• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 10/ 01/2020

Ngày dạy: 18/1

Tiết 21 Bài 13

QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM VIỆT NAM

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1.Về kiến thức

- Hs nắm được một số quyền và bổn phận của trẻ em, hiểu được vì sao phải thực hiện tốt và bổn phận quyền của mình.

- Nêu được trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2.Về kỹ năng

- Nhận biết được các hành vi vi phạm quyền trẻ em; biết xử lí các tình huống cụ thể có liên quan dến quyền và bổn phận trẻ em; biết thực iện tốt quyền và bổn phận trẻ em, đồng thời biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện.

Kỹ năng sống:

- Kỹ năng sống: Kĩ năng tư duy phê phán về các trường hợp thực hiện và vi phạm quyền trẻ em trong thực tế; về vai trò của gia đình, Nhà nước và xã hội. Kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng ra quyết định bảo vệ quyền của mình. Kĩ năng kiên định, ứng phó, tìm kiếm sự hỗ trợ trong tình huống bị kẻ xấu đe doạ, lôi kéo, dụ dỗ...

3.Về thái độ

TÔN TRỌNG, YÊU THƯƠNG, KHIÊM TỐN, TRÁCH NHIỆM

- Giáo dục đạo đức: Tôn trọng, yêu thương, khiêm tốn, có ý thức bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của bạn bè.

4. Phát triển năng lực: xử lí tình huống, nhận thức, giải quyết vấn đề II. CHUẨN BỊ:

a. Chuẩn bị của GV - Máy chiếu

- Sgk, sgv gdcd 7 - Hiến pháp 2013 - Luật giáo dục ( trích ) b. Chuẩn bị của HS

Trả lời phần gợi ý

III/ CÁC PHƯƠNG PHÁP/ KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Đàm thoại, giảng giải, - Thảo luận nhóm, động não IV/ TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

1.Ổn định tổ chức: (1’) 2. Kiểm tra bào cũ Kết hợp trong tiết học.

(2)

3. Bài mới.

Hoạt động của GV và HS Nội dung, kiến thức Hoạt động 1(1’)

giới thiệu bài

GV: Ở lớp 6 các em đã được học Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

Nước ta có luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Vậy trẻ em có những quyền và bổn phận gì? Để hiểu được các quyền và bổn phận của trẻ em, chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.

Hoạt động 2 Thời gian: 13’

Mục tiêu: Tìm hiểu nôi dung, ý nghĩa truyện đọc

Phương pháp: thảo luận nhóm Cách tiến hành:

Gv mời 1 em đọc truyện đọc GV tổ chức thảo luận 4 nhóm Nhóm 1

Tuổi thơ của Thái diễn ra như thế nào? Những hành vi vi phạm pháp luật của Thái là gì?

Nhóm 2

Hoàn cảnh nào dẫn đến hành vi vi phạm của Thái?

Nhóm 3

Thái không được hưởng quyền gì?

Nhóm 4

Theo em, Thái phải làm gì để trở thành người tốt

Theo em, mọi người có trách nhiệm giúp đỡ Thái như thế nào?

I. Truyện đọc:

Nhóm 1

- Tuổi thơ của Thái bất hạnh , đầy tội lỗi.

- Thái đã vi phạm:

- Cắp xe đạp của mẹ nuôi, - Bỏ nhà đi phiêu bạt, bụi đời, - Chuyên cướp giật,

Nhóm2

- Bố mẹ ly hôn khi em 4 tuổi, mỗi người đi tìm hạnh phúc riêng.

- Ở nhà với bà ngoại già yếu, không đủ sức nuôi cháu,

- Làm thuê vất vả để kiếm sống, Nhóm 3

Thái không được hưởng các quyền:

- Sống chung với cha mẹ.

- Không được chăm sóc của cha mẹ - Không được học tập, vui chơi, giải trí, - Không có nhà ở...

Nhóm 4

- Học tập tốt, cố gắng rèn luyện

- Vâng lời cô, chú ở trường giáo dưỡng - Thực hiện tốt nội quy của nhà trường.

* Trách nhiệm của mọi người:

- Giúp Thái học tập rèn luyện ở trường

(3)

Máy chiếu:

* Các quyền của trẻ em được thể hiện trong tranh là gì?

- Ở lớp 6 đã học, trẻ em còn có quyền nào nữa?

Năm 1990 Nhà nước ta đã ban hành Luật Bảo vệ, Chăm sóc và Giáo dục trẻ em. Để mọi trẻ em được phát triển toàn diện, nhằm được thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.

Vậy trẻ em có những quyền và nghĩa vụ gì, chúng ta tìm hiểu nội dung bài học.

Hoạt động 3 Thời gian:12’

Mục tiêu: Tìm hiểu nội dung bài học Phương pháp: Đàm thoại

Cách tiến hành: Gv tổ chức đàm thoại theo các câu hỏi:

Trẻ em có những quyền gì? hãy nêu nội dung từng quyền cụ thể?

