• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Hoàng Quế #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
44
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 1

NS : 27/8/ 2020 NG: 07/9/2020

Thứ 2 ngày 7 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết đếm, đọc viết các số trong phạm vi 100.

- Nhận biết các số có một chữ số, các số có hai chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có một chữ số; số lớn nhất, số bé nhất có hai chữ số; số liền trước, số liền sau.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng đếm, làm tính nhanh, đúng, chính xác 3. Thái độ: Giáo dục HS yêu thích môn toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 1 bảng các ô vuông, 1 bảng 10 ô vuông.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV yêu cầu các tổ trưởng kiểm tra dụng cụ học tập của HS.

 Nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (2’) - Giáo viên giới thiệu bài.

- Giáo viên ghi đầu bài lên bảng.

- Giáo viên gọi học sinh nhắc lại đầu bài 2. HD làm bài tập

Bài 1: Số? (9’)

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu của bài.

- Hãy nêu các số có 1 chữ số từ bé đến lớn?

- Hãy nêu các số có 1 chữ số từ lớn đến bé?

- Các số này hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?

- GV yêu cầu 1 HS lên bảng làm. Lớp làm VBT

- GV nhận xét chữa bài.

- Các con đã được ôn lại kiến thức đã học nào ?

- GV chốt kiến thức

- Tổ trưởng kiểm tra rồi báo lại cho GV.

- Học sinh lắng nghe.

- Học sinh theo dõi.

- Học sinh nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu.

- 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9.

- 9; 8; 7; 6; 5; 4; 3; 2; 1; 0.

- 1 đơn vị.

- 1 HS lên bảng, lớp làm vào vở.

KQ:

a. Các số có một chữ số là : 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9.

b. Số bé nhất có một chữ số là : 0.

c. Số lớn nhất có một chữ số là: 9.

- HS lắng nghe và chữa bài.

- Kiến thức về số có một chữ số.

- HS lắng nghe.

(2)

Bài 2: Viết tiếp các số có hai chữ số vào ô trống cho thích hợp (9’)

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu của bài.

- GV gắn bảng phụ đã kẻ khung, hướng dẫn HS làm mẫu dòng 1.

- Yêu cầu HS làm tiếp. Gọi 1HS lên bảng làm bài

- GV yêu cầu Hs dưới lớp nhận xét.

- GV nhận xét, đánh gía.

- Gọi 1 HS đọc lại bảng thứ tự các số có 2 chữ số

- Gọi 1 HS trình bày miệng các phần còn lại

- Gọi Hs nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài. GV chốt kiến thức.

Bài 3: Số? (10’) - Gọi 1 Hs đọc đề.

- Hãy nêu cách tìm số liền trước của một số?

- Hãy nêu cách tìm số liền sau của một số?

- Vì sao con biết?

- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 3HS lên bảng

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

- KL: Số liền trước ít hơn số đã cho 1 đơn vị, số liền sau nhiều hơn số đã cho 1 đơn vị 3. Củng cố - Dặn dò (5’)

- Hãy cho biết số lớn nhất có một chữ số;

- Số bé nhất có một chữ số?

- Số lớn nhất có hai chữ số?

- Số bé nhất có hai chữ số?

- GV gọi Hs nhận xét - Nhận xét tiết học.

- HS đọc đề.

- HS quan sát: 10; 11; 12; 13; 14;

15; 16; 17; 18; 19.

- HS làm bài - Nhận xét.

- Hs lắng nghe Gv nhận xét , đánh giá.

- Đọc lại bảng thứ tự các số có 2 chữ số

b) Số bé nhất có hai chữ số là: 10 c) Số lớn nhất có hai chữ số là: 99 d) Các số tròn chục có 2 chữ số là:

10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90 - Nhận xét

- HS lắng nghe.

- HS đọc đề.

- Lấy số đã cho trừ đi 1 - Lấy số đã cho cộng với 1

- Vì các số đứng liền nhau thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị

- Làm bài

a) Số liền sau của 54 là 55.

b) Số liền trước của 90 là 89.

c) Số liền trước của 10 là 9.

d) Số liền sau của 99 là 100.

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS nhắc lại.

- Trả lời

- Nhận xét

(3)

TẬP ĐỌC

TIẾT 1, 2: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Đọc đúng, chú ý các từ dễ lẫn: quyển sách, nắn nót, nguệch ngoạc; Đọc rõ ràng toàn bài; Biết ngắt nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.

- Hiểu được lời khuyên từ câu chuyện: Làm việc gì cũng phải kiên trì, nhẫn nại mới thành công (Trả lời được các câu hỏi trong sách giáo khoa).

- Hiểu ý nghĩa của câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”.

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, rõ ràng.

3. Thái độ: HS có ý thức kiên trì, nhẫn nại trong học tập.

* CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Xác định giá trị nhận thức biết được ý nghĩa của câu chuyện từ đó xác định được kiên trì quyết tâm vượt qua gian khó sẽ thành công.

- Trình bày suy nghĩ ,ý tưởng suy nghĩ, trả lời câu hỏi, hiểu câu chuyện

- Phản hồi, lắng nghe tích cực, chia sẻ (nghe bạn phát biểu và trao đổi thống nhất cách nhận xét đánh giá các sự kiện nhân vật trong câu chuyện).

- Suy nghĩ ,sáng tạo.

- Kiên định, đạt kế hoạch mục tiêu (biết đề ra và lập kế hoạch thực hiện )

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh hoạ bài đọc như SGK. Bảng phụ viết sẵn câu dài cần luyện đọc.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh TIẾT 1

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Kiểm tra đồ dùng sách vở của HS - Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2/1

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài: (3’)

- Giới thiệu 8 chủ điểm của sách Tiếng Việt 2 - Tập 1

- Yêu cầu HS mở “Mục lục sách”. Gọi 2 Hs đọc tên 8 chủ điểm

- Truyện đọc mở đầu chủ điểm Em là HS có tên gọi Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh minh họa và trả lời câu hỏi:

- Tranh vẽ những ai? Họ đang làm gì?

- Vậy muốn biết bà cụ và cậu bé đã nói

- HS lắng nghe

- HS theo dõi, lắng nghe.

- 2 Hs đọc tên 8 chủ điểm

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

- Tranh vẽ một bà cụ và một cậu bé. Bà cụ đang mài một vật gì đó. Bà vừa mài vừa nói chuyện với cậu bé. Cậu bé nhìn bà làm việc, lắng nghe lời bà.

(4)

chuyện gì chúng ta cùng học bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc (32’)

* Đọc mẫu:

- GV đọc mẫu.

- HD cách đọc, giọng đọc: Giọng người kể chuyện: nhẹ nhàng, chậm rãi. Giọng bà cụ: ôn tồn, trìu mến. Giọng cậu bé:

ngây thơ, hồn nhiên.

* Đọc từng câu:

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc từ khó:

Nghệch ngoạc, bỏ dở, nắn nót, thành tài

- GV gọi HS đọc.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc từng đoạn trước lớp:

- Chia đoạn

- GV YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV hướng dẫn ngắt nghỉ các câu văn dài:

Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng/ đã ngáp ngắn ngáp dài, rồi bỏ dở.//

Bà ơi, bà làm gì thế?//

Thỏi sắt to như thế, làm sao bà mài thành kim được?//

- GV YC HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- Hd giải nghĩa từ

* Đọc nhóm:

- GV chia nhóm 4. Nêu nhiệm vụ, yêu cầu đọc trong nhóm.

- GV đến từng nhóm hướng dẫn nhóm hs đọc.

