài nét về một tác giả hay tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.. Cuộc