• Không có kết quả nào được tìm thấy

Và chính bạn, hơn ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó”

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Và chính bạn, hơn ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó”"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Phần I: (3 điểm)

Hãy đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Bạn có thể không thông minh bẩm sinh nhưng bạn luôn chuyên cần vượt qua bản thân từng ngày một.Bạn có thể là người không hát hay nhưng bạn không bao giờ là người trễ hẹn.Bạn không là người giỏi thể thao nhưng bạn là người có nụ cười ấm áp.Bạn không có gương mặt đẹp nhưng bạn rất giỏi thắt cà vạt cho ba và nấu ăn ngon. Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn.Và chính bạn, hơn ai hết, trước ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó.

(Theo Phạm Lữ Ân – Nếu biết trăm năm là hữu hạn...) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên? (1điểm)

Câu 2.Tìm và nêu tác dụng của một biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích? (1điểm)

Câu 3. Giá trị có sẵn của em là gì? Giá trị ấy có ý nghĩa với em như thế nào? Hãy trả lời khoảng từ 3 - 5 câu văn. (1điểm) Phần II: (7 điểm)

ĐỀ 1: (3 điểm)

Từ đoạn trích trên em hãy viết một văn bản ngắn trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến: “Chắc chắn mỗi một người trong chúng ta đều được sinh ra với những giá trị có sẵn. Và chính bạn, hơn ai hết, phải hết mình, phải nhận ra những giá trị đó”.

ĐỀ 2: (4 điểm)

Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng.

(Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)

Cảm nhận của em về bức tranh thiên nhiên trong khổ thơ trên. Từ đó hãy liên hệ với một khổ thơ hoặc một đoạn thơ khác về đề tài thiên nhiên mà em biết để thấy điểm gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

(2)

HẾT

ĐÁP ÁN KIỂM TRA HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN - LỚP 9

NĂM HỌC 2017- 2018 Phần I: (3 điểm)

Câu 1: (1điểm)

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản:

- Mức tối đa: Nghị luận (1 điểm)

- Mức chưa tối đa: HS xác định phương thức biểu đạt là nghị luận, biểu cảm (0.5 điểm) - Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không trả lời.

Câu 2: (1điểm)

- Mức tối đa: Biện pháp điệp cấu trúc (0,5điểm); có tác dụng nhấn mạnh những giá trị mà bản thân có và không có. Đồng thời khẳng định mỗi người nhất định có một giá trị. (0,5điểm)

- Mức chưa tối đa: HS trả lời ½ đáp án đạt (0.5điểm) - Mức không đạt: HS không có câu trả lời hoặc trả lời sai.

Câu 3: (1điểm)

- Mức tối đa: HS có thể liệt kê ra một vài ưu điểm của bản thân và chỉ ra ưu điểm ấy có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân..

- Mức chưa tối đa: HS trả lời được 1/2 ý chính trên (0,5điểm) - Mức không đạt: HS trả lời sai hoặc không có câu trả lời.

Phần II: ( 7 điểm) ĐỀ 1: (3 điểm)

Kiểu bài: Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.

1. Nội dung: (2 điểm)

(3)

- Vấn đề nghị luân: bản thân chúng ta là giá tráị có sẵn và bản thân ta phải là người nhận ra giá trị đó.

- Giải thích: “giá trị”, “giá trị có sẵn”, “ bản thân chúng ta là giá trị có sẵn” là gì?

- Bàn luận:

+ Khi ta biết giá trị của bản thân mình sẽ biết trân trọng bản thân + Mỗi người sẽ có một giá trị riêng

+ Chúng ta phải tìm ra giá trị của bản thân để thấy cuộc sống hữu ích.

- Mở rộng: Không nhìn vào giá trị mà mình không có để chán ghét bản thân.

- Bài học: Mỗi người đều tồn tại những giá trị có sẵn, riêng. Không vội phán xét hay đánh giá giá trị nào cao, thấp.

