• Không có kết quả nào được tìm thấy

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "KẾT QUẢ NGHIÊN cứu"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

J NGHIÊN cứu LÂM SÀNG

Nghiên cứu lệ ngã nguy ngã bệnh nhân cao tuổi tăng huyết áp

Nguyễn Trung Anh*-**, Nguyễn Đặng Khiêm***

Đặng Thị Xuân****,ThịThanhHuyền*-**

Bệnh viện Lão khoa Trung ưong*

Đạihọc Y Nội**

Bệnhviện Hữu Nghị Việt Xô***

Bệnh viện Bạch Mai****

TÓM TẮT

Cơ sở nghiên cứu: Ngãlàmột sự kiệnnghiêm trọngởngười caotuổi và gây ra nhiều hậu quảbất lợi cho người cao tuổi.

Mục tiều: Xác địnhtỷlệ ngã, tái ngã, nguycơ ngã ở bệnh nhân cao tuổi có tăng huyết áp tại Bệnh viện Lão khoa Trungương.

Đói tượng và phương pháp: Nghiên cứumô tả cắt ngang trên 250bệnh nhân tăng huyết áptrên 60 tuổi được chần đoán vàđiểutrị bệnh tại Bệnh viện Lão khoa Trungương

Kết quả: Tuổi trungbìnhcủađốitượng nghiên cứu là 71.7±8.8 (năm). 89 bệnhnhân (35,6%) có tiên sử ngã trong 12 thángtrước đó. 47 (18,8%) bệnhnhân có táingãtrong đó tỷ lệ tái ngã ở nam vànữlà 23,42% và 15,1%. Nhómbệnh nhân trên 80tuổi, BMI <23 có tỷ lệ tái ngã cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm tuổi60-69và70-79 hoặc BMI>23. Bệnh nhân có suy giảm hoạtđộng chức nănghàng ngàyvà hoạt động chức nănghàng ngày có sử dụng dụngcụ có tỷ lệ tái ngãcao hơn sovới nhómkhôngsuy giảm.Tỷ lệ bệnh nhâncónguy cơ ngã caođánhgiá bằng bộcâu hỏi đánh giánguy cơ ngã 21 thànhtố,bộ câu hỏi Stratify, test thờigian đứng lên và đi lần lượt là41 %; 39%;59,6%. Nguy cơ ngã caonhất ở nhóm tuổi > 80 tuổi.

Kết luận: Đánh giánguycơ ngã ởbệnhnhân cao tuổi nhưmột tiêu chíbắt buộc trongkhám bệnh cho NCT tại cácphòng khám, đểcó kếhoạch dự phòng nguycơ ngã.Lựa chọntest, bảng điểm đánh giá nguycơ ngã phù hợp với từng đối tượng bệnh nhâncụ thể.

Từ khóa: Nguy cơ ngã, người cao tuổi, tăng huyết áp.

ĐẶT VẤN ĐÉ

Tang huyếtáp (THA) là một bệnh rất thường gặpở nhiểu nước trên thế giới gầy nên gánh nặng lớn cho hệ thống y tế.Đặc biệt, tăng huyết ápvà các biến chứngnặng nể củanó ởngười cao tuổi (NCT) ảnhhưởng lớn đến các vấnđếsức khỏethê’ chất và tinhthẩn cũng như chất lượng cuộc sống của NCT.

Ngãlàmột sự kiệnnghiêmtrọng ở NCTvì nó khá phổ biến vàgây ra nhiểu biếnchứng như tàn phế, suy giảm chứcnăngthê’ chất, tinh thần, thậm chí gâytử vong (nguyên nhân đứngthứ 5 gây tử vong cho người cao tuổi) [1]. Ngã thường xảy ra ở 30%-60% người cao tuổi mỗinăm và 10%-20%

trongsố đó cóthương tích, phảinhập viện điểutrị.

Ngãở người caotuổi thường gây hậu quả nghiêm trọng hơnngười trẻ,thường gây cácchấn thương lớn cho xươngvàda. Mặt khác do có nhiểu bệnh

92 ITẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM -SÔ 96.2021

(2)

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG k

kèmtheo nên cácchấn thương thường rất khó hổi phục, thời gian nằm viện trung bình từ4-15 ngày ở Ihụy Sĩ, 21 ngày ở Thụy Điển,và ở Mỹ là 22 ngày [2-4]. Ngãlà một trong các nguyên nhàn chính gây tànphế ở người cao tuổi cũng như gâynên các hội chứng saungã bao gổm sựphụ thuộc, mất tự chủ, bất động, trầmcảm...[l].

