• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Đức Chính #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom-"

Copied!
34
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 28

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ hai, ngày 26 tháng 3 năm 2018 Buổi sáng

Đạo đức

TIẾT 28: GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHUYẾT TẬT I. MỤC TIÊU:

- Biết: mọi người đều cần phải hỗ trợ, giúp đỡ, đối xử bình đẳng với người khuyết tật.

- Nêu được một số hành động, việc làm phù hợp để giúp đỡ người khuyết tật.

- Có thái độ cảm thông, không phân biệt đối xử và tham gia giúp đỡ bạn khuyết tật trong lớp, trong trường và ở cộng đồng phù hợp với khả năng.

* GD kĩ năng sống:

- Kĩ năng thể hiện sự thông cảm với người khuyết tật.

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin về các hoạt động giúp đỡ người khuyết tật ở

địa phương.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh họa trong VBT - Cờ, xanh, đỏ.

- Phiếu thảo luận nhóm HĐ 2

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: 35’

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp(1') - Chuyển tiết

2) Kiểm tra bài cũ(5')

- Kiểm tra bài: Lịch sự khi đến nhà người khác.

3) Bài mới(28') a) Giới thiệu bài:

* Hoạt động 1: Phân tích tranh

- HS quan sát tranh thảo luận về việc làm của các bạn nhỏ trong tranh.

+ Tranh vẽ những gì?

+ Việc làm của các bạn nhỏ giúp được gì cho bạn bị khuyết tật?

+ Nếu có em ở đó, em sẽ làm gì vì sao?

=> Kết luận: Chúng ta cần giúp đỡ bạn khuyết tật để các bạn có thể thực hiện quyền được học tập.

* Hoạt động 2: Thảo luận nhóm

- Yêu cầu các nhóm thảo luận nêu những việc có thể làm để giúp đỡ người khuyết tật.

- Thảo luận nhóm

-Nhắc lại - Quan sát

- Bạn bị tật, các bạn đẩy xe

- Các bạn nhỏ giúp cho bạn bị khuyết tật được đi học.

- Phát biểu

- Thảo luận - Trình bày

(2)

- HS trình bày

=> Kết luận: Tùy theo khả năng, điều kiện thực tế, các em có thể giúp đỡ người khuyết tật bằng những cách khác nhau như: đẩy xe lăn cho người bị khuyết tật, quyên góp giúp nạn nhân bị chất độc da cam, dẫn người mù qua đường, vui chơi cùng bạn bị câm, điếc …

* Hoạt động 3: Bày tỏ thái độ

- Nêu ý kiến và yêu cầu HS bày tỏ thái độ đồng tình hoặc không đồng đồng tình bằng cách gio cờ xanh không đồng tình, cờ đỏ đồng tình.

a) Giúp đỡ người khuyết tật là việc mọi người nên làm.

b) Chỉ cần giúp đỡ người khuyết tật là thương binh.

c) Phân biệt đối xử với bạn khuyết tật là vi phạm quyền trẻ em.

d) Giúp đỡ người khuyết tật là góp phần làm bớt đi những khó khăn thiệt thòi của họ.

- Bày tỏ thái độ

=> Kết luận: Các ý kiến a, c, d là đúng; ý kiến b là chưa hoàn toàn đúng vì mọi người khuyết tật đều được giúp đỡ.

4) Củng cố(1') GV chốt lại bài

BV:Thực hành bài học

- Đúng

- Chưa hoàn toàn đúng - Đúng

- Đúng

- Nhắc tựa bài

- Cần giúp đỡ người khuyết tật

--- Toán

TIẾT 136: TỰ KIỂM TRA I. MỤC TIÊU:

Kiểm tra tập trung vào các nội dung sau:

- Phép nhân, phép chia trong bảng (2,3,4,5).

- Thực hiện tính giá trị của biểu thức đơn giản có các phép tính nhân (chia) và cộng(trừ).

- Tìm thừa số và số bị chia.

- Giải toán bằng một phép nhân hoặc phép chia.

- Tính độ dài đường gấp khúc.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Đề kiểm tra

- HS; Bút, SGK, giấy nháp.

(3)

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC: (40') 1. Nêu yêu cầu tiết kiểm tra.

2. Nhắc nhở học sinh các quy định trong giờ làm bài kiểm tra.

3. Học sinh làm bài vào vở bài tập toán.

4. Thu bài.

5. Dặn dò: Chuẩn bị tiết sau.

Đề kiểm tra.

1. Tính nhẩm:

2 x 3= 4 x 8 = 3 x 1 = 4 x 3=

12: 2= 27 : 3= 0 : 5 = 3 x 4 = 4 x 7 = 5 x 6 = 1 x 8 = 12 : 4 = 36 : 4 = 18 : 2 = 0 : 3 = 12 : 3 = 2. Tính:

a) 4 x 4 + 4 =... 5 x 10 - 25 =...

= ... = ...

b) 15 : 5 x 6 =... 0 : 4 + 16 = ...

=... = ...

3. Tìm x :

x x 4 = 20 x : 5 = 3 ……… ………..

……… ………..

4. Có 15l dầu rót đều vào 5 cái can. Hỏi mỗi can có mấy lít dầu?

Bài giải:

……….

……….

……….

5. Cho đường gấp khúc có độ dài mỗi đoạn thẳng nêu ở hình vẽ dưới đây. Tính độ dài đường gấp khúc đó.

Bài giải:

……….

……….

……….

--- Tập đọc

TIẾT 82+ 83: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

- Đọc rành mạch toàn bài; ngắt, nghỉ hơi đúng ở các dấu câu và cụm từ rõ ý.

- Hiểu nội dung bài: Ai yêu quý đất đai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

(4)

- Giáo dục học sinh yêu lao động và yêu quí người lao động.

* GD kĩ năng sống:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh họa trong SGK

- Bảng phụ ghi sẵn câu văn luyện đọc.

III. CÁC HO T Ạ ĐỘNG D Y-H C:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:(2')

2. Kiểm tra:(5')

- Gọi HS lên bảng đọc bài và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài tiết trước.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

HĐ 1. Giới thiệu bài:(1')

-Treo bức tranh minh họa bài tập đọc và hỏi: Tranh vẽ cảnh gì?

-Hai người đàn ông trong tranh là những người rất may mắn, vì đã được thừa hưởng của bố mẹ họ một kho báu. Kho báu đó là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đọc Kho báu.

HĐ 2. HDHS luyện đọc(32')

- Hát tập thể, báo cáo sĩ số.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Quan sát, trả lời câu hỏi.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Giáo viên đọc mẫu. - Theo dõi và đọc thầm theo.

- HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ:

+ Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo câu. - HS đọc nối tiếp theo câu.

+ Yêu cầu học sinh tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài.

- Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của giáo viên:

+ Nghe học sinh nêu và ghi các từ này lên bảng.

+ HS nêu: quanh năm, hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, mặt trời, dặn dò, cơ ngơi đàng hoàng, hão huyền, chẳng thấy, nhờ làm đất kỹ, của ăn của để,…

+ Đọc mẫu và yêu cầu học sinh đọc các từ này. (Tập trung vào những học sinh mắc lỗi phát âm).

- Học sinh luyện đọc cá nhân.

- HDHS đọc theo đoạn, kết hợp giải nghĩa từ khó.

- Gợi ý HS chia đoạn. - 3 đoạn:

+ Đoạn 1: Ngày xưa … một cơ ngợi đàng hoàng.

(5)

+ Đoạn 2: Nhưng rồi hai ông bà mỗi ngày một già yếu … các con hãy đào lên mà dùng.

+ Đoạn 3: Phần còn lại.

- Yêu cầu HS đọc theo đoạn đoạn lần 1. - HS đọc theo đoạn đoạn lần 1.

+ Gợi ý học sinh nêu cách ngắt giọng 2 câu văn đầu tiên của bài. Nghe học sinh phát biểu ý kiến, sau đó nêu cách ngắt giọng đúng và tổ chức cho học sinh luyện đọc.

- Luyện đọc câu:

Ngày xưa,/ có hai vợ chồng người nông dân kia/ quanh năm hai sương một nắng,/ cuốc bẫm cày sâu.// Hai ông bà thường ra đồng từ lúc gà gáy sáng/ và trở về khi đã lặn mặt trời.//

- Yêu cầu 1 học sinh đọc lại lời của người cha, sau đó tổ chức cho học sinh luyện đọc câu này.

- Luyện đọc câu:

Cha không sống mãi để lo cho các con được.// Ruộng nhà có một kho báu,/ các con hãy tự đào lên mà dùng.//

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- Nối tiếp nhau đọc theo đoạn lần 2.

- Gọi 1 HS đọc chú giải. - HS đọc chú giải.

- Chia nhóm học sinh và theo dõi học sinh đọc theo nhóm.

- Lần lượt từng học sinh đọc trong nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.

- Tổ chức cho các nhóm thi đọc đồng thanh, đọc cá nhân.

- Các nhóm cử cá nhân thi đọc cá nhân, các nhóm thi đọc nối tiếp, đọc đồng thanh 1 đoạn trong bài.

- Nhận xét.

- Yêu cầu học sinh đọc đồng thanh đoạn 1. - Thực hiện theo yêu cầu của GV.

TIẾT 2

HĐ 3. HDHS tìm hiểu bài(25')

- Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

- Học sinh đọc thầm đoạn, bài. Kết hợp thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi:

- Tìm những hình ảnh nói lên sự cần cù, chịu khó của vợ chồng người nông dân.

- Quanh năm hai sương một nắng, cuốc bẫm cày sâu, ra đồng từ lúc gà gáy sáng trở về nhà khi đã lặn mặt trời. Họ hết cấy lúa, lại trồng khoai, trồng cà, họ không cho đất nghỉ, mà cũng chẳng lúc nào ngơi tay.

- Nhờ chăm chỉ làm ăn, họ đã đạt được điều gì?

- Họ gây dựng được một cơ ngơi đàng hoàng.

- Tính nết của hai con trai của họ như thế nào?

- Hai con trai lười biếng, ngại làm ruộng, chỉ mơ chuyện hão huyền.

(6)

- Tìm từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi, già nua của hai ông bà?

- Già lão, qua đời, lâm bệnh nặng.

- Trước khi mất, người cha cho các con biết điều gì?

- Người cho dặn: Ruộng nhà có một kho báu các con hãy tự đào lên mà dùng.

- Theo lời cha, hai người con đã làm gì? - Họ đào bới cả đám ruộng lên để tìm kho báu.

- Kết quả ra sao? - Họ chẳng thấy kho báu đâu và đành phải trồng lúa.

- Gọi học sinh đọc câu hỏi 4. -Vì sao mấy vụ liền lúa bội thu?

(HSKG)

- Treo bảng phụ có 3 phương án trả lời. - Học sinh đọc thầm.

- Yêu cầu học sinh đọc thầm. Chia nhóm cho học sinh thảo luận để chọn ra phương án đúng nhất.

1.Vì đất ruộng vốn là đất tốt.

2.Vì ruộng hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.

3.Vì hai anh em trồng lúa giỏi.

- Gọi học sinh phát biểu ý kiến. - 3 đến 5 học sinh phát biểu.

- Kết luận: Vì ruộng được hai anh em đào bới để tìm kho báu, đất được làm kĩ nên lúa tốt.

- 1 học sinh nhắc lại.

- Theo con, kho báu mà hai anh em tìm được là gì?

- Là sự chăm chỉ, chuyên cần.

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?

- Chăm chỉ lao động sẽ được ấm no, hạnh phúc./ Ai chăm chỉ lao động, yêu quý đất đai sẽ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

HĐ 4. HDHS luyện đọc lại(12')

- GV đọc mẫu. - HS lắng nghe, đọc thầm theo.

- Gợi ý HS nêu cách đọc toàn bài, từng đoạn.

- HS nêu:

+ Đoạn 1 đọc giọng kể, đọc chậm rãi, nhẹ nhàng.

+ Đoạn 2 đọc giọng trầm, buồn, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện sự mệt mỏi của hai ông bà và sự hão huyền của hai người con.

+ Đoạn cuối đọc với giọng hơi nhanh, thể hiện hành động của hai người con khi họ tìm vàng.

+ Hai câu cuối, đọc với giọng chậm khi hai người con đã rút ra bài học của bố mẹ dặn.

+ Đoạn 3 giọng đọc thể hiện sự ngạc nhiên, nhịp nhanh hơn. Câu kết - Hai

(7)

người con đã hiểu lời dặn dò của người cha - đọc châm lại.

- Yêu cầu HS luyện đọc lại từng đoạn theo cặp.

- HS đọc theo cặp.

- Yêu cầu HS đọc thi cá nhân, nhóm. - HS đọc thi cá nhân, nhóm.

4. Củng cố, dặn dò:(2')

- Qua câu chuyện con hiểu được điều gì? - Câu chuyện khuyên chúng ta phải chăm chỉ lao động. Chỉ có chăm chỉ lao động, cuộc sống của chúng ta mới ấm no, hạnh phúc.

- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị bài sau.Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Buổi chiều

Thực hành Toán LUYỆN TẬP CHUNG I MỤC TIÊU:

- Củng cố cho HS về phép nhân phép chia, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.

- Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập.

- HS ham thích học toán,tự giác tích cực có tính cẩn thận trong tính toán, học tập.

II ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ, bảng nhóm, phiếu bài tập.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1.Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi Hs đọc các bảng nhân, chia đã học 3. Bài mới ( 30')

3.1. GT bài:

- Giới thiệu, nêu mục tiêu 3.2 .Luyện tập:

Bài 1 Tính nhẩm

- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.

- Cho HS làm bài cá nhân

- GV cho HS nhận xét bài trên bảng.

Bài 2 Tính

- Gọi 1 HS đọc y/c bài 2.

- Theo dõi

- 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.

0  4 = 3  0 = 0  5 = 2  0 = 4  0 = 0  3 = 5  0 = 0  2 = 4 : 1 = 2 : 1 = 3 : 1 = 5 : 1 = 0 : 4 = 0 : 3 = 0 : 2 = 0 : 5 = - 1 Hs đọc cả lớp theo dõi.

a) 5 : 5  5 = b) 4  1 : 4 = c) 0  3 : 3 =

(8)

- Yêu cầu HS tự làm bài tập vào phiếu.

- GV nhận xét - chữa bài.

Bài 3

- Gọi 1 HS đọc bài toán.

- Yêu cầu HS làm bài tập vào vở, 1 HS làm vào bảng nhóm.

- GV nhận xét- chữa bài.

Bài 4 > ; < ; =

- Gọi 1 HS đọc y/c bài 4 - Cho HS làm bài

4. Củng cố

- GV hệ thống nội dung bài.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn dò về nhà học bài.

- 1 HS đọc cả lớp theo dõi.

a) Tính chu vi hình tam giác có các cạnh là 7cm, 9cm, 12cm

b) Tính chu vi hình tứ giác có các cạnh là 12m, 17m, 14m, 15dm

16 : 2 ... 40 : 5 21 : 3 ... 21 : 7 20 : 5 ... 12 : 3 24 : 8 ... 24 : 3 - HS nghe ghi nhớ

*******************************************************

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ ba, ngày 3 tháng 4 năm 2018

Chính tả( Tập chép) BÀI 51: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

- Chép lại chính xác bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.

- Làm được bài tập 2, 3( a, b).

- Giáo dục học sinh giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2, 3 a.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp(1') 2) Kiểm tra bài cũ (5') - Gọi HS lên bảng viết từ 3) Bài mới(32')

a) Giới thiệu bài:

b) Hướng dẫn nghe viết

* Hướng dẫn chuẩn bị - Đọc bài chính tả

- HS đọc lại bài chính tả

* Hướng dẫn nắm nội dung bài

- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì

* Hướng dẫn viết từ khó

- Con vện

- Viết bảng lớp + nháp - Nhắc lại

- Đọc bài chính tả

- Nói về đức tính chăm chỉ làm việc của hai vợ chồng người nông dân.

(9)

- HS tập viết bảng con từ khó, kết hợp phân tích tiếng các từ: hai sương, cuốc bẫm, cày sâu, gà gáy, lặn mặt trời.

* Viết chính tả

- Đọc bài cho HS viết vào vở - Quan sát uốn nắn HS

* Chấm, chữa bài

- Đọc bài cho HS soát lại - HS tự chữa lỗi

- Thu vở của HS nhận xét C) Hướng dẫn làm bài tập

* Bài tập 2: HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: Các em chọn vần ua hay uơ để điền vào chỗ trống.

- HS làm bài vào vở + bảng lớp - Nhận xét sửa sai

* Bài tập 3a: HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: Các em chọn vần ên hay ênh để điền vào chỗ trống.

- HS làm bài vào vở + bảng lớp - Nhận xét sửa sai

4) Củng cố Dặn dò(2') GVnx chốt lại bài Viết lại bài

- Viết bảng con từ khó

- Viết chính tả Chữa lỗi

Đọc yêu cầu

- Làm bài tập bảng lớp + vở - Đọc yêu cầu

- Làm bài tập vở + bảng lớp

--- Toán

TIẾT 137: ĐƠN VỊ, CHỤC, TRĂM, NGHÌN I. MỤC TIÊU:

- Biết mối quan hệ giữa đơn vị và chục; giữa chục và trăm; biết đơn vị nghìn, quan hệ giữa trăm và nghìn.

- Nhận biết được các số tròn trăm, biết cách đọc, viết các số tròn trăm.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bộ đồ dùng học toán

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức :(1')

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:(5')

- Trả bài kiểm tra tiết trước, nhận xét, sửa sai.

3. Bài mới:(32')

- Lắng nghe và điều chỉnh, sửa sai.

(10)

HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Các em đã được học đến số nào?

- Từ giờ học này, chúng ta sẽ tiếp tục học đến các số lớn hơn 100, đó là các số trong phạm vi 1000. Bài học đầu tiên trong phần này là Đơn vị, chục, trăm, nghìn.

HĐ 2. Ôn tập về đơn vị, chục và trăm.

- Gắn lên bảng 1 ô vuông và hỏi có mấy đơn vị?

- Tiếp tục gắn 2, 3, . . . 10 ô vuông như phần bài học trong SGK và yêu cầu HS nêu số đơn vị tương tự như trên.

-10 đơn vị còn gọi là gì?

-1 chục bằng bao nhiêu đơn vị?

-Viết lên bảng: 10 đơn vị = 1 chục.

- Gắn lên bảng các hình chữ nhật biểu diễn chục và yêu cầu HS nêu số chục từ 1 chục (10) đến 10 chục (100) tương tự như đã làm với phần đơn vị.

- 10 chục bằng mấy trăm?

- Viết lên bảng 10 chục = 100.

HĐ 3. Giới thiệu 1 nghìn.

a. Giới thiệu số tròn trăm.

- Gắn lên bảng 1 hình vuông biểu diễn 100 và hỏi: Có mấy trăm.

- Gọi 1 HS lên bảng viết số 100 xuống dưới vị trí gắn hình vuông biểu diễn 100.

- Gắn 2 hình vuông như trên lên bảng và hỏi: Có mấy trăm.

- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm cách viết số 2 trăm.

- Giới thiệu: Để chỉ số lượng là 2 trăm, người ta dùng số 2 trăm, viết 200.

-Lần lượt đưa ra 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 hình vuông như trên để giới thiệu các số 300, 400, . . .

- Các số từ 100 đến 900 có đặc điểm gì chung?

- Những số này được gọi là những số tròn trăm.

b. Giới thiệu 1000.

- Gắn lên bảng 10 hình vuông và hỏi: Có mấy trăm?

- HS nêu.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- 1 đơn vị.

- Có 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10 đơn vị.

- 10 đơn vị còn gọi là 1 chục.

- 1 chục bằng 10 đơn vị.

- Nêu: 1 chục: 10; 2 chục: 20; . . 10 chục: 100.

- 100.

- Nhắc lại 10 chục bằng 1 trăm.

- Có 1 trăm.

- Viết số 100.

- Có 2 trăm.

- Một số HS lên bảng viết.

- HS viết vào bảng con: 200.

- Đọc và viết các số từ 300 đến 900.

- Cùng có 2 chữ số 00 đứng cuối cùng.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Có 10 trăm.

(11)

-Giới thiệu: 10 trăm được gọi là 1 nghìn.

-Viết lên bảng: 10 trăm = 1 nghìn.

-Để chỉ số lượng là 1 nghìn, viết là 1000.

-HS đọc và viết số 1000.

- 1 chục bằng mấy đơn vị?

- 1 trăm bằng mấy chục?

- 1 nghìn bằng mấy trăm?

- Yêu cầu HS nêu lại các mối liên hệ giữa đơn vị và chục, giữa chục và trăm, giữa trăm và nghìn.

HĐ 4. Luyện tập, thực hành.

a. Đọc và viết số.

- GV gắn hình vuông biểu diễn 1 số đơn vị, một số chục, các số tròn trăm bất kì lên bảng, sau đó gọi HS lên bảng đọc và viết số tương ứng.

b. Chọn hình phù hợp với số.

- GV đọc 1 số chục hoặc tròn trăm bất kì, yêu cầu HS sử dụng bộ hình cá nhân của mình để lấy số ô vuông tương ứng với số mà GV đọc.

4. Củng cố, dặn dò:(2')

-Dặn dò HS về nhà xem lại bài. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Cả lớp đọc: 10 trăm bằng 1 nghìn.

- HS quan sát và nhận xét: Số 1000 được viết bởi 4 chữ số, chữ số 1 đứng đầu tiên, sau đó là 3 chữ số 0 đứng liền nhau.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

- Thực hiện đọc, viết số 1000.

- 1 chục bằng 10 đơn vị.

- 1 trăm bằng 10 chục.

- 1 nghìn bằng 10 trăm.

- HS nêu.

- Đọc và viết số theo hình biểu diễn.

- Thực hành làm việc cá nhân theo hiệu lệnh của GV. Sau mỗi lần chọn hình, 2 HS ngồi cạnh lại kiểm tra bài của nhau và báo cáo kết quả với GV.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Tự nhiên và xã hội

TIẾT 28: MỘT SỐ LOÀI VẬT SỐNG TRÊN CẠN I. MỤC TIÊU:

- Nêu được tên và ích lợi của một động vật sống trên cạn đối với con người.

- Kể được tên một số con vật hoang dã sống trên cạn và một số vật nuôi trong nhà.

* GD kĩ năng sống:

- Kĩ năng quan sát, tìm kiếm và xử lý các thông tin về động vật sống trên cạn.

- Kĩ năng ra quyết định nên và không nên làm gì để bảo vệ động vật.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Ứng dụng PHTM

- Tranh minh họa trong SGK.

- Tranh ảnh sưu tầm các con vật sống trên cạn III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

(12)

1) Ổn định lớp(1') 2) Kiểm tra bài cũ (5') - Loài vật sống ở đâu?

- Nhận xét 3) Bài mới(28')

a) Giới thiệu bài: - Ghi tên bài

* Hoạt động 1: Làm việc với SGK - Làm iệc theo cặp

- HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi:

+ Chỉ và nói tên các vật có trong hình?

+ Con nào là vật nuôi, con nào sống hoang dã?

- Quan sát và trả lời thêm câu hỏi:

+ Con nào có thể sống được ở sa mạc?

+ Con nào đào hang sống dưới mặt đất?

+ Con nào ăn cỏ?

+ Con nào ăn thịt - HS trình bày

=> Kết luận:

* Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm.

- Làm việc theo nhóm

- HS dựa vào tranh sưu tầm thảo luận:

- Dựa vào cơ quan di chuyển:

+ Các con vật có chân?

+ Các con vật vừa có chân vừa có cánh?

+ Các con vật không có chân?

- Dựa vào khí hậu nơi con vật sống:

+ Các con vật sống ở xứ nóng?

+ Các con vật sống ở xứ lạnh?

- Dựa vào nhu cầu của con người:

+ Các con vật có hại đối với con người, cây cối, mùa màng hay đối với con vật khác?

- HS thảo luận nhóm - HS trình bày sản phẩm

- Nhận xét sản phẩm của các nhóm đánh giá.

* Hoạt động 3: Trò chơi “ Đố bạn con gì?”

HS chơi theo sự HD của GV 4) Củng cố(1')

* ƯDPHTM : Yêu cầu HS kể tên các con vật sống trên cạn trên máy tính

- Bảo vệ các loài động vật

- Hát vui

- Nhắc lại - Thảo luận - Quan sát

- Trình bày

- Thảo luận nhóm

- Trình bày

- Chơi trò chơi

- HS thực hành trên máy tính kể tên các con vật.

(13)

Kể chuyện TIẾT 28: KHO BÁU I. MỤC TIÊU:

- Dựa vào gợi ý cho trước, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.

- HS năng khiếu biết kể lại toàn bộ câu chuyện.

* GD kĩ năng sống:

- Tự nhận thức.

- Xác định giá trị bản thân.

- Lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bài giảng điện tử

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức :(1')

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:(5')

- Kiểm tra chuẩn bị của học sinh.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(32') HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. Hướng dẫn kể chuyện

* Kể lại từng đoạn.

GV chiếu tranh minh họa câu chuyện trên phông chiếu + Hướng dẫn HS kể - Yêu cầu kể trong nhóm.

- Yêu cầu kể trước lớp.

- Hợp tác cùng GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe và nhắc lại tiêu đề bài.

- Kể chuyện trong nhóm. Mỗi HS kể 1 đoạn, bạn nghe nhận xét và sửa cho bạn.

-Hai vợ chồng chăm chỉ: Ở vùng quê nọ...

- Hai vợ chồng chăm chỉ.

- Thức khuya dậy sớm: Họ thường ra đồng lúc gà gáy sáng và trở về khi đã lặn mặt trời.

- Không lúc nào ngơi tay: Hai vợ chồng cần cù làm việc, chăm chỉ không lúc nào ngơi tay. Đến vụ lúa họ cấy lúa rồi trồng khoai, trồng cà, không để cho đất nghỉ.

- Kết quả tốt đẹp: Nhờ làm lụng chuyên cần, họ đã gây dựng được một cơ ngợi đàng hoàng.

- Thi giữa 3 nhóm: mỗi nhóm 3 học sinh

(14)

- Thi giữa 3 nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

*Kể lại câu chuyện theo vai - Gọi HS kể.

- Yêu cầu các nhóm thi kể theo vai.

- Thi kể giữa 3 nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

*Kể lại toàn bộ câu chuyện.

- Nhận xét, tuyên dương.

4. Củng cố, dặn dò:(2')

- Câu chuyện con hiểu được điều gì?

- Về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Nhận xét giờ học.

- Nhận xét, bình chọn.

- 3 HS tự phân vai kể.

- 3 nhóm thi kể theo vai.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Nhận xét, bình chọn.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Câu chuyện khuyên chúng ta phải biết yêu quý đất đai, ai chăm chỉ lao động trên ruộng đồng, người đó sẽ có cuộc sống ấm no hạnh phúc.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Thực hành Tiếng việt

LUYỆN TẬP VỀ MỘT SỐ QUY TẮC CHÍNH TẢ I. MỤC TIÊU

- Giúp hs củng cố lại các quy tắc chính tả khi viết ua/uơ ; ên/ ênh ;s/x ; in /inh II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Nội dung ôn tập ( 30 – 32’) Bài 1: Điền vào chỗ trống ua hay uơ

+ h... vòi ; q....̉..trách ; tua t....̉..; m....́.. hát Bài 2: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:

a, con ..., ... hét, quả ..., .... mắng, nết .... ( na , la )

b, lớn ..., .... người, ... chăng, .... lớp, ...trên. ( nên ,

- HS làm bài vào vở.

- 2 HSTB làm bài trên bảng

- 2HS K làm bài trên bảng, cả lớp làm bài vào vở.

(15)

lên)

Bài 3: Điền vào chỗ trống ên hay ênh:

trở n.... b... cạnh bập ...

b....̣. tật ra l...̣ b....̣.. thừng Bài 4: Điền vào chỗ trống s hay x, rồi giải câu đố sau:

Hoa hôm nay gọi ngày ...au Cả năm chiu chắt mỡ màu đất đai ... uân ...ang ấm cả đất trời

Bật màu hoa nở người người đón ....uân.

Là hoa gì ? ( Hoa mai) Bài 5: Chọn tiếng trong ngoặc đơn điền vào từng chỗ trống để tạo từ:

a, ...lỗi, ....đẹp, ăn ... , ....xắn, ....tươi. ( xinh, xin)

b, ... tưởng, ... mắt, ....anh, tự ..., ...ranh,....tức ( tin tinh)

Bài 6: Các tên riêng trong các câu sau chưa được viết hoa. Em hãy viết lại cho đúng.

a, Thủ đô của nước việt nam là hà nội.

b, Đồng đăng có phố kì lừa Có nàng tô thị có chùa tam thanh.

Bài 7: Giải câu đố sau:

Nước xanh xanh đến lạ lùng Rùa thiêng ẩn hiện vẫy vùng đâu đây Mỗi khi ngắm mặt hồ này

Nhớ người cứu nước với cây gươm thần ? Là hồ nào ? Người được nhắc tới là ai ?

3. Củng cố dặn dò (1’)

- HS điền và giải câu đố

- HS làm bài vào vở và chữa bài

- 1 hs lên bảng làm

- HS đọc lại các từ đã hoàn thiện.

- HS điền và giải câu đố

(16)

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bi bài cho tiết sau

***************************************

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 3 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ tư, ngày 4 tháng 4 năm 2018

Tập đọc BÀI 52: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU:

- Biết ngắt nhịp thơ hợp lí khi đọc các câu thơ lục bát.

- Hiểu nội dung: cây dừa giống như con người, biết gắn bó với đất trời, với thiên nhiên.

- Yêu thiên nhiên, bảo vệ cây cối trong thiên nhiên.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bài giảng điện tử.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp, KTSS(2') 2) Kiểm tra bài cũ (5')

- Gọi HS đọc bài Kho báu và trả lời câu hỏi - Nhận xét

3) Bài mới(30') a) Giới thiệu bài:

b) Luyện đọc

* Đọc mẫu: * Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ - Đọc câu: HS nối tiếp nhau luyện đọc câu.

- Đọc từ khó: - Đọc đoạn: Chia đoạn Đoạn 1: 4 câu thơ đầu

Đoạn 2: 4 câu thơ tiếp Đoạn 3: 6 câu thơ cuối

HS nối tiếp nhau luyện đọc đọc từng đoạn.

- Đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng Đọc ĐT

C) Hướng dẫn tìm hiểu bài HDHS đọc từng đoạn và TLCH

* Câu 1: Các bộ phận của cây dừa( lá, ngọn, thân, quả) được so sánh với những gì?

* Câu 2: Cây dừa gắn bó với thiên nhiên( gió, trăng, mây, nắng, đàn cò) thế nào?

- Hát, báo cáo sĩ số.

- Nhắc lại

- Luyện đọc câu - Luyện đọc từ khó

- Luyện đọc đoạn

- Luyện đọc ngắt nghỉ, nhấn giọng

- Luyện đọc đoạn theo nhóm - Thi đọc nhóm

ĐT

(17)

* Câu 3: Em thích những câu thơ nào? Vì sao?

D) Hướng dẫn HTL 8 câu thơ đầu - HS nhẩm đọc các câu thơ.

- HS HTL 8 câu thơ.

- HS thi HTL 8 câu thơ

- Nhận xét, khen ngợi HS đọc tốt.

4) Củng cố (3') GVnx chốt lại bài Tiếp tục HTL bài thơ

HS đọc thầm,đọc nhóm - Thi HTL 8 câu thơ

- Nhắc lại ND bài ---

Tập viết

BÀI 28: CHỮ HOA: Y I. MỤC TIÊU:

-Viết đúng chữ hoa Y (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ); chữ và câu ứng dụng: Yêu (1 dòng cỡ vừa, 1 dòng cỡ nhỏ), Yêu lũy tre làng (3 lần).

- Giáo dục tính cẩn thận khi viết bài.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Mẫu chữ hoa Y đặt trong khung chữ - Bảng lớp viết sẵn cụm từ ứng dụng III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp(1') - Chuyển tiết.