* Thi đọc giữa các nhóm

- Yêu cầu các nhóm thi đọc đoạn

- Y/c HS nhận xét, bình chọn nhóm đọc tốt nhất.

- Đánh giá.

* Đọc đồng thanh

- Y/c lớp đọc đồng thanh - Nhận xét

- Hs theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Theo dõi, đọc thầm

- HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- HS lắng nghe.

- HS đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS luyện đọc câu dài :

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc chú giải SGK

- HS trong các nhóm luyện đọc

- Các nhóm cử đại diện thi đọc - HS nxét, bình chọn

- Hs lắng nghe.

- Lớp đọc đồng thanh

(5)

TIẾT 2

* Tìm hiểu bài: (20’) - Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 1.

- Lúc đầu cậu bé học hành thế nào?

 Cậu bé khi làm thường mau chán và hay bỏ dở công việc.

- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 2.

- GV treo tranh và hỏi:

- Bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá để làm gì?

- Những câu nói nào cho thấy cậu bé không tin?

 Cậu bé không tin khi thấy bà cụ mài thỏi sắt vào tảng đá.

- Yêu cầu 1 HS đọc đoạn 3.

- Bà cụ giảng giải thế nào?

- Chi tiết nào chứng tỏ cậu bé tin lời?

- Câu chuyện khuyên ta điều gì?

- Em hiểu thế nào về ý nghĩa của câu:

Có công mài sắt, có ngày nên kim?

 Sau khi nghe bà cụ giảng giải, cậu bé đã hiểu: việc gì dù khó khăn đến đâu nếu ta biết nhẫn nại thì sẽ thành công.

KL: Công việc dù khó khăn đến đâu, nhưng nếu ta biết kiên trì nhẫn nại thì mọi việc sẽ thành công

* Luyện đọc lại (16’)

- Chia nhóm. HD HS luyện đọc phân vai theo nhóm.

- Chú ý giọng đọc của các nhân vật.

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc

- GV nhận xét, đánh giá nhóm đọc tốt.

3. Củng cố, dặn dò: (4’)

- Em học được điều gì qua câu chuyện này?

- Nhận xét tiết học.

- HS đọc.

- Mỗi khi cầm quyển sách, cậu chỉ đọc vài dòng đã ngáp ngắn ngáp dài.

Những lúc tập viết, cậu chỉ nắn nót được vài dòng đã viết nguệch ngoạc.

- HS đọc.

- HS quan sát tranh.

- Mài thỏi sắt thành chiếc kim khâu để vá quần áo.

- “Thỏi sắt to như thế làm sao bà mài thành kim được.”

- HS đọc.

- Mỗi ngày … thành tài.

- Cậu bé hiểu ra, quay về nhà học bài.

- Phải chăm chỉ, cần cù, không ngại gian khổ khi làm việc.

- HS nêu theo cảm nhận riêng.

- Theo dõi

- Các nhóm tự phân vai đọc bài.

- Thi đọc giữa các nhóm

- Hs nxét, bình chọn nhóm đọc hay - Phải chăm chỉ, cần cù, không ngại gian khổ khi làm việc.

(6)

KỂ CHUYỆN

TIẾT 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Dựa theo tranh và gợi ý dưới mỗi bức tranh kể lại được từng đọan của câu chuyện - Kể được 1 đoạn câu chuyện.

- Học sinh năng khiếu kể lại toàn bộ câu chuyện.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng nghe, nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn

3. Thái độ: GDHS yêu thích kể chuyện.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng của HS.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. ( 2’)

- GV hỏi: Truyện ngụ ngôn trong tiết Tập đọc các em vừa học có tên là gì ? - Em học được lời khuyên gì qua câu chuyện đó ?

- Trong tiết học Kể chuyện ngày hôm nay, chúng ta sẽ kể lại câu chuyện Có công mài sắt, có ngày nên kim. Nhiệm vụ của các em là nhìn tranh, nhớ lại câu chuyện để kể từng đoạn, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Chúng ta sẽ xem bạn nào nhớ và kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn nhất. Để biết được điều đó các em phải chăm chú nghe khi các bạn kể chuyện, qua đó mới nhận xét được chính xác cách kể của bạn.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn HS kể chuyện

a) Kể từng đoạn câu chuyện theo tranh:

(15’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV kể mẫu trước câu chuyện.

- GV gọi HS kể từng đoạn câu chuyện.

- GV yêu cầu HS kể nối tiếp đoạn theo nhóm.

- GV gọi HS kể trước lớp.

- HS để sách vở đồ dùng lên bàn để GV kiểm tra.

- Có công mài sắt có ngày nên kim.

- Làm việc gì cũng phải kiên trì, kiên nhẫn.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS theo dõi lắng nghe.

- HS kể.

- HS kể nối tiếp theo nhóm.

- Đại diện nhóm lên kể trước lớp.

(7)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương HS kể đúng và hay.

b) Kể toàn bộ câu chuyện. (15’) - GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV hướng dẫn HS kể theo vai:

Lần 1: GV là người dẫn chuyện, 1 HS là vai cậu bé, 1 HS là vai bà cụ kể mẫu trước lớp.

Lần 2: Từng nhóm 3 HS lên kể theo vai trước lớp.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò. (3’)

- Câu chuyện khuyên con điều gì?

- Gọi Hs nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lắng nghe.

- 1, 2 nhóm tự phân vai thi kể trước lớp.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Trả lời - Nhận xét

CHÍNH TẢ (TẬP CHÉP)

TIẾT 1: CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chép lại chính xác bài chính tả (SGK); trình bày đúng 2 câu văn xuôi. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

2. Kĩ năng: Rèn cách trình bày một đoạn văn, chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa và lùi vào 1 ô.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ viết giữ vở sạch.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng lớp viết sẵn đoạn văn tập chép. Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV kiểm tra sách vở, đồ dùng HS.

- GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới.

1. Giới thiệu bài. ( 2’) - GV gới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn tập chép: ( 20’) a. Hướng dẫn HS chuẩn bị:

- GV đọc mẫu đoạn chính tả chép trên

- HS để đồ dùng học tập lên bàn cho GV kiểm tra.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS theo dõi, lắng nghe GV đọc.

(8)

bảng.

- GV gọi HS nhìn bảng đọc lại đoạn chép.

- GV giúp HS nắm nội dung đoạn chép.

GV hỏi:

- Đoạn này chép từ bài nào?

- Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?

- Bà cụ nói gì với cậu bé?

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV hướng dẫn HS nhận xét - Đoạn chép có mấy câu?

- Cuối mỗi câu có dấu gì?

- Những chữ nào trong bài chính tả được viết hoa?

- Chữ đầu đoạn được viết như thế nào?

b. Viết từ khó:

- GV đưa từ khó: ngày, mài, sắt, cháu.

- GV gọi HS đọc từ khó.

- GV yêu cầu lớp đọc đồng thanh.

- GV yêu cầu HS luyện viết vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS c. Luyện viết chính tả:

- GV đọc lại bài viết chính tả.

- GV yêu cầu HS nhìn bảng chép bài.

- GV đọc lại cho HS soát lỗi bài chính tả.

d. Nhận xét, chữa bài:

- GV thu 5 – 7 bài .

- GV nhận xét từng bài viết trước lớp.

3. HD HS làm bài tập chính tả Bài 2: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu.

- GV yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.

- GV gọi 2 HS lên bảng thi bài nhanh và đúng.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài tập 3: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu bài.

- GV treo bảng phụ gọi HS lên bảng lần lượt viết từng chữ cái vào cột 2.

- 3 HS đọc theo yêu cầu.

- “Có công mài sắt, có ngày nên kim”

- Của bà cụ nói với cậu bé.

