• Không có kết quả nào được tìm thấy

Địa lí 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Địa lí 10 Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất | Giải Địa lí 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 16: Thực hành phân tích sự phân bố của đất và Sinh vật trên trái đất I. Sự phân bố của đất và sinh vật theo vĩ độ

Trả lời câu hỏi trang 67 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 16.1, hình 16.2 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét đặc điểm phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính theo vĩ độ.

- Giải thích tại sao lại có sự phân bố như vậy.

- Kể tên các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam

Trả lời:

- Nhận xét: Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính phân bố khác nhau theo vĩ độ.

+ Tại hai cực Bắc - Nam hoàn toàn là đất băng tuyết.

+ Từ vòng cực Bắc đến khoảng 80oB là nhóm đất đài nguyên và đất pốtdôn.

(2)

+ Khoảng 40 oB - 50 oB là nhóm đất nâu xám rừng lá rộng ôn đới và đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Dọc chí tuyến Bắc và chí tuyến Nam về hai phía là nhóm đất đỏ nâu rừng cây bụi lá cứng và đất xám hoang mạc và bán hoang mạc.

+ Xích đạo gồm các nhóm đất: đất dỏ, nâu đỏ xavan, đất đen, hạt dẻ thảo nguyên, đồng cỏ núi cao.

+ Các loại đất: đất đỏ vàng cận nhiệt ẩm và đất đỏ vàng đen xám nhiệt đới chỉ xuất hiện tại vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.

+ Đất phù sa phân bố rải rác từ 40 oB - 40 oN.

- Giải thích: Sự phân bố của các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính trên Trái Đất chịu ảnh hưởng của các điều kiện khí hậu, vì thế tương ứng với các đai khí hậu theo vĩ độ sẽ có các kiểu thảm thực vật và nhóm đất khác nhau.

- Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật chính ở Việt Nam: rừng nhiệt đới ẩm, rừng cận nhiệt đới ẩm, rừng và cây bụi lá cứng cận nhiệt, rừng ngập mặn, rừng ôn đới núi cao.

+ Các nhóm đất: đất phù sa, đất feralit đỏ vàng, đất cát biển.

II. Sự phân bố đất và sinh vật theo độ cao

Trả lời câu hỏi trang 68 sgk Địa Lí 10 CTST: Dựa vào hình 16.3 và kiến thức đã học, em hãy:

- Nhận xét sự thay đổi của đất và thảm thực vật theo độ cao.

- Nêu sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz).

Trả lời:

- Nhận xét: Ở vùng núi, càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm còn độ ẩm không khí tăng lên (đến một độ cao nào đó mới giảm). Sự khác nhau về nhiệt ẩm theo độ cao đã dẫn đến sự thay đổi của thảm thực vật và đất theo độ cao.

+ Càng lên cao thảm thực vật càng nghèo nàn và thưa thớt dần, các rừng cây lá rộng tập trung dưới độ cao 1000m, từ 1500m lên là rừng lãnh sam, từ 2000m trở lên chỉ còn đồng cỏ, địa y và cây bụi, trên 3000m không còn thực vật sinh sống.

(3)

+ Các nhóm đất thay đổi: độ cao 500m là đất đỏ cận nhiệt, 1000m là đất nâu sẫm, 1500m là đất pốtdôn, 2000m là đất đồng cỏ núi, 3000m là đất sơ đẳng, 3500m là băng tuyết.

- Sự khác nhau về các loại đất và các kiểu thảm thực vật ở sườn Đông và sườn Tây dãy Cáp-ca (Kavkaz):

+ Về thảm thực vật: sương Tây có rừng lãnh sam còn sườn Đông không có thảm thực vật này. Thảm thực vật đồng cỏ An-pin ở sườn Tây tập trung ở độ cao >1500m đến >2000m còn ở sườn Đông là từ >1000m đến >2000m. Sườn Đông có thảm thực vật thảo nguyên còn sườn Tây thì không.

+ Về các loại đất: Sườn Tây có nhóm đất đỏ cận nhiệt, đất pốtdôn, vách đá và đứt đoạn các đảo đất còn sườn Đông không có các nhóm đất này, ngược lại sườn Đông có nhóm đất hạt dẻ và nẫu sẫm, đất rừng màu nâu và đất sơ đẳng còn sườn Tây thì không.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 2 trang 16 Địa lí 10: Theo nguồn gốc, các loại đá cấu tạo nên vỏ Trái Đất gồm mấy nhóm. Các nhóm đá được hình thành như

+ Bên cạnh đó khí hậu, địa hình trên Trái Đất không giống nhau, vì vậy quá trình phong hóa hình thành đất cũng

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời như sau: Thủy Tinh, Kim Tinh, Trái Đất, Hỏa Tinh, Mộc Tinh, Thổ Tinh, Thiên Vương Tinh, Hải Vương Tinh.. Hình

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

- Các loại gió chính trên Trái Đất: gió Mậu dịch, gió Tây ôn đới và gió Đông cực.. - Phạm vi hoạt

- Kết luận: Ở vùng vĩ độ cao do góc chiếu của tia sáng Mặt Trời với bề mặt Trái Đất nhỏ nên nhận được ít nhiệt, ánh sáng dẫn tới nhiệt độ ở đây thường thấp?. Ở nơi có vĩ

- Một số nhóm đất điển hình trên thế giới: đất pốtdôn, đất đen thảo nguyên ôn đới, đất đỏ vàng nhiệt đới, đất xám hoang mạc và bán hoang mạc,.... - Các

Các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang cần mẫn, tích cực tìm kiếm những biện pháp nhằm khám phá Trái Đất để trả lời các câu hỏi của con người về Trái