• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Bình Khê II #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.botto"

Copied!
14
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN ĐỆM Ngày soạn: 01.05.2020

Ngày giảng: Thứ hai ngày 4 tháng 5 năm 2020 Đạo đức – 5A + 5B

EM YÊU QUÊ HƯƠNG (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS có khả năng:

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương.

2. Kĩ năng

- Thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể 3. Thái độ

- Yêu mến, tự hào về quê hương mình, mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.

* GDBVMT: GD HS tích cực tham gia các hoạt động BVMT là thể hiện tình yêu quê hương.

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD

- Kĩ năng xác định giá trị (yêu quê hương).

- Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan điểm, những hành vi việc làm không phù hợpvới quê hương).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về truyền thống văn hoá, truyền thống cách mạng, về danh lam thắng cảnh, con người của quê hương.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết của bản thân về quê hương mình.

III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Giấy, bút màu

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức: 1’

2. Bài mới

* GTB: 2’

* Hoạt động 1: Triển lãm nhỏ: bài tập 4 SGK: 6’

- GV HD HS trình bày và giới thiệu tranh - Các nhóm trình bày và giới thiệu tranh của nhóm mình

- GV nhận xét và KL

* Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ: BT 2: 6’

- GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 SGK

- Hát

- HS giới thiệu tranh - Các nhóm giới thiệu

- HS cả lớp thảo luận, nhận xét

(2)

- Yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu theo quy ước.

- Gọi HS giải thích lí do

GV nhận xét, KL: tán thành ý kiến a, d, không tán thành ý kiến: b, c

* Hoạt động 3: Xử lí tình huống bài tập 3: 8’

- GV yêu cầu HS các nhóm thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày

- Nhóm khác nhận xét GVKL

1. Tình huống a: bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình, vận động các bạn cùng tham gia, nhắc nhở các bạn giữ gìn sách.

2. Tình huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm

* Hoạt động 4: Trình bày kết quả sưu tầm tranh: 10’

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả sưu tầm về các cảnh đẹp của quê hương, các phong tục tập quán danh nhân...đã chuẩn bị

- GV nhắc nhở HS thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể phù hợp với khả năng.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Nhận xét tiết học

- Dặn dò chuẩn bị cho bài sau

- HS nêu ý kiến của mình bằng cách giơ thẻ

- HS giải thích lí do.

- Các nhóm thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày - Nhóm khác nhận xét.

- Nghe và ghi nhớ

- HS trình bày các tranh ảnh sưu tầm

- Lắng nghe và thực hiện

...

Đạo đức

UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ (PHƯỜNG) EM (Tiết 1+2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Bước đầu biết vai trò quan trọng của UBND xã (phường) đối với cộng đồng.

- Kể được một số công việc của UBND xã (phường) đối với trẻ em trên địa phương.

- Biết được trách nhiệm của mọi người dân là phải tôn trọng UBND xã (phường).

2. Kĩ năng

- Thể hiện sự tôn trọng UBND xã (phường) bằng những việc làm cụ thể 3. Thái độ

(3)

- Có ý thức tôn trọng UBND xã (phường).

* GD quyền trẻ em: Quyền được UBND xã (phường) chăm sóc và bảo vệ lợi ích

*GT: Không yêu cầu HS làm bài tập 4(trang 33), BT HS học theo sự hướng dẫn của cha mẹ.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Ảnh phóng to trong bài

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức 2. Bài mới

* GTB: 2’

* Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân xã phường: 9’

- Gọi 2 HS đọc truyện trong SGK - HS thảo luận

Bố Nga đến UBND phường để làm gì?

UBND xã, phường làm các công việc gì?

UBND xã, phường có vai trò ntn? Vì sao?

Mọi người cần có thái độ như thế nào đối với UBND xã, phường?

