• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI 24-25: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG- TỰ CẢM

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI 24-25: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG- TỰ CẢM "

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 24-25: SUẤT ĐIỆN ĐỘNG CẢM ỨNG- TỰ CẢM

A/LÝ THUYẾT

I. Suất điện động cảm ứng trong mạch kín:

1. Định nghĩa:

Suất điện động cảm ứng là suất điện động sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín.

2. Định luật Fa-ra-đây:

- Suất điện động cảm ứng: eC = -

t



-Nếu chỉ xét độ lớn của eC thì: |eC| = |

t

|

- Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó.

II. Quan hệ giữa suất điện động cảm ứng và định luật Len-xơ:

-Sự xuất hiện dấu (-) trong biểu thức của eC là phù hợp với định luật Len-xơ.

-Nếu  tăng thì eC < 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) ngược chiều với chiều của mạch.

-Nếu  giảm thì eC > 0: chiều của suất điện động cảm ứng (chiều của dòng điện cảm ứng) cùng chiều với chiều của mạch.

III. Chuyển hóa năng lượng trong hiện tượng cảm ứng điện từ:

Xét mạch kín (C) đặt trong từ trường không đổi, để tạo ra sự biến thiên của từ thông qua mạch (C), phải có một ngoại lực tác dụng vào (C) để thực hiện một dịch chuyển nào đó của (C) và ngoại lực này đã sinh một công cơ học. Công cơ học này làm xuất hiện suất điện động cảm ứng trong mạch, nghĩa là tạo ra điện năng. Vậy bản chất của hiện tượng cảm ứng điện từ đã nêu ở trên là quá trình chuyển hóa cơ năng thành điện năng.

IV. Từ thông riêng của một mạch kín:

-Từ thông riêng của một mạch kín có dòng điện chạy qua:  = Li

(2)

-Độ tự cảm của một ống dây: L = 4.10-7..

l N2 .S

-Đơn vị của độ tự cảm là henri (H), 1H = A Wb 1 1

V. Hiện tượng tự cảm:

1. Định nghĩa:

Hiện tượng tự cảm là hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra trong một mạch có dòng điện mà sự biến thiên của từ thông qua mạch được gây ra bởi sự biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2. Một số ví dụ về hiện tượng tự cảm: xem các ví dụ 25.2; 25.3 SGK.

VI. Suất điện động tự cảm 1. Suất điện động tự cảm

-Suất điện động cảm ứng trong mạch xuát hiện do hiện tượng tự cảm gọi là suất điện động tự cảm.

-Biểu thức suất điện động tự cảm: etc = - L t i

-Suất điện động tự cảm có độ lớn tỉ lệ với tốc độ biến thiên của cường độ dòng điện trong mạch.

2. Năng lượng từ trường của ống dây tự cảm: W = 2 1Li2.

VII. Ứng dụng:

Hiện tượng tự cảm có nhiều ứng dụng trong các mạch điện xoay chiều. Cuộn cảm là một phần tử quan trọng trong các mạch điện xoay chiều có mạch dao động và các máy biến áp.

B/ CỦNG CỐ- RÈN LUYỆN:

Câu 1: Suất điện động cảm ứng là suất điện động

A.sinh ra dòng điện cảm ứng trong mạch kín. B.sinh ra dòng điện trong mạch kín.

C.được sinh ra bởi nguồn điện hóa học. D.được sinh bởi dòng điện cảm ứng.

Câu 2: Độ lớn của suất điện động cảm ứng trong mạch kín tỉ lệ với

(3)

A.tốc độ biến thiên từ thông qua mạch ấy. B.độ lớn từ thông qua mạch.

C.điện trở của mạch. D.điện tích của mạch.

Câu 3: Phát biểu nào dưới đây là sai? Suất điện động tự cảm có giá trị lớn khi A. dòng điện tăng nhanh. B.dòng điện giảm nhanh.

C. dòng điện có giá trị lớn. D. dòng điện biến thiên nhanh.

Câu 4: Từ thông riêng của một mạch kín phụ thuộc vào A. cường độ dòng điện qua mạch. B. điện trở của mạch.

C. chiều dài dây dẫn. D. tiết diện dây dẫn.

Câu 5: Từ thông qua một khung dây biến đổi, trong khoảng thời gian 0,1s từ thông tăng từ 0,6Wb đến 1,6Wb. Suất điện động cảm ứng suất hiện trong khung có độ lớn

A.6V. B.10V. C.16V. D.22V.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tính độ tự cảm của ông dây, biết rằng cường độ dòng điện qua ống dây giảm đều 2A trong thời gian 0,01s và suất điện động tự cảm trong ống dây là 4,6V..

Biết rằng khi động năng và thế năng bằng nhau thì độ lớn của lực đàn hồi và tốc độ của vật lần lượt là 1,5N và 25√2cm/s.. Độ lớn cực đại của lực đàn

Biết rằng giá trị l n nhất của tổng li độ dao động của hai chất điểm bằng hai lần khoảng cách cực đại của hai chất điểm th o phư ng Ox và độ lệch pha của dao động thứ nhất

- Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng trong cuộn dây dẫn kín là số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của cuộn dây biến thiên. Vận dụng

Dòng điện cảm ứng i C xuất hiện trong mạch điện kín có chiều sao cho từ trường cảm ứng có tác dụng chống lại sự biến thiên của từ thông ban đầu

A. Hãy xác định suất điện động cảm ứng sinh ra trong khung dây?.. Trong khoảng thời giam 0,2 s. cảm ứng từ giảm xuống đến 0. Độ lớn suất điện động cảm ứng trong

a) Cảm ứng từ tăng gấp đôi. Xác định suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.. Ví dụ 20: Một khung dây dẫn đặt vuông góc với một từ trường đều, cảm ứng từ B có độ

Dòng điện xuất hiện khi một cuộn dây dẫn kín quay trong từ trường của nam châm.. Dòng điện xuất hiện trong cuộn dây khi cuộn dây chạm vào