• Không có kết quả nào được tìm thấy

F = B.I.ℓsinα HD : Chọn đáp án D Câu 2

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "F = B.I.ℓsinα HD : Chọn đáp án D Câu 2"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

BÀI TẬP LỰC TỪ VÀ LỰC LORENXO

Câu 1. Biểu thức của lực từ tác dụng lên dây dẫn có dòng điện đặt trong từ trường là

A. F = B.I.ℓ.cosα B. F = B.I.sinα C. F = B.ℓ.sinα D. F = B.I.ℓsinα

HD :

Chọn đáp án D

Câu 2. Chiều của lực từ tuân theo quy tắc

A. nắm tay phải B. nắm tay trái C. bàn tay trái D. bàn tay phải

HD :

Chọn đáp án C

Câu 3. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện không đổi đặt trong từ trường không phụ thuộc trực tiếp vào

A. độ lớn cảm ứng từ. B. cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn.

C. chiều dài dây dẫn mang dòng điện. D. điện trở dây dẫn.

HD :

Chọn đáp án D

Câu 4. Nếu lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tăng 2 lần thì độ lớn cảm ứng từ tại vị trí đặt đoạn dây đó

A. vẫn không đổi. B. tăng 2 lần. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.

HD:

Vì từ trường đều nên vec tơ cảm ứng từ có hướng và độ lớn không đổi tại mọi điểm trong từ trường Chọn đáp án A

Câu 5. Một dây dẫn có chiều dài không đổi đặt cố định trong từ trường. Khi độ lớn cảm ứng từ và cường độ dòng điện qua dây dẫn cùng tăng 2 lần thì độ lớn lực từ tác dụng lên dây dẫn

A. tăng 2 lần. B. tăng 4 lần. C. không đổi. D. giảm 2 lần.

HD:

Vì lực từ có độ lớn tỉ lệ với độ lớn của cảm ứng từ và cường độ dòng điện nên khi độ lớn của cảm ứng từ và cường độ dòng điện cùng tăng hai lần thì độ lớn của lực từ tăng lên 4 lần

(2)

Chọn đáp án B

Câu 6. Hình nào biểu diễn đúng hướng lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn thẳng mang dòng điện I có chiều như hình vẽ đặt trong từ trường đều với đường sức từ có hướng như hình vẽ

HD:

Dùng quy tắc bàn tay trái ta xác định được hình biểu diễn đúng chiều của lực từ là hình ở đáp án A Chọn đáp án A

Câu 7. Một đoạn dây dẫn dài 5cm đặt trong từ trường đều vuông góc với véctơ cảm ứng từ. Dòng điện có cường độ 0,75A qua dây dẫn thì lực từ tác dụng lên đoạn dây có độ lớn là 3.10-3N. Cảm ứng từ của từ trường có giá trị

A. 0,8T B. 0,08T C. 0,16T D. 0,016T

HD:

Áp dụng công thức F = BIlsinα ta suy ra B = 0,08 T Chọn đáp án B

Câu 8. Một đoạn dây dài l đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5T hợp với đường cảm ứng từ một góc 300. Dòng điện qua dây có cường độ 0,5A, thì lực từ tác dụng lên đoạn dây là 4.10-2N. Chiều dài đoạn dây dẫn là

A. 32cm B. 3,2cm C. 16cm D. 1,6cm.

HD:

Áp dụng công thức F = BIlsinα ta suy ra l = 0,32 m = 32 cm Chọn đáp án A

Câu 9. Một dây dẫn được uốn gập thành một khung dây có dạng tam giác vuông tại A, AM = 8cm mang dòng điện I = 5A. Đặt khung dây vào trong từ trường đều B = 3.10-3T có véc tơ cảm ứng từ song song với cạnh AN hướng như hình vẽ. Giữ khung cố định, tính lực từ tác dụng lên cạnh AM của tam giác

A. 1,2.10-3N B. 1,5.10-3N C. 2,1.10-3N D. 1,6.10-3N.

B F

I

A. I

F

B C.

B F I B.

I F B D.

