• Không có kết quả nào được tìm thấy

Lý thuyết Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp thú. Các bộ móng guốc và Bộ linh trưởng

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Lý thuyết Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp thú. Các bộ móng guốc và Bộ linh trưởng"

Copied!
8
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI 51: ĐA DẠNG CỦA LỚP THÚ (TIẾP THEO) CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG I. CÁC BỘ MÓNG GUỐC

- Đặc điểm:

+ Sống ở cạn.

+ Số lượng ngón chân tiêu giảm, đốt cuối của mỗi ngón có sừng bao bọc, được gọi là guốc.

+ Chân cao; trục ống chân, cổ chân, bàn và ngón chân gần như thẳng hàng; diện tích tiếp xúc với đất của guốc hẹp do chỉ có những đốt cuối của ngón chân có guốc bao bọc mới chạm đất → Thú móng guốc di chuyển rất nhanh.

- Phân loại: Thú móng guốc gồm 3 bộ là bộ Guốc chẵn, bộ Guốc lẻ, bộ Voi.

1. Bộ Guốc chẵn

- Đại diện: lợn, bò, hươu.

(2)

- Đặc điểm:

+ Gồm Thú móng guốc có 2 ngón chân giữa phát triển bằng nhau, ngón 2 và 5 nhỏ hơn hoặc thiếu ngón, ngón số 1 bao giờ cũng thiếu.

+ Đa số sống đàn.

+ Có loài ăn tạp (lợn), có loài ăn thực vật, nhiều loài nhai lại ( bò).

2. Bộ Guốc lẻ

- Đại diện: Ngựa, tê giác, lừa,…

(3)

- Đặc điểm:

+ Là thú móng guốc có 1 ngón chân giữa phát triển hơn cả.

Chân ngựa có 1 ngón, chân tê giác có 3 ngón

+ Ăn thực vật và không nhai lại, không có sừng, sống bày đàn (ngựa); có sừng, sống đơn độc (tê giác).

3. Bộ Voi - Đại diện: Voi.

- Đặc điểm:

+ Thú móng guốc có 5 ngón, guốc nhỏ.

(4)

Chân voi có các guốc nhỏ + Có vòi, có ngà, da dày, thiếu lông.

+ Sống đàn.

+ Ăn thực vật, không nhai lại.

II. BỘ LINH TRƯỞNG

- Đại diện: Khỉ, vượn, khỉ hình người (đười ươi, tinh tinh, gorila). Con người cũng được xếp vào bộ Linh trưởng, ở vị trí tiến hoá cao nhất.

(5)

- Đặc điểm:

+ Là loài thú thông minh nhất trong các loài thú.

+ Đời sống ở cây.

+ Có tứ chi thích nghi với sự cầm nắm, leo trèo: Bàn tay, bàn chân có 5 ngón, ngón cái đối diện với những ngón còn lại.

+ Di chuyển bằng bàn chân.

+ Ăn tạp, nhưng ăn thực vật là chính.

+ Sống theo bầy đàn (khỉ) hoặc sống đơn độc (đười ươi).

* Chai mông là phần da dày lên ở mông khỉ.

(6)

* Túi má là da ở cổ làm thành túi thông với xoang miệng để trữ thức ăn, khi đi kiếm ăn.

III. VAI TRÒ CỦA THÚ

- Cung cấp thực phẩm, sức kéo: trâu, bò,…

- Cung cấp nguồn dược liệu quý như sừng, nhung (sừng non) của hươu, nai; xương hổ, gấu, hươu nai; mật gấu,…

- Cung cấp nguyên liệu làm đồ mĩ nghệ có giá trị: da, lông của hổ, báo,…; ngà voi, sừng của tê giác, trâu, bò,…; xạ hương (tuyến xạ hươu xạ, cầy giông, cầy hương);…

(7)

- Làm vật liệu thí nghiệm: chuột chắt, chuột lang, khỉ,…

- Phục vụ du lịch, giải trí: cá heo, khỉ, voi,…

- Tiêu diệt gặm nhấm có hại cho nông nghiệp và lâm nghiệp: mèo rừng, chồn, cầy,…

* Vì có những giá trị kinh tế quan trọng nên:

(8)

+ Thú đã bị săn bắt, buôn bán.

+ Số lượng loài trong tự nhiên bị giảm sút.

* Bảo vệ lớp Thú:

+ Xây dựng các khu bảo tồn động vật hoang dã.

+ Tổ chức chăn nuôi những loài có giá trị kinh tế.

+ Trồng cây gây rừng, phủ xanh đồi trọc tạo môi trường sống cho động vật.

+ Đề ra luật bảo vệ thiên nhiên, nghiêm cấm săn bắt động vật hoang dã, quý hiếm.

+ Tăng cường tuyên truyền, giáo dục mọi người bảo vệ động vật, không săn bắt bừa bãi.

IV. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỚP THÚ

- Là lớp động vật có xương sống có tổ chức cao nhất.

- Có bộ lông mao bao phủ cơ thể.

- Bộ răng phân hóa thành răng cửa, răng nanh và răng hàm.

- Sinh sản: Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ.

- Tuần hoàn: Tim có 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

- Bộ não phát triển, thể hiện rõ ở bán cầu não và tiểu não.

- Là động vật hằng nhiệt.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Vận dụng 3 trang 64 Lịch Sử lớp 7: Cuộc kháng chiến chống Tống thời Lý để lại những bài học gì cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt

Phần lớn khu vực này thuộc đới ôn hòa, ở phía Nam có khí hậu cận nhiệt đới, phía đông phần lục địa và phần hải đảo chịu ảnh hưởng gió mùa.. - Phần đất liền: gồm

a) So sánh độ to của âm nghe được trong ba trường hợp gõ âm thoa. b) So sánh biên độ của dao động âm trên màn hình trong ba trường hợp gõ âm thoa. c) Nêu nhận xét về mối

Nước có vai trò quan trọng đối với sự sống của các sinh vật nói chung và thực vật nói riêng: Nước là thành phần chủ yếu tham gia cấu tạo nên tế bào và cơ thể sinh vật, là

- Từ ngày 21-3 đến 23-9 ở bán cầu Bắc là mùa nóng vì thời gian này bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời nhiều hơn nên có thời gian chiếu sáng, góc chiếu sáng và lượng nhiệt

Các vành đai núi lửa và động đất có trùng nhau vì động đất xảy ra khi có sự dịch chuyển mạnh của các mảng kiến tạo dẫn đến va đập bị nứt hoặc tách rời nhau, vỏ Trái Đất

+ Thể khí/hơi: các hạt chuyển động tự do, có hình dạng và thể tích không xác định, dễ bị nén.. + Màu sắc, mùi, vị, hình dạng, kích thước,

Bài 8.13 trang 22 SBT Khoa học tự nhiên 6: Đường saccharose (sucrose) là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng quan trọng cho con người. Đường saccharose là.. chất rắn,