- Bà cụ giảng giải cho cậu bé biết kiên trì nhẫn lại thì việc gì cũng làm được.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

- Đoạn chép có hai câu.

- Dấu chấm.

- Những chữ đầu câu, đầu đoạn được viết hoa: chữ Mỗi, Giống.

- Viết hoa chữ cái đầu tiên, lùi vào một ô, chữ Mỗi.

- HS theo dõi - HS đọc từ khó.

- Lớp đọc đồng thanh.

- HS luyện viết từ khó vào bảng con.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhìn bảng chép bài.

- HS lắng nghe và soát lỗi.

- HS nộp vở.

- HS lắng nghe

- HS đọc yêu cầu.

- HS suy nghĩ và tự làm bài.

- 2 HS lên bảng thi làm bài nhanh và đúng

+ kim khâu, cậu bé, kiên trì, bà cụ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu.

- 3 HS lên bảng viết.

+ a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê.

(9)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.

- GV xóa những chữ đã viết ở cột 2, GV yêu cầu HS đọc lại các chữ cái vừa xóa.

- GV yêu cầu HS nhìn cột 3 và đọc lại tên 9 chữ cái.

- GV xóa tên chữ cái ở cột 3, yêu cầu HS nhìn chữ cái ở cột 2, nói lại tên 9 chữ cái ở cột 3.

- GV gọi HS đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái.

- GV gọi HS nhận xét.

- Đánh giá

4. Củng cố, dặn dò. ( 3’)

- Đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái vừa học?

- GV nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- HS nhận xét, - HS lắng nghe.

- HS làm bài theo yêu cầu.

- 3 HS đọc.

- 3 HS đọc.

- HS nói lại tên 9 chữ cái ở cột 3.

- Một số HS đọc.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Đọc thuộc lòng tên 9 chữ cái - Hs lắng nghe.

ĐẠO ĐỨC

TIẾT 1: HỌC TẬP, SINH HOẠT ĐÚNG GIỜ ( T1)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nêu được một số biểu hiện cụ thể của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Nêu được lợi ích của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

- Biết cùng cha mẹ lập thời gian biểu hằng ngày của bản thân 2. Kĩ năng :

- Thực hiện theo thời gian biểu.

- HS có khả năng lập được thời gian biểu hằng ngày phù hợp với bản thân.

3. Thái độ: Có ý thức học tập và làm việc theo thời gian biểu.

* GD KĨ NĂNG SỐNG:

- Kĩ năng quản lí thời gian để học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt đúng giờ.

- Kĩ năng tư duy phê phán, đánh giá hành vi sinh hoạt, học tập đúng giờ và chưa đúng giờ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giấy khổ lớn bút dạ, tranh ảnh, phiếu học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gv kiểm tra đồ dùng học tập của hs.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài ( 2)

- Học tập và sinh hoạt đúng giờ giúp chúng ta thực hiện tốt mọi công việc và cuộc sống chúng ta có nề nếp hơn. Để

- HS mở đồ dùng học tập kiểm tra.

- HS lắng nghe.

(10)

biết thế nào là học tập và sinh hoạt đúng giờ, chúng ta cùng đi vào bài 1 “Học tập….”

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại.

2. Các hoạt động

a. Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến (10’)

- GV chia 2 nhóm, mỗi nhóm 1 tình huống.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh bày tỏ ý kiến trong các tình huống việc nào đúng việc nào sai?

- GV gọi các nhóm trình bày.

- GV gọi nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét, kết luận:

+ Giờ học Toán mà Lan, Tùng ngồi làm việc khác, không chú ý nghe cô hướng dẫn sẽ không hiểu bài, ảnh hưởng tới kết quả học tập. Như vậy, trong giờ học các em đã không làm tròn bổn phận, trách nhiệm của các em và chính điều đó làm ảnh hưởng đến quyền được học tập của các em. Lan và Tùng nên cùng làm BT Toán với các bạn.

+ Vừa ăn, vừa xem truyện có hại cho sức khỏe. Dương nên ngừng xem truyện và cùng ăn với cả nhà.

=> Làm 2 việc cùng 1 lúc không phải là học tập sinh hoạt đúng giờ.

b. Hoạt động 2: Xử lý tình huống (10’) - GV chia nhóm, phát phiếu bài tập cho nhóm mỗi nhóm một tình huống.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS chia nhóm và thảo luận nhóm theo phiếu.

+ Tình huống 1: Trong giờ học toán cô giáo đang hướng dẫn cả lớp làm bài tập. Bạn Lan tranh thủ làm bài tập làm văn, bạn Tùng vẽ máy bay.

+ Tình huống 2: Cả nhà đang ăn cơm vui vẻ, riêng bạn Dương vừa ăn vừa đọc truyện.

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Các nhóm lựa chọn cách ứng xử phù hợp và chuẩn bị đóng vai.

+ Tình huống1: Ngọc đang xem một chương trình ti vi rất hay, mẹ nhắc Ngọc đã đến giờ đi ngủ.

+ Tình huống 2: Đầu giờ HS xếp hàng vào lớp. Trịnh và Lai đi học muộn, khoác cặp đứng ở cổng trường. Trịnh rủ bạn : “Đằng nào cũng muộn rồi.Trịnh rủ bạn chúng mình đi mua bi đi”

(11)

- GV yêu cầu HS đóng vai theo tình huống phù hợp.

- GV gọi hai nhóm lên bảng đóng vai hai tình huống trên.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận:

+ TH1: Ngọc nên tắt ti vi và đi ngủ đúng giờ để đảm bảo sức khỏe không làm mẹ lo lắng.

+ TH2: Bạn Lai nên từ chối đi mua bi và khuyên bạn không nên bỏ học đi làm việc khác.

=>Mỗi tình huống có nhiều cách ứng xử.

Chúng ta nên biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp nhất.

c. Hoạt động 3: Xử lý tình huống: (10’) - GV chia lớp làm 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 1 nhiệm vụ. Yêu cầu các nhóm thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm trình bày.

- GV gọi nhóm khác nhận xét.

- GV nhận xét và kết luận:

=> Cần sắp xếp thời gian hợp lý để đủ thời gian học tập, vui chơi, làm việc nhà và nghỉ ngơi.

- GV ghi lên bảng: Cần học tập sinh hoạt đúng giờ để đảm bảo sức khỏe học hành, mau tiến bộ.

* KNS: Chúng ta phải làm như thế nào để tự bản thân chúng ta có thể tự quản lí thời gian của mình, thời gian học tập và sinh hoạt đúng giờ để không bị ảnh hưởng tới công việc mà mình muốn làm ví dụ như là học bài, đi học, vệ sinh cá nhân ?

- GV chốt: Vậy bản thân chúng ta muốn quản kí thời gian tốt để học tập và sinh hoạt đúng giờ thì chúng ta phải lập ra cho mình một kế hoạch để quản lí thời gian,

- HS đóng vai theo yêu cầu

- Hai nhóm lên bảng đóng vai hai tình huống trên.

- HS nhận xét.

- HS lắng ghe.

- Các nhóm thảo luận theo yêu cầu.

- Nhóm1: Buổi sáng em làm những việc gì?

- Nhóm 2: Buổi trưa em làm những việc gì?

- Nhóm 3:Buổi chiều em làm những việc gì?

- Nhóm 4: Buổi tối em làm những việc gì?

- Đại diện nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

(12)

học tập và sinh hoạt đúng giờ. Chúng ta cứ nhìn vào cái biểu mà chúng ta đã lập ra để thực hiện.

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch để quản lí thời gian, học tập sinh hoạt đúng giờ.