M

A N

B

(3)

HD:

Áp dụng công thức F = BIlsinα ta suy ra F = 3.10-3.5.0,08.sin90 = 1,2.10-3 N Chọn đáp án A

Câu 10. Treo đoạn dây dẫn MN có chiều dài ℓ, khối lượng của một đơn vị chiều dài là D = 0,04 kg/m bằng hai dây mảnh, nhẹ sao cho dây dẫn nằmngang, biết cảm ứng từ có chiều như hình vẽ, có độ lớn B = 0,04T. Định chiều và độ lớn của I để lực căng dây bằng 0.

A. Chiều từ N đến M, độ lớn I = 15A B. Chiều từ M đến N, độ lớn I = 15A C. Chiều từ N đến M, độ lớn I = 10A D. Chiều từ M đến N, độ lớn I = 10A

HD:

Các lực tác dụng vào đoạn MN gồm trọng lực, lực căng của hai dây treo và lực từ.

Để lực căng dây bằng không và MN vẫn cân bằng thì trọng lực và lực từ phải cân bằng nhau Suy ra F = P = mg = 0,04.l.10 = BIlsin90 → I = 10 A.

Do trọng lực hướng xuống nên lực từ hướng lên trên thẳng đứng.

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta thấy chiều từ cổ đến ngón tay của bàn tay trái hướng từ N đến M Chọn đáp án C

Câu 11. Phương của lực Lo – ren – xơ không có đặc điểm A. vuông góc với véc tơ vận tốc của điện tích.

B. vuông góc với véc tơ cảm ứng từ.

C. vuông góc với mặt phẳng chứa véc tơ vận tốc và véc tơ cảm ứng từ.

D. vuông góc với mặt phẳng thẳng đứng.

HD:

Chọn đáp án D

Câu 12. Độ lớn của lực Lo – ren – xơ không phụ thuộc vào

A. giá trị của điện tích. B. độ lớn vận tốc của điện tích.

C. độ lớn cảm ứng từ. D. khối lượng của điện tích.

HD:

M N

(4)

Chọn đáp án D

Câu 13.Trong hình vẽ sau hình nào chỉ đúng hướng của lực Lorenxơ tác dụng lên electron và hạt mang điện dương chuyển động trong từ trường đều:

HD:

Áp dụng quy tắc bàn tay trái ta suy ra hình vễ đúng là hình ở đáp án A Chọn đáp án A

Câu 14. Một electron được bắn vào trong một từ trường đều theo phương vuông góc với các đường sức của từ trường. Quỹ đạo của electron trong từ trường là

A. một đường tròn B. Một đường parabol C. một nửa đường thẳng D. một đường elip HD:

Vì quỹ đạo chuyển động của electron trong từ trường là quỹ đạo tròn Chọn đáp án A

Câu 15.Một electron bay vào không gian chứa từ trường đều có B = 0,02(T) dọc theo đường sức từ. Vận tốc ban đầu của hạt là v = 2.105 m/s. Lực Lo-ren-xơ tác dụng lên elcectron có độ lớn là:

A.0 B.6,4.10-15 (T) C.6,4.10-14 (T) D.1,2. 10-15 (T)

HD:

Áp dụng công thức f = |𝑞|vBsinα = 0 N Chọn đáp án A

Câu 16. Một proton bay vào trong từ trường đều theo phương hợp với đường sức 300 với vận tốc ban đầu 2.107m/s, từ trường B = 2T. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt đó là:

A. 32.1012N B. 0,32.10-12N C. 3,2.10-12 N D. 1,8√3.10-12N

HD:

Áp dụng công thức f = |𝑞|vBsinα = 3,2.10-12 N Chọn đáp án C

Câu 17. Một hạt mang điện 3,2.10-19C bay vào trong từ trường đều có B = 0,5T hợp với hướng của đường sức từ 300. Lực Lorenxơ tác dụng lên hạt là 8.10-14N. Vận tốc của hạt đó khi bắt đầu vào trong từ trường là:

A. 107m/s B. 5.106m/s C. 0,5.106m/s D. 106m/s A. v

F B

q>0

B. v

F e

B

v F

C.

