• Không có kết quả nào được tìm thấy

Cùng với những người khác tôi đã cố gắng làm cho các nhà kinh tế học thoát khỏi sự giả thiết thiển cận về sự tự tư tự lợi

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Cùng với những người khác tôi đã cố gắng làm cho các nhà kinh tế học thoát khỏi sự giả thiết thiển cận về sự tự tư tự lợi"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Xã hội học thế giới Xã hội học số 1 (49), 1995 76

Bài nói chuyện nhận giải Nobel:

Xét hành vi theo hướng kinh tế

GARY S BECKER*

ằng cách mở rộng lý thuyết truyền thống về sự lựa chọn hợp lý cá nhân nhằm phân tích các vấn đề xã hội vượt quá các lý thuyết mà thông thường được các nhà kinh tế sử dụng, đang diễn ra một bước quan trọng là sát nhập vào lý thuyết đó một loại phong phú hơn gồm các thái độ, các ưa thích ưu tiên và các tính toán. Trong khi mà tiếp cận hành vi này xây dựng trên một lý thuyết mở rộng về sự lựa chọn hợp lý cá nhân, nó lại không chủ yếu liên quan đến các cá nhân.

Nó sử dụng lý thuyết ờ mức vi mô như một công cụ mạnh mẽ để tìm ra các mối liên quan ở nhóm hoặc ở mức vĩ mô. Bài thuyết trình này giới thiệu, tiếp cận và minh họa nó bằng các ví dụ rút ra từ công trình trước đây và hiện nay của tôi.

B

I- Tiếp cận kinh tế:

Công trình nghiên cứu của tôi sử dụng tiếp cận kinh tế để phân tích các vấn đề xã hội nằm ngoài các vấn đề mà các nhà kinh tế thông thường xem xét đến. Bài thuyết trình này sẽ trình bày tiếp cận đó và minh họa nó bằng các ví dụ rút từ công trình trước đây và hiện nay của tôi.

Không như sự phân tích Macxit, tiếp cận kinh tế mà tôi đề cập đến không giả thiết động cơ duy nhất của con người là tính ích kỷ hoặc sự thụ lợi vật chất. Nó là một phương pháp phân tích chứ không phải một sự giả thiết về các động cơ đặc thù. Cùng với những người khác tôi đã cố gắng làm cho các nhà kinh tế học thoát khỏi sự giả thiết thiển cận về sự tự tư tự lợi. Hành vi được điều khiển bởi một tập hợp phong phú hơn nhiều gồm các giá trị và các ưa thích.

Đây là một văn bản được duyệt lại sơ qua của bài thuyết trình giải Nobel, ra mắt tháng 9/1992 tại Stoc-kholm, Thụy Điển. Nó được kính tặng hương hồn Georgcs J. Stigler, mất gần đúng một năm trước khi bài thuyết trình nhân dịp được tặng giải Nobel. Là một nhà kinh tế học xuất sắc được giải Nobel, một người bạn rất gần gũi và người cố vấn dày kinh nghiệm, chắc chắn ông sẽ cũng sung sướng như tôi, nếu ông còn sống, thấy tôi cho ra mắt bài thuyết trình được giải Nobel năm 1992 về

"Khoa học Kinh tế". Tôi cũng nhận được những bài bình luận có giá trị của James Coleman, Richard Posner, Sherwin Rosen, Raaj Sah, José Scheinkman, Richard Stern và Stephen Stigler. Sự phân tích giả thiết rằng con người làm tăng lên đến tột độ phúc lợi của mình một khi họ bảo hiểm nó, cho dù họ ích kỷ, hay vị tha, trung thực, độc ác hay thích chịu đau đớn. Hành vi của họ ấy là nhìn về phía trước, và nó cũng được giả thiết như tồn tại dai dẳng qua thời gian. Đặc biệt, họ cố gắng

* Trường Tổng hợp Chicago và Học viện Hoover.

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn

(2)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn dự kiến, càng nhiều càng tốt, các hậu quả không chắc chắn của các hành động của họ. Tuy nhiên hành vi nhìn về phía trước vẫn có thể bắt rễ sâu xa vào quá khứ, bởi lẽ quá khứ có thể in đậm một bóng đen dài lên các thái độ và các giá trị.

Các hành động bị kiềm chế bởi thu nhập, thời gian, ký. ức và các khả năng tính toán không hoàn hảo và các nguồn lợi hạn chế khác, và cũng còn bị kiềm chế bởi các cơ hội có thể được trong kinh tế hoặc ở bất cứ đâu đâu. Các cơ hội đó bị chi phối rộng rãi bởi các hành động cá thể và tập thể của những cá nhân và các tổ chức khác.