GVKL: UBND xã, phường giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân địa phương. Vì vậy mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ UB hoàn thành công việc - Yêu cầu: HS đọc ghi nhớ trong SGK

* Hoạt động 2: Làm bài tập 1 trong SGK: 10’

- Hát

- 2 HS đọc truyện trong SGK - HS thảo luận

- Bố dẫn Nga đến phường để làm giấy khai sinh

- Ngoài việc cấp giấy khai sinh, UBND xã, phường còn làm nhiều việc: xác nhận chỗ ở, quản lí việc xây dựng trường học, điểm vui chơi cho trẻ em...

- UBND phường, xã có vai trò vô cùng quan trọng vì UBND xã, phường là cơ quan chính quyền đại diện cho nhà nước và pháp luật bảo vệ các quyền lợi cho người dân địa phương

- Mọi người phải có thái độ tôn trọng và có trách nhiệm tạo điều kiện và giúp đỡ để UBND xã, phường hoàn thành nhiệm vụ - Nghe và ghi nhớ

- HS đọc ghi nhớ trong SGK

(4)

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ - Cho HS thảo luận nhóm

- Gọi đại diện nhóm trình bày

KL: UBND xã phường làm các việc b, d, đ, e, h, i

* Hoạt động 3: Xử lí tình huống ở bài tập 2 SGK

- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm HS

GVKL:

+ Tình huống (a) Nên vận động các bạn cùng tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chất độc màu da cam

+ Tình huống (b) Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường

+ Tình huống (c): Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập .... ủng hộ trẻ em vùng lũ lụt

Hoạt động 4: Làm bài tập 3 trong SGK: 10’

- GV giao nhiệm vụ cho HS

- Yêu cầu: HS hoàn thành bài tập ở nhà.

3. Củng cố - dặn dò: 2’

- Tìm hiểu về UBND xã em tại nơi em ở, các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà UBND xã đã làm.

- HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả

- Các nhóm HS thảo luận

- Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung.

- HS tự đọc và làm bài tập trong SGK dưới sự hỗ trợ của cha mẹ.

- HS lắng nghe và thực hiện

………

Ngày soạn: 01.05.2020

Ngày giảng: Thứ ba ngày 5 tháng 5 năm 2020 Kỹ thuật – 5B + 5A LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.

2. Kĩ năng: Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

(5)

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV cho HS quan sát mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.

Để lắp được xe cần cẩu, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ?

3. Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a) Hướng dẫn chọn các chi tiết b) Lắp từng bộ phận

+Lắp giá đỡ cẩu (H 2- SGK) - GV Hướng dẫn cách lắp.

+Lắp cần cẩu (H.3- SGK) - GV Hướng dẫn lắp hình 3c.

+Lắp các bộ phận khác (H.4- SGK) - Yêu cầu: :

c) Lắp xe cần cẩu (H.1- SGK)

- GV Hướng dẫn lắp xe cần cẩu theo các bước trong SGK.

d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

- GV Hướng dẫn cách tháo và xếp các chi tiết vào hộp.

4. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài tiết sau thực hành Lắp xe cần cẩu.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời.

- Cần lắp 5 bộ phận: giá đỡ cẩu, cần cẩu, ròng rọc, dây tời, trục bánh xe.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- HS quan sát H.2 (SGK) và chọn các chi tiết để lắp.

- 1 HS lên lắp hình 3a và 1 HS lắp hình 3b

- HS quan sát hình 4, 2 HS lên lắp hình 4a,4b,4c

- Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.

………..

LẮP XE CẦN CẨU (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe cần cẩu.

2. Kĩ năng: Lắp được xe cần cẩu đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thực hành.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mẫu xe cần cẩu đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

(6)

Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 1’

2. Hoạt động 1: HS thực hành lắp xe cần cẩu.

a) Chọn các chi tiết - Yêu cầu:

b) Lắp từng bộ phận

- Trước khi thực hành, Yêu cầu: :

- Trong khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.

c) Lắp xe cần cẩu (H.1- SGK) - GV Yêu cầu: : .

3. Hoạt động2: Đánh giá sản phẩm.

- GV Yêu cầu: :

- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá, Yêu cầu: : - GV nhận xét, đánh giá sản phẩm của HS theo 2 mức.

