• Không có kết quả nào được tìm thấy

Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 21 - Giáo dục tiếu học

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Giáo án Tự nhiên xã hội lớp 3 tuần 21 - Giáo dục tiếu học"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Tự nhiên Xã hội tuần 21 tiết 1

Thân Cây (tiết 1)

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết một số kiến thức cơ bản về thân cây theo cách mọc và theo cấu tạo.

2. Kĩ năng: Phân biệt được các loại cây theo cách mọc (thân đứng, thân leo, thân bò) và theo cấu tạo (thân gỗ, thân thảo).

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

- Các phương pháp: Thảo luận, làm việc nhóm. Trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Làm việc với sách giáo khoa theo nhóm (12 phút)

* Mục tiêu: Nhận dạng và kể tên một số cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò; thân gỗ, thân thảo.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc theo cặp

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý : Chỉ và nói tên các cây có thân mọc đứng, thân leo, thân bò trong các hình. Trong đó, cây nào có thân gỗ (cứng), cây nào có thân thảo (mềm) ?

- GV có thể hướng dẫn các em điền kết quả làm việc vào bảng.

- GV đi đến nhóm giúp đỡ, nếu HS không nhận ra các cây, GV có thể chỉ dẫn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

- GV gọi một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm về cách mọc và cấu tạo

- Hai học sinh ngồi cạnh nhau cùng quan sát các hình trang 78, 79 SGK và trả lời theo gợi ý

- Một số HS lên trình bày kết quả làm việc theo cặp (mỗi HS chỉ nói đặc điểm

(2)

thân của 1 cây).

- Tiếp theo GV đặt câu hỏi : Câ su hào có điểm gì đặc biệt?

 Kết luận:

- Các cây thường có thân mọc đứng; một số cây có thân bò, thân leo.

- Có loại cây thân gỗ, có loại cây thân thảo.

- Cây su hào có thân phình to thành củ.

b. Hoạt động 2: Chơi trò chơi bingo (15 phút)

* Mục tiêu: Phân loại một số cây theo cách mọc của thân và theo cấu tạo của thân.

* Cách tiến hành:

Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn cách chơi.

- GV chia lớp thành 2 nhóm.

- Gắn lên bảng hai bảng câm theo mẫu.

- Phát cho mỗi nhóm một bộ phiếu rời. Mỗi phiếu viết tên một cây như ví dụ dưới đây (GV có thể thêm, bớt hoặc thay đổi tên cây cho phù hợp với các cây phổ biến ở địa phương).

- Yêu cầu cả hai nhóm xếp hàng dọc trước bảng câm của nhóm mình. Khi GV hô “bắt đầu” thì lần lượt từng người bước lên gắn tấm biển phiếu ghi tên cây vào cột phù hợp theo kiểu trò chơi tiếp xúc. Người cuối cùng sau khi gắn xong thì hô “bingo”.

Bước 2: Chơi trò chơi.

GV làm trọng tài hoăc cử HS làm trọng tài điều khiển cuộc chơi .

Bước 3: Đánh giá

Sau khi các nhóm đã gắn xong các tấm phiếu viêt tên cây vao các cột tương ứng, GV yêu cầu cả lớp cùng chữa bài.

về cách mọc và cấu tạo thân của 1 cây).

- HS trả lời

- Nhóm trưởng phát cho mỗi nhóm từ 1-3 phiếu tùy theo số lượng thành viên của mỗi nhóm

- Nhóm nào gắn xong trước và đúng là thắng cuộc.

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tự nhiên Xã hội tuần 21 tiết 2

Thân Cây (tiết 2)

(KNS) I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức: Biết một số chức năng và lợi ích của thân cây.

(3)

2. Kĩ năng: Nêu được chức năng của thân đối với đời sống của thực vật và ích lợi của thân đối với đời sống con người.

3. Thái độ: Yêu thích môn học; rèn tính sáng tạo, tích cực và hợp tác.

* KNS:

- Rèn các kĩ năng: Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Quan sát và so sánh đặc điểm một số loại thân cây. Tìm kiếm, phân tích, tổng hợp thông tin để biết giá trị của thân cây với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.

- Các phương pháp: Thảo luận, làm việc nhóm. Trò chơi.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:

1. Giáo viên: Các hình minh hoạ trong Sách giáo khoa.

2. Học sinh: Đồ dùng học tập.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động khởi động (5 phút):

- Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học lên sinh trả lời 2 câu hỏi của tiết trước.

- Nhận xét.

- Giới thiệu bài mới: trực tiếp.

2. Các hoạt động chính:

- Hát đầu tiết.

