• Không có kết quả nào được tìm thấy

Năng lượng trong thức ăn tính bằng calo hoặc jun

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Năng lượng trong thức ăn tính bằng calo hoặc jun"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI: NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI

I. Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi

- Nhu cầu duy trì: Lượng chất dinh dưỡng tối thiểu để vật nuôi tồn tại, duy trì thân nhiệt và các hoạt động sinh lý trong trạng thái không tăng, không giảm khối lượng, không cho sản phẩm.

- Nhu cầu sản xuất: Lượng chất dinh dưỡng để tăng khối lượng cơ thể và tạo ra sản phẩm: cho sữa, sức kéo, nuôi thai, sản xuất trứng…

II. Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi 1. Khái niệm

- Tiêu chuẩn ăn của vật nuôi là những quy định về mức ăn cần cung cấp cho 1 vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.

2. Các chỉ số dinh dưỡng biểu thị tiêu chuẩn ăn

* Năng lượng

- Trong các chất gluxit, lipit và protein lipit là chất giàu dinh dưỡng nhất.

- Tinh bột là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu vật nuôi.

- Năng lượng trong thức ăn tính bằng calo hoặc jun.

* Protein

- Protein được cơ thể sử dụng để tổng hợp các hoạt chất sinh học, các mô và tạo sản phẩm.

- Nhu cầu Protein được tính theo tỉ lệ % protein thô trong vật chất khô của khẩu phần hay số gam protein tiêu hoá/1 kg thức ăn.

* Khoáng

- Nhu cầu khoáng vật nuôi gồm:

+ Khoáng đa lượng: Ca, P, Mg, Na, Cl... tính bằng g / con / ngày.

+ Khoáng vi lượng: Fe, Cu, Co, Mn, Zn... tính bằng mg / con /ngày.

* Vitamin

- Có tác dụng điều hoà các quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

- Nhu cầu Vitamin tính bằng UI, mg, hoặc microgam/ kg thức ăn tuỳ theo loại vitamin sử dụng.

III. Khẩu phần ăn của vật nuôi

(2)

1. Khái niệm

- Khẩu phần ăn là tiêu chuẩn đã được cụ thể hoá bằng các loại thức ăn xác định với khối lượng hoặc tỉ lệ nhất định.

Ví dụ:

Đối tượng vật nuôi Tiêu chuẩn ăn Khẩu phần ăn

Lợn thịt, giai đoạn nuôi: từ 60kg đến 90kg.

Tăng trọng: 600g/ngày

Năng lượng: 7000kcal;

Protein: 224g;

Ca: 16g; P: 13g;

NaCl: 40g.

Gạo: 1,7kg;

Khô lạc: 0,3kg;

Bột vỏ sò: 54g; NaCl:

40g

Rau xanh: 2,8kg;

2. Nguyên tắc phối hợp khẩu phần ăn

* Tính khoa học

- Đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn.

- Phù hợp khẩu vị, vật nuôi thích ăn.

- Phù hợp đặc điểm sinh lí tiêu hóa.

* Tính kinh tế

- Tận dụng nguồn thức ăn có sẵn ở địa phương để giảm chi phí, hạ giá thành.

(3)

BÀI: SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO VẬT NUÔI

I. Đặc điểm một số loại thức ăn của vật nuôi

* Thức ăn tinh

- Hàm lượng các chất dinh dưỡng cao.

- Được sử dụng nhiều trong khẩu phần của lợn, gia cầm.

- Để sử dụng thức ăn tinh có hiệu quả, cần phải:

+ Phối hợp và chế biến phù hợp với từng đối tượng vật nuôi.

+ Cần bảo quản cẩn thận vì dễ bị ẩm, mốc, sâu mọt và chuột phá hoại.

* Thức ăn xanh

- Cỏ tươi: chứa nhiều vitamin E, caroten và các chất khoáng.

- Rau bèo: chứa các chất dinh dưỡng dễ tiêu hóa, giàu khoáng và vitamin C.

- Thức ăn ủ xanh: Là thức ăn xanh được ủ yếm khí để dự trữ cho trâu, bò ăn trong mùa đông. Cỏ ủ tốt không bị mất chất dinh dưỡng, mùi vị thơm ngon, vật nuôi rất thích ăn.

* Thức ăn thô

- Là loại thức ăn dự trữ cho trâu bò về mùa đông.

- Có tỉ lệ xơ cao, nghèo chất dinh dưỡng.

* Thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn được chế biến, phối hợp nhiều loại nguyên liệu theo những công thức đã được tính toán => nhằm đáp ứng nhu cầu của vật nuôi theo từng giai đoạn phát triển và mục đích sản xuất.