Người cao tuổi có tăng huyếtápcónguy cơ ngã cao hơn so với ngườikhông mắc tăng huyết ápdo hên quan vớihạhuyết áp tưthế,các thuốc hạ áp sử dụng. Ở ViệtNam hiện còn chưa cónhiêu các nghiên cứu vể tỷ lệ ngã và nguy cơ ngã ở ngườicao tuổi có tăng huyết áp. Vìvậychúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giátỷlệ ngã vànguy cơ ngã ở bệnhnhân cao tuổi có tăng huyết áp tạiBệnh viện Lãokhoa trung ương.

Đôì TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn lựa chọn: Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên đượcchẩnđoán THA,khámvà điểu trịtại Bệnh viện Lão khoa Trungương.

Tiêu chuẩn chẩn đoán THA:theoTổchứcY tế thế giới vàHiệphộiTHA quốc tế WHO- ISH, được sự đổng thuận của ESCvà ESH2007: gọi là THA nếu huyết áp tâm thu(HATT) > 140mmHg và hoặc huyết áp tầm trương (HATTr) > 90 mmHg[5].

- Tiêu chuẩn loại trừ:Bệnh nhần đang mắc các bệnh cấp tínhnặng(nhốimáu cơ tim,suy hô hấp, tai biến mạch nãocấp...), suy giảm nhận thức hoặc bệnhnhân không đổng ýtham gia nghiêncứu.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu: Môtảcắt ngang,chọnmẫu thuận tiện.

Số lượng bệnh nhânnghiên cứu được tính theo công thức:

n= ^(l-q/DPƠ-P) d2

n: cỡ mẫu nghiêncứu

a: mức ý nghĩa thốngkề, với a = 0,05 thì hệ số 2^/2=1>96

p=0,2,tỷlệ theonghiên cứu trước đó * d =sai số mongđợi,chọnd=0,05

Từ công thức trên ta có cỡ mẫu ước tính là245 đốitượng nghiên cứu.

* Tỷ lệp=20%là tỷ lệ hạ huyếtáp tư thê' chung của ngườicao tuổi theo các nghiêncứu trênthếgiới và ở Việt Nam[6].

Quá trình thu thậpsố liệu được tiến hành theo mẫu bệnh án thống nhất.

Các chỉ số nghiên cứu: tuổi, giới, hoàn cảnh sống, tiến sử tái ngã trong 12 thángtrướcđó, đánh giá nguy cơ ngã theo thang điểm nguycơngãgổm 21 thành tố (Fall riskindex21 -items) [7], test Time up and go [8], STRATIFY [9] chỉ số khối cơ thể (Bodymass index - BMl) [10], chức năng hoạt động hàng ngày (Activities Daily Living -ADL) [11]và chức nàng hoạt độnghàng ngày có sửdụng dụng cụ (Instrumental Activities Daily Living - IADL) [12].

Phương pháp xử lý số liệu: Sốliệu được nhập và xửlý bằng phần mềm SPSS 16.0. Xácđịnh các tỷ lệ %, trị số trungbình, độ lệch chuẩn.So sánh sự khác biệt của các tỷ lệ % theo test khi bình phương và so sánh giátrị trung bìnhcủacácnhóm theo t-test với mức khácbiệt cóýnghĩa thống kê với p <0,05.

KẾT QUẢ NGHIÊN cứu

Nghiên cứu được tiến hành trên 250 đối tượng nghiên cứu, tuổi trungbình là 71.7 ± 8.8, tỷ lệ nam/ nữ là 1,26. Tỷ lệ nữ giới trong nghiên cứu của chúngtôi gồm 139 người chiếm 55,6% cao hơn nam (111 người chiếm 44,4%). Trong 250 bệnh nhân cao tuổiđiều trịTHA có 89 bệnh nhân (35,6%) cótiềnsử ngã.

TẠPCHÍ TIMMẠCH HỌCVIỆTNAM-SÔ96.2021I 93

(3)

A NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Bảng 1. Các yếutó liên quanđếntái ngã

Biến sỗ nghiên cứu

Tái ngã

p

Không

Giới

Nam 26 (23.42%) 85 (76.57%)

0.106

Nữ 21 (15.1%) 118 (84.89%)

Tuổi

60-69 12(9.84%) 110(90.16%)

<0,001

70-79 10(14.71%) 58 (85.29%)

>80 25 (49.02%) 26 (50.98%)

BMI

<23 34(23.94%) 108 (76.06%)

0.037

>23 13(13.13%) 86 (86.87%)

Tỷ lệtái ngã ở nam vànữ là23,42%và 15,1%, không có sự khác biệtcóý nghĩa thống kê. Nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi có tái ngã cao nhất49,02% sovới2nhóm tuổi 60-69 và 70-79.Sựkhác biệt về tỷ lệ táingã giữa2 nhóm tuổicó ý nghĩa thống kê với p < 0,05.Ở nhóm bệnhnhâncó BMI< 23, tỷlệ tái ngã cao hơn, chiếm 23,94% sovới nhóm BMI > 23 có tỷ lệ ngã 13,13%, sự khác biệt nàycóýnghĩa thống kê với p<0,05.

Bảng 2. Đánhgiá liên quan giữatái ngã với ADLvà IADL

Biến sổ nghiên cứu

Tái ngã

Tổng p(OR)

Không

A 1)1

Có suy giảm 37

(38,14%)

60

(61,86%) 97

<0,01 OR= 10,58

Không suy giảm 10

(6,54%)

143

(93,46%) 153

Tống 47 203

IADL

Có suy giảm 34

(31,19%)

75

(68,81%) 109

<0,01 OR=4,464

Không suy giảm 13

(9,22%)

128

(90,78%) 141

Tổng 47 203

Đánh giá chức năng hoạt độnghàngngàytheoADLvà IADL, tỷ lệcó suy giảm lần lượt là 38,8%và 43,6%.Trong số các bệnh nhâncó suy giảm chứcnănghoạt độnghàng ngàycó 38,14% (AJDL)và31,19%

(IADL) ngã, trong khi tỷ lệ ngã ởnhómkhông suy giảm chức năng chỉ có6,54%và 9,22%.Sự khác biệt này cóý nghĩathống kê với p<0,01.

Nguy cơ ngã theo bộ câu hỏi đánh giá nguy cơ ngã 21 thành tố

94 ITẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - sô 96.2021

(4)

NGHIÊN CỨU LÂM SANG_k

Biểuđố 1. Kết quảđánhgiánguy cơ ngã 21 thành tô' ở NCT cóTHA(n-250)

Qụa đánhgiá bằngbảngđiểm 21 thành tốở 250 bệnh nhâncaotuổiđiểutrị THA, có 41% có nguy cơngã.

Đánh giá nguy cơ ngã theo Stratify

Biểuđổ 2. Đánh giá nguy cơngã theoStratify

Quađánh giá bằng bộ câu hỏi Stratify,có 39%

bệnh nhân cao tuổi điểu trị THA có nguy cơngã.

Biểu đỗ 3. Nguy cơ ngã theo test TUG

Đánh giá nguy cỡ ngã theo test thời gian đứng lênvà đi (TUG), có 149bệnh nhân cao tuổi điểutrịTHA tương đươngtỷlệ59,6%có nguy cơ ngã.

Nguy cơ ngã theo tuổi và giới

Bảng 3. Liênquan giữa đánhgiá nguy cơngã với tuổi, giới.

BiỂn sổ nghiên cứu

Nguy cơ ngã theo Falls 21 Items Nguy cơ ngâ cao Nguy cơ ngã tháp p

Giới Nam 47(42.34%) 64(57.66%)

0.743

Nữ 56 (40.29%) 83(59.71%)

Tuổi

60-69 tuổi 34(26.56%) 94(73.44%)

<0,001

70-79 tuổi 30(42.25%) 41(57.75%)

> 80 tuồi 39(76.47%) 12(23.53%)

TẠP CHÍ TIM MACH HOC VIỆT NAM - sô96.2021 95

(5)

 NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

Nguy cơngã được đánh giábằngbảng điểm Fall 21 Items cho thấynguy cơ ngã cao nhất ở nhóm tuổi > 80tuổichiếmtỷ lệ76,47%, có sự khác biệt có ýnghĩa thống kê với 2 nhóm tuổi còn lại vớip <

0,001. Không có sự khác biệt về nguy cơ ngã giữa 2 giới.

BÀN LUẬN

Trong nghiêncứu trên 250 bệnh nhân caotuổi điểu trị THAcủachúng tôi, tỷ lệ ngãlà 35,6%,tỷ lệ tái ngã ( ngã > 2lần/ 12 tháng). Tỷlệ này cũng tương tự tỷ lệ ngã và táingã của N CT có THA trong nghiên cứu Boston (2011) là 31,44% và 21,4%

[13].Không có sự khác biệt vế tỳlệtái ngãởhai giới. Nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi cótỷlệ tái ngã cao nhất chiếm 49,02% có sự khácbiệtrõ rệt, có ý nghĩa thống kê so với 2 nhóm tuổi 60-69 (9,84%), 70-79 (14,71%). Như vậy có thể thấy tỷ lệtái ngã tăngdần cùng với tuổi, tuổi cao,tỷ lệtái ngã cao.

Điểu này cóthê’ giảithíchlà dosự già hóa,suyyếu của cáchệthống duy trì dángđi, tư thế cầnbângcủa cơthế. Nhóm bệnh nhân có BMIthấp< 23 có tỷ lệ ngã cao hơnnhóm bệnh nhâncó BMI cao >23, sự khác biệt có ý nghĩa thốngkê. Có thê’ ở nhóm BMI > 23, tìnhtrạng dinh dưỡngtốt hơn,cơ lực, hệ thốngxươngkhớp khỏe mạnh hơn, điềuđó giúp duy trìdángđibình thường và sự cân bằngtốt hơn, do đó nguy cơ ngã giảm hơn.

Đánh giá mối hên quan giữa tái ngã và chức năng hoạt động hàng ngày (ADL), chức nănghoạtđộng hàng ngàycó sử dụngdụng cụ (IADL) ởNCTđiều trị THA,chúng tôi thấy ởnhóm có 38,14% bệnh nhân suy giảm ADL và 31,19% bệnh nhânsuygiảm IADL có tái ngã trong khiđó ởnhóm khôngsuy giảm AD1, IADL chỉ có 6,54% và 9,22% tái ngã.

Điềunày cho thấy nguycơ ngã ảnhhưởng rấtlớn đếnhoạt độnghàng ngày của NCT và bên cạnh đó cònảnh hưởng tương đốilớn đến quá trình điểu trị bệnh của bệnhnhân THA, do THA là bệnh cấn

phốihợp tập luyện trong quá trìnhđiều trịbên cạnh chếđộ dùngthuốc hạ huyết áp.

Việc đánh giánguycơngã nên làmột phần bắt buộc trongkhám bệnh NCT, việcpháthiện,đánh giá, lên kếhoạch để giảm thiểu ngã trong tương lai cho NCT là vô cùng cấn thiết. Với những tổn thương vểthê’chấttinh thầnvà gánh nặngkinh tế vôcùng to lớn do ngã gây ra, nguy cơ ngã ở NCT cần được quan tâm nhiểu hơn, cần được khám,tư vấn, điều trị giống như các bệnh mạn tính khác.

Việc nhận biếtnguy cơ, lên kế hoạch, điểu trị phòng ngừa quan trọng hơn rất nhiểu làviệc chăm sóc, điềutrị khingãđã xảy ra và gây hậuquảlên NCT [1]>[14],[15L

Chúng tôi đánh giá nguy cơ ngã ởcác bệnh nhân cao tuổi đang điểutrịTHAbằng các test thời gian đứng lên và đi (TUG), bảng câuhỏiFall21 Items, bảng câu hỏi Stratifyvà tỷ lệcónguycơngã tương ứng là: 59,6%,41%, và 39%.

Trên thế giới có nhiều phương pháp đánh giá nguy cơ ngã,có khoảng 14 bảngđiểmđánh giá điều dưỡngvà6 thang điểmđánh giá chức năng [ 16]. Độ chính xác, tính hữu dụng của các bảng điểm đánh giálà rất khác nhauvàkhoảng chênh lệch kết quả giữacác thangđiểmtương đối rộng. Ở các nước phát triển,cácthang điểm đánhgiá nguy cơ ngãchủ yếu được sửdụng tại cáctrung tầm điểu dưỡngNCT, cácnhà dưỡnglão, nơi có đẩy đủthời gian, nhân lực vàphươngtiện đê’ đánhgiá một cách tương đối toàn diện nguy cơ ngã choNCT. Một số bảng điểm, test hay được sử dụng dođảm bảo tươngđối tính toàn diện trongđánhgiá, dễ hiểu, dễáp dụng, tốn ít thời gian đó là TƯG (thời gian < Ip, độnhạy 87%, độ đặc hiệu 87%; bảng điểm Stratify (thời gian <5p, độ nhạy 93%, độ đặc hiệu88%), Henrich FallRisk Model (thời gian <lp, độ nhạy 77%, độ đặchiệu 72%).Trong thực tếlâm sàng, nhấtlàở điểu kiện Việt Nam, rất cần có nhữngtest, bộ câu hỏi đánh

giá nguy cơcóthê’ áp dụng một cách rộng rãi, đảm

96 ITẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM-SÔ 96.2021

(6)

NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG k

bảo tính chínhxác, khôngđòi hỏi nhiều trang thiết bị,cơ sởvậtchất,dễ hiểuvàmất ít thời gian nhấtđể áp dụng cho các cơ sở khámchữa bệnh,đặcbiệt là phòng khám.

Qua quá trinh thựchiện nghiên cứu này, chúng tôi thấy testthời gian đứnglênvàđi (TUG) là một trongnhững test đánhgiá nguy cơ ngã đápứng gần đủ các nhu cẩuđó. Các trang thiết bịđơngiản, chỉ cẩn 1 ghế tựa chắc chắn, 1 đông hổ bấmgiây, một khoảng trống 3m có vạch kẻ sẵn, thờigian thực hiện chomỗi bệnh nhân không quá Ip, độ nhạyvà độ đặc hiệu tới 87% [16],[17].Tuy nhiên cẩn cânnhắc áp dụng các bộ test, cầuhỏiphùhợp chomỗi đối tượng bệnh nhân để đảm bảo an toàn và độ chính xác cho quá trìnhđánh giá. Vớinhững bệnh nhân có hạ huyếtáp tư thếnặng hoặc có biểuhiệnlầm

sàng của hạ huyết áptưthế, nên áp dụng bộcầu hỏi hơnlàtestliên quan đếnvận động.Đó chính là một phần lý do chúngtôi áp dụng3 bảngcâu hỏi vàtest đánh giá ngãtrong nghiên cứunày.

KẾT LUẬN

Qụanghiên cứu250 bệnhnhân cao tuổi điều trị THA tại Bệnh viện lãokhoatrungương chúng tôi cần đánh giátình trạng ngã vànguycơngãở bệnh nhân cao tuổi nói chung và bệnh nhân THAnói riêng. Coi đánh giánguy cơ ngã ở bệnhnhân cao tuổi như một tiêu chíbắt buộc trong khám bệnh cho NCT tại các phòngkhám, để cókếhoạch dự phòngnguy cơ ngã.Lựachọn test, bảng điểm đánh giá nguy cơ ngã phù hợp với từngđốitượng bệnh nhân cụ thể.

ABSTRACT

Prevalence and risk of falls in elderly hypertensive patients

Background: Falls are aserious event inthe elderlyandhas many detrimental consequences for the elderly.

Objectives: To determine the rate offalls, recurrent falls and fall risk among elderly patients with hypertentionin NationalGeriatric Hospital.

Methods: Across-sectional study includedof 250hypertensive patients aged 60and over who were diagnosed andtreated at National Geriatric Hospital.

Results: Averageageof study subjectswas71.7 ± 8.8 (year).89 patients (35.6%) had a history offalls within the previous12 months. 47 (18.8%) patients had recurrent falls,in whichthe rates of recurrentfall among men andwomenwere 23.42% and15.1%, respectively.Patients aged over80 years old, BMI<23 hada statistically higher recurrent fall compared with2 age groups 60-69 and70-79 or BMI>23. Patients with impaired activities daily living and instrumentalactivities dailylivinghad a higher rate of recurrent fallthanthose inthe non-impaired group. The proportion of patients at high risk of falls assessed by the 21-factor fall risk questionnaire, the Stratifyquestionnaứe and timeup and gotest were41%; 39% and 59.6%, respectively. Therisk of fallingishighest in the agegroup>80 years old.

Conclusion: Assessing the risk of fallinginelderly patients asa mandatory criterion in the medical examination for the elderly in the clinic, to have a plan to preventtheriskof falls.Choice oftests, scoreboard toassessthe risk offalls suitable for each specific patient.

Keyword: Risk of fall, older people,hypertension.

TẠP CHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - sồ 96.20211 97

(7)

J NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. World Health Organization. (2008). WHO global report on falls prevention in older age. Geneva:

WorldHealth Organization, https://apps.who.int/iris/handle/10665/43811

2. L. Seematter-Bagnoud, V. Wietlisbach, B. Yersin et al. (2006). Healthcare utilization of elderly persons hospitalized after a noninjurious fall in a Swissacademic medical center. J AmGeriatr Soc, 54 (6), 891-897.

3. E. Bergeron, J. Clement, A. Lavoie et al. (2006). A simple fall in theelderly:notsosimple. Journal of Traumaand Acute Care Surgery, 60 (2), 268-273.

4. B. s. Roudsari, B. E. Ebel, p. s. Corso et al. (2005). Theacute medical care costs of fall-related injuries among the US older adults. Injury, 36 (11),1316-1322.

5. National Institutes of Health (1997). The sixth reportof Joint National Committeeonprevention, detection,evaluationand treatmentofhighblood pressure. NIH publication,98,11-13.

6. Phạm Thắng (2003). Tìm hiểu tỷlệ hạ huyết áp tư thếởngười già sống tại cộngđống. Tạp chí Nội khoa, 3,6-11.

7. Berg KO, Wood-Dauphinee SL, Williams JI, Maki B. Measuring balance in theelderly: validation of an instrument. Can J Public Health. 1992 Jul-Aug;83 Suppl 2:S7-11. PMID: 1468055.

8. D. Podsiadlo và s. Richardson (1991). Thetimed “Up & Go”: a test ofbasic functional mobilityfor frailelderlypersons./AmGeriatr Soc, 39 (2), 142-148.

9. STRATIFY -Falls RiskAssessment Tool. Available from: https:

STRATIFY.pdf.

//hgs.uhb.nhs.uk/wp-content/uploads/

10.WHO.BMIClassifiation.2004;Availablefrom:http://apps.who.int/bmi/index.jsp?introPage=intro_3. html.

11. Wallace M. (2007). Katz Indexof Independence in Activities of Daily Living.Trythis(2), 12. Carla. G (2007). TheLawton Instrumental Activitiesof DailyLiving (IADL)Scale. Trythis(23).

13. A. Gangavati, I. Hajjar, L. Quach et al. (2011). Hypertension, orthostatic hypotension, and the risk offalls in a community-dwelling elderlypopulation: the maintenance of balance,independent living, intellect, and zest in the elderly of Boston study. JAm GeriatrSoc,59(3), 383-389.

14. A. Blake, K. Morgan, M. Bendall et al. (1988). Falls byelderly peopleathome: prevalence and associatedfactors. Age Ageing, 17 (6), 365-372.

15. E. Bergeron, J. Clement, A. Lavoie et al. (2006). Asimple fall in theelderly:notso simple. Journalof Trauma and Acute Care Surgery, 60 (2), 268-273.

16. Karen L. Perell, Audrey Nelson, Ronald L. Goldman et al. (2001). FallRisk Assessment Measures:

AnAnalytic Review. Journal ofGerontology-.MEDlCAL SCIENCES,, Vol. 56A, No. 12, M761-M766.

17. B. s. Shumway-Cook A, Woollacott MH. (2000). Predicting the probability forfalls in community­ dwelling older adults usingtheTuned Up&GoTest.Phys Ther, 80:896-903.

98 ITẠPCHÍ TIM MẠCH HỌC VIỆT NAM - sô 96.2021

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mối liên quan giữa BCTKNV và mức độ loét bàn chân Tác giả Lawrence và cộng sự nghiên cứu về các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới tình trạng nhiễm trùng bàn chân do ĐTĐ đã

Các thông số chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân bố biến dạng của ống trong quá trình tạo hình biến dạng bằng nguồn chất lỏng áp lực cao bên trong là giá trị dị hướng

Tương tự như nhiệt độ, pH cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt tính của các enzyme tự phân, do đó ảnh hưởng đến mức độ phá vỡ màng tế bào nấm men và khả năng

So sánh nồng độ ST2 huyết tương hòa tan ở bệnh nhân BTTMCBMT với nhóm chứng, tìm điểm cut-off của giá trị ST2 huyết tương trong chẩn đoán BTTMCBMT.. Hầu

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng và liều lượng đạm bón đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Trong nghiên cứu này, để loại bỏ các yếu tố gây nhiễu làm ảnh hưởng tới tình trạng rối loạn Na+ và K+ của BN khi vào Trung tâm Liền vết thương điều trị, chúng tôi đã không đưa những BN

Bên cạnh đó, S.suis và S.suis serotyp 2 cũng được tìm thấy ở tất cả các loại mẫu khảo sát, bao gồm tỷ lệ nhiễm trùng máu với S.suis serotyp 2 là 9%.. Do S.suis có thể gây bệnh trên