- GV yêu cầu HS lập kế hoạch để sinh hoạt đúng giờ và quản lí thời gian.

* GD TT HCM:

- GV hỏi: Chúng ta cần phải làm những gì để biết tiết kiệm thời gian và học tập, sinh hoạt đúng giờ ?

- GV chốt: Chúng ta cần phải biết tiết kiệm thời gian, biết học tập và sinh hoạt đúng giờ như vậy là chúng ta đã không để thời gian lãng phí và như vậy là chúng ta đã biết noi theo gương Bác Hồ.

- GV gọi HS nhắc lại.

3. Củng cố, dặn dò: (3)

- Học tập, sinh hoạt đúng giờ có ích lợi gì với chúng ta?

- HD HS thực hành ở nhà: Cùng cha mẹ xây dựng thời gian biểu và thực hiện theo thời gian biểu đó.

- Nhận xét tiết học, tuyên dương những cá nhân, nhóm học tập tích cực.

- HS lập kế hoạch theo yêu cầu của GV.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe và thực hiện.

- HS nhắc lại.

- Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian , học tập, sinh hoạt đạt kết quả tốt.

- Hs lắng nghe.

NS: 28/09/2020

NG:08/09/2020

Thứ 3 ngày 08 tháng 9 năm 2020 TOÁN

TIẾT 2: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 ( Tiếp theo )

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết viết các số có 2 chữ số thành tổng của số chục và số đơn vị, thứ tự của các số.

- Biết so sánh các số trong phạm vi 100.

- Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại.

2. Kĩ năng: Rèn đọc, viết, phân tích số đúng, nhanh 3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ kẻ như bài 1.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- Gọi 3 HS trả lời những câu hỏi sau: - 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi của GV.

(13)

+ Số liền trước số 72 là số nào? Số liền sau số 72 là số nào?

+ Hãy nêu các số từ 50 đến 60? Từ 80 đến 90?

+ Nêu các số có 1 chữ số?

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét.

B. Bài mới:

1. Giới thiệu bài (2’) - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Luyện tập

Bài 1: Viết (theo mẫu) (7’) - Gọi Hs đọc đề bài

- GV làm mẫu số 78:

+ Số có 7 chục và 8 đơn vị được viết là 78.

+ 78 gồm mấy chục? Mấy đơn vị?

- Yêu cầu HS làm bài. 2 HS lên bảng làm bài

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét

Bài 2: (7’) >, <, = ? - Gọi Hs đọc đề bài

- Muốn so sánh các cặp số ta làm thế nào?

- GV hướng dẫn thêm cách so sánh - Gọi 3HS lên bảng. Lớp làm vào VBT

- Gọi Hs nhận xét của các bạn.

- Gv nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

*KL: Khi so sánh số có 2 chữ số, ta so sánh số chục trước, sau đó so sánh tiếp số đơn vị.

Bài 3: (7’): Viết các số 41, 59, 38, 70:

- Gọi Hs đọc đề bài.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: …………

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé:...

- HS 1: Số liền trước số 72 là số 71 Số liền sau số 72 là số 73.

- HS 2: 50,51...60 80,81,82...90 - HS 3: 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS đọc đề.

- 7 chục, 8 đơn vị.

- HS làm bài.

+ 95: Chín mươi lăm, 95 = 90 + 5 + 61: Sáu mươi mốt, 61 = 60 + 1 + 24: Hai mươi tư, 24 =20 + 4 - HS nhận xét

- HS lắng nghe - HS nêu yêu cầu

- Tính tổng số rồi so sánh các số có 2 chữ số

- Theo dõi - Làm bài

52 < 56 81 > 80

69 < 96 88 = 80 + 8 70 + 4 = 74

30 + 5 < 53 - HS nhận xét

- Hs lắng nghe.

- HS đọc đề.

(14)

- GV hướng dẫn:

+ Sắp theo thứ tự từ bé đến lớn là số nào bé ta viết trước, số nào lớn ta viết sau.

+ Sắp theo thứ tự từ lớn đến bé thì ta làm ngược lại, số lớn ta viết trước, số bé ta viết sau.

- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên bảng

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

* KL: Muốn viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc từ lớn đến bé, trước hết các em hãy so sánh các số với nhau rồi viết

Bài 4: (6’) Nối số thích hợp với ô trống:

- Gọi Hs đọc đề bài - Hãy nêu cách làm

- HDHS cách nối cho phù hợp - Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS nhận xét - GV nhận xét

- Các số này có đặc điểm gì giống nhau?

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Bài 5: (3’) Đố vui: Số ?

Em viết số 69 vào bảng con, khi xoay bảng ngược lại em được số……

- GV yêu cầu HS cả lớp viết số 69 vào bảng con

- YCHS xoay bảng ngược lại để xem được số mấy?

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố - Dặn dò ( 3’)

- Muốn viết các số có 2 chữ số thành tổng ta làm thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Theo dõi

- HS làm bài.

a) Theo thứ tự từ bé đến lớn: 38, 41, 59, 70.

b) Theo thứ tự từ lớn đến bé: 70, 59, 41, 38.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc đề.

- Nêu cách làm

- Hs lắng nghe Gv hướng dẫn.

- HS làm bài:

a. 10 < 20

b. 80 và 90 > 70 - HS nhận xét - HS lắng nghe - Đều là số tròn chục

- Cả lớp viết số 69 vào bảng con - Xoay bảng và đọc số: 69

- Hs lắng nghe.

- Lấy số chục cộng với số đơn vị - HS lắng nghe

(15)

TỰ NHIÊN XÃ HỘI

TIẾT 1: CƠ QUAN VẬN ĐỘNG

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nhận ra cơ quan vận động gồm có: bộ xương, hệ cơ - Nêu được ví dụ sự phối hợp cử động của cơ và xương.

- Nhận ra sự phối hợp của cơ và xương trong các cử động của cơ thể.

- Nêu tên và chỉ được vị trí các bộ phận chính của cơ quan vận động trên tranh vẽ hoặc mô hình.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng tập thể dục cho xương phát triển tốt.

3. Thái độ: Cần siêng năng luyện tập thể dục, ham thích vận động.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa cơ quan vận động ở SGK.

- Sách, vở bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV kiểm tra sách vở phục vụ cho môn học

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới :

1. Giới thiệu bài (2’) - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Các hoạt động:

a. HĐ 1: Thực hành (10’)

- GV yêu cầu HS quan sát các hình 1,2,3,4 và làm một số cử động.

- GV yêu cầu HS lên bảng thực hiện.

- GV yêu cầu cả lớp thực hiện.

- GV hỏi:

+ Trong động tác vừa làm bộ phận nào của cơ thể cử động?

- Giáo viên kết luận: Thực hiện các thao tác thể dục, chúng ta đã cử động phối hợp nhiều bộ phận cơ thể. Khi hoạt động thì đầu, mình, tay, chân cử động. Các bộ phận này hoạt động nhịp nhàng là nhờ cơ quan vận động

- HS để sách, vở lên bàn cho GV kiểm tra.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại đầu bài.

- Lớp quan sát các hình 1,2,3,4 (trang 4 ) và làm một số động tác như các bạn nhỏ trong sách.

- Một số nhóm lên bảng thực hiện theo yêu cầu.

- Lớp thực hiện tại chỗ một số động tác theo lời hô của GV.

- HS lắng nghe và trả lời.

+ Tay, chân, đầu, mình.

- HS lắng nghe.

(16)

b. HĐ 2: Giới thiệu cơ quan vận động (10’)

- YC HS thảo luận nhóm, thực hành và cho biết:

* Bước 1: Sờ nắn để biết lớp da và xương thịt

+ GV sờ vào cơ thể: cơ thể ta được bao bọc bởi lớp gì?