Những sự kiềm chế khác nhau có tính quyết định trong các hoàn cảnh khác nhau, nhưng sự kiềm chế căn bản nhất là thời gian có hạn. Sự tiến bộ kinh tế và y tế đã làm gia tăng một cách lớn lao tuổi thọ, chứ không làm gia tăng lưu lượng vật lý của chính thời gian mà bao giờ cũng hạn chế mọi người vào phạm vi 24 giờ một ngày. Vậy nên trong khi của cải và các dịch vụ đã bành trướng một cách hết sức lớn lao tại các nước giàu có, thì tổng số thời gian có sẵn để tiêu thụ chúng lại không gia tăng.

Như vậy, điều đó vẫn không được thỏa mãn, tại các xứ giàu cũng như xứ nghèo. Bởi lẽ trong khi của cải ngày càng dồi dào có thể giảm thiểu giá tri các của cải gia tăng, thời gian trở nên có giá trị hơn mỗi khi của cải trở nên dồi dào hơn. Phúc lợi của con người không thể được cải tiến trong một sự không tưởng, ở đó nhu cầu của mọi người đều được thỏa mãn hoàn toàn, mà dòng thời gian trôi chảy cố định khiến cho một sự không tưởng như vậy là điều không thể có được. Đây là một số các vấn đề được phân tích trong vãn kiện về sự phân phối thời gian (xem Becker [1965] và Linder [1970]).

Các mục sau đây minh họa tiếp cận kinh tế với bốn đề tài rất khác nhau:

1.* Để hiểu được sự phân biệt đối xử với các nhóm thiểu số, điều cần thiết là phải mở rộng các ưa thích nhằm hòa giải định kiến và lòng căm ghét của các nhóm riêng biệt. 2. Sự phân tích tội ác về mặt kinh tế sát nhập vào hành vi hợp lý các hành động bất hợp pháp và phản xã hội khác.

3. Quan niệm vốn con người xem xét tính năng suất của con người trong hoàn cảnh thị trường và không thị trường, bị thay đồi như thế nào bởi những đầu tư vào giáo dục, kỹ năng và tri thức.

4. Tiếp cận kinh tế đối với gia đình giải thích việc hôn nhân, sự ly dị, sự sinh đẻ và các mối quan hệ giữa các thành viên gia đình thông qua thấu kính hành vi tối đa hóa và lợi ích nhìn về phía trước.

II- Phân biệt đối xử đối với các nhóm thiểu số.

Sự phân biệt đối xử chống lại người ngoài đã từng luôn luôn tồn tại, trừ một số ít các cuộc tranh cãi về việc làm của phụ nữ, các nhà kinh tế học trước các năm 1950, viết ít về đề tài này. Khi đã là sinh viên trên đại học, tôi bắt đầu lấy làm khó chịu trước sự phân biệt đối xử về chủng tộc, tôn giáo và nam nữ, và tôi đã sử dụng các hệ số phân biệt đối xử để thiết lập một tiếp cận về định kiến và sự thù nghịch giữa các thành viên những nhóm riêng biệt.

Để thay vào những giả thiết chung chung, rằng các giới chủ chỉ xem xét đến năng suất của người làm công, rằng công nhân không biết đến các đặc tính của những người cùng lao động với họ, rằng người tiêu thụ thì chỉ quan tâm đến chất lượng của hàng hóa và dịch vụ được cung cấp, tôi cho rằng các hệ số phân biệt đối xử bao gồm cả ảnh hưởng chủng tộc,

*Người dịch ghi (l), (2)....

(3)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 78 Bài nói chuyện nhận giải

