• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giải SBT Hóa 10 Bài 22: Clo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giải SBT Hóa 10 Bài 22: Clo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 22: Clo

Bài 22.1 trang 52 Sách bài tập Hóa học 10: PTHH nào sau đây biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ cháy trong khí Cl2

A. Fe + Cl2 → FeCl2

B. 2Fe + 3Cl2→ 2FeCl3

C. 3Fe + 4Cl2 → FeCl2 + 2FeCl3

D. Fe + Cl2 → FeCl + Cl Lời giải:

Đáp án B

Phương trình hóa học biểu diễn đúng phản ứng của dây sắt nóng đỏ cháy trong khí Cl2 là:

2Fe + 3Cl2 t 2FeCl3

Bài 22.2 trang 52 Sách bài tập Hóa học 10: Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí A.

A là khí nào trong số các khí sau?

A. CO B. Cl2

C. H2. D. N2

Lời giải:

Đáp án B

Lá đồng khi đốt nóng có thể cháy sáng trong khí clo tạo thành đồng(II) clorua:

Cu + Cl2 t CuCl2

Bài 22.3 trang 52 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phản ứng: Cl2 + H2O HCl + HClO phát biểu nào sau đây đúng?

A. Clo chỉ đóng vai trò chất oxi hoá.

B. Clo chỉ đóng vai trò chất khử.

C. Clo vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.

D. Nước đóng vai trò chất khử.

Lời giải:

Đáp án C

1 1

0

2 H O 2 H Cl H ClO Cl

Số oxi hóa của Cl vừa tăng từ 0 lên +1, vừa giảm từ 0 xuống -1.

Nên Cl vừa đóng vai trò chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.

(2)

Bài 22.4 trang 52 Sách bài tập Hóa học 10: Trong các phản ứng hóa học, để chuyển thành anion, nguyên tử clo đã

A. nhận thêm 1 electron B. nhận thêm 1 proton C. nhường đi 1 electron D. nhường đi 1 nơtron Lời giải:

Đáp án A

Do có 7 electron lớp ngoài cùng, chỉ còn thiếu 1 electron là đạt được cấu hình bền như khí hiếm nên nguyên tử clo đã nhận thêm 1 electron.

Cl + 1e  Cl-

Bài 22.5 trang 52 Sách bài tập Hóa học 10: Trong phòng thí nghiệm khí clo thường được điểu chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây

A. NaCl B. HCl

C. KClO3 D. KMnO4

Lời giải:

Đáp án B

Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như mangan đioxit rắn (MnO2) hoặc kali

penmanganat rắn (KMnO4).

2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O.

Trong đó:

HCl là chất khử (chất bị oxi hóa): 2Cl-  Cl2 + 2e KMnO4 là chất oxi hóa (chất bị khử): Mn +5e 7  Mn 2

Bài 22.6 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Clo không phản ứng với chất nào sau đây

A. NaOH B. NaCl

C. Ca(OH)2 D. NaBr

Lời giải:

Đáp án B

A. Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O B. Clo không phản ứng với NaCl.

C. Cl2 + Ca(OH)2 (sữa vôi)

30 Co

 CaOCl2 + H2O

(3)

D. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Bài 22.7 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Khối lượng Cl2 đủ để tác dụng với kim loại nhôm tạo thành 26,7g AlCl3

A. 23,1g B. 21,3g

C. 12,3g D. 13,2g

Lời giải:

Đáp án B

AlCl3

n 26,7

133,5 = 0,2 mol 2Al + 3Cl2

t 2AlCl3

Theo phương trình:

2 3

Cl AlCl

3 3

n n .0, 2 0,3 mol

2 2

→ mCl2 0,3.71 21,3 gam

Bài 22.8 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Số mol Cl2 thu được khi cho 0,2 mol KClO3 tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 0,3 B. 0,4

C. 0,5 D. 0,6

Lời giải:

Đáp án D

KClO3 + 6HCl → 3Cl2 + KCl + 3H2O Theo phương trình:

2 3

Cl KClO

n 3.n = 3.0,2 = 0,6 mol

Bài 22.9 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Khí Cl2 điều chế bằng cách cho MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc thường bị lẫn tạp chất là khí HCl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để loại tạp chất là tốt nhất

A. Dung dịch NaOH B. Dung dịch AgNO3

C. Dung dịch NaCl D. Dung dịch KMnO4

Lời giải:

Đáp án C

Dùng dung dịch NaCl để loại bỏ tạp chất, HCl tan được trong dung dịch NaCl bão hòa nhưng Cl2 rất ít tan, do đó ta thu được Cl2 sạch.

(4)

Bài 22.10 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng nào sau đây được dùng để điều chế clo trong phòng thí nghiệm

A. 2NaCl dpnc 2Na + Cl2

B. 2NaCl + 2H2O dpddm.n H2 + 2NaOH + Cl2

C. MnO2 + 4HCl t MnCl2 + Cl2 + H2O D. F2 + 2NaCl → 2NaF + Cl2

Lời giải:

Đáp án C

Trong phòng thí nghiệm, khí clo được điều chế bằng cách cho axit clohiđric đặc tác dụng với chất oxi hóa mạnh như mangan đioxit rắn (MnO2) hoặc kali

penmanganat rắn (KMnO4).