- Yêu cầu: :

4. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị bài tiết sau Lắp xe ben.

- Nhận xét tiết học.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- 1 HS đọc ghi nhứ trong SGK.

- HS quan sát kĩ các hình trong SGK và nd của từng bước lắp.

- HS thực hành lắp từng bộ phận.

- HS lắp ráp theo các bước trong SGK.

- HS trưng bày sản phẩm theo nhóm.

- HS tự đánh giá sản phẩm của mình và của bạn.

- HS tháo rời các chi tiết và xếp vào hộp.

………..

Ngày soạn: 01.05.2020

Ngày giảng: Thứ tư ngày 6 tháng 5 năm 2020 Đạo đức – 5A + 5B

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 1) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết:

- Tổ quốc của em là tổ quốc Việt Nam; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Trình bày được những hiểu biết của bản thân về con người, đất nước Việt Nam.

3. Thái độ

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

* GT: Không yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 36).

(7)

* GD BVMT: GV giới thiệu một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước qua đó giáo dục tình yêu, trách nhiệm của HS

* GDANQP: Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD

- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.

- Kĩ năng hợp tác nhóm.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, phiếu học tập

IV. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: 5' 2. Bài mới

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin (trang 34 SGK)

GV yêu cầu HS đọc các thông tin trong SGK

- Từ các thông tin đó, em có suy nghĩ gì về đất nước và con người Việt Nam?

GV chia nhóm hs và đề nghị các nhóm thảo luận theo các câu hỏi sau:

- Em biết thêm những gì về đất nước Việt Nam? Hãy kể:

+ Về diện tích, vị trí địa lí + Các danh lam thắng cảnh

+ Một số phong tục truyền thống trong cách ăn mặc, ăn uống, giao tiếp

+ Các công trình xây dựng lớn của đất nước

+ Truyền thống dựng nước và giữ nước (tích hợp những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo)

+ Thành tựu khoa học, chăn nuôi, trồng trọt

- Nước ta còn có những khó khăn gì?

- 2 HS lên bảng trả lời câu hỏi có liên quan đến bài học của tiết trước

- 1 HS đọc

+ Đất nước Việt Nam đang phát triển + Đất nước Việt Nam có những văn hóa, truyền thống quý báu

+ Đất nước Việt Nam là một đất nước hiếu khách

- Các nhóm làm việc + 33000km2

+ Vịnh Hạ Long, Bến Nhà Rồng,..

- 1 số HS kể

- Thủy điện Sơn La, đường mòn Hồ Chí Minh,..

- KN Bà Trưng, Bà Triệu, ...

- 1 vài HS kể

- HS trả lời theo ý hiểu của mình + Ô nhiễm môi trường, phá rừng, khai thác trái phép các tài nguyên còn nhiều

+ Đời sống một bộ phận người dân còn khó khăn, đói nghèo, bệnh tật + Tình trạng lãng phí điện, nước + Tham ô, tham nhũng, quan liêu,...

- 1 vài HS trả lời

(8)

- Chúng ta cần làm gì để góp phần xây dựng đất nước?

GVKL: VN có nền văn hoá lâu đời, có truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước rất đáng tự hào.

- Đất nước ta còn nghèo, còn nhiều khó khăn, vì vậy chúng ta cần phải cố gắng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng Tổ quốc.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 1 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm hoàn thành bài

GV kết luận:

- Ngày 2-9-1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình lịch sử, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Từ đó, ngày 2- 9 được lấy làm ngày Quốc khánh của nước ta.

- 7-5-1954 Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ.

- 30-4-1975 Ngày giải phóng miền Nam.

- Quân giải phóng chiếm Dinh Độc Lập, ngụy quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng.

- Ải Chi Lăng: thuộc Lạng Sơn, nơi Lê Lợi đánh tan quân Minh.

- Sông Bạch Đằng: gắn với chiến thắng của Ngô Quyền chống quân Nam Hán và nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.

- Bến Nhà Rồng: Nằm trên sông Sài Gòn.