II. Sản xuất thức ăn hỗn hợp cho vật nuôi 1. Vai trò của thức ăn hỗn hợp

- Thức ăn hỗn hợp có đầy đủ và cân đối các thành phần dinh dưỡng => giúp tăng hiệu quả sử dụng, giảm chi phí thức ăn, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Tiết kiệm được nhân công, chi phí chế biến, bảo quản, hạn chế được dịch bệnh cho vật nuôi, đáp ứng yêu cầu chăn nuôi lấy sản phẩm để xuất khẩu.

2. Các loại thức ăn hỗn hợp

(4)

- Thức ăn hỗn hợp đậm đặc: là hỗn hợp thức ăn có tỉ lệ protein, khoáng, vitamin cao

=> Khi sử dụng phải bổ sung thêm các loại thức ăn khác cho phù hợp (thường là các thức ăn giàu năng lượng như ngô, cám gạo…).

- Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: là thức ăn hỗn hợp đáp ứng đầy đủ và hợp lý nhu cầu dinh dưỡng của từng loại vật nuôi => Khi dùng, thường không phải bổ sung các loại thức ăn khác.

3. Quy trình công nghệ sản xuất thức ăn hỗn hợp - Sản xuất thành dạng bột hoặc dạng viên

Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng bột:

+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt

+ Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu + Bước 3: Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán sẵn

+ Bước 4: Đóng bao gắn nhãn hiệu bảo quản Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp dạng viên:

+ Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu chất lượng tốt

+ Bước 2: Làm sạch, sấy khô, nghiền nhỏ riêng từng loại nguyên liệu + Bước 3: Cân và phối trộn theo tỉ lệ đã tính toán sẵn

+ Bước 4: Ép viên, sấy khô

+ Bước 5: Đóng bao gắn nhãn hiệu bảo quản

(5)

BÀI THỰC HÀNH:

PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI

1. Bài tập

Phối hợp hỗn hợp thức ăn có 17% pôtêin cho lợn ngoại nuôi thịt, giai đoạn lợn choai (khối lượng từ 20 đến 50 kg) từ các loại nguyên liệu: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc;

ngô và cám gạo loại I (tỉ lệ ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu trong bảng SGK.

2. Bài giải

a) Phương pháp đại số

Ta có tỉ lệ Ngô/cám gạo là: 1/3

Tỉ lệ Protein có trong hỗn hợp ngô và cám gạo là:

[(9% x1) + (13% x 3)] : 4 = 12%

Gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x và tỉ lệ hỗn hợp ngô và cám gạo là y.

=> Để phối trộn 100(kg) thức ăn hỗn hợp, ta có: x + y = 100 (kg) (1)

Thức ăn hỗn hợp cần phối trộn có 17% protein tức là cứ 100(kg) hỗn hợp có chứa 17(kg) protein

Thức ăn hỗn hợp đậm đặc có 42% protein tức là cứ 100(kg) thức ăn hỗn hợp đậm đặc có chứa 42(kg) protein. Vậy x(kg) thức ăn hỗn hợp đậm đặc có: 0,42x(kg) protein

Hỗn hợp ngô và cám gạo có 12% protein tức là cứ 100(kg) hỗn hợp ngô và cám gạo có chứa 12(kg) protein. Vậy y(kg) hỗn hợp ngô và cám gạo có: 0,12y(kg) protein Ta có: 0,42x + 0,12y = 17 (kg) (2)

Theo đề ra, ta có hệ phương trình:

(6)

x + y = 100 (kg)

0.42x + 0.12y = 17 (kg)

Giải hệ phương trình, ta được: x = 16.67 (kg) y = 83.33 (kg) Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là: 83.33 : 4 = 20.83 (kg) Khối lượng cám gạo có trong hỗn họp là: 83.33 – 20.83 = 62.50 (kg) Khối lượng hỗn hợp đậm đặc: 16.67 (kg)

b) Phương pháp hình vuông Pearson

Gọi hỗn hợp 1 là thức ăn hỗn hợp đậm đặc, hỗn hợp 2 là hỗn hợp cám gạo và ngô theo tỉ lệ ngô/cám là 1/3, ta có:

Tỉ lệ protein của hỗn hợp 2 là: 12 %

Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là: 83.33 : 4 = 20.83 (kg) Khối lượng cám gạo có trong hỗn hợp là: 83.33 – 20.83 = 62.50 (kg) Khối lượng hỗn hợp đậm đặc: 16.67 (kg)

c) Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá thành của hỗn hợp

d) Kết Luận

(7)

Dùng 20.83kg ngô, 62.50kg cám gạo, 16.67kg hỗn hợp đậm đặc trộn với nhau để tạo ra 100kg thức ăn hỗn hợp có 17 % protein.

Giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp này là: 2950.14đ

BÀI: SẢN XUẤT THỨC ĂN NUÔI THỦY SẢN

I. Bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên

* Những biện pháp bảo vệ và phát triển nguồn thức ăn tự nhiên - Bón phân cho vực nước

+ Bón phân hữu cơ: phân bắc, phân chuồng (đã ủ kĩ), phân xanh…

+ Bón phân vô cơ: phân đạm, phân lân.

- Quản lý và bảo vệ nguồn nước

+ Quản lý: mực nước, tốc độ dòng chảy, và chủ động thay nước khi cần thiết

+ Bảo vệ nguồn nước: làm tăng nguồn dinh dưỡng trong nước nhưng không để bị ô nhiễm

II. Sản xuất thức ăn nhân tạo nuôi thủy sản 1. Vai trò của thức ăn nhân tạo

- Cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cá, cùng với thức ăn tự nhiên làm cho khả năng đồng hóa thức ăn của cá tốt hơn, cá mau lớn, nhanh béo, làm tăng năng suất, sản lượng cá và rút ngắn thời gian nuôi.

2. Các loại thức ăn nhân tạo

- Thức ăn tinh: những loại thức ăn giàu đạm, tinh bột (cám, bã đậu, đỗ tương, phụ phẩm lò mổ…)

- Thức ăn thô: các loại phân bón cá ăn trực tiếp, không qua phân giải.

- Thức ăn hỗn hợp: phối hợp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, thức ăn hỗn hợp cho tôm cá có thêm chất phụ gia nhằm giữ cho lâu tan trong nước.

3. Sản xuất thức ăn nuôi thuỷ sản

Bước 1: Làm sạch và nghiền nhỏ nguyên liệu.

(8)

Bước 2: Trộn theo tỉ lệ, bổ sung chất kết dính.

Bước 3: Hồ hóa và làm ẩm.

Bước 4: Ép viên và sấy khô.

Bước 5: Đóng gói, bảo quản.

BÀI THỰC HÀNH: SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP NUÔI CÁ

I. Chuẩn bị - Bột ngô: 17%

- Cám gạo: 40%

- Bột đỗ tương: 12%

- Bột cá: 10%

- Khô dầu lạc: 15%

- Bột sắn: 5%

- Premix vitamin: 1%

- Nước sạch

- Cân đĩa hoặc cân đồng hồ.

- Chậu, xô, dụng cụ chứa trộn thức ăn.

II. Quy trình thực hành

Bước 1. Lựa chọn công thức thức ăn hỗn hợp

- Xác định được mục đích: Chúng ta phối trộn cho loài cá nào, giống gì? Giai đoạn sinh trưởng nào?...

- Từ những thông tin này, lựa chọn công thức thức ăn có thành phần thích hợp để phối trộn và tạo viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng cá.

Bước 2. Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu - Chuẩn bị đủ loại nguyên liệu

- Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu theo tiêu chuẩn

(9)

Bước 3. Cân nguyên liệu

- Xác định khối lượng thức ăn hỗn hợp cần phối trộn.

- Xác định khối lượng từng nguyên liệu.

- Cân riêng khối lượng từng loại nguyên liệu vừa tính.

Bước 4. Trộn thức ăn

- Trộn loại thức ăn có khối lượng ít trước.

- Trộn đều với các loại thức ăn khác có số lượng nhiều hơn.

BÀI: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ VI SINH ĐỂ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

I. Cơ sở khoa học

- Dùng các chủng nấm men hay vi khuẩn có ích ủ lên men thức ăn, có tác dụng bảo quản rất tốt bởi những vi sinh vật này ngăn chặn sự phát triển vi sinh vật có hại làm hỏng thức ăn.

- Do thành phần cấu tạo chủ yếu của cơ thể vi sinh vật là prôtêin nên sự có mặt của chúng làm tăng hàm lượng prôtêin trong thức ăn, sản sinh ra các axit amin, vitamin và các hoạt chất sinh học làm tăng giá trị dinh dưỡng thức ăn.

- Vi sinh vật được nuôi cấy trong môi trường thuận lợi phát triển mạnh, sinh khối nhân lên nhanh. Thời gian nhân đôi tế bào một số sinh vật như sau:

+ Nấm men: 0,3 đến 2 giờ + Tảo, nấm mốc: 2 đến 6 giờ

II. Ứng dụng CNVS để chế biến thức ăn chăn nuôi

- Nguyên lí: Cấy nấm men hay vi khuẩn có ích vào thức ăn và tạo điều kiện thuận lợi để chúng phát triển, sản phẩm thu được là thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao hơn Ví dụ: chế biến bột sắn nghèo prôtêin thành bột sắn giàu prôtêin.

(10)

Kết quả: Hàm lượng prôtêin trong bột sắn được nâng lên từ 1,7% lên 35%.