- GV hướng dẫn HS thực hành: sờ nắn bàn tay, cổ tay, ngón tay của mình: dưới lớp da của cơ thể là gì?

- GV yêu cầu HS quan sát tranh 5, 6/ trang 5.

- Tranh 5, 6 vẽ gì?

- Yêu cầu HS trình bày lại phần quan sát.

* KL: Qua hoạt động sờ nắn tay và các bộ phận cơ thể, ta biết dưới lớp da cơ thể có xương và thịt (vừa nói vừa chỉ vào tranh:

đây là bộ xương cơ thể người và kia là cơ thể người có thịt hay còn gọi là hệ cơ bao bọc). GV làm mẫu.

* Bước 2: Cử động để biết sự phối hợp của xương và cơ.

- GV tổ chức HS cử động: ngón tay, cổ tay.

- Qua cử động ngón tay, cổ tay phần cơ thịt mềm mại, co giãn nhịp nhàng đã phối hợp giúp xương cử động được. Nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng của cơ và xương mà cơ thể cử động. Xương và cơ là cơ quan vận động của cơ thể.

- KL: Sự vận động trong hoạt động và vui chơi bổ ích sẽ giúp cho cơ quan vận động phát triển tốt.

c. HĐ 3: Trò chơi: Người thừa thứ 3 (10’) - GV nêu tên trò chơi; Phổ biến cách chơi, luật chơi.

- Tổ chức cho HS chơi - GV quan sát và hỏi:

- Ai thắng cuộc? Vì sao có thể chơi thắng bạn?

- Tay ai khỏe là biểu hiện cơ quan vận động khỏe. Muốn cơ quan vận động phát triển tốt cần thường xuyên luyện tập, ăn uống đủ chất, đều đặn.

- GV KL: Muốn cơ quan vận động khỏe, ta

- Hoạt động nhóm.

+ Lớp da.

- HS thực hành.

- HS quan sát - Xương và thịt.

- HS trình bày.

- HS thực hành.

- HS lắng nghe.

- HS nhắc lại.

- HS theo dõi.

- HS chơi.

- Trả lời.

- Lắng nghe.

(17)

cần năng tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để cơ săn chắc, xương cứng cáp. Cơ quan vận động khỏe chúng ta nhanh nhẹn.

3. Củng cố – Dặn dò: (3’)

- Cơ quan vận động gồm các bộ phận nào?

- Gọi Hs nhận xét.

- GV nhận xét tiết học.

- Xương và cơ.

- Nhận xét.

- Hs lắng nghe.

NS : 29/8/ 2020 NG: 09/9/2020

Thứ 4 ngày 9 tháng 9 năm 2020 TẬP ĐỌC

TIẾT 3: TỰ THUẬT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Nắm được những thông tin chính về bạn học sinh trong câu chuyện; Bước đầu có khái niệm về tự thuật (lý lịch). (Trả lời được những câu hỏi trong SGK)

- Đọc đúng và rõ ràng toàn bài; biết nghỉ hơi sau các dấu câu, giữa các dòng, giữa phần yêu cầu và phần trả lời ở mỗi dòng

2. Kĩ năng: Đọc lưu loát, rành mạch toàn bài 3. Thái độ: Có ý thức học tập tốt

*Giáo dục QTE: Mỗi em đều có quyền có họ tên và tự hào về tên của mình và có quyền được học tập trong nhà trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ ghi sẵn nội dung bản tự thuật SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV gọi HS đọc bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim và trả lời câu hỏi.

- Lúc đầu cậu bé học hành như thế nào?

- Thế nào gọi là ngáp ngắn ngáp dài?

- Thế nào gọi là nắn nót?

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. ( 2’)

- GV yêu cầu HS quan sát tranh và trả lời

- HS đọc bài và trả lời câu hỏi.

+ Mỗi khi cầm sách cậu chỉ đọc được vài dòng là chán, bỏ đi chơi.

viết chỉ nắn nót được mấy chữ đầu rồi nghệch ngoạc cho xong chuyện.

+ Ngáp nhiều vì buồn ngủ, mệt hoặc chán.

+ Biết hoặc làm cẩn thận tỉ mỉ gọi là nắn nót.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi.

(18)

câu hỏi sau:

+ Đây là ảnh ai?

- GV giới thiệu bài: Đây là ảnh một bạn HS. Hôm nay chúng ta sẽ đọc lời bạn ấy tự kể về mình. Những lời kể về mình như thế được gọi là " Tự thuật" hay là " lí lịch". Qua lời tự thuật của bạn, các em sẽ biết bạn ấy tên gì, là nam hay nữ, sinh ngày nào, nhà ở đâu. Giờ học còn giúp các em hiểu cách đọc một bài tự thuật rất khác cách đọc một bài văn, bài thơ.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Luyện đọc. ( 10’)

* Đọc mẫu.

- GV đọc mẫu với giọng đọc rành mạch, nghỉ hơi rõ giữa phần yêu cầu và trả lời.

* Đọc câu.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 1.

- GV hướng dẫn HS đọc từ khó: Tự thuật, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm.

- GV gọi một số HS đọc từ khó.

- GV yêu cầu HS đồng thanh đọc từ khó.

- GV gọi HS đọc nối tiếp câu lần 2.

* Đọc đoạn.

- GV chia đoạn:

+ Đoạn 1 từ đầu đến Hà Nội.

+ Đoạn 2 : Đoạn còn lại.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- GV đưa câu dài lên bảng.

Họ và tên:// Bùi Thanh Hà Nam,/ nữ:// nữ

Ngày sinh:// 23 - 4 - 1996( hai mươi ba/

tháng tư/ năm một nghìn chín trăm chín mươi sáu.//

- GV đọc mẫu câu dài.

- GV gọi HS đọc câu dài.

- GV gọi HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- GV gọi 1 HS đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

* Đọc từng đoạn trong nhóm.

- GV yêu cầu HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- GV gọi đại diện nhóm thi đọc.

+ Đây là ảnh một bạn HS.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi và ghi đầu bài.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- HS đọc tiếp nối tiếp câu lần 1.

- HS lắng nghe.

- HS đọc từ khó: Tự thuật, Hàn Thuyên, Hoàn Kiếm.

- HS đồng thanh đọc từ khó.

- HS đọc nối tiếp câu lần 2.

- HS theo dõi

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 1.

- HS theo dõi.

- HS lắng nghe.

- HS đọc câu dài

- HS đọc nối tiếp đoạn lần 2.

- HS đọc phần chú giải trong sách giáo khoa.

- HS luyện đọc trong nhóm đôi.

- Đại diện nhóm thi đọc.

(19)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- GV gọi 1 HS đọc cả bài.

*Tìm hiểu bài. ( 10’)

- GV yêu cầu HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

- Em biết những gì về bạn Thanh Hà?

- Nhờ đâu mà em biết được rõ về bạn Thanh Hà như vậy?

- Em hãy cho biết họ tên em, nam hay nữ, ngày sinh, nơi sinh của em ?

- Em cho biết em ở bản nào, xã nào, huyện nào, tỉnh nào?

- Qua bài học hôm nay cho em biết điều gì ?

- GV ghi nội dung bài lên bảng, gọi HS nhắc lại.

* Giáo dục QTE: Theo các em chúng ta có quyền được đi học không ? Và nếu được đi học thì bổn phận của người HS phải như thế nào ?

- GV chốt: Mỗi chúng ta đều có quyền riêng đó là có họ tên và tự hào về tên của mình,và chúng ta đều có quyền được học tập trong nhà trường.