Trẻ em có những bổn phận gì?

giáo dưỡng,

- Giúp Thái hoà nhập với cộng đồng, - Quan tâm, động viên để Thái không mặc cảm,

* Các quyền của trẻ em thể hiện trong tranh:

Tranh :

1. Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ,

2. Quyền được nuôi dưỡng, sống chung với cha mẹ,

3. Quyền được khai sinh và có quốc tịch,

4. Quyền được học tập,

5. Quyền được vui chơi, giải trí ,

- Quyền được bảo vệ tình mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.

2. Nội dung bài học

a, Quyền của trẻ em:

- Quyền được bảo vệ: Có quyền được khai sinh quốc tịch, được bảo vệ tính mạng, thân thể, danh dự, nhân phẩm.

- Quyền được chăm sóc: Nuôi dạy để phát triển, được bảo vệ sức khoẻ, được sống chung với cha mẹ, được nuôi dưỡng, chăm sóc của các thành viên trong gia đình

Trẻ khuyết tật được nhà nước giúp đỡ điều trị, trẻ không nơi nương tựa được nhà nước, xã hội chăm sóc, nuôi dạy.

- Quyền được giáo dục: được học tập, dạy dỗ, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hoá thể thao.

b, Bổn phận của trẻ em

- Yêu tổ quốc, có ý thức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Tôn trọng pháp luật, tài sản của người

(4)

Gia đình, Nhà nước và xã hội có trách nhiệm gì đối với trẻ em?

Hoạt động 4 Thời gian:14’

Mục tiêu: Luyện tập và củng cố Phương pháp: Thảo luận lớp Cách tiến hành:

Gv treo bảng phụ Hs đọc bài tập a sgk Hs làm bài cá nhân Hs trình bày và nhận xét Gv nhận xét và đánh giá

Bài d sgk 42 Bài đ sgk

khác

- Yêu quí, kính trọng chăm sóc , giúp đỡ cha mẹ, ông bà, lễ phép với người lớn

- Hoàn thành phổ cập giáo dục -Tránh xa các tệ nạn xa hội.

c, Trách nhiệm của gia đình, Nhà nước và xã hội.

- Cha mẹ hoặc (người đỡ đầu) chịu trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc giáo dục, nuôi dạy, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ em.

- Nhà nước và xã hội tạo điều kiện tốt nhất để bảo vệ quyền lợi của trẻ em, có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục và bồi dưỡng để trẻ phát triển toàn diện, trở thành người công dân có ích.

III. Luyện tập

Bài a sgk

Hành vi xâm phạm quyền trẻ em:

1, 2, 4, 6 Bài d sgk

Trong trường hợp trên, em chọn ý 1, 3 Bài đ sgk

-Tú là một người con hư, không hiếu thảo với cha mẹ, là một học sinh lười biếng, trồn học, vi phạm kỉ luật, vi phạm đạo đức.

-Tú không làm tròn bổn phận của người con là kính trọng, yêu quý, giúp đỡ cha mẹ, lễ phép. Không thực hiện tốt quyền học tập của mình.

4/ Củng cố( 4’)

- Trẻ em có mnhững quyền gì?

- Trẻ em có những nghĩa vụ gì?

5 Hướng dẫn về nhà ( 2’) - Học thuộc bài

- Làm bài b, c

(5)

- Chuẩn bị bài Bảo vệ môi trường, suy nghĩ trả lời phần gợi ý.

VI/ RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Em hãy đọc và sắp xếp vào vở bài tập các biện pháp kĩ thuật thuộc về nuôi dưỡng, chăm sóc sau đây phù hợp với tuổi vật nuôi non( đánh số thứ tự theo mức độ cần

+ Về trẻ:Hầu hết trẻ ở lớp khỏe mạnh, không mắc các loại dịch bệnh, 100% trẻ phát triển đồng đều tích cực trong các hoạt động giáo dục một cách tích cực sáng tạo,100% trẻ

Do đó, nhà trường cần chú trọng hơn nữa đến công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, nhân viên về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục nói

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.. * BVMT: Biết được vì sao cần phải chăm

* ND tích hợp: - Hs ( cả nam và nữ) có quyền được sống với bố mẹ , được đoàn tụ với gia đình,được chăm sóc nuôi nấng trong gia đình.. - Bổn phận phải ngoan ngoãn vâng

- Biết làm những việc phù hợp với khả năng để chăm sóc bảo vệ cây trồng, vật nuôi ở gia đình, nhà trường.. * BVMT: Biết được vì sao cần phải chăm

- Giáo dục : Các con biết yêu quý chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình.

Hãy yêu quý, chăm sóc và bảo vệ vật nuôi để các con vật chóng lớn và khỏe mạnh.. TRÒ CHƠI