III. Ứng dụng CNVS để sản xuất thức ăn chăn nuôi

- Người ta có thể sản xuất các loại thức ăn giàu protein và vitamin cho vật nuôi bằng cách nuôi cấy vi sinh vật (vi khuẩn, nấm men…) để tạo ra sinh khối với số lượng lớn từ những nguyên liệu rẻ tiền, dễ tìm kiếm, từ phế liệu.

- Nguyên liệu để sản xuất thức ăn từ vi sinh vật có thể là các loại cacbon hydrat như: dầu mỏ, paraphin, phế liệu nhà máy đường...

- Để sản xuất được thức ăn từ vinh vật, cần phải có các chủng vi sinh vật đặc thù với từng loại nguyên liệu

* Quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật - Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Bước 2: Cấy chủng vi sinh vật đặc thù

- Bước 3: Ủ hay lên men (tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển) - Bước 4: Tách lọc, tinh chế

- Bước 5: Thu thức ăn giàu dinh dưỡng

(11)

BÀI: TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THỦY SẢN

I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi

1. Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi

* Địa điểm xây dựng - Yên tĩnh

- Không gây ô nhiễm - Thuận tiện

* Hướng chuồng - Ấm về mùa đông - Mát về mùa hè - Đủ ánh sáng

* Nền chuồng

- Có độ dốc, không đọng nước - Bền, không trơn, khô ráo, ấm áp

* Kiến trúc xây dựng

- Thuận tiện chăm sóc, quản lý

- Phù hợp với đặc điểm sinh lý để vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt - Có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh

2. Xử lý chất thải chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi a. Tầm quan trọng của việc xử lý chất thải

- Giải quyết nguồn chất thải chăn nuôi

- Giảm ô nhiễm không khí, nguồn nước, môi trường sống của con người - Tránh lây lan dịch bệnh cho con người và vật nuôi

b. Phương pháp xử lý chất thải

- Công nghệ bioga: Dùng bể chứa chất thải cho lên men vi sinh vật yếm khí sinh ra khí ga dùng làm nhiên liệu

c. Lợi ích của việc xử lý chất thải bằng công nghệ bioga - Giảm ô nhiễm môi trường

(12)

- Tạo nguồn nhiên liệu cho nhu cầu sinh hoạt - Tăng hiệu quả sử dụng phân bón cây trồng II. Chuẩn bị ao nuôi cá

1. Tiêu chuẩn ao nuôi

- Diện tích: 0,5 - 1 ha càng rộng cá càng chóng lớn - Độ sâu: 1,8 - 2m nước

- Lớp bùn đáy từ 20 - 30cm

- Nguồn nước và chất lượng nước: có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần, không nhiễm bẩn, PH thích hợp

2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi cá Gồm có 5 bước:

- Tu bổ ao: tháo cạn nước, tu sửa hệ thống cấp thoát nước, lấp hang hốc chống rò rỉ - Diệt tạp khử chua: vét bùn rắc vôi, phơi đáy ao…

- Bón phân gây màu nước: bón phân chuồng, phân xanh.

- Lấy nước vào ao: lần 1 (mực nước từ 30-40cm, ngâm 5-7 ngày), lần 2 (mực nước từ 1,5 – 2m)

- Kiểm tra nước và thả cá: kiểm tra nước có màu nõn chuối thì thả cá.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Loperamid HCl DĐVN IV Vasudha Pharma Chem Limited.. 78/A, Vengalrao

Kích thước của mọt khuẩn đen thay đổi theo các pha phát dục, ở giai đoạn sâu non kích thước tăng dần qua các lần lột xác và giai đoạn nhộng kích thước giảm...

Hiệu quả của các EGFR TKIs dạng phân tử nhỏ như gefitinib và erlotinib đã được chứng minh qua nhiều thử nghiệm lâm sàng lớn như IPASS, WJTOG3405, OPTIMAL, EURTAC…với tỷ

- Được nuôi trồng, bảo quản và chế biến hợp vệ sinh, - Không gây nhiễm khuẩn, hóa chất, không gây ngộ độc - Không gây hại lâu dài cho sức khỏe người sử dụng. * Để

Tiết này chúng ta cũng vận dụng qui tắc hoá trị để tìm hoá trị của một số nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử và lập CTHH của hợp chất theo qui tắc hoá trị.. Vd1: Tính hóa trị

Loại thức ăn được chế biến nhằm cung cấp Loại thức ăn được chế biến nhằm cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng trong từng giai đoạn đầy đủ các chất dinh dưỡng trong

Kết quả phân tích điểm số của thức ăn của 56 mẫu cá có chứa thức ăn trong ống tiêu hóa trong tổng số 215 mẫu cá cho thấy loài này thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về mùn

Vật liệu MCF (Mesoporous cellular foam) được tổng hợp trong môi trường axit, sử dụng chất hoạt động bề mặt không ion Pluronic P123.. Vật liệu Fe-MCF được tổng