* Luyện đọc lại. ( 10’) - GV đọc mẫu lần 2.

- GV gọi HS đọc bài trước lớp.

- GV nhận xét, tuyên dương . 3. Củng cố, dặn dò. ( 3’)

- Bài học hôm nay cho em biết điều gì ? - Gọi Hs nhận xét

- GV nhận xét tiết học.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc cả bài.

- HS đọc thầm bài và trả lời câu hỏi.

+ Em biết: Tên, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, quê quán,….của bạn Thanh Hà.

+ Nhờ vào tự thuật của bạn.

+ HS trả lời.

+ HS trả lời.

=> Bài đọc hôm nay giúp các em biét tự thuật về bản thân mình.

- HS nhắc lại.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS đọc bài trước lớp.

- Trả lời - Nhận xét

CHÍNH TẢ (NGHE - VIẾT)

TIẾT 2: NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI?

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Nghe viết chính xác khổ thơ cuối bài Ngày hôm qua đâu rồi ?; trình bày đúng

hình thức bài thơ 5 chữ. Viết đúng các tiếng khó

(20)

2. Kỹ năng: Rèn viết đúng, trình bày đẹp.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, rèn chữ giữ vở.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3 Vở, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV đọc, gọi HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. ( 2’)

- Trong giờ chính tả hôm nay, các em sẽ nghe đọc và viết lại khổ thơ cuối trong bài thơ Ngày hôm qua đâu rồi. Sau đó chúng ta sẽ cùng nhau làm một số bài tập chính tả và học 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn HS nghe viết: ( 20’) a. Hướng dẫn HS chuẩn bị.

- GV đọc mẫu khổ thơ.

- GV gọi 3 HS đọc lại khổ thơ.

- GV giúp HS nắm nội dung khổ thơ.

- GV hỏi:

+ Khổ thơ là lời của ai nói với ai?

+ Bố nói với con điều gì?

- GV giúp HS nhận xét.

+ Khổ thơ có mấy dòng?

+ Chữ đầu mỗi dòng thơ viết như thế nào?

b. Viết từ khó.

- GV đưa từ khó: tờ lịch, xoa đầu.

- GV gọi HS đọc từ khó trên bảng.

- GV yêu cầu HS viết vào bảng con.

- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.

c. Luyện viết chính tả.

- GV đọc lại bài chính tả.

- GV đọc thong thả từng dòng thơ, mỗi dòng thơ đọc 2, 3 lần. HS nghe viết bài vào vở.

- 3 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ sau: nên kim, nên người, lên núi, đứng lên.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS ghi tên bài vào vở.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS lắng nghe.

- 3 HS đọc lại khổ thơ.

- HS trả lời.

+ Lời của bố nói với con.

+ Con học hành chăm chỉ thì thời gian không mất.

- HS theo dõi và trả lời câu hỏi.

+ Khổ thơ có 4 dòng.

+ Viết hoa.

- HS theo dõi.

- Một số HS đọc từ khó trên bảng.

- HS viết vào bảng con theo yêu cầu.

- HS theo dõi - HS lắng nghe.

- HS nghe - viết bài vào vở.

(21)

- GV đọc lại bài cho HS soát lỗi.

d. Nhận xét, chữa bài.

- GV thu 5, 7 bài nhận xét tại lớp.

- GV nêu nhận xét từng bài trước lớp.

3. HD làm bài tập chính tả.

Bài 2: Em chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống. (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV gọi một HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

Bài 3: Viết vào vở những chữ cái còn thiếu trong bảng sau: (5’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV gọi một HS làm mẫu.

- GVgọi HS lên thi điền.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV xóa dần các chữ, các tên chữ trên bảng yêu cầu HS học thuộc.

- GV nhận xét, tuyên dương.

3. Củng cố, dặn dò. (3’).

- GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

- HS đổi vở nhau soát và sửa lỗi sai.

- HS nộp vở theo yêu cầu - HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS lên bảng làm bài, lớp làm bài vào vở bài tập.

a) (lịch, nịch): quyển lịch, chắc nịch (làng, nàng): nàng tiên, làng xóm - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu đề bài.

- HS làm mẫu: Đọc giê viết g.

- HS lên bảng thi điền vào bảng lớp.

+ Đọc: giê, hát, i, ca, e-lờ, em-mờ, en- nờ, o, ô, ơ.

+ Viết: g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ.

- HS nhận xét.

- HS học thuộc lòng bảng chữ cái theo yêu cầu.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 3: SỐ HẠNG - TỔNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Biết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng: số hạng - tổng.

- Biết thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số không nhớ trong phạm vi 100.

- Biết giải bài toán có lời văn bằng một phép cộng.

2. Kĩ năng: Gọi tên, làm tính đúng, nhanh, chính xác.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Bảng phụ.SGK, VBT.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

(22)

A. Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV gọi 2 HS lên bảng viết các số 33, 54, 45, 28 theo thứ tự từ bé đến lớn và theo thứ tự từ lớn đến bé.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Bài mới

1. Giới thiệu bài (2’) - GV giới thiệu bài.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại.

2. Giới thiệu số hạng và tổng (10’)

- GV viết phép tính lên bảng: 35 + 24 = 59.

- GV gọi HS đọc phép tính.

- GV gọi HS tính kết quả.

- GV nêu: Vậy trong phép tính cộng này 35 gọi là số hạng. GV viết số hạng xuống dưới 35 và 24 cũng gọi là số hạng viết xuống dưới, kết quả của phép cộng là 59 gọi là tổng ghi xuống dưới 59.

- GV chỉ vào bất kì số nào để HS đọc.

35 + 24 = 59 số hạng số hạng tổng

- GV gọi một số HS nêu lại tên gọi từng số của phép tính.

- GV hướng dẫn HS cách đặt tính rồi tính:

+35 24 59

- GV gọi HS nhắc lại cách đặt tính và cách thực hiện.

- GV yêu cầu HS nhắc lại tên các thành phần.

3. Luyện tập

Bài 1: (5’) Viết số thích hợp vào ô trống (theo mẫu):

- Gọi 1 Hs đọc yêu cầu.

- Muốn tìm tổng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2HS lên bảng

- 2 HS lên bảng làm bài, lớp theo dõi nhận xét:

- Theo tứ tự từ bé đến lớn là: 28, 33,45,54.

- Theo tứ tự từ lớn đến bé là: 28, 33, 45, 54.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS theo dõi.

- HS đọc theo yêu cầu.

- HS tính kết quả.

- HS theo dõi, lắng nghe.

- Một số HS đọc.

- HS nêu lại: 35 là số hạng, 24 là số hạng, 59 là tổng.

- HS theo dõi cách đặt tính.

- HS nhắc lại.

- HS nhắc lại tên các thành phần.

- HS đọc đề.

- Ta lấy số hạng cộng với số hạng - HS làm bài vào vở BT

(23)

điền vào bảng

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

=>KL: Muốn tìm tổng, ta lấy số hạng cộng với số hạng.

Bài 2: (6’)Viết phép cộng rồi tính tổng (theo mẫu), biết:

- Gọi 1 Hs đọc đề.

a) Các số hạng là 25 và 43 b) Các số hạng là 72 và 11

c) Các số hạng là 40 và 37 d) Các số hạng là 5 và 71

- GV HD:

+ Để làm bài này, trước tiên ta sẽ tiến hành đặt tính dọc. Viết số hạng thứ nhất ở trên, số hạng thứ hai ở dưới sao cho chữ số ở hàng đơn vị thẳng cột với hàng đơn vị, hàng chục thẳng cột với hàng chục, viết dấu cộng , kẻ vạch ngang.

