• Không có kết quả nào được tìm thấy

Nếu thang chạy mà khách bước lên đều trên thang thì mất thời gian 20 giây

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Nếu thang chạy mà khách bước lên đều trên thang thì mất thời gian 20 giây"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH

SÓC TRĂNG Năm học 2015 – 2016

Đề chính thức

Môn : Vật lý – Lớp 9

(Thời gian làm bài 150 phút, không kể phát đề)

Đề thi này có 01 trang Bài 1. (3 điểm)

Tại các siêu thị có những thang cuốn để đưa khách đi. Một thang cuốn tự động để đưa khách từ tầng trệt lên tầng lầu. Nếu khách đứng yên trên thang để nó đưa đi thì mất thời gian 30 giây. Nếu thang chạy mà khách bước lên đều trên thang thì mất thời gian 20 giây. Hỏi nếu thang ngừng mà khách tự bước đi trên thang thì phải mất bao lâu để đi được từ tầng trệt lên tầng lầu. Cho biết vận tốc của người khách bước đi trên thang so với mặt thang không thay đổi.

Bài 2. (5 điểm)

Một bình đun nước có vỏ bằng nhôm có khối lượng m1= 400g đang chứa m2 = 800g nước ở nhiệt độ 200C.

a) Rót thêm vào bình một lượng nước m3 ở nhiệt độ 5oC. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ nước trong bình là 10oC, bỏ qua nhiệt lượng tỏa ra môi trường. Tìm m3?

b) Đun sôi bình nước đã cân bằng nhiệt ở câu a) bằng bếp dầu hỏa hiệu suất 30%. Hỏi với lượng dầu 70g có đủ để đun sôi hay không? Khi đó thừa hay thiếu bao nhiêu gam dầu?

Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm và của nước lần lượt là C1= 880 J/kgK; C2 = 4200 J/kgK;

Năng suất tỏa nhiệt của dầu q = 45.106 J/kg.

Bài 3. (4 điểm)

Một vật sáng AB có dạng mũi tên đặt trước một thấu kính phân kỳ cho ảnh A1B1 cao 0,8cm.

Giữ nguyên vật AB và thay thấu kính phân kỳ bằng thấu kính hội tụ có cùng tiêu cự và cũng đặt ở vị trí của thấu kính phân kỳ thì thu được ảnh thật A2B2 cao 4cm. Khoảng cách giữa hai ảnh là 60cm.

Tìm tiêu cự thấu kính và chiều cao của vật.

Bài 4. (5 điểm)

Cho mạch điện như hình vẽ. Hiệu điện thế giữa hai điểm A và B là 9V luôn không đổi. Biết:

R1 = 3, R2 = R4 = R5 = 2, R3 = 1. Điện trở của ampe kế và dây nối không đáng kể.

1. Khi khoá K mở. Tính:

a) Điện trở tương đương của cả mạch.

b) Số chỉ của ampe kế.

2. Thay điện trở R2 và R4 lần lượt bằng điện trở Rx và Ry, khi khoá K đóng hoặc mở thì ampe kế đều chỉ 1A. Tính giá trị của điện trở Rx và Ry trong trường hợp này.

Bài 5. (3 điểm)

Cho các dụng cụ sau: một nguồn điện có hiệu điện thế không đổi U = 12V; một bóng đèn Đ, trên đèn có ghi 6V-3W; một điện trở R1 = 8 ; một biến trở R2 có giá trị có thể thay đổi được trong khoảng từ 0 đến 10. Nêu các cách mắc các dụng cụ trên với nhau (mô tả bằng sơ đồ mạch điện) và tính giá trị biến trở R2 trong mỗi cách mắc để đèn sáng đúng định mức.

Cho biết dây nối các dụng cụ với nhau có điện trở không đáng kể.

--- Hết ---

Họ tên thí sinh: ... Số báo danh: ...

Chữ ký của Giám thị 1: ... Chữ ký của Giám thị 2: ...

A B

A

R3

R2

K + -

R1

R5

R4

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phương pháp giải: Sử dụng định nghĩa hình thang, hình thang cân, hình thang vuông. Ví dụ 1: Cho tam giác ABC cân tại A có BD và CE là hai đường trung tuyến của

Người ta kéo thang máy từ đáy hầm mỏ sâu 65m lên mặt đất bằng lực căng của một dây cáp.. Tính công phải dùng để đưa vật

Trong mô hình này có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới mối quan hệ giữa thái độ và ý định hành vi, sự khác biệt giữa thái độ và ý định sẽ xảy ra khi người tiêu dùng không

-Nam 2021, Hqc vien tiep tpc thyrc hi^n khao sat tinh hinh viec lam trong khoang 12 thang ke tu khi tot nghiep cua 100% so sinh vien chinh quy tot nghiep van bang thu nhat trinh d

** Lúc hai người khách chuẩn bị xuống tàu, viên quan bảo khách cởi giày và sai người cạo sạch đất ở đế giày rồi mới để họ xuống tàu về nước.. Hai

Câu 2: (2đ) Lấy một cốc nước đầy và một thìa muối tinh, cho muối dần dần vào nước đến khi hết thìa muối ta thấy nước vẫn không tràn ra ngoài. Sau một thời gian, nhiệt

- Trong một ngày, các khách hàng vào một hệ thống siêu thị từ 7h30 đến 21h30, nếu sau thời gian 21h30 vẫn còn khách hàng mua đang thanh toán thì các quầy thanh toán

Nhằm thống nhất nghiên cứu các hệ động lực liên tục (hệ phương trình vi phân) và hệ động lực rời rạc (hệ phương trình sai phân), năm 1988, Stefan Hilger trong luận án