- 2 em lên kiểm tra bài cũ.

- Nhắc lại tên bài học.

a. Hoạt động 1: Thảo luận cả lớp (13 phút)

* Mục tiêu: Nêu được chức năng của thân cây trong đời sống của cây.

* Cách tiến hành:

- GV hỏi cả lớp xem những ai đã làm thực hành theo lời dặn của GV trong tiết học tuần trước và chỉ định một số em báo cáo kết quả. Nếu HS không có điều kiện làm thực hành, GV yêu cầu các bạn ở hình 3 đã làm thí nghiệm gì?

- Nếu HS không giải thích được, GV giúp các em hiểu: Khi một ngọn cây bị ngắt, tuy chưa bị lìa khỏi thân nhưng cây vẫn bị héo do không nhận đủ nhựa cây để duy trì sự sống. Điều đó chứng tỏ trong nhựa cây có chứa các chất để nuôi cây. Một trong những chức năng quan trọng của thân cây là vận chuyển nhựa từ rễ lên lá và từ lá đi khắp các bộ phận của cây để nuôi cây.

- GV có thể yêu cầu HS nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa quả,…) b. Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm (14 phút)

* Mục tiêu: Kể ra được những ích lợi của một số thân

- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 80 SGK và trả lời câu hỏi:

+ Việc làm nào chứng tỏ trong thân cây có nhựa?

+ Để biết tác dụng của nhựa cây và thân cây,

- HS nêu lên các chức năng khác của thân cây (ví dụ: nâng đỡ, mang lá, hoa quả,…)

(4)

câyđối với đời sống của người và động vật.

* Cách tiến hành:

Bước 1:

GV yêu cầu nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sts các hình 4,5,6,7,8 trang 81 SGK. Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý sau:

- Kể tên một số thân cây dùng làm thức ăn cho người và động vật.

- Kể tên một số thân cây cho gỗ để làm nhà, đóng tàu ,thuyền, làm bàn ghế, giường, tủ…

- Kể tên một số thân cây cho nhựa để làm cao su, làm sơn.

Bước 2: Làm việc cả lớp

GV có thể thay đổi cách trình bày kết quả thảo luận của nhóm bằng cách cho HS chơi đố nhau

 Kết luận: Thân cây được dùng để làm thức ăn cho người và động vật hoặc để làm nhà, đóng đồ dùng,…

- Dựa vào những hiểu biết thực tế, HS nói về ích lợi của thân cây đối với đời sống của con người và động vật dựa vào các gợi ý

- Đại diện của một nhóm đứng lên nói tên một cây và chỉ định một bạn của nhóm khác nói thân cây đó được dùng để làmm gì. HS trả lời được lại đặt ra một câu hỏi khác liên quan đến ích lợi của thân cây và chỉ định bạn ở nhóm khác trả lời

3. Hoạt động nối tiếp (3 phút):

- Nhận xét tiết học, liên hệ thực tiễn.

- Xem lại bài, chuẩn bị tiết sau.

RÚT KINH NGHIỆM:

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Mặc dù công việc bận rộn nhưng bố vẫn luôn chăm lo cho gia đình.. Không chỉ giúp mẹ việc nhà, bố còn dạy em học

Thân cây thẳng đứng từ mặt đất lên chừng ba, bốn mét chĩa thành ba nhánh lớn tạo nên cái vòm tròn như một cái dù phi công màu xanh lục.. Vỏ cây xù

Tập làm văn: Luyện tập trao đổi ý kiến với người thân.. Đề bài trang 109 sgk Tiếng Việt

Thấy ruộng nhà mình lúa xấu hơn ruộng bên, anh ta bèn lấy tay kéo cây lúa nhà mình lên cho cao hơn cây lúa nhà người, về nhà, anh ta khoe với vợ:.. - Lúa

Giải Vở bài tập Khoa học lớp 5 bài 64:Vai trò của môi trường tự nhiên đối với đời sống con người.. Câu 1 trang 111 Vở bài tập Khoa

Nếu con người khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và thải ra môi trường nhiều chất độc hại thì tài nguyên thiên nhiên sẽ bị hết, môi

Em luôn phấn đấu học thật giỏi để sau này lên cũng sẽ trở thành một bác sĩ cứu người, làm được nhiều việc cứu giúp người bệnh tận tâm như câu nói “

Còn thím Phương thì đoán chắc thế nào Tết này chú cũng bay về vì biết thím sắp sinh, nhưng nhà lại nhận được thư chú nói rằng, chú chưa về được bởi bận rộn với việc bảo