Ngày 5-6-1911, tại nơi này Chủ tịch HCM đã ra đi tìm đường cứu nước.

- Cây đa Tân Trào: Dưới gốc đa này, chiều 16.8.1945, quân Giải phóng đã làm lễ xuất quân, lên đường qua Thái Nguyên tiến về giải phóng Thủ đô Hà Nội.

- Là người VN, chúng ta cần biết các mốc thời gian và địa danh gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc.

* Hoạt động 3: Làm bài tập 2 SGK - Yêu cầu HS làm bài tập

GVKL: Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở

- Nghe và ghi nhớ

- HS nêu yêu cầu - HS làm việc nhóm

- Đại diện nhóm trình bày trước lớp

- Nghe và ghi nhớ

- HS đọc yêu cầu và làm bài tập

(9)

giữa ngôi sao vàng năm cánh

- Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là danh nhân văn hoá thế giới - Văn Miếu nằm ở Thủ đô Hà Nội, là trường đại học đầu tiên ở nước ta

- Áo dài Việt Nam là một nét văn hoá truyền thống của dân tộc ta

- GV giới thiệu một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước có liên quan đến môi trường như: Vịnh Hạ Long, Phong Nha - Kẻ Bàng, Nhà máy Thủy điện Sơn La, Nhà máy Thủy điện Trị An, Thủy điện Yaly,...

* GD BVMT: Em cần có thái độ như thế nào đối với các công trình, di sản, văn hóa của đất nước?

- GV KL: Chúng ta cần phải tôn trọng, giữ gìn các di sản của dân tộc, bảo vệ, phát huy những nét đẹp của văn hóa

3. Củng cố, dặn dò: 3' - Nhận xét tiết học

- Dặn HS về tìm hiểu một thành tựu mà VN đã đạt được trong những năm gần đây và sưu tầm các bài hát, bài thơ.

- Trao đổi bài làm với bạn ngồi bên cạnh.

- Một số học sinh trình bày trước lớp nói và giới thiệu về Quốc kì VN, về Bác Hồ, Văn Miếu, áo dài VN.

- Nghe và ghi nhớ

- Trả lời theo ý hiểu

- Nghe và ghi nhớ

- Nghe và ghi nhớ

………

Đạo đức

EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2) I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Học xong bài này HS biết:

- Tổ quốc của em là tổ quốc Việt Nam; tổ quốc em đang thay đổi từng ngày và đang hội nhập vào đời sống quốc tế.

- Có một số hiểu biết phù hợp với lứa tuổi về lịch sử, văn hóa và kinh tế của Tổ quốc Việt Nam.

2. Kĩ năng

- Trình bày được những hiểu biết của bản thân về con người, đất nước Việt Nam 3. Thái độ

- Có ý thức học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

- Yêu Tổ quốc Việt Nam.

* GT: Không yêu cầu HS làm bài tập 4 (trang 36).

* GD BVMT: GV giới thiệu một số di sản (thiên nhiên) thế giới của Việt Nam và một số công trình lớn của đất nước qua đó giáo dục tình yêu, trách nhiệm của HS

* GDANQP: Kể chuyện những tấm gương bảo vệ chủ quyền biển, đảo

(10)

II. CÁC KNS CƠ BẢN ĐƯỢC GD

- Kĩ năng xác định giá trị (yêu Tổ quốc Việt Nam).

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đất nước và con người Việt Nam.

- Kĩ năng hợp tác nhóm.

- Kĩ năng trình bày những hiểu biết về đất nước, con người Việt Nam III. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Tranh ảnh, phiếu học tập

VI. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Kiểm tra bài cũ: 5’

- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 10.

=> GV nhận xét.

2. Bài mới

2.1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.

2.2. Hoạt động 1: BT1. 15’

- GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS (6 nhóm): Giới thiệu một sự kiện, một bài hát, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật lịch sử có liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong BT 1.

- Mời đại diện các nhóm trình bày về một mốc thời gian hoặc một địa danh.