2. Các tiêu chí khác: (1 điểm) 2. 1. Hình thức (0.5 điểm)

- Mức tối đa: Học sinh viết được một văn bản ngắn ; biết cách lập luận chặt chẽ, phát triển ý tưởng đầy đủ theo một trật tự logic ; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.

- Không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện ; hoặc các ý chưa được chia thật hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc học sinh không làm bài.

2.2. Sáng tạo (0.5 điểm)

- Mức đầy đủ: Học sinh đạt được ba trong bốn các yêu cầu sau: 1) Có được các luận điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt như câu văn trôi chảy có nhịp điệu, đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm trong khi lập luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.

- Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được hai trong số các yêu cầu trên. (0,25 điểm)

- Mức không đạt: Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.

Đề 2: (4 điểm)

Kiểu bài: Nghị luận về một đoạn thơ.

1. Nội dung: (3 điểm)

(4)

- HS cảm nhận được vẻ đẹp đầy sức sống của bức tranh mùa xuân xứ Huế qua màu sắc, âm thanh, không gian, thời gian...

- HS nêu được các biện pháp nghệ thuật đăc sắc: đảo ngữ, ẩn dụ...

- HS cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống của Thanh Hải.

- HS liên hệ với một khổ thơ, đoạn thơ cùng đề tài.

2. Các tiêu chí khác: (1 điểm) 2.1. Hình thức (0.5 điểm)

- Mức tối đa: Học sinh viết được một văn bản ; biết cách phân tích, cảm nhận ; thực hiện khá tốt việc liên kết câu, liên kết đoạn trong bài viết; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp, không sai lỗi chính tả.

- Không đạt: Học sinh chưa hoàn thiện ; hoặc các ý chưa được chia thật hợp lý; hoặc chữ viết xấu, không rõ ràng, mắc nhiều lỗi chính tả hoặc học sinh không làm bài.

2. 2. Sáng tạo (0.5 điểm)

- Mức đầy đủ: Học sinh đạt được ba trong bốn các yêu cầu sau: 1) Có được các luận điểm riêng hợp lý mang tính cá nhân về một nội dung cụ thể nào đó trong bài viết; 2) Thể hiện sự tìm tòi trong diễn đạt như câu văn trôi chảy có nhịp điệu, đa dạng các kiểu câu phù hợp với mục đích trình bày; 3) Sử dụng từ ngữ có chọn lọc, sử dụng hiệu quả các yếu tố miêu tả biểu cảm trong khi lập luận; 4) Sử dụng có hiệu quả các biện pháp tu từ.

- Mức chưa tối đa: Học sinh đạt được hai trong số các yêu cầu trên. (0,25 điểm)

- Mức không đạt: Giáo viên không nhận ra được những yêu cầu trên thể hiện trong bài viết của học sinh hoặc học sinh không làm bài.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 8: Nếu một quần thể tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thì tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sẽ biến đổi theo hướng tần số alen.. thay đổi theo hướng

(1 điểm) 2) Hãy đặt một nhan đề phù hợp với nội dung của bài thơ.

Sau khi trả lời các câu hỏi ở các mục, học sinh ghi ra được nội dung bài học gồm các nội dung:.. B NỘI DUNG BÀI HỌC (Phần trọng tâm ghi vào vở

Trước một đề bài, dựa vào thông tin và những số liệu cùng với yêu cầu của nó thì các bạn sẽ biết được mình cần vẽ biểu đồ nào để thể hiện điều đó.. Dưới đây là những

• Hàm được sử dụng để thực hiện tính toán theo công thức với các giá trị dữ liệu cụ thể.. Một số hàm trong chương trình

C3: Tại một điểm trên bàn làm việc, người ta thử đi thử lại vẫn thấy kim nam châm luôn nằm dọc theo một hướng xác định, không trùng với hướng Nam – Bắc. Từ đó có thể rút

Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của môi trườngD. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra,

nhiệt động (nội năng, nhiệt lượng và công); hàm trạng thái, hàm quá trình; nội dung và ý nghĩa của nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học và ứng dụng nguyên lý này