giống, cùng các đặc tính cá nhân khác về thị hiếu và thái độ, hành vi. Giới làm công có thể từ chối không làm việc dưới quyền một người phụ nữ hay người da đen ngay dù họ được trả công cao, hoặc một người tiêu thụ có thể không ưa thích quan hệ với một người bán xe da đen. Chính chỉ thông qua sự mở rộng những giả thiết thông thường mà người ta mới có thể bắt đầu hiểu được những chướng ngại ngăn cản sự tiến bộ do vấp phải các nhóm thiểu số. Có thể cho rằng, số lượng sự phân biệt quan sát được đối với các nhóm thiểu số về mặt lương bổng và việc làm tùy thuộc không chỉ vào các cách phân biệt đối xử mà còn tùy thuộc vào các biến số khác như mức độ cạnh tranh và pháp chế các quyền dân sự. Vào những năm 1950, một công trình phân tích có hệ thống về mối quan hệ tương hỗ giữa định kiến và các biến số khác, có thể đã bắt đầu với lý thuyết quan trọng về những chênh lệch có tính đền bù bắt nguồn từ Adam Smith và từ cuốn sách mang tính tiên phong của Gunnar Myrdal cuốn Lưỡng nan của nước Mỹ1 nhưng đang còn nhiều việc phải làm. Tôi đã bỏ ra nhiều năm để tìm kiếm một lý thuyết chứng tỏ rằng sự phân biệt đối xử hiện nay trong công ăn việc làm được quyết định như thế nào bởi các sở viên thích phân biệt đối xử cùng với trình độ cạnh tranh trong các thị trường lao động nữ và sản phẩm; sự phân bố các hệ số phân biệt giữa các thành viên của nhóm đa số, quyền của các nhóm thiểu số được hưởng thụ giáo dục và đào tạo, hậu quả của người bầu cử trung gian và các cơ chế bầu cử khác xác định chẳng hay hiến pháp có lợi hoặc đối nghịch với nhóm thiểu số thế nào. Các cố vấn của tôi khuyến khích tôi in luận văn tiến sĩ của tôi thành sách (Becker 1957). Tôi đã tiếp tục sự nghiệp của tôi, viết nhiều cuốn sách chứ không chỉ có những bài báo - một thói quen mà đã trở nên ít có trong khoa kinh tế học.

Sự phân biệt đối xử hiện nay trên thị trường đối với một nhóm thiểu số tùy thuộc vào sự phân biệt phối hợp giữa giới chủ, giới lao động, giới tiêu thụ, nhà trường và các chính phủ. Sự phân tích chứng minh rằng có lúc môi trường làm dịu đi một cách rõ rệt, trong khi ở những thời điểm khác, nó tăng mạnh ảnh hưởng của một khối lượng định kiến nhất định. Chẳng hạn, sự khác nhau trong tiền lương giữa người da trắng với người da đen với cùng năng suất sản xuất ngang nhau, hoặc sự chênh lệch giữa đàn ông và đàn bà, có thể thấp hơn nhiều so với mức độ định kiến chống lại người da đen hay phụ nữ lúc các công ty có thể chuyên sử dụng, một cách có hiệu quả, chủ yếu là người da đen hoặc phụ nữ.

Quả vậy trong một thế giới với sự trả lại cố định với quy mô sản xuất, thì 2 nền kinh tế riêng rẽ với cùng một sự phân phối như nhau về kỹ năng, có thể hoàn toàn bỏ qua sự phân biệt đối xử, và người ta có thể có ngang nhau sự trả lại của các nguồn lợi bất chấp sự mong muốn phân biệt đối xử với các nhóm riêng biệt. Do đó sự phân biệt đối xử của đa số trên thị trường là điều hữu hiệu vì nhóm thiểu số không thể cung cấp được những kỹ năng đa dạng với số lượng đầy đủ cho các công ty có thể chuyên sử dụng những người lao động đó

Khi mà đa số quá lớn so với thiểu số - tại Hoa Kỳ người da trắng đông gấp 9 lần mà tính theo đầu người và vốn con người và vốn vật lý nhiều hơn của người da đen - sự phân biệt đối xử thị trường bởi đa số khó hạ thấp thu nhập của họ, nhưng lại có thể giảm bớt rất nhiều thu nhập của thiểu số. Tuy nhiên khi mà các thành viên thiểu số chiếm một phân số đáng kể trong tổng số, thì sự phân biệt do các thành viên đa số cũng làm thiệt hại đến người đa số.

Vấn đề này có thể được minh họa bằng một phân tích về tình trạng phân biệt chủng tộc tại Nam Phi, ở đó người da đen đông gấp 5 lần người da trắng. Sự phân biệt chống người

1. Nước Mỹ: tiến thoái lưỡng nan (ND)

(4)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn da đen cũng gây thiệt hại đáng kể cho người da trắng, mặc dù một số nhóm người da trắng có lợi về chuyện đó (xem Becker [1975] 1971 t.30-31, Hutt 1964; Lundahee 1992). Đối với người da trắng, sự trả giá rất đắt đó giúp ta hiểu được tại sao các hình thức Apartheid và các hình thức phân biệt om sòm khác mà người Phi gốc âu tiến hành, không bao giờ hữu hiệu một cách trọn vẹn và cuối cùng bị phá sản.