- GV kết luận: SGV-Tr. 50, 51.

2.3. Hoạt động 2: Đóng vai (BT3, SGK). 10’

- Cho HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu:

đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách du lịch về một trong các chủ đề:

văn hoá, KT, LS, danh lam thắng cảnh,…

- GV nhận xét, khen các nhóm đóng vai tốt.

3. Củng cố, dặn dò: 5’

- Cho HS nối tiếp nêu ghi nhớ.

- Em đã tham quan những cảnh đẹp nào

- 3 HS trình bày.

=> HS nhận xét.

- HS lắng nghe.

- HS thảo luận theo hướng dẫn của GV.

- Đại diện nhóm trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- HS thảo luận theo nhóm 4

- Đại diện các nhóm HS lên đóng vai.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

(11)

của đất nước Việt Nam? Đến nơi đó em đã biết giữ gìn môi trường nơi đó chưa?

- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về học bài và thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của mình qua những việc làm cụ thể.

- HS đọc

- HS về làm bài, chuẩn bị bài sau.

………

Ngày soạn: 01.05.2020

Ngày giảng: Thứ năm ngày 7 tháng 5 năm 2020 Kỹ thuật – 5B + 5A

LẮP XE BEN I. MỤC TIÊU: HS cần phải:

1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe ben.

2. Kĩ năng: Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC - Mẫu xe ben đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài:

2. Hoạt động: Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.

- Để lắp được xe ben, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Kể tên các bộ phận đó ?

3. Hoạt động: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - Yêu cầu: :

b) Lắp từng bộ phận

+Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H 2- SGK)

- Yêu cầu: :

+Lắp sàn ca bin và thanh đỡ (H.3- SGK) - Yêu cầu: :

+Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau (H.4- SGK)

- HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời.

- Cần lắp 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ, sàn ca bin và các thanh đỡ, hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau,trục bánh xe trước, ca bin.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- HS quan sát H.2 (SGK) và chọn các chi tiết để lắp.

- 1 HS lên lắp khung sàn xe.

- HS chọn chi tiết và lắp.

(12)

- Yêu cầu: :

+ Lắp trục bánh xe trước (H.5a- SGK) - GV Yêu cầu: :

+Lắp ca bin (H.5b- SGK) c) Lắp ráp xe ben (H.1- SGK)

- GV tiến hành lắp xe ben theo các bước trong SGK.

- Yêu cầu: :

d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

- GV Hướng dẫn cách tháo và xếp các chi tiết vào hộp.

- Yêu cầu: :

4. Hoạt động: HS thực hành lắp xe ben.

a) Chọn các chi tiết - Yêu cầu: :

b) Lắp từng bộ phận

- Trước khi thực hành, Yêu cầu:

- Trong khi HS thực hành lắp từng bộ phận, GV quan sát, giúp đỡ HS còn lúng túng.

c) Lắp ráp xe ben (H.1- SGK) - GV Yêu cầu: : .

5. Củng cố, dặn dò: 3’

- Chuẩn bị bài tiết sau Lắp máy bay trực thăng.

- Nhận xét tiết học.

- HS quan sát hình , 2 HS lên lắp - 1 HS lên bảng lắp, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng lắp 1- 2 bước.

- Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- 1 HS đọc ghi nhớ trong SGK.

- HS quan sát kĩ các hình trong SGK và đọc nd của từng bước lắp trong SGK.

- HS thực hành lắp từng bộ phận.

- HS lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK ở nhà.

……….

LẮP MÁY BAY TRỰC THĂNG I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp máy bay trực thăng.

2. Kĩ năng: Lắp từng bộ phận và lắp ráp máy bay trực thăng đúng kĩ thuật, đúng qui trình.

3. Thái độ: - Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của máy bay trực thăng.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

- Mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC.

(13)

Hoạt động dạy học Hoạt động dạy học 1. Giới thiệu bài: 2’

2. Hoạt động: Quan sát, nhận xét mẫu.

- GV cho HS quan sát mẫu máy bay trực thăng đã lắp sẵn.

- Để lắp được máy bay trực thăng, theo em cần phải lắp mấy bộ phận ? Kể tên các bộ phận đó ?

3. Hoạt động: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.

a) Hướng dẫn chọn các chi tiết - Yêu cầu: :

b) Lắp từng bộ phận

+Lắp thân và đuôi máy bay (H 2- SGK) - Yêu cầu: :

+Lắp sàn ca bin và giá đỡ (H.3- SGK) - Yêu cầu: :

+Lắp ca bin (H.4- SGK) - Yêu cầu: :

+ Lắp cánh quạt (H.5- SGK) - GV Yêu cầu: :

+Lắp càng máy bay (H.6- SGK)

c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1- SGK) - GV tiến hành lắp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK.

- Yêu cầu: :

d) Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.

- GV Hướng dẫn cách tháo và xếp các chi tiết vào hộp.

- Yêu cầu:

4. Hoạt động: HS thực hành lắp máy bay trực thăng.

a) Chọn chi tiết - Yêu cầu: :

- GV kiểm tra HS chọn các chi tiết.

b) Lắp từng bộ phận

- HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời.

- Cần lắp 5 bộ phận: thân và đuôi máy bay, sàn ca bin và giá đỡ, ca bin, cánh quạt, càng máy bay.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

- HS quan sát H.2 (SGK) và chọn các chi tiết để lắp.

- 1 HS lên lắp.

- 1HS lên chọn chi tiết và lắp ca bin.

- HS quan sát hình , 2 HS lên lắp - 1 HS lên bảng lắp, lớp nhận xét, bổ sung.

- HS lên bảng lắp 1- 2 bước.

- HS thực hành tháo rời các chi tiết và bỏ vào hộp.

- Vài HS đọc nd ghi nhớ ở SGK.

- HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết xếp vào nắp hộp.

(14)

Trước khi HS thực hành, Yêu cầu: :

- Trong khi HS lắp GV quan sát, giúp đỡ thêm cho những HS còn lúng túng.

c) Lắp ráp máy bay trực thăng (H.1- SGK) - GV Yêu cầu:

5. Củng cố, dặn dò:

- Chuẩn bị tiết sau thực hành Lắp rô bốt.

- Nhận xét tiết học.

- 1 HS đọc phần ghi nhớ trong SGK để toàn lớp nắm vững qui trình lắp máy bay trực thăng.

- Quan sát kĩ hình và đọc nd từng bước lắp SGK

- HS thực hành lắp các bộ phận của máy bay trực thăng.

- HS lắp ráp máy bay trực thăng theo các bước trong SGK ở nhà.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trên cơ sở nền tảng lý luận đã được hệ thống hóa và làm rõ hơn đồng thời qua nghiên cứu thực trạng về phương pháp và quy trình phân tích tài chính DNNVV tại các NHTMCP

a) Diện tích toàn phần của hình M gấp mấy lần diện tích toàn phần của hình N?. b) Thể tích của hình M gấp mấy lần thể tích của

Yêu cầu a) Suy nghĩ và hành động của T thể hiện sự hiểu biết về quyền quyền và nghĩa vụ của công dân. Qua đó T đã thể hiện trách nhiệm của mình trong việc thực hiện

Nắm bắt rõ được điểm này, bên bán luôn cố gắng “gài thêm” các điều kiện bất lợi, gây ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng..Vốn là các chủ thể yếu thế về thông tin và

Trong hành trình tìm đường cứu nước, nhận thức đầu tiên của Nguyễn Tất Thành rút ra được là ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo, độc ác; ở đâu người lao động cũng bị

Các tộc người đều có những biện pháp bảo vệ môi trường riêng của mình, mà một trong những biện pháp được coi là có hiệu quả nhất chính là các điều

Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá mức độ bất bình đẳng giới trong thu nhập tiền lương của người lao động Việt Nam. Trong nghiên cứu này, phương pháp tách

Ngoài ra, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động thuận lợi hóa thương mại, cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, tận dụng cơ hội mới để thu hút vốn