MnO2 + 4HCl t MnCl2 + Cl2 + H2O

2KMnO4 + 16HCl  2MnCl2 + 2KCl + 5Cl2 + 8H2O.

Bài 22.11 trang 53 Sách bài tập Hóa học 10: Hỗn hợp nào sau đây có thể tồn tại ở bất kì điều kiện nào

A. H2 và O2 B. N2 và O2

C. Cl2 và O2 D. SO2 và O2

Lời giải:

Đáp án C

Khí clo không phản ứng với O2 ở bất kì điều kiện nào.

Bài 22.12 trang 54 Sách bài tập Hóa học 10: Phản ứng nào xảy ra khi sục khí clo vào dung dịch Na2CO3

Lời giải:

+ Khí clo tác dụng với nước tạo ra các axit:

Cl2 + H2O HCl + HClO

+ Axit mạnh (HCl) tác dụng với muối:

2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + H2O + CO2

Bài 22.13 trang 54 Sách bài tập Hóa học 10: Dẫn khí Cl2 vào a) Dung dịch KOH ở nhiệt độ thường.

b) Dung dịch KOH đun nóng tới gần 100°C.

Hãy viết PTHH của phản ứng xảy ra trong mỗi trường hợp. Cho biết vai trò của clo trong mỗi phản ứng oxi hoá - khử đó

(5)

Lời giải:

a)

0 1 1

2 2

Cl 2KOH K Cl K ClO H O b)

0 1 5

100 C

2 3 2

3Cl 6KOH 5K Cl K ClO 3H O

Trong các phản ứng trên, clo vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử. Đó là các phản ứng tự oxi hoá, tự khử (hay còn gọi là phản ứng tự oxi hoá - khử).

Bài 22.14 trang 54 Sách bài tập Hóa học 10: Nêu nguyên tắc của việc điều chế khí Cl2 trong phòng thí nghiệm. Viết PTHH của 5 phản ứng minh hoạ.

Lời giải:

Cho chất oxi hoá mạnh tác dụng với dung dịch HCl đặc (dùng chất oxi hoá mạnh để oxi hoá ion clorua Cl- thành đơn chất clo).

MnO2 + 4HCl to MnCl2 + Cl2 + 2H2O

2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O KClO3 + 6HCl → KCl + 3Cl2 + 3H2O

CaOCl2 + 2HCl → CaCl2 + Cl2 + H2O

K2Cr2O7 + 14HCl → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O

Bài 22.15 trang 54 Sách bài tập Hóa học 10: Cho 2 nguyên tố X và Y thuộc hai chu kì liên tiếp (ZX < ZY) và cùng số thứ tự của nhóm trong bảng tuần hoàn (nhóm A và nhóm B).

- Nguyên tố X tạo thành hợp chất ion với clo ứng với công thức XCl.

- Nguyên tố Y cũng tạo thành hợp chất với clo hợp chất YCl trong đó khối lượng của clo chiếm 24,7%.

Xác định các nguyên tố X và Y.

Lời giải:

X tạo bởi chất ion với clo có công thức là XCl, vậy X là kim loại có hoá trị I.

Y cùng số nhóm với X vậy cũng có hoá trị I, công thức clorua của nó là YCl.

Ta có:

Y Cl

M 75,3

M 24,7 → Y 35,5.75,3

M 24,7 = 108,2 g/mol

→ Y là Ag.

Nguyên tố X cùng chu kì, cùng số thứ tự nhóm với Ag là kali (K)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Để xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất đã biết, ta cần thực hiện các bước sau:.. + Bước 1: Tính khối

Có 5 bước để xác định công thức hóa học của hợp chất khi biết thành phần các nguyên tốA. Công thức tính số mol của nguyên tử nguyên tố là n =

Dạng II: Bài tập về phản ứng cháy của kim loại, phi kim, hợp chất trong oxi.. Tính khối lượng oxit

Do đó tỉ lệ oxi trong không khí (tính theo thể tích) luôn luôn xấp xỉ bằng 20%.. Hãy chọn một trong những chất trên và hệ số thích hợp điền vào chỗ trống trong

Trong phản ứng của clo với nước, clo vừa thể hiện tính oxi hóa vừa thể hiện tính khử. Clo tác dụng với sắt sinh ra

Để làm tốt các bài tập về clo và hợp chất của clo học sinh cần nắm vững các tính chất hóa học của clo.. + Clo không phản ứng trực tiếp

a) Kim loại tác dụng với oxi tạo oxit, kim loại tác dụng với clo cho muối clorua. b) Kim loại đứng trước hiđro trong dãy hoạt động hoá học phản ứng với dung dịch

Tiết này chúng ta cũng vận dụng qui tắc hoá trị để tìm hoá trị của một số nguyên tố hoặc nhóm nguyên tử và lập CTHH của hợp chất theo qui tắc hoá trị.. Vd1: Tính hóa trị