Nhiều nhà kinh tế học có ấn tượng rằng sự phân tích của tôi về định kiến hàm ý rằng "về lâu dài"

thì sự phân biệt thị trường cũng sẽ biến mất (Arrow [1972] hình như là người đầu tiên tuyên bố như vậy). Ấn tượng này là sai lầm bởi lẽ tôi đã từng chứng minh rằng tất cả những người chủ không muốn phân biệt đối xử đã thắng các chủ phân biệt, không tùy thuộc không chỉ vào sự phân bố của các cách phân biệt đối xử trong các người chủ, nhưng cũng còn tùy thuộc vào bản chất của những hàm sản xuất của xí nghiệp (xem Becker [1957] 1971, t.43-45).

Về mặt kinh nghiệm mà nói, có ý nghĩa lớn hơn, đó là sự phân biệt dài lâu của những người làm công và những người tiêu thụ - họ là những người phân biệt thị trường quan trọng hơn nhiều so với những người thuộc giới chủ. Không có lý do gì để chờ đợi sự phân biệt bị các nhóm này bị loại bỏ trong cạnh tranh, trừ phi có thể có những xí nghiệp riêng rẽ khá hữu hiệu và các thị trường hàng hóa riêng rẽ hữu hiệu.

Những năm mới gần đây có một sự phát triển mới về mặt lý luận, đó là sự phân tích những hậu quả của lý luận rập khuôn hoặc sự phân biệt thống kê (xem Phelps 1972. Arrow 1973). Sự phân tích này gợi ý rằng các người chủ thuê, các giáo viên và các nhóm có ảnh hưởng khác đều tin rằng các thành viên thiểu số làm việc kém năng suất và những tin tưởng đó có thể khiến các nhóm thiểu số đầu tư thấp vào giáo dục, vào đào tạo và vào các kỹ năng lao động, chẳng hạn như tính đúng giờ.

Sự đầu tư dưới mức khiến cho họ kém năng suất (xem sự phân tích gần đây của Loury [1992]).

Từ nhiều nước, các bằng chứng về tiền công, sự thất nghiệp và công ăn việc làm của người da đen, phụ nữ, các nhóm tôn giáo, người nhập cư và những người khác đã mở rộng hết sức nhiều trong suốt 25 năm qua. Bằng chứng này cung cấp đầy đủ nhiều tư liệu hơn để chứng minh địa vị kinh tế của các nhóm thiểu số và chứng minh rằng điều đó đang thay đổi như thế nào trong các môi trường khác nhau.

Lý thuyết kinh tế về sự phân biệt dựa trên định kiến, hàm ý rằng sự phân biệt hiện nay do các xí nghiệp hoặc các người lao động, được đo lường thông qua bao nhiêu lợi nhuận hoặc tiền công mà họ để mất khi tránh không thuê hoặc làm việc với các thành viên của một nhóm không được họ ưa.

Sự phân biệt do các người tiêu thụ được đo lường bởi giá cả cao hơn mà họ phải trả khi tránh không nhận những sản phẩm hoặc dịch vụ do các thành viên đó cung cấp. Không có số liệu về tiền công, lợi nhuận bị bỏ qua hoặc về giá cả, do đó mà sự phân biệt đối xử với một nhóm thông thường được đo lường bằng cách so sánh tiền lương của các thành viên nhóm với tiền lương của "đa số" có cùng năm đi học, có cùng kinh nghiệm công việc, và cùng các đặc tính khác có thể đo lường được. Vì lẽ tiếp cận gián tiếp này có những khuyết điểm hiển nhiên cho nên những cuộc nghiên cứu đó không xua tan đi một số những cuộc tranh luận về nguồn gốc thu nhập thấp hơn của các nhóm thiểu số.

Các cuộc nghiên cứu mới gần đây về vấn đề các nhà băng có phân biệt đối xử hay không trong việc thế chấp, lúc cho vay đối với người đa đen và các nhóm thiểu số khác, đem so sánh khả năng trao một món vay cho những người muốn vay da trắng so với nhóm thiểu số cả hai có thu thập tương tự, cơ sở tín nhiệm tương tự và các đặc tính có sẵn khác. Kết luận, một cách tiêu biểu, là những người da đen chứ không phải người Mỹ gốc Á bị ruồng bỏ, so với những người da trắng có cùng những đặc tính tương tự.

(5)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 80 Bài nói chuyện nhận giải

Không may thay, những cuộc nghiên cứu đó không sử dụng thủ tục đúng đắn để định giá chẳng hạn các ngân hàng có phân biệt đối xử hay không, tức là xác định xem chẳng hay tiền cho vay mượn có lợi đối với người da đen (và những nhóm thiểu số khác) hơn là đối với người da trắng, hay không. Điều này đòi hỏi phải xem xