• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn:…../……/ ...

Ngày giảng:…../……/ .... Tiết 8

Bài 5: CÔNG XÃ PA RI 1871

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết được guyên nhân bùng nổ và sự thành lập công xã Pa –ri.

- Thành tựu nổi bật của công xã Pa- ri. Công xã Pa -ri nhà nước mới của giai cấp vô sản.

2.Kỹ năng

- Rèn kỹ năng trình bày phân tích một sự kiện lịch sử

- KNS: Giao tiếp, tư duy hợp tác, lắng nghe trình bày sự hiểu biết của bản thân 3.Thái độ

Giáo dục lòng tin vào sự lãnh đạo, quản lí của nhà nước của giai cấp vô sản.

4. Năng lực hướng tới

- Năng lực chung: Năng lực tự học; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực phân tích;

năng lực sáng tạo; năng lực hợp tác

- Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận xét, đánh giá II. Chuẩn bị

- Giáo viên: SGK, SGV, máy chiếu, phiếu học tập, tư liệu sử 8

- Học sinh: SGK, trả lời câu hỏi, tìm hiểu tai sao Công xã Pa-ri là nhà nước kiểu mới.

III. Phương pháp/KT

- PP: vấn đáp, thảo luận, trực quan, phân tích - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút IV. Tiến trình bài giảng

1.Ổn định tổ chức (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (5’)

* Câu hỏi: Trình bày phong trào đập phá máy móc và bãi công của công nhân nửa đầu thế kỉ XIX? Tại sao trong cuộc đấu tranh chống tư sản, công nhân lại đập phá máy móc?

* Đán án:

- Nguyên nhân: Công nhân lao động vất vả, lương thấp, điều kiện ăn ở tồi tàn, đời sống cực khổ. (3 điểm)

- Hình thức đấu tranh: Đập phá máy móc, đốt công xưởng, bãi công. (3 điểm)

- Kết quả: Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập công đoàn. (3 điểm) - Giải thích: nhận thức của công nhân còn hạn chế họ đổ lỗi cho máy móc lầm họ khổ, nên công nhân đã đập phá máy móc.(1 điểm)

3. Bài mới

* Hoạt động khởi động (3’) Chiếu một số hình ảnh

? Đây là đất nước nào? Em đã được học những gì về đất nước này?

(2)

H.1 H.2 H.3 HS: H1. Tháp eiffel ; H.2 Sông Siene; H.3 nhà thờ Đức Bà Paris

- Em đã được học cuộc Cách mạng TS Pháp, phong trào công nhân Pháp giữa thế kỉ XIX

? Em muốn biết thêm điều gì về nước Pháp

HS1: Em muốn biết công xã Pa-ri ra đời như thế nào.

HS2: Em muốn biết diễn biến cuộc đấu tranh của nhân dân Pa-ri và sự thành lập công xã.

GV giới thiệu bài

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến sự ra đời của công xã Pa-ri nhà nước kiểu mới đầu tiên của giai cấp vô sản. Vậy công xã Pari được thành lập như thế nào? Vì sao công xã Pari được coi là nhà nước kiểu mới? Chúng ta sẽ giải quyết vấn đề này qua bài học hôm nay.

* Hoạt động hình thành kiến thức

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

Hoạt động 1: Sự thành lập công xã - Thời gian (20’)

- Mục tiêu: Biết được hoàn cảnh ra đời công xã và cuộc đấu tranh của nhân dân Pháp

- PP: vấn đáp, thuyết trình, trực quan, thảo luận

- KTDH: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi trả lời, kĩ thuật trình bày 1 phút

- Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo, máy chiếu - Hình thức: cá nhân, nhóm

GV dẫn dắt vấn đề: Nền thống trị na-pô-lê-ông III thực chất là nền chuyên chế tư sản, mọi quyền hành tập trung trong tay nhà vua. Bên trong thì đàn áp nhân dân, ngoài thì tiến hành chiến tranh xâm lược.

- Sự trưởng thành của giai cấp vô sản làm cho giai cấp tư sản càng lo sợ. Mâu thuẫn không thể điều hoà được ngày càng

I. Sự thành lập công xã 1. Hoàn cảnh ra đời của Công xã

(3)

gay gắt giữa tư sản và vô sản.

? Theo em chính sách trên của đế chế III dẫn tới hậu quả gì?

HS trả lời: mâu thuẫn giữa giai cấp TS và VS - Quân Phổ tràn vào nước Pháp

GV: Ở trong nước mâu thuẫn giai cấp ngày càng gia tăng, bên ngoài quân Phổ đã tràn sang lãnh thổ của Pháp. Trước tình hình đó Na-pô-lê-ông III đã tuyên chiến với quân Phổ.

? Vì sao Na-pô-lê-ông III lại tuyên chiến với quân Phổ?

HS: Nhằm giảm bớt mâu thuẫn trong nước và ngăn cản quá trình thống nhất nước Đức

? Pháp tiến hành chiến tranh với quân Phổ trong điều kiện như thế nào? Kết quả ra sao?

HS: Trong đ/k không có lợi cho Pháp: Quân đội chưa được huấn luyện kĩ càng, thiếu sự chỉ huy thống nhất, thiếu vũ khí, trang thiết bị, ngay cả kế hoạch tác chiến cũng không có → thất bại.

? Mục đích của Pháp và Phổ khi gây chiến tranh là gì?

Thảo luận cặp đôi (2’)

HS: Pháp gây chiến tranh bên ngoài để tăng cường đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong nước, lấn chiếm đất đai ở vùng phía Tây nước Đức và ngăn cản sự thống nhất Đức.

+ Phổ nhằm gạt bỏ trở ngại chủ yếu trong hoàn thành thống nhất Đức,củng cố quyền lực của Phổ và đàn áp phong trào trong nước.

? Trước tình hình đó, nhân dân Pa-ri đã làm gì?

HS: Nhân dân Pa-ri đứng lên đấu tranh lật đổ chính quyền Na- pô-lê-ông III

? Thái độ của chính phủ vệ quốc và của nhân dân Pháp trước tình hình đất nước sau ngày 4/9/1870 như thế nào?

-Thái độ của chính phủ vệ quốc: Vội vã đình chiến

-Thái độ của nhân dân Pa-ri: Kiên quyết đấu tranh bảo vệ tổ quốc

?Vì sao chính phủ vệ quốc lại vội vã đầu hàng quân Đức?

HS: Để bảo vệ quyền lợi của mình.

- Mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và vô sản ngày càng gay gắt.

- Ngày 19/7/1870 chiến tranh Pháp - Phổ bùng nổ

- Quân Pháp thất bại (2/9/1870)

- Ngày 4/9/1870 nhân dân Pa-ri đứng lên khởi nghĩa laatj đổ Na-pô-lê- ông III, giai cấp tư sản thành lập chính phủ vệ quốc

-Trước sự tiến công của Phổ, chính phủ vội vã đầu hàng quân Đức.

(4)

? Kết quả của chiến tranh?

HS: Quân Pháp thất bại.

? Đứng trước sự thất bại của quân Pháp, nhân dân Pa-ri đã làm gì ?

GV dẫn lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tư bản Pháp khi ấy như lửa cháy hai bên, bên thì Đức bắt chịu đầu hàng, bên thì cách mạng nổi trước mắt. Tư bản Pháp thề chịu nhục với Đức chứ không chịu hoà với cách mạng”, Chứng tỏ: tư sản Pháp sợ nhân dân hơn sợ quân Đức xâm lược nên đã đầu hàng Đức để rảnh tay đối phó với nhân dân.

GV Hướng dẫn HS tìm hiểu mục 2

?Nguyên nhân nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa 18/3/1871?

HS: Dựa vào mục 1 và ý 1 SGK trả lời

- Do mâu thuẫn chính phủ vệ quốc với nhân dân Pa-ri Do chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ

GV chiếu lược đồ công xã Pa- ri để trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa 18/3/1871 (slile 7)

GV tường thuật diễn biến trên lược đồ HS theo dõi và trình bày lại diễn biến

? Em có nhận xét gì về vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh này?

HS: Nhân dân làm chủ Pa-ri và đảm nhiệm vai trò của Chính phủ lâm thời

? Kết quả của cuộc khởi nghĩa 8/3 và tính chất của nó?

? Tại sao cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc CMVS ? Thảo luận nhóm bàn (2’)

Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

- Là cuộc CMVS đầu tiên trên TG: lật đổ chính quyền của giai cấp TS,giai cấp VS lên nắm quyền.

GVnhấn mạnh: Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

Hoạt động 2: Tổ chức bộ máy và chính sách của công xã

- ND chống lại sự đầu hàng của tư sản đứng lên bảo vệ tổ quốc.

2. Cuộc khởi nghĩa 18/3/1871

* Nguyên nhân

- Do mâu thuẫn giữa chính phủ TS với nhân dân Pa-ri.

- Do chính phủ vệ quốc đầu hàng quân Phổ.

* Diễn biến (SGK/36)

* Kết quả: ngày 26/3/1871, nhân dân Pa-ri bầu cử Hội đồng công xã.

- Là cuộc CMVS

II.Tổ chức bộ máy và

(5)

Pa –ri

- Thời gian (3’)

- Mục tiêu: đọc để biết được tổ chức bộ máy và chính sách của công xã

- PP: đọc tài liệu

- KTDH: kĩ thuật giao nhiệm vụ

( Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc thêm )

Hướng dẫn HS tìm hiểu tổ chức Nhà nước Công xã Pa-ri

?Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy công xã?Tổ chức này khác tổ chức bộ máy chính quyền tư sản ntn?

? Căn cứ vào đâu để khẳn định công xã Pa-ri là những kiểu mới?

...

...

Hoạt động 3: Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa- ri (Đọc thêm)

- Thời gian (8’)

- Mục tiêu: Hiểu được ý nghĩa lịch sử của công xã pa-ri - PP: Vấn đáp, thảo luận, đọc tài liệu

- KTDH: kĩ thuật chia nhóm, kĩ thuật giao nhiệm vụ - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo

- Hình thức: cá nhân, nhóm Đọc và nghiên cứu SGK/ 37,38

?Vì sao giai cấp tư sản quyết tâm tiêu diệt công xã? Cuộc chiến đấu diễn ra ntn?

? Nêu ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri?

HS trả lời

- Công xã Pa-ri lật đổ chính quyền TS, xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp VS.

- Nêu cao tinh thần yêu nước và tinh thần đấu tranh kiên cường của nhân dân, cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới đấu tranh vì tương lai tốt đẹp.

? Vì sao công xã Pa-ri thất bại? Bài học để lại từ sự thất bại đó?

Thảo luận nhóm bàn (3’)

Đại diện nhóm trình bày, các nhóm nhận xét lẫn nhau HS trả lời:

chính sách của công xã Pa-ri (Hướng dẫn đọc thêm )

III. Nội chiến ở Pháp. Ý nghĩa lịch sử của công xã Pa-ri

a. Nội chiến ở Pháp (Hướng dẫn đọc thêm )

b. ý nghĩa (SGK/38)

c. Bài học:

(6)

* Công xã Pa-ri thất bại vì: Giai cấp vô sản còn yếu, thiếu chính đảng Mác-xít ãnh đạo, tổ chức chính quyền không kiên quyết, bọn phản cách mạng không thực hiện liên minh công nông.

- Bài học: phải có Đảng chân chính lãnh đạo thực hiện liên minh công - nông, trấn áp kẻ thù thì cuộc đấu tranh sẽ giành thắng lợi.

? Liên hệ thực tế cách mạng nước ta trước năm 1930?

HS: chưa có Đảng lãnh đạo Chưa có sự đoàn kết giai cấp Chưa có liên minh công nông

...

...

4. Củng cố (3’)

HS: Hệ thống lại KT của bài bằng sơ đồ tư duy

? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa ngày 18-3-1781?

5. Hướng dẫn về nhà (2’) (Giao bài bằng phiếu học tập) - Học bài theo câu hỏi SGK

+ Đọc thêm tài liệu tham khảo

- Chuẩn bị bài 6: Các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ cuối thế kỉ XIX - Đầu thế kỉ XX + Chuẩn bị trước mục I

+ Đọc kĩ nội dung của bài

? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

? Nguyên nhân vì sao CN ở Anh lại phát triển chậm lại?

? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư các nước thuộc địa?

Sự phát triển của CNĐQ Anh biểu hiện ntn?

?Tình hình chính trị của Anh như thế nào?

? Chính sách đối ngoại của Anh của Anh ntn? Vì sao Anh là đế quốc thực dân ?

?Tình hình kinh tế nước Pháp sau 1871 có gì nổi bật?

? Để giải phóng những khủng hoảng trên giai cấp TS Pháp đã làm gì?chính sáh đó ảnh hưởng ntn đến nền kinh tế Pháp?

? Tại sao CNĐQ pháp được mệnh danh là "CNĐQ cho vay lãi".

? Tình hình chính trị nước Pháp có điểm gì nổi bật?

V.Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn:…../……/ 2019

(7)

Ngày giảng:…../……/ 2019 Tiết 9

Bài 6: CÁC NƯỚC ANH, PHÁP, ĐỨC, MỸ CUỐI THỂ KỶ XIX - ĐẦU THỂ KỶ XX

I. Mục tiêu 1. Kiến thức

- Biết được cuối thể kỷ XIX, đầu thể kỷ XX, các nước TB chủ yếu ở Âu, Mĩ chuyển sang giai đoạn ĐQCN.

- Sự phát triển nhanh chóng về kinh tế của các nước.

- Tình hình và đặc điểm về chính trị, xã hội của từng nước ĐQ.

- Chính sách bành trướng, xâm lược và tranh giành thuộc địa của các nước đế quốc.

2 Kỹ năng

* Kĩ năng bài học:

- Rèn luyện kỹ năng phân tích sự kiện để hiểu đặc điểm của các CNĐQ.

- Kĩ năng sử dụng và khai thác kiến thức quâ kênh hình

* Kĩ năng sống:

- Kĩ năng thể hiện sự tự tin - Kĩ năng tư duy

- Kĩ năng lắng nghe, trình bày 3. Thái độ

- Nhận thức rõ, bản chất của CNTB, CNĐQ.

- Đề cao ý thức đấu tranh, chống các thế lực gây chiến tranh bảo vệ hòa bình 4. Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: năng lực tư duy, năng lực phân tích, năng lực tự học - Năng lực chuyên biệt: năng lực nhận xét, đánh giá,; năng lực so sánh II. chuẩn bị

- Giáo viên - Lược đồ các nước đế quốc và thuộc địa của chúng ở đầu thể kỷ XIX (Thư viện điện tử Violet), bảng phụ, máy chiếu

- Học sinh:Trả lời câu hỏi trong SGK, câu hỏi hướng dẫn tiết trước III. Phương pháp, KT

- Phương pháp trực quan, vấn đáp, thuyết trình, thảo luận - KT: đặt câu hỏi, chia nhóm, trình bày 1 phút, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình bài giảng

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ (Kiểm tra 15 phút) - Hình thức: Trắc nghiệm, kết hợp với tự luận + Trắc nghiệm 40%

+ Tự luận 60%

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA

(8)

CHỦ ĐỀ NHẬN BIÊT THÔNG HIỂU VẬN DỤNG

TN TL TN TL Thấp Cao Tổng

Chủ nghĩa Tư bản được xác lập

trên phạm vi

thế giới

Biết được người đầu

tiên ở nước Anh chế tạo ra máy kéo

sợi

Lí giải tại sao nước Anh lại là

“Công xưởng của

thế giới”

Số câu Số điểm

Tỉ lệ

1 0.5 5%

1 0.5 5%

2 1,0 10%

Phong trào công

nhân và sự ra đời

CN Mác

Biết được hình thức đấu tranh đầu tiên của CN đầu TK XIX

Lí giải được tại sao công nhân đứng

lên đấu tranh chống

CNTB Số câu

Số điểm Tỉ lệ

1 0.5 5%

1 0.5 5%

2 1,0 10%

Công xã Pa-ri 1871

Thời gian diễn ra

cuộc chiến tranh Pháp-Phổ

và biết được sự kiện ngày 26/3/1871

Trình bày được ý nghĩa lịch

sử của Công xã

Pa-ri

Chọn nguyên nhân tiêu biểu dẫn

đến k/n 18/3/1871.

Giải thích được vai trò

của quần chúng nhân

dân trong cuộc đấu

tranh

Hiểu biết về bài học

kinh nghiệm

của công xã

để lại

Giải thích tại

sao đây là cuộc CMVS đầu tiên trên thế

giới

Liên hệ với

Việt Nam

Số câu Số điểm

Tỉ lệ

2 1.0 10%

½ 2,0 20%

2 1,0 10%

½ 2 20%

½ 1,0 10%

½ 1,0 10%

6 7,0 80%

T.số câu T.số điểm Tỉ lệ

4 2,0 20%

½ 2,0 20%

4 2,0 20%

½ 2 20%

½ 1,0 10%

½ 1,0 10%

10 10,0 100%

(9)

BIÊN SOẠN CÂU HỎI Phần I: Trắc nghiệm 4,0 điểm)

Chọn ý trả lời đúng ghi ra giấy kiểm tra.

Câu 1. Ai là người đầu tiên chế tạo ra máy kéo sợi và lấy tên con gái mình đặt cho máy?

A. Xta- phen-xơn C. Giêm Ha-gri-vơ

B. Ác-crai-tơ D. Giêm Oát

Câu 2. Đến giữa thế kỷ XIX, nước Anh được mệnh danh là:

A. “Nước công nghiệp hiện đại” C. “Nước có nền công nghiệp phát triển nhất thế giới”

B. “Nước đi tiên phong trong công nghiệp” D. “Công xưởng của thế giới”

Câu 3. Vì sao ngay từ lúc mới ra đời, giai cấp công nhân đã đấu tranh chống CNTB?

A. Bị bóc lột nặng nề, lương thấp, phải làm nhiều giờ, điều kiện ăn ở tồi tàn.

B. Tiền lương thấp.

C. Phải làm việc nhiều giờ.

D. Phải lệ thuộc vào mấy móc.

Câu 4. Hình thức đấu tranh đầu tiên của công nhân là:

A. đấu tranh vũ trang B. đấu tranh chính trị

C. kết hợp giữa đấu tranh vũ trang và chính trị D. đập phá máy móc, đốt công xưởng

Câu 5. Nguyên nhân chủ yếu nào dẫn đến cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871?

A. Mâu thuẫn giữa nhân dân Pa-ri với giai cấp tư sản ngày càng gay gắt.

B. Chống lại sự đầu hàng chống lại sự đầu hàng của tư sản Pháp để bảo vệ tổ quốc.

C. Chi-e cho quân đánh chiếm đồi Mông-mác.

D. Bất bình với thái độ đầu hàng của chính phủ tư sản khi quân Phổ tấn công.

Câu 6. Cuộc chiến tranh Pháp- Phổ diễn ra trong thời gian:

A. Năm 1868 C. Năm 1870 B. Năm 1869 D. Năm 1871 Câu 7. Ngày 26/3//1871 diễn ra sự kiện nào ở Pháp?

A. Lá cờ cách mạng phấp phới bay trên nóc tòa nhà thị chính của Pháp B. Tổ chức bầu cử Hội đồng công xã.

C. Hội đồng công xã ra mắt trước đồng bào.

D. Quốc dân quân đánh chiếm các trụ sở của Chính phủ lâm thời Câu 8. Vai trò của nhân dân trong cuộc đấu tranh là:

A. lãnh đạo cuộc khởi nghĩa B. là lực lượng chính

C. tham gia đông đảo

D. tư sản lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa II. Tự luận (6,0 điểm)

Câu 1(4,0 điểm). Trình bày ý nghĩa lịch sử? Bài học để lại của Công xã Pa-ri là gì?

Câu 2 (2,0 điểm) Tại sao cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng vô sản? Phong trào cách mạng nào ở nước ta cũng được coi là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên.

(10)

ĐÁP ÁN BIỂU ĐIỂM Phần I: Trắc nghiệm (3 điểm) Mỗi ý trả lời đúng 0,5 điểm

Câu 1 2 3 4 5 6 7 8

Đáp án C D A D A C B B

Phần II: Tự luận (7 điểm)

Câu Nội dung Điểm

Câu 1 (4,0 điểm)

* Ý nghĩa:

- Công xã Pa-ri lật đổ chính quyền tư sản. 1,0 điểm - Xây dựng Nhà nước kiểu mới của giai cấp vô sản. 0,5 điểm - Là sự cổ vũ nhân dân lao động toàn thế giới cho một tương

lai tốt đẹp.

0,5 điểm

* Bài học:

- Để lại nhiều bài học quý báu: Cách mạng vô sản muốn thắng

lợi phải có Đảng chân chính lãnh đạo. 0,5 điểm

- Thực hiện liên minh công nông. 0,5 điểm

- Phải kiên quyết trấn áp kẻ thù 0,5 điểm

- Xây dựng nhà nước do dân, vì dân. 0,5 điểm

Câu 2 (2,0 điểm)

* Tại sao cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng vô sản?

- Cuộc khởi nghĩa ngày 18/3/1871 là cuộc cách mạng đầu tiên trên thế giới đã lật đổ chính quyền của giai cấp tư sản.

1,0 điểm

* Phong trào cách mạng nào ở nước ta cũng được coi là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên.

- Phong trào Xô viết-Nghệ Tĩnh ở Việt Nam được coi là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên. Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền thuộc về tay nhân dân, do nhân dân làm chủ.

1,0 điểm

3. Bài mới (1’)

Cuối thể kỷ XIX, đầu thế kỷ XX các nước TB Anh, Pháp Mĩ, Đức, phát triển, chuyển sang giai đoạn CNĐQ. Trong quá trình sự phát triển của các nước ĐQ có điểm gì giống và khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung ngày hôm nay.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung

(11)

Hoạt động 1: Tìm hiểu nước Anh - Thời gian: 13p

- Mục tiêu: Biết được tình hình các nước Anh, Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

- PP: Vấn đáp, thảo luận, đọc tài liệu - KTDH: hỏi trả lời, kĩ thuật chia nhóm - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

-HS nhắc lại cuộc CM công nghiệp ở Anh thế kỷ XVIII ? Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX tình hình kinh tế Anh có điểm gì nổi bật?

HS: CN phát triển chậm hơn các nước Mĩ, Đức, mất vị trí độc quyền về CN dứng vị trí thứ ba trên thế giới

? Nguyên nhân vì sao công nghiệp ở Anh lại phát triển chậm lại?

HS: Do CN phát triển sớm, máy móc lạc hậu, nước Anh không chú ý đến máy móc mà đầu tư vào thuộc địa

? Vì sao giai cấp tư sản Anh chú trọng đầu tư các nước thuộc địa?

HS:Trả lời

- Đầu tư vào thuộc địa sẽ đem lại lợi nhuận cao, ở thuộc địa giá nguyên liệu và nhân công rẻ

? Sự phát triển của CNĐQ Anh biểu hiện ntn?

HS:Trả lời theo SGK

GV phân tích thêm trong tư liệu lịch sử

?Tình hình chính trị của Anh như thế nào?

HS: Tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với hai Đảng cầm quyền

-Thực chất là hai Đảng đều phục vụ cho quyền lợi của giai cấp tư sản

? Chính sách đối ngoại của Anh ntn? Vì sao Anh là đế quốc thực dân ?

HS: Xâm lược thuộc địa

GV chiếu lược đồ giới thiệu thuộc địa của Anh trên thế giới

? Em có nhận xét gì về thuộc địa của nước Anh?

Thảo luận cặp đôi (2’)

Hệ thống thuộc địa chiếm 1/4 thế giới

I. Tình hình các nước Anh, Pháp, Đức, Mĩ.

1. Anh

* Kinh tế

- Cuối thế kỷ XIX, đầu thể kỷ XX CN ở Anh phát triển chậm, tụt xuống hàng thứ 3 trên TG.

- Sự ra đời của các công ty độc quyền chi phối toàn bộ đời sống kinh tế đất nước.

* Chính trị

Anh tồn tại chế độ quân chủ lập hiến với hai đảng: Đảng tự do và Đảng bảo thủ thay nhau cầm quyền

* Đối ngoại

Thực hiện chính sách xâm lược thuộc địa

-> "CNĐQ thực dân".

(12)

Chiếu bảng số liệu

NĂM DIỆN TÍCH

(Triệu km2)

DÂN SỐ (Triệu người)

1860 2,5 145,1

1880 7,7 267,9

1890 9,3 309,0

1914 33

(1/4 thế giới)

400

(1/4 thế giới) ...

...

Hoạt động 2 (10’)

- Mục tiêu: biết được tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại của Pháp cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX.

- PP: Vấn đáp, thảo luận, đọc tài liệu - KTDH: hỏi trả lời, kĩ thuật chia nhóm - Phương tiện: SGK, SGV, tài liệu tham khảo - Hình thức: cá nhân, nhóm

?Tình hình kinh tế nước Pháp sau 1871 có gì nổi bật?Tại sao?

HS:Trả lời

- KT nước Pháp phát triển chậm lại, CN từ vị trí thứ hai tụt xuống hàng thứ tư trên thế giới.

- Bồi thường chiến phí và cắt 1 phần lãnh thổ giàu tài nguyên cho Đức sau chiến tranh Pháp – Phổ

+ Pháp nghèo tài nguyên

? Để giải phóng những khủng hoảng trên giai cấp TS Pháp đã làm gì?chính sáh đó ảnh hưởng ntn đến nền kinh tế Pháp?

HS: Phát triển một số ngành công nghiệp và phát triển công ty độc quyền

Chiếu slile 6 Pháp đầu tư vào một số ngành công nghiệp

? Em có nhận xét gì về một số ngành công nghiệp

2. Pháp

* Kinh tế

- Sau 1871 kinh tế trong nước phát triển chậm, tụt xống hàng thứ 4

- Đầu thể kỷ XX phát triển 1 số ngành công nghiệp mới: điện khí, hóa chất, chế tạo ô tô.

- Sự ra đời của các công ty độc quyền tri phối nền kinh tế nước Pháp, đặc biệt trong lĩnh vực ngân hàng

(13)

của nước Pháp cuối thế kỉ XIX?

HS: CN lạc hậu, nhà máy cũ kĩ HS: Đọc phần chữ nhỏ SGK

? Chủ nghĩa đế quốc Pháp mang đặc điểm gì? Tại sao lại có đặc điểm đó?