q>0 B

D. v F

e B

(5)

HD:

Áp dụng công thức f = |𝑞|vBsinα suy ra v = 106 m/s Chọn đáp án D

Câu 18. Một điện tích chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực Lo-ren-xơ khi vận tốc của điện tích và độ lớn cảm ứng từ cùng tăng 2 lần thì bán kính quỹ đạo của điện tích

A. tăng 4 lần. B. không đổi. C. tăng 2 lần. D. giảm 2 lần.

HD:

Áp dụng công thức tính bán kính của điện tích trong điện trường là R = mv/|𝑞|B Ta thấy nếu cả B và v cùng tăng 2 lần thì R không đổi

Chọn đáp án B

Câu 19. Một e được tăng tốc bởi hiệu điện thế 103V, rồi cho bay vào trong từ trường đều B=2T, theo phương vuông góc với các đường sức từ. Tính lực Lorenxơ, biết vận tốc của hạt trước khi tăng tốc rất nhỏ:

A. 6.10-11N B. 6.10-12N C. 2,3.10-12N D. 2.10-12N

HD:

Áp dụng định lí động năng ta có A = qU = ∆Wđ = mv2/2

Suy ra v =

2𝑞𝑈

𝑚 = 1,88.10

7 m/s

Thay vào công thức f = |𝑞|vBsinα = 6.10-12 N Chọn đáp án B

Câu 20. Một electron chuyển động thẳng đều trong miền có cả từ trường đều và điện trường đều. Véctơ vận tốc của hạt và hướng đường sức từ như hình vẽ. B = 0,004T, v = 2.106m/s, xác định hướng và cường độ điện trường 𝐸⃗

A. 𝐸⃗ hướng lên, E = 6000V/m B. 𝐸⃗ hướng xuống, E = 6000V/m C. 𝐸⃗ hướng xuống, E = 8000V/m D. 𝐸⃗ hướng lên, E = 8000V/m

HD:

Vì electron chuyển động thẳng đều và trọng lực cũng như lực cản của môi trường rất nhỏ nên coi như electron chỉ chịu tác dụng của hai lực cân bằng là lực điện và lực lo- ren -xơ

Nên qE = qvBsinα → E = Bv = 8000 V/m

B

v

(6)

Vì chiều của B vào trong nên áp dụng quy tắc bàn tay trái ta xác định đươc chiều của lực lo- ren -xơ hướng thẳng đứng hướng xuống nên lực điện trường hướng thẳng đứng lên trên.

Nhưng vì điện tích âm nên lực điện ngược chiều với vec tơ cường độ điện trường nên suy ra vec tơ cường độ điện trường hướng thẳng đứng xuống dưới.

Chọn đáp án C

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

+ Lực từ tác dụng lên mỗi cạnh của khung dây được xác định dựa trên quy tắc bàn

A. Từ trường có độ lớn 0,15 T có phương vuông góc với mặt phẳng khung dây, có chiều từ ngoài vào trong. Vẽ hình, xác định lực và độ lớn của các lực từ tác dụng lên

a) + Để lực căng dây treo bằng không thì trọng lực và lực từ lên dây dẫn thẳng MN phải bằng nhau và lực từ phải hướng lên trên, theo quy tắc bàn tay trái thì cường độ

Câu 4: Trong các hình vẽ sau, hình vẽ nào biểu diễn đúng hướng của đường cảm ứng từ của dòng điện trong dây dẫn thẳng dài vô hạn vuông góc với mặt phẳng

Câu 11: Trong các phát biểu sau về lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn dài l mang dòng điện I đặt trong từ trường đều (cảm ứng từ B) phát biểu nào saiA. phương vuông góc

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ dưới lên trên như hình vẽ.. Lực từ tác dụng lên

Một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều có các đường sức từ thẳng đứng hướng từ dưới lên trên như hình vẽ.. Lực từ tác dụng

Lực từ tác dụng lên một đoạn dây dẫn mang dòng điện đặt trong từ trường đều tỉ lệ thuận với góc hợp bởi đoạn dây và đường sức từ.. Lực từ tác dụng lên một đoạn dây