+ Cuối cùng, ta tiến hành cộng theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ phải sang trái.

- GV làm mẫu phép tính: 25 + 43 = 68 - Yêu cầu HS làm bài.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét Bài 3: (6’)

- Gọi Hs đọc đề bài.

- Bài toán cho biết gì?

- Bài toán hỏi gì?

- GV ghi tóm tắt:

Cam: 20 cây Quýt: 35 cây

Có: … cây cam và quýt?

- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chữa bài.

- HS nhận xét - HS lắng nghe

- HS đọc đề.

- HS lắng nghe

- Theo dõi

- HS làm bài, bạn nhận xét

b) 7

2

c) 40 d) 5

1 1

37 71

8 3

77 76

- HS nhận xét - HS lắng nghe - HS đọc đề - Trả lời

- 1 HS lên bảng làm, lớp làm VBT.

Bài giải:

Số cây cam và quýt trong khu vườn đó có là:

25 + 35 = 55 (cây)

(24)

Bài 4: (3’) Số?

- HD cách làm

- Gọi 2 HS lên bảng làm, lớp làm VBT - Gọi Hs nhận xét.

* KL: Bất cứ số nào cộng 0 thì kết quả vẫn bằng chính số đó

4. Củng cố – Dặn dò (3’)

- Hãy nêu tên các thành phần và kết quả của phép cộng

- Hãy nêu cách thực hiện phép cộng các số có 2 chữ số

- Gọi Hs nhận xét.

- Nhận xét tiết học.

Đáp số: 55 cây - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe, quan sát.

- Làm bài

15 + 0 = 15 0 + 24 = 24 - HS nhận xét

- HS lắng nghe.

- Số hạng, số hạng, tổng.

- Hs Nêu . - Nhận xét.

- Hs lắng nghe.

HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ

BÁC HỒ VÀ NHỮNG BÀI HỌC VỀ ĐẠO ĐỨC BÀI 1: BÁC KIỂM TRA NỘI VỤ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Hiểu và cảm nhận được sự quan tâm sâu sát của Bác tới mọi người xung quanh, nhất là lối sống gọn gàng, ngăn nắp

2.Kĩ năng: Vận dụng bài học về sự gọn gàng, ngăn nắp từ câu chuyện vào cuộc sống của bản thân các em.

3. Thái độ : Yêu thích việc sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp.

II. CHUẨN BỊ:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV không kiểm tra vì đây là bài học đầu tiên.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. ( 2’)

- Gv giới thiệu cuốn sách: Bác Hồ và những bài học về đạo đức lớp 2.

- Giới thiệu bài " Bác kiểm tra nội vụ"

- GV ghi tên bài lên bảng.

2. Các hoạt động .

2.1 .Hoạt động 1: Đọc hiểu (7') - GV đọc đoạn văn “Bác kiểm tra nội vụ” (Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.4)

- HS lắng nghe.

- Hs lắng nghe.

- Hs quan sát.

- Hs lắng nghe.

(25)

- GV hỏi:

+ Trong câu chuyện này, vì sao khi báo động hoặc buổi sáng thức dậy, mọi người thường hay bị lẫn giày, dép?

+ Buổi sáng thức dậy, mọi người ngạc nhiên vì điều gì?

+ Buổi tối hôm trước, ai là người đã sắp xếp lại những đôi dép?

+ Từ sau khi được Bác chỉnh sửa cách để giày dép, anh em nội vụ đã làm được điều gì?

2.2 .Hoạt động 2: Hoạt động nhóm (10')

- GV tổ chức cho Hs thảo luận theo nhóm 4 để trả lời các câu hỏi:

+ Câu nào trong câu chuyện nhận xét chung về Bác Hồ?

+ Em hiểu từ “anh em” trong câu văn “ Bác quan tâm từ cái lớn, sâu sát từ cái nhỏ đời thường của anh em” như thế nào? Có phải anh em trong cùng 1 gia đình do bố mẹ sinh ra hay không?

+ Câu chuyện khuyên chúng ta bài học gì?

- Gọi các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.

- Gv nhận xét, đánh giá.

2.3.Hoạt động 3: Thực hành- ứng dụng (7')

- Đưa ra 1 số câu hỏi và gọi Hs trả lời cá nhân:

+Em có thường sắp xếp lại góc học tập của mình?

+ Em đã giúp bố mẹ gấp quần áo cho vào tủ bao giờ chưa? Vì sao phải gấp quần áo gọn gàng?

+ Ở nhà, em có tham gia cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, hoặc tự sắp xếp phòng ngủ của mình không? Kể một lần em tham gia cùng bố mẹ dọn nhà

- GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương.

2.4.Hoạt động 4: GV cho HS thảo luận nhóm 2 (6')

- Yc Hs thảo luận cặp đôi.

- HS trả lời cá nhân

- HS làm việc theo nhóm 4 , thảo luận câu hỏi, ghi vào bảng nhóm

- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung.

- HS lắng nghe câu hỏi để trả lời .

- HS thảo luận theo cặp để trả lời câu hỏi.

(26)

+ Gọn gàng, ngăn nắp giúp gì cho ta khi sử dụng đồ đạc?

+ Gọn gàng, ngăn nắp có làm cho căn nhà, căn phòng đẹp hơn không?

- Yc các nhóm trả lời.

3. Củng cố, dặn dò: (3')

+ Sống gọn gàng, ngăn nắp có những ích lợi gì?

+ Nhận xét tiết học.

- Các nhóm trả lời. Nhóm khác nhận xét. bổ sung.

- HS trả lời - Hs lắng nghe.

NS : 30/8/ 2020 NG: 10/9/2020

Thứ 5 ngày 10 tháng 9 năm 2020 LUYỆN TỪ VÀ CÂU

TIẾT 1: TỪ VÀ CÂU

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Bước đầu làm quen với khái niệm Từ và Câu thông qua các BT thực hành.

- Biết tìm các từ liên quan đến họat động học tập. Viết được một câu nói về nội dung mỗi tranh

2. Kĩ năng: Biết tìm từ, đặt câu đúng, có nghĩa 3.Thái độ: Giáo dục HS có ý thức học tập.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh, Bảng chữ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A. Kiểm tra bài cũ. ( 5’)

- GV kiểm tra sách vở đồ dùng học tập của HS.

- GV nhận xét, tuyên dương.

B. Dạy bài mới

1. Giới thiệu bài. ( 2’)

- GV giới thiệu bài: Ở lớp 1 các em đã biết thế nào là một tiếng. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm thế nào là từ và câu.

- GV ghi đầu bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại đầu bài.

2. Hướng dẫn HS làm bài tập.

Bài 1: Chọn tên gọi cho mỗi người, mỗi vật, mỗi việc làm dưới đây: (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài và đọc mẫu.

- GV yêu cầu HS quan sát tranh nhận

- HS để đồ dùng cho GV kiểm tra.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại đầu bài.

- HS đọc yêu cầu đề bài và đọc mẫu.

- HS quan sát tranh, nghe GV đọc tên

(27)

biết người, vật, việc.

- GV chia lớp thành 2 nhóm lên thi gắn từ thích hợp với mỗi tranh, lớp làm bài vào vở bài tập.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

Bài 2: Tìm các từ. (10’)

- GV gọi HS đọc yêu cầu đề bài.

- GV chia HS thành 2 nhóm, GV phát phiếu cho từng nhóm và yêu cầu trao đổi nhóm và viết nhanh những từ vừa tìm được.

- GV gọi đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt từ tìm đúng.