Thảo luận nhóm hai bàn (3’) Đại diện nhóm trả lời

- Chủ nghĩa đế quốc cho vay nặng lãi

- Đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng lớn, cho vay lãi để thu lợi nhuận

GV: Năm 1914 xuất khẩu 60 tỉ Frăng chủ yếu ở Nga, Thổ Nhĩ Kì, vùng Cận Đông, Trung Âu và Mĩ La- tinh, chỉ có 2 tỉ đầu tư ởt huộc địa

GV Chiếu thuộc địa của Pháp ở Việt Nam

Giới thiệu để học sinh hiểu, thực dân Pháp khai thác, bóc lột thuộc địa ở Việt Nam.

? Tình hình chính trị nước Pháp có điểm gì nổi bật?

HS:

- Đối nội: đàn áp phong trào nhân dân - Đối ngoại: tăng cường xâm lược thuộc địa GV: Giới thiệu thuộc địa của Pháp trên lược đồ ...

...

-Tăng cường xuất khẩu ra nước ngoài dưới hình thức cho vay nặng lãi

->Đế quốc cho vay nặng lãi

* Chính trị: tồn tại nền cộng hòa III với chính sách đối nội, đối ngoại phục vụ quyền lợi giai cấp tư sản

4. Củng cố (3’)

Hoàn thiện bảng so sánh dưới đây bằng cách điền những từ còn thiếu vào chỗ trống:

Nội Dung So Sánh

ANH PHÁP

Kinh Tế - Công nghiệp chậm lại tụt xuống thứ ... thế giới

- Xuất hiện các công ty ...

- Chú trọng đầu tư ...

- Công nghiệp phát triển chậm lại tụt xuống thứ ... thế giới

- Xuất hiện các công ty ...

- Chú trọng ... .. tư bản Chính Trị - Chế độ ...

- Tiến hành gây chiến tranh xâm lược chiếm nhiều thuộc địa ...

thế giới

- Chế độ ...

- Tăng cường chiến tranh xâm lược - Thuộc địa nhiều thứ ... thế giới Đặc Điểm - “Chủ nghĩa đế quốc ... ... " - “Chủ nghĩa đế quốc ………”

5. Hướng dẫn về nhà (2’)

(14)

- Học bài cũ theo câu hỏi SGK

+ Sưu tầm tài liệu, hình ảnh của CNĐQ Anh, Pháp và các thuộc địa của hai nước đế quốc này.

- Chuẩn bị tiếp phần II

+ Đọc kĩ nội dung và trả lời các câu hỏi

+ Tình hình kinh tế nước Đức cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX? Giải thích tại sao kinh tế nước Đức lại phát triển mạnh?

+ Nêu chính sách đối ngoại của nước Đức?

+ Tình hình kinh tế nước Mĩ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX.

+ Lập bảng so sánh giữa các nước đế quốc về kinh tế, chính trị, đặc điểm của các nước đế quốc.

+ Sưu tầm tài liệu về sự phát triển của CNTB cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

V. Rút kinh nghiệm

………

………

………...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiết 3 – Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG KIẾN THỜI HẬU KÌ TRUNG ĐẠI Ở CHÂU ÂU.. Tiết 3 – Bài 3: CUỘC ĐẤU TRANH CỦA GIAI CẤP TƯ SẢN CHỐNG PHONG

- Giai cấp tư sản đấu tranh chống lại tư tưởng lỗi thời của giai cấp phong kiến cùng giáo lí khắt khe của Giáo hội Thiên Chúa giáo đương thời, chủ trương khôi phục,

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến

Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu tranh chống phong kiến?. Tại sao giai cấp tư sản chọn văn hoá làm cuộc mở đường cho đấu

+Là kết quả của cuộc đấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước?. +Là bước

Bị đàn áp đẫm máu trong phong trào cách mạng 1848, song giai cấp vô sản Pháp đã trưởng nhanh chóng và tiến hành cuộc đấu tranh quyết liệt chống lại giai cấp tư sản đưa đến

- Đảng cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp trong thời đại mới, là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác-Lê

Đây là một bước ngoặt trong cuộc đời của Hồ Chủ tịch, từ một người yêu nước, trải qua trường học dân chủ tư sản và phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân