• Không có kết quả nào được tìm thấy

Chương IX: HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Chương IX: HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tuần 31: NỘI DUNG TRỌNG TÂM HỌC KỲ II- SINH 8- NĂM HỌC 2021 - 2022

Chương VII: BÀI TIẾT

Câu 1: khái niệm bài tiết. Ý nghĩa của sự bài tiết đối với cơ thể Khái niệm:

- Bài tiết là quá trình lọc và thải bỏ ra môi trường ngoài các chất cặn bã do hoat động trao đổi chất của tế bào cùng một số chất độc khác.

Ý nghĩa của sự bài tiết :

- Loại bỏ các chất cặn bã, các chất độc hại và các chất dư thừa ra môi trường ngoài.

- Làm môi trường trong luôn ổn định

- Tạo điều kiện cho hoạt động trao đổi chất diễn ra bình thường.

Câu 2: Sự tạo thành nước tiểu diễn ra ở đâu? Gồm những quá trình nào?

- Nước tiểu được tạo thành ở các đơn vị chức năng của thận - Tạo thành nước tiểu gồm 3 quá trình:

 Quá trình lọc máu ở cầu thận để tạo thành nước tiểu đầu ở cầu thận.

 Quá trình hấp thụ lại các chất cần thiết ở ống thận.

 Quá trình bài tiết tiếp các chất độc và không cần thiết ở ống thận, tạo nước tiểu chính thức.

Câu 3: Các sản phẩm bài tiết và cơ quan bài tiết.

- C02 cơ quan bài tiết phổi - Mồ hôi cơ quan bài tiêtd da - Nước tiểu cơ quan bài tiết thận.

Chương VIII .DA

Câu 1: Nêu các chức năng cơ bản của da. Chức năng nào quan trọng nhất?

- Da có các chức năng cơ bản:

 Bảo vệ cơ thể, tiếp nhận cảm giác, bài tiết ,góp phần điều hòa thân nhiệt, tạo nên vẻ đẹp của con người.

 Chức năng quan trọng nhất của da : Bảo vệ cơ thể và điều hòa thân nhiệt

Câu 3: Kể tên một số bệnh ngoài da. Nêu các biện pháp phòng tránh các bệnh về da - Một số bệnh ngoài da:ghẻ, hắc lào, chấy , rận….

- Cách phòng tránh:Thường xuyên tắm rửa thay quần áo, tránh tiếp xúc, dung chung áo quần đồ đạc… với người bệnh, nếu bị bệnh phải điều trị kịp thời theo hướng dẫn của bác sĩ , vệ sinh môi trường đúng cách, để triệt tận gốc mầm bệnh.

(2)

-

Chương IX: HỆ THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN

Câu 1: Chức năng của hệ thần kinh.

- Điều khiển, điều hòa và phối hợp mọi hoạt động của các cơ qan trong cơ thẻ thành một thể thống nhất

- Đảm bảo sự thích nghi của cơ thể với những thay đổi của môi trường trong cơ thể cũng như môi trường ngoài là chứ năng của hệ thần kinh.

Câu 2: Có bao nhiêu dây thần kinh tủy? vì sau dây thần kinh tủy là dây pha?

- Có 31 đôi dây thần kinh tủy

- Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và các bó sợi vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. rễ sau là rễ cảm giác, rễ trước là rễ vận động.

Câu 3: Cấu tạo ngoài của đại não:

- Đại não là phần phát triển nhất ở người. Bề mặt đại não được phủ bởi một lớp chất xám làm thành vỏ não. Bề mặt đại não có nhiều nếp gấp đó là các khe và rãnh.

- Rãnh liên bán cầu chia đại não ra làm hai nữa. Rãnh sâu chia bán cầu não thành 4 thùy ( trán, đỉnh, chẩm, thái dương).

- Khe và rãnh (do sự gấp nếp của vỏ não) tạo thành khúc cuộn làm tăng diện tích bề mặt não.

Câu 4: So sánh tật cận thị và tật viễn thị:

- Cận thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn gần - Nguyên nhân: Cầu mắt dài , thủy tinh thể quá phồng - Khăc phục: đeo kính cận

- Viễn thị là tật mà mắt chỉ có khả năng nhìn xa

- Nguyên nhân: Cầu mắt ngắn, thể thủy tinh bị lão hóa - Khắc phục : đeo kính viễn.

Câu 5: kể tên một số bệnh về mắt và biện pháp phòng bệnh về mắt.

- Một số bệnh : đau mắt hột, đau mắt đỏ, viêm kết mạc, khô măt…

- Biện pháp phòng tránh: Giữ vệ sinh mắt, dùng dung dịch muối sinh lí rửa mắt, không dùng chung khăn chậu với người bị bệnh, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, giữ khoảng cách mắt khi đọc sách, xem ti vi, điện thoại, bổ sung vitamin A, đeo kính mát khi ra đường.

Câu 6: Sự khác nhau giữ phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện.

- PXKĐK là phản xạ sinh ra đã có , không cần học tập rèn luyện. Ví dụ: Trời nắng đỗ mồ hôi

(3)

- PXCĐK là phản xạ hình thành trong đời sống, trãi qua quá trình học tập rèn luyện, rút kinh nghiệm. Ví du: tới đèn đỏ dừng xe.

Chương X. NỘI TIẾT

Câu 1:Tuyến nội tiết và tuyến ngoại tiết:

Khác nhau:

- Tuyến nội tiết: Không có ống dãn, chất tiết được ngấm thẳng vào máu tới cơ quan đích.

- Ví dụ: tuyến tụy, tuyến trên thận..

- Tuyến ngoại tiết:Có ống dẫn đưa chất tiết từ tuyến ra ngoài.

- Ví dụ: tuyến nước bọt, tuyến mồ hôi..

Giống nhau:

- Đều có các tế bào tuyến, đều tạo ra các sản phẩm tiết và điều hòa các quá trình sinh lí trong cơ thể

Câu 2:Tuyến tụy là một tuyến pha vì có cả hai hoạt động ngoại tiết và nội tiết

- Tiết ra dịch tụy có đủ các enzim tiêu hóa đổ vào tá tràng để biên đổi thức ăn là hoạt động ngoại tiết.

- Các đảo tụy mang hai loại tế bào α tiết ra Glucagon và té bào β tiets Insulin để điều hòa lượng đường trong máu là hoạt động nội tiết.

Câu 3. Hoocmon là gì? Vai trò tinh chất của hoomon?

- Hoocmon là sản phẩm của tuyến nội tiết - Tính chất:

 Mỗi hoocmon chỉ ảnh hưởng đến một hoặc một số cơ quan xác định.

 Hoocmon có hoạt tính sinh học cao.

 Hoocmon không mang tính đặc trưng cho loài.

- Vai trò:

 Duy trì ổn định của môi trường trong cơ thể.

 Điều hòa các quá trình sinh lý diễn ra bình thường.

Do đó rối loạn hoạt động nội tiết thường dẫn đến các bệnh lí.

CHÚC CÁC EM HỌC TỐT

(4)

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Hệ bài tiết giúp thải các chất cặn bã thừa trong trao đổi chất của tất cả các hệ cơ quan ra môi trường ngoài thông qua hệ tuần hoàn. + Mang các sản phẩm thải từ các tế

- Các cơ quan bài tiết giúp cơ thể lọc thải các chất dư thừa và chất độc hại khác để duy trì tính ổn định của môi trường trong cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho

Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxy và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô- níc, nước tiểu. Quá

Tuy nhiên, việc sử dụng mô hình ñể tính toán sẽ cho biết giá trị cụ thể là với diện tích ñất nhất ñịnh, ñể tối ưu hóa chi phí vận chuyển và xử lý thì công

Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxy và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô- níc, nước tiểu. Quá

Trong quá trình trao đổi chất ở tế bào, khí cacbônic sẽ theo mạch máu tới bộ phận nào để thải ra ngoài.. Trong quá trình trao đổi chất, máu và nước mô sẽ cung

- Trong một nhóm, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng nhanh, lực hút giữa hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng giảm, do đó độ âm

b*) Giải thích vì sao sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng là nguyên nhân quyết định đến sự biến đổi tính tuần hoàn về tính chất hóa học của các