Bài 3: Hãy viết một câu nói về người hoặc cảnh vật trong mỗi tranh sau: (10’) - GV gọi HS đọc yêu câu đề bài.

- GV yêu cầu HS quan sát từng tranh, nhận biết nội dung tranh rồi viết vào vở bài tập.

- GV gọi HS đọc câu mình vừa đặt được.

gọi của từng người, vật, việc ấy và đọc số thứ tự của tranh ấy thì HS chỉ tay vào tranh thích hợp.

- 2 nhóm HS lên bảng thi đua lên gắn thẻ từ thÝch hợp với mỗi tranh, lớp làm bài vào vở bài tập.

1) Trường 5) Hoa hồng 2) HS 6) Nhà 3) Chạy 7) Xe đạp 4) Cô giáo 8) Múa - HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

- Các nhóm thảo luận và làm bài vào phiếu.

- Đại diện nhóm trình bày kết quả, lớp theo dõi nhận xét, chốt lời giải đúng:

+ Từ chỉ đồ dùng học tập: bút, bút chì, thước kẻ, sgk, vở viết, tẩy, xóa, cặp, mực, phấn, sách, kéo, bút màu, bút vẽ, bảng.

+ Từ chỉ hoạt động của HS: đọc, học, viết, nghe, nói, đếm, đi, tính toán, đứng, chạy, nhảy, ngủ, ăn, ngồi, ngủ, nhảy dây.

+ Từ chỉ tính nết của HS: chăm chỉ, cần cù, ngoan. nghịch ngợm, đoàn kết, lễ phép, thật thà, thẳng thắn, trung thực, hồn nhiên, ngây thơ, hiền hậu, lễ độ.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS đọc yêu cầu của đề bài.

- HS quan sát tranh, viết vào vở bài tập.

- Một số HS đọc câu mình vừa đặt được, lớp theo dõi nhận xét, chốt câu đúng.

Tranh1: Huệ cùng các bạn dạo chơi

(28)

- GV gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chỉnh sửa câu cho HS.

3. Củng cố, dặn dò. ( 3’) - GV nhận xét tiết học.

- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị bài sau.

trong công viên.

Tranh 2: Thấy một khóm hồng rất đẹp, Huệ dừng lại ngắm.

+ Huệ say mê ngắm một khóm hoa hồng mới nở hoa.

- HS nhận xét.

- HS lắng nghe, chữa bài.

TẬP VIẾT

TIẾT 1: CHỮ HOA: A

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức:

- Viết đúng chữ hoa A theo cỡ vừa và cỡ nhỏ. Chữ và câu ứng dụng theo cỡ vừa và nhỏ.

- Chữ viết rõ ràng, tương đối rõ nét, thẳng hàng, bước đầu biết nối chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết đúng cho học sinh.

3. Thái độ: Giáo dục HS tính cẩn thận, ý thức rèn chữ, giữ vở

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Mẫu chữ A, bảng phụ ghi câu ứng dụng. Bảng con, vở.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh A.Kiểm tra bài cũ: (5’)

- GV kiểm tra đồ dùng, sách vở của HS.

- GV nhận xét.

B. Dạy bài mới 1.Giới thiệu bài. (2') - GV nêu mục tiêu tiết học - GV ghi tên bài lên bảng.

- GV gọi HS nhắc lại tên bài.

2. Hướng dẫn viết chữ hoa và cụm từ ứng dụng (15’)

a. Hướng dẫn HS viết chữ hoa

- Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét chữ A hoa.

+ Chữ A cao mấy li, gồm mấy đường kẻ ngang?

+ Được viết bởi mấy nét?

- GV viết mẫu lên bảng.

- GV phân tích chữ mẫu.

+ Nét 1 gần giống nét móc ngược trái

- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- HS theo dõi.

- HS nhắc lại tên bài.

- HS quan sát và nhận xét độ cao của các con chữ.

- Cao 5 li - 6 đường kẻ ngang.

- Viết bởi 3 nét.

- HS theo dõi GV viết mẫu.

- HS lắng nghe.

(29)

nhưng hơi lượn ở phía trên và nghiêng về bên phải, nét hai là nét móc phải, nét 3 là nét lượn ngang.

- GV chỉ dẫn HS cách viết:

+ Nét 1: Đặt bút ở đường kẻ ngang 3, viết nét móc ngược trái từ dưới lên, nghiêng về bên phải và lượn ở phía trên, dừng bút ở đường kẻ 6.

+ Nét 2: Từ điểm dừng bút ở nét 1, chuyển hướng bút viết nét móc ngược phải, dừng bút ở đường kẻ 2.

+ Nét 3: Lia bút lên khoảng giữa thân chữ, viết nét lượn ngang thân chữ từ trái qua phải.

* Hướng dẫn HS viết bảng con.

- GV yêu cầu HS viết chữ A vào bảng con, 2 HS lên viết bảng lớp.

- GV theo dõi, uốn nắn cho HS.

b. Hướng dẫn viết câu ứng dụng

* Giới thiệu câu ứng dụng.

- GV gọi HS đọc câu ứng dụng.

- GV giới thiệu từ ứng dụng:

Anh em hoà thuận

- GV giúp HS giải nghĩa câu ứng dụng:

Đưa ra lời khuyên anh em trong nhà phải thương yêu nhau.

* Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - Chữ A hoa cỡ nhỏ và h cao mấy li?

- Chữ t cao mấy li?

- Những chữ còn lại (n, m,o,a) cao mấy li?

- Cách đặt dấu thanh ở các chữ?

+ Các chữ (tiếng) viết cách nhau một khoảng bằng chừng nào?

- GV viết mẫu chữ Anh.

- GV nhận xét, uốn nắn cho HS.

3. HD HS viết vào vở tập viết. (15') - GV nêu yêu cầu viết:

- YC HS viết vào vở

+ Chữ hoa A (1dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)

+ Chữ và câu ứng dụng: Anh (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ)

- 2 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.

- Theo dõi

- HS đọc câu ứng dụng.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe.

- Chữ A hoa cỡ nhỏ và h cao2,5 li.

- Chữ t cao1,5 li

- Những chữ còn lại (n, m,o,a) cao 1 li.

- Dấu nặng đặt dưới â, dấu huyền đặt trên a

- Bằng khoảng cách viết chữ cái o.

- HS viết vào bảng con chữ Anh.

- HS lắng nghe.

- HS lắng nghe

- HS viết vào vở theo yêu cầu của GV.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

*Qua bài hát Nhaïc só Moäng Laân muoán nhaéc nhôû chuùng ta phaûi bieát ñoaøn keát, thöông yeâu. vaø giuùp ñôõ laãn nhau ñeå cuøng nhau

* KNS: Chúng ta phải làm như thế nào để tự bản thân chúng ta có thể tự quản lí thời gian của mình, thời gian học tập và sinh hoạt đúng giờ để không bị ảnh hưởng tới

Hoạt động 2 : Chức năng của từng cơ quan kể trên Dựa vào nội dung đã học hãy cho biết chức năng của các cơ quan : hô hấp , tuần hoàn , bài tiết nước tiểu và cơ

Mục tiêu : Giúp học sinh biết công việc cụ thể cần làm và thời gian thực hiện để học tập, sinh hoạt đúng giờ.. KNS: Kĩ năng lập kế hoạch để học tập sinh hoạt

Trứng Tinh trùng Sự thụ tinh..

Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.

Cơ quan nào trong cơ thể quyết định giới tính của mỗi người?. Cơ quan

Câu 7: Những luận điểm nào sau đây phù hợp với nội dung đề bài: Suy nghĩ của anh (chị) về việc lựa chọn nghề nghiệp của thanh niên hiện nay... Tình hình và thực