2) Kiểm tra bài cũ (5') 3) Bài mới(30')

A) Giới thiệu bài:

B) Hướng dẫn viết chữ hoa

* Hướng dẫn quan sát, nhận xét

- Cấu tạo: Chữ hoa Y cỡ vừa cao 8 li( 9 đường kẻ) gồm 2 nét và nét móc hai đầu và nét khuyết ngược.

- Cách viết:

+ Nét 1: Như nét 1 của chữ U

+ Nét 2: Từ điểm DB của nét 1 lia bút lên ĐK6, đổi chiều bút, viết nét khuyết ngược, kéo dài xuống ĐK4 dưới ĐK1. DB ở ĐK2 phía trên. - HS tập viết bảng con chữ hoa Y

- Nhận xét sửa sai

C) Hướng dẫn viết ứng dụng

* Giới thiệu cụm từ ứng dụng - HS đọc cụm từ ứng dụng

- Giúp HS nắm nội cụm từ ứng dụng: Tình

- Ôn tập

HS q/s nx Nêu

Viết bảng con chữ hoa Y

- Yêu lũy tre làng

(18)

cảm yêu làng xóm quê hương của người Việt Nam ta.

* Hướng dẫn nhận xét - Các chữ cái cao 5 li?

- Các chữ cái cao 2,5 li?

- Các chữ cái cao 1,5 li?

- Chữ cái cao 1,25 li?

- Các chữ cái cao 1 li?

- Nối nét: Nét cuối của chữ y nối với nét đầu của chữ ê.

- Viết mẫu cụm từ ứng dụng

- HS viết bảng con cụm từ ứng dụng - Nhận xét sửa sai

D) Hướng dẫn viết tập viết 4) Củng cố- Dặn dò:(1') - HS nhắc lại tựa bài

- HS viết bảng con chữ Y và tiếng Yêu.

- Nhận xét sửa sai

- GDHS: Viết cẩn thận, rèn chữ viết để viết đúng và đẹp.

Viết phần còn lại

- Chữ hoa Y - Các chữ l, y, g - Chữ t

- Chữ r

Viết bảng con Viết vtv

NHắc lại bài học

--- Toán

TIẾT 138: SO SÁNH CÁC SỐ TRÒN TRĂM I. MỤC TIÊU:

- Biết so sánh các số tròn trăm.

- Biết thứ tự các số tròn trăm.

- Biết điền các số tròn trăm vào các vạch trên tia số.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bộ toán thực hành GV + HS - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2 - Bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

HOẠT ĐỘNG DẠY HOẠT ĐỘNG HỌC

1) Ổn định lớp(1') - Chuyển tiết

2) Kiểm tra bài cũ (5') 3) Bài mới(32')

A) So sánh các số tròn trăm

- Gắn các hình vuông biểu diễn các số như SGK.

- HS nêu số ghi dưới hình vẽ( các số 200 và 300).

- Yêu cầu HS so sánh hai số và điền dấu > <

- HS đọc đồng thanh: hai trăm bé hơn ba trăm, ba

- Đơn vị, chục, trăm, nghìn - Làm bài tập bảng con

(19)

trăm lớn hơn hai trăm.

- HS làm bài tập bảng con - Nhận xét sửa sai

200 < 300 500 < 600 300 > 200 600 > 500 400 < 500 200 > 100 B) Thực hành

* Bài 1: Điền dấu < > ? - HS đọc yêu cầu

- Hướng dẫn: các em so sánh các số rồi điền dấu vào các chỗ chấm

- HS làm bài tập bảng lớp + bảng con.

- Nhận xét sửa sai

100 < 200 300 < 500 200 > 100 500 > 300

* Bài 2: Điền dấu >, <, = ? - HS đọc yêu cầu

- HS làm bài tập vào vở + bảng lớp - Nhận xét sửa sai

100 < 200 400 > 300 300 > 200 700 < 800 500 > 400 900 = 900 700 < 900 600 > 500 500 = 500 900 < 1000

* Bài 3: Số ? - HS đọc yêu cầu

- Gợi ý: Các số cần điền là số tròn trăm, điền số theo chiều mũi tên tăng dần.

- HS làm bài tập theo nhóm - HS trình bày

- Nhận xét tuyên dương 4.Củng cố- Dặn dò(2') - HS đọc lại bài tập - Làm BT

- 200 và 300 - So sánh 200 < 300 - Đọc đồng thanh

- Làm bài tập bảng con

- Đọc yêu cầu

- Làm bài tập bảng lớp + bảng con

- Đọc yêu cầu

- Làm bài tập bảng lớp + vở

*****************************************

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ năm, ngày 5 tháng 4 năm 2018

Toán

TIẾT 139: CÁC SỐ TRÒN CHỤC TỪ 110 ĐẾN 200 I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Biết cách đọc, viết các số tròn chục từ 110 đến 200.

(20)

- Biết cách so sánh các số tròn chục.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bộ toán thực hành GV + HS - Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức (2')

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:(5')

- GV kiểm tra HS về so sánh và thứ tự các số tròn trăm.

- Gọi 2 HS lên bảng viết các số tròn chục mà em đã biết (đã học).

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(30') HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Trong bài học hôm nay, các em sẽ học về các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Số tròn chục là những số như thế nào?

HĐ 2. Giới thiệu các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Gắn lên bảng hình biểu diễn số 110 và hỏi: Có mấy trăm và mấy chục, mấy đơn vị?

- Số này đọc là: Một trăm mười.

- Số 110 có mấy chữ số, là những chữ số nào?

- Một trăm gồm mấy chục?

- Vậy số 110 có tất cả bao nhiêu chục.

- Có lẻ ra đơn vị nào không?

- Đây là 1 số tròn chục.

- Hướng dẫn tương tự với dòng thứ 2 của bảng để HS tìm ra cách đọc, cách viết và cấu tạo của số 120.

-Yêu cầu HS suy nghĩ và thảo luận để tìm ra cách đọc và cách viết của các số: 130, 140, 150, 160, 170, 180, 190, 200.

- Yêu cầu HS báo cáo kết quả thảo luận.

- Yêu cầu cả lớp đọc các số tròn chục từ 110 đến 200.

- Một số HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.

- Viết các số: 10, 20, 30, 40, 50, 60, 70, 80, 90, 100.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Là những số có hàng đơn vị bằng 0.

- Có 1 trăm, 1 chục và 0 đơn vị. Sau đó, lên bảng viết số như phần bài học trong SGK.

- HS cả lớp đọc: Một trăm mười.

- Số 110 có 3 chữ số, chữ số hàng trăm là chữ số 1, chữ số hàng chục là chữ số 1, chữ số hàng đơn vị là chữ số 0.

- Một trăm gồm 10 chục.

- HS đếm số chục trên hình biểu diễn và trả lời: có 11 chục.

- Không lẻ ra đơn vị nào.

- Lắng nghe và nhắc lại.

- HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.

- 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số, 1 HS viết số, cả lớp theo dõi và nhận xét.

(21)

HĐ 3. So sánh các số tròn chục.

-Gắn lên bảng hình biểu diên 110 và hỏi:

Có bao nhiêu hình vuông?

-Gắn tiếp lên bảng hình biểu diễn số 120 và hỏi: Có bao nhiêu hình vuông?

-110 hình vuông và 120 hình vuông thì bên nào có nhiều hình vuông hơn, bên nào có ít hình vuông hơn.

- Vậy 110 và 120 số nào lớn hơn, số nào bé hơn?

-Yêu cầu HS lên bảng điền dấu >, < vào chỗ trống.

-Ngoài cách so sánh số 110 và 120 thông qua việc so sánh 110 hình vuông và 120 hình vuông như trên, trong toán học chúng ta so sánh các chữ số cùng hàng của hai số với nhau.

-Hãy so sánh chữ số hàng trăm của 110 và 120.

-Hãy so sánh chữ số hàng chục của 110 và 120 với nhau.

-Khi đó ta nói 120 lớn hơn 110 và viết 120>110, hay 110 bé hơn 120 và viết 110

< 120.

-Yêu cầu HS dựa vào việc so sánh các chữ số cùng hàng để so sánh 120 và 130.

HĐ 4. Luyện tập, thực hành.

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

-Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi 2 HS lên bảng, 1 HS đọc số để HS còn lại viết số.

-Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

-Đưa ra hình biểu diễn số để HS so sánh, sau đó yêu cầu HS so sánh số thông qua việc so sánh các chữ số cùng hàng.

-Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-Để điền số cho đúng, trước hết phải thực

-Có 110 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 110.

-Có 120 hình vuông, sau đó lên bảng viết số 120.

-120 hình vuông nhiều hơn 110 hình vuông, 110 hình vuông ít hơn 120 hình vuông.

-120 lớn hơn 110, 110 bé hơn 120.

-Điền dấu để có: 110 < 120; 120>110.

- Lắng nghe, ghi nhớ.

-Chữ số hàng trăm cũng là 1.

-2 lớn hơn 1, hay 1 bé hơn 2.

- Lắng nghe, thực hiện.

-120 < 130 hay 130 > 120.

- HS nêu yêu cầu bài tập.

- Làm bài, sau đó theo dõi bài làm của 2 HS lên bảng và nhận xét.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu >,

<, = vào chỗ trống.

- Làm bài, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Bài tập yêu cầu chúng ta điền dấu thích hợp vào chỗ trống.

- Quan sát, thực hiện.

(22)

hiện so sánh số, sau đó điền dấu ghi lại kết quả so sánh đó.

-Nhận xét, đánh giá.

Bài 4:

-Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

-Yêu cầu HS tự làm bài.

- Tại sao lại điền 120 vào chỗ trống thứ nhất?

- Đây là dãy các số tròn chục từ 10 đến 200 được xếp theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Yêu cầu HS kể các số tròn chục đã học theo thứ tự từ bé đến lớn.

4. Củng cố, dặn dò:(2')

- Yêu cầu HS về nhà ôn lại cách đọc, cách viết và cách so sánh các số tròn chục đã học. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

- Lắng nghe, điều chỉnh.

- Điền số thích hợp vào chỗ trống.

- Làm bài, 1 HS lên bảng làm bài. 110;

120; 130; 140; 150; 160; 170; 180;

190; 200.

- Vì đếm 110 sau đó đếm 120 rồi đếm 130, 140.

- HS nghe giảng và đọc lại dãy số trên.

- Thực hiện.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Luyện từ và câu

TIẾT 28: TỪ NGỮ VỀ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI: ĐỂ LÀM GÌ?

DẤU CHẤM PHẨY.

I. MỤC TIÊU:

- Nêu được một số từ ngữ về cây cối (BT1)

- Biết đặt và trả lời câu hỏi với cụm từ để làm gì? (BT2); Điền đúng dấu chấm, dấu phẩy trong đoạn văn có chỗ trống. (BT3).

- GD cho HS ý thức tự giác, luyện tập, yêu thích môn học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:(2')

- HS hát đầu giờ.

2. Kiểm tra:(5')

- Kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(32') HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

- Hát tập thể.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

(23)

HĐ 2. HD làm bài tập:

Bài 1:

- Gọi HS nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu thảo luận.

- Thi giữa các nhóm.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

- Nêu yêu cầu của bài.

- Yêu cầu các nhóm thực hành hỏi đáp theo mẫu.

Bài 3:

- Nêu yêu cầu bài tập.

- Yêu cầu làm bài - chữa bài.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò:(1')

- Cần chú ý dùng dấu phẩy hợp lý để ngăn cách các bộ phận trong câu. Hoàn thiện các bài tập ở nhà. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét giờ học.

* Kể tên các loài cây theo nhóm mà em biết.

- Các nhóm thảo luận làm bài vào phiếu.

Cây LT, TP.

Cây ăn quả

Cây lấy gỗ

Cây bóng mát - Nhận xét, bổ sung.

* Đặt và trả lời câu hỏi để làm gì?

- Các nhóm thực hành hỏi đáp.

+ Người ta trồng lúa để làm gì?

- Người ta trồng lúa để lấy thóc làm ra hạt gạo để nấu cơm ăn.

+ Người ta trồng cây bàng để làm gì?

- Người ta trồng cây bàng để lấy bóng mát.

* Điền dấu chấm hay dấu phẩy vào ô trống?

“Chiều qua, Lan nhận được thư bố.

Trong thư, bố dặn dò hai chị em Lan rất nhiều điều. Nhưng Lan nhớ nhất lời bố dặn riêng em ở cuối thư: "Con nhớ chăm bón cây cam ở đầu vườn để

khi bố về, bố con mình có cam ngọt ăn nhé”.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe và thực hiện.

***************************************

Ngày soạn: Thứ sáu, ngày 30 tháng 3 năm 2018 Ngày giảng: Thứ sáu, ngày 6 tháng 4 năm 2018

Tập làm văn

ĐÁP LỜI CHIA VUI. TẢ NGẮN VỀ CÂY CỐI I. MỤC TIÊU:

- Biết đáp lại lời chia vui trong tình huống giao tiếp cụ thể.

(24)

- Đọc và trả lời được các câu hỏi về bài miêu tả ngắn; viết được các câu trả lời cho một phần BT2.

- GD học sinh có ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

* Các kĩ năng sống cần giáo dục trong bài:

- Kĩ năng giao tiếp: ứng xử văn hoá, lắng nghe tích cực.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Tranh minh hoạ SGK.

- BP viết các bài tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức :(1')

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:(5')

- Kiểm tra việc thực hiện bài tập ở nhà của HS.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(32') HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2. HDHS làm bài tập.

*Bài 1:

- Treo tranh.

- Yêu cầu 2 HS làm mẫu.

- Yêu cầu nêu cách nói khác.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2.

- Đọc mẫu bài.

- Đưa tranh quả măng cụt.

- Yêu cầu hỏi đáp theo nội dung.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Quan sát tranh.

+ Chúc mừng bạn đã đạt giải cao trong cuộc thi.

+ Cảm ơn bạn.

+ Các bạn quan tâm tới tớ nhiều quá, tớ sẽ cố gắng hơn để lần sau sẽ đạt giải cao hơn. / Tớ cảm động quá . Cảm ơn các bạn nhiều lắm.

-Thực hiện.

- Nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Quan sát tranh.

- Hỏi đáp theo nhóm đôi.

H1: Quả măng cụt hình gì?

H2: Quả măng cụt hình tròn như quả cam.

H1: Quả to bằng chừng nào?

H2: Quả to bằng nắm tay trẻ em.

H1: Quả măng cụt có màu gì?

H2: Quả màu tím sẫm ngả sang màu

(25)

- Gọi HS trình bày theo tranh.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 3:

- Yêu cầu viết bài vào vở các câu trả lời phần a hoặc phần b.

- HD dựa vào ý của bài để viết nhưng không nhất thiết đúng nguyên văn từng câu.

- Yêu cầu đọc một số bài trước lớp.

- Thu vở chấm một số bài.

- Nhận xét, đánh giá.

4. Củng cố, dặn dò:(2') - Nhắc lại nội dung bài.

- Về nhà thực hành nói lời chia vui, hoàn thành bài viết.

- Nhận xét tiết học.

đỏ.

H1: Cuống nó ntn?

H2: Cuống nó to và ngắn, quanh cuống có 4,5 cái tai úp vào nhau.

- Chỉ vào tranh nêu.

- Nhận xét, bổ sung.

- Viết bài vào vở.

a, Quả măng cụt tròn, giống như quả cam, nhưng chỉ nhỏ bằng nắm tay trẻ em. Vỏ măng màu tím thẫm ngả sang đỏ. Cuống măng cụt ngắn và to, có 4,5 cái tai tròn úp vào quả vòng quanh cuống.

b, Dùng dao cắt khoanh nửa quả, bạn sẽ thấy lộ ra ruột quả trắng muốt như hoa bưởi, với 4,5 múi to không đều nhau, ăn từng múi, thấy vị ngọt đậm và một mùi thơm thoang thoảng.

- Vài HS đọc.

- Nhận xét, điều chỉnh, bổ sung.

- Lắng nghe.

- Lắng nghe về nhà thực hiện.

--- Toán

TIẾT 140: CÁC SỐ TỪ 101 ĐẾN 110.

I. MỤC TIÊU:

- Nhận biết được các số từ 101 đến 110.

- Biết cách đọc, viết các số 101 đến 110.Biết cách so sánh các số từ 101 đến 110.

- Biết thứ tự các số từ 101 đến 200.

- Giáo dục HS yêu thích học toán.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Các hình vuông, mỗi hình biểu diễn 100, các hình chữ nhật biểu diễn 1 chục.

Các hình vuông nhỏ biểu diễn đơn vị

- Bảng kẻ sẵn các cột ghi rõ: Trăm, chục, đơn vị, viết số, đọc số như phần bài học.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1.Ổn định tổ chức:(2')

(26)

- Hát đầu giờ, báo cáo sĩ số 2. Kiểm tra:(5')

- Gọi HS đọc và viết các số tròn trăm, so sánh các số tròn chục từ 10 đến 200.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(32')

HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.

HĐ 2.Giới thiệu các số tròn chục từ 101 đến 110.

+ Gắn lên bảng hình biểu diễn số 100 và hỏi có mấy trăm?

+ Gắn thêm một hình vuông nhỏ và hỏi:

có mấy chục và mấy đơn vị?

+ Cho HS đọc và viết số 101 + Giới thiệu số 102, 103 tương tự.

+ Yêu cầu thảo luận để tìm ra cách đọc và viết của các số: 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110

+ Yêu cầu cả lớp đọc các số từ 101 đến 110.

HĐ 3. Luyện tập - thực hành Bài 1:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Yêu cầu cả lớp tự làm bài.

- Nhận xét, đánh giá.

Bài 2:

+ Vẽ lên bảng tia số như SGK, sau đó gọi 1 HS lên bảng làm bài.

+ Nhận xét ghi điểm và yêu cầu HS đọc các số trên tia số theo thứ tự từ bé đến lớn.

Bài 3:

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Để điền số cho đúng cần phải làm gì?

- Hãy so sánh chữ số hàng trăm của số 101 và 102?

- Hãy so sánh chữ số hàng đơn vị của số 101 và 102?

-GV đúc kết: Tia số được viết theo thứ tự từ bé đến lớn, số đứng trước bao giờ cũng nhỏ hơn số đứng sau.

Bài 4:

- 3 HS lần lượt lên bảng thực hiện yêu cầu.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

+ Có 1 trăm sau đó lên bảng viết 1 vào cột trăm.

+ Có 0 chục và 1 đơn vị, lên bảng viết 0 vào cột chục và 1 vào cột đơn vị.

+ HS viết và đọc số 101.

+ HS thảo luận cặp đôi và viết kết quả vào bảng số trong phần bài học.

- Thực hiện.

- Nêu yêu cầu bài tập.

- 2 HS lên bảng, 1 HS đọc, 1 HS viết.

- Lắng nghe và điều chỉnh.

- Nghe hướng dẫn, sau đó làm bài - Đọc các số.

- Điền dấu (> , = , < ) vào chỗ trống.

- Trước hết so sánh số sau đó mới điền dấu.

- Chữ số hàng trăm đều là 1.

- Chữ số hàng chục đều là 0.

- HS tự làm các ý còn lại của bài - Làm bài, 1 HS lên bảng.

(27)

- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?

- Các nhóm thảo luận và cử 4 đại diện thi đua tiếp sức.

- Nhận xét, đánh giá.

4.Củng cố, dặn dò:(1')

- HS nhắc lại cách đọc, viết, so sánh các số từ 101 đến 110.

- Dặn HS về nhà làm các bài trong vở bài tập. Chuẩn bị bài cho tiết sau.

- Nhận xét tiết học.

- Nêu yêu cầu tiết học.

- Các nhóm thảo luận và cử 4 đại diện thi đua tiếp sức.

- Nhận xét, bổ sung.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- Chính tả( Nghe- viết)

TIẾT 56: CÂY DỪA I. MỤC TIÊU:

- Nghe viết chính xác bài tả, trình bày đúng bài thơ lục bát.

- Làm được bài tập 2 a/ b. Viết đúng tên riêng Việt Nam trong bài tập 3 - Rèn HS giữ vở sạch, viết chữ đẹp.

II. ĐỒ DÙNG DẠY-HỌC:

- Bảng phụ ghi sẵn bài tập 2.

- Bảng nhóm

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Ổn định tổ chức:(1')

- Chuyển tiết.

2. Kiểm tra:(5')

- Gọi 2 HS lên bảng viết từ khó của tiết trước, HS dưới lớp viết vào nháp do GV đọc: bền vững, thuở bé, bến bờ, quở trách.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:(32') HĐ 1. Giới thiệu bài:

- Giờ Chính tả hôm nay lớp mình sẽ nghe và viết lại 8 dòng thơ đầu trong bài thơ Cây dừa và làm các bài tập chính tả phân biệt s/x; in/inh.

HĐ 2. Hướng dẫn viết chính tả a. Ghi nhớ nội dung đoạn cần viết

- GV đọc 8 dòng thơ đầu trong bài Cây dừa.

- Đoạn thơ nhắc đến những bộ phận nào của cây dừa?

- Các bộ phận đó được so sánh với những

- Hát tập thể.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV.

- Lắng nghe, điều chỉnh và sửa sai.

- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.

- Theo dõi và đọc thầm theo. 1 HS đọc lại bài.

- Đoạn thơ nhắc đến lá dừa, thân dừa, quả dừa, ngọn dừa.

- HS đọc lại bài sau đó trả lời:

(28)

gì?

b. Hướng dẫn cách trình bày.

-Đoạn thơ có mấy dòng?

-Dòng thứ nhất có mấy tiếng?

-Dòng thứ hai có mấy tiếng?

-Đây là thể thơ lục bát. Dòng thứ nhất viết lùi vào 1 ô, dòng thứ 2 viết sát lề.

-Các chữa cái đầu dòng thơ viết như thế nào?

c. Hướng dẫn viết từ khó.

- GV đọc các từ khó cho HS viết: tỏa, tàu dừa, ngọt, hũ…

- Nhận xét, sửa sai.

d. Viết chính tả.

- Lưu ý HS về tư thế ngồi viết, cách trình bày, quy tắc viết hoa.

- GV đọc cho HS viết chính tả.

e. Soát lỗi.

- Đọc cho HS soát lỗi.

g. Nhận xét, chữa bài.

- Thu 4-5 vở nhận xét - Nhận xét, sửa sai.

HĐ 3. Hướng dẫn làm bài tập Bài 2a:

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- Dán hai tờ giấy lên bảng chia lớp thành 2 nhóm, yêu cầu HS lên tìm từ tiếp sức.

- Tổng kết trò chơi.

- Cho HS đọc các từ tìm được.

Bài 2b:

- GV đọc yêu cầu cho HS tìm từ.

Bài 3.

- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.

- 1 HS đọc bài thơ.

- Yêu cầu HS đọc thầm để tìm ra các tên riêng?

- Tên riêng phải viết như thế nào?

+ Lá: như tay dang ra đón gió, như chiếc lược chải vào mây xanh.

+ Ngọn dừa: như cái đầu của người biết gật để gọi trăng.

+ Thân dừa: bạc phếch tháng năm.

+ Quả dừa: như đàn lợn con, như những hũ rượu.

-8 dòng thơ.

- Dòng thứ nhất có 6 tiếng.

- Dòng thứ hai có 8 tiếng.

- Chữ đầu dòng thơ phải viết hoa.

- HS viết bảng con.

- Lắng nghe và sửa sai.

- Lắng nghe và thực hiện.

- Lắng nghe và viết bài.

- Soát lỗi.

- Lắng nghe, sửa sai (nếu có).

- Đọc yêu c u bài.

Tên cây bắt đầu bằng s

Tên cây bắt đầu bằng x

sắn, sim, sung, si, sen, súng, sâm, sấu, sậy, …

xoan, xà cừ, xà nu, xương rồng,

- Tìm từ.

- Đáp án: Số chín/ chín/ thính.

- Đọc đề bài.

- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc

(29)

- Gọi HS lên bảng viết lại các tên riêng trong bài cho đúng chính tả.

- Yêu cầu HS nhận xét bài của bạn trên bảng.

4. Củng cố, dặn dò:(2')

- Nhắc nhở HS nhớ quy tắc viết hoa tên riêng. Chuẩn bị bài sau.

- Nhận xét tiết học.

thầm theo.

- Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên, Tây Bắc, Điện Biên.

- Tên riêng phải viết hoa.

- 2 HS lên bảng viết lại, HS dưới lớp viết vào Vở bài tập.

- Nhận xét bài làm của bạn trên bảng.

- Lắng nghe và thực hiện.

--- SINH HOẠT TUẦN 28 + GDKNS

A. SINH HOẠT I. Mục tiêu

- Ổn định tổ chức lớp.

- Nhận xét tuần 28, triển khai kế hoạch tuần 29.

II. Các hoạt động chính 1.Nhận xét tuần qua (20')

1. Các tổ trưởng báo cáo nhận xét về học tập và thực hiện các nền nếp, hoạt động của tổ mình

2. Lớp trưởng báo cáo,nhận xét chung về tình hình của lớp tuần qua.

3. Giáo viên nhận xét về kết quả học tập và các hoạt động của lớp trong tuần.

* Ưu điểm

………

………

………

………

………

* Hạn chế

………

………

………

………...

...

2. Kế hoạch tuần sau

………

………

………

B. GDKNS

(30)

GÓC HỌC TẬP CỦA EM I. Mục tiêu:

- HS hiểu được tầm quan trọng của việc sắp xếp góc học tập ngăn nắp.

- Thực hành sắp xếp góc học tập ngăn nắp.

II. Đồ dùng:

- Sách bài tập thực hành KNS lớp 2.

III. Các hoạt động:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Khởi động:

- HS hát tập thể.

- GV giới thiệu bài.

2. Bài mới:

Hoạt động 1 :

- GV kể cho HS nghe câu chuyện

“ Hoa và Thắng”.

- Nêu câu hỏi:

+ Qua câu chuyện trên em học tập Hoa ở điểm nào ?

+ Em đã làm gì để góc học tập của mình gọn gàng và sạch sẽ ?

Hoạt động 2 :

- GV chia HS thành các nhóm thảo luận làm bài tập.

- Yêu cầu các nhóm trình bày.

Hoạt động 3 :

- Gv hướng dẫn HS nắm được những giá trị rút ra Câu chuyện và Trải nghiệm.

- GV nhận xét.

3.

Củng cố, dặn dò:

- Lớp hát bài “ Chim vành khuyên”

- HS lắng nghe, suy nghĩ và tự thực hiện vào vở thực hành phần trả lời câu hỏi.

- Trình bày ý kiến.

- Các nhóm thảo luận và trình bày.

* Lợi ích của việc sắp xếp góc học tập ngăn nắp.

* Đọc diễn cảm bài thơ “ Góc học tập của em”

- HS nêu :

* Cách sắp xếp góc học tập:

+ Yên tĩnh, thông thoáng, đủ ánh sáng.

+ Đồ dùng ngăn nắp.

+ Trang trí theo sở thích của em.

+ Sách vở xếp lên kệ hoặc giá.

+ Gáy sách quay ra ngoài, nhãn vở để lên trên.

+ Xếp sách riêng, vở riêng gọn gàng.

- HS tự đánh giá vào vở thực hành việc sắp xếp góc học tập của mình.

Thực hành Tiếng việt

(31)

LUYỆN TẬP VỀ VỐN TỪ CÂY CỐI. ĐẶT VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI ĐỂ LÀM GÌ?

I. MỤC TIÊU:

- Giúp HS tiếp tục luyện tập về các từ ngữ chỉ cây cối. Đặt và trả lời câu hỏi: Để làm gì ?. Luyện tập về dấu chấm, dấu phẩy.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC - Bảng phụ

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Ổn định tổ chức (1’) 2. Bài mới: ( 30 – 32’)

Bài 1: Từ nào trong ngoặc đơn ( cây lương thực, cây bóng mát, cây công nghiệp, cây lấy gỗ) phù hợp với mỗi nghĩa sau:

a, Cây có tán lá rộng và sum sê, có thể che mát cho người ngồi ở dưới.

b, Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, thuóc lá, cà phê...

c, Cây trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế.... như xoan, lim, lát, gụ, cẩm lai...

d, Cây cho ta lương thực để ăn có chất bột như lúa, ngô, khoai, sắn...

Bài 2: a, Dựa vào kết quả bài tập 1, em hãy tả lời câu hỏi sau:

* Người ta trông cây lương thực ( cây lấy gỗ, cây công nghiệp) để làm gì ?

b, Dựa vào câu hỏi đáp ở phần a, em cúng bạn thực hành hỏi đáp về các loại cây khác.

Bài 3: Điền dấu chấm hay dấu phẩy vao

- HS làm bài theo nhóm vào bảng ( 3 nhóm)

a, Cây có tán lá rộng và sum sê, có thể che mát cho người ngồi ở dưới.

( Cây bóng mát)

b, Cây cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp như bông, đay, chè, cói, cao su, thuóc lá, cà phê. (ccn)

c, Cây trồng để lấy gỗ làm nhà, đóng bàn ghế.... như xoan, lim, lát, gụ, cẩm lai...( cây lấy gỗ)

d, Cây cho ta lương thực để ăn coa chất bột như lúa, ngô, khoai, sắn...

( cây lương thực)

- 3 Hs làm bài tập trên bảng, mỗi em làm một phần . Cả lớp nhận xét chữa bài .

(32)

tưng ô trống trong đoạn văn cho phù hợp.

Chép lại đoạn văn khi đã điền đủ dấu câu:

Ông em trồng cây xoài cát này trước sân khi em còn đi lẫm chẫm cuối đông hoa nở trắng cành xoài thanh ca xoài voi xoài tượng đều ngon nhưng em thích xoài cát nhất

mùi thơm dịu dàng vị ngọt đậm đà màu sắc đẹp quả lại to.

III. Củng cố dặn dò (2’) - GV nhận xét tiết học.

- Dặn HS đọc bài ở nhà và chuẩn bi bài cho tiết học sau

- HS làm bài vào vở, 1 HS làm bài trên bảng, mỗi em một phần.

--- GDNGLL- Sách Bác Hồ

BÀI 8: BÀI HỌC TỪ HÒN ĐÁ GIỮA ĐƯỜNG I. MỤC TIÊU

- Thấy được sự chỉ bảo ân cần của Bác đối với những người giúp việc.

- Hiểu được bài học về việc cẩn thận, không nên nhanh nhẩu đoảng dẫn đến hỏng việc. HS nhận ra được lợi ích của việc bình tĩnh giải quyết một việc gì đó, tác hại của việc cố gắng làm nhanh nhưng cẩu thả dẫn đến hỏng việc

- Rèn luyện đức tính bình tĩnh, cẩn thận II. ĐỒ DỤNG DẠY HỌC:

- Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2 III. CÁC HOẠT ĐỘNG

1.KT bài cũ: Bác quí trọng con người

-Kể tên những việc nên làm để thể hiện sự quý trọng đối với mọi người xung quanh? 3 HS trả lời – Nhận xét

2.Bài mới:

a.

Giới thiệu bài : Bài học từ hòn đá giữa đường

b.Các ho t đ ng:ạ ộ

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

Hoạt động 1: Đọc hiểu

- GV đọc chậm đoạn truyện “Bài học từ hòn đá giữa đường” ( Tài liệu Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống lớp 2/ tr.26) GV hỏi:

+ Vì sao chiếc xe ô tô lại hỏng giữa đường?

+ Khi xe hỏng, người lái xe xuống sửa chữa,

- HS lắng nghe -HS trả lời cá nhân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của một số loại cây trồng, vật nuôi chính ở nước ta (lúa gạo, cà phê, cao su, chè; trâu, bò, lợn)..

[r]

She’s listening

3/ Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hàng ngày..

Cây rơm giống như một túp lều không cửa, nhưng với tuổi thơ có thể mở cửa ở bất cứ nơi nào.. Lúc chơi trò chạy đuổi, những chú bé tinh ranh có thể chui

Hình ảnh nói lên nỗi vất vả của người nông dân để làm ra hạt gạo: Giọt mồ hôi sa / Những trưa tháng sáu / Nước.. như ai nấu / Chết cả cá cờ / Cua ngoi lên

[r]

2 Hãy gắn các biển số lên mỗi nhà kho để các ngôi nhà được đánh số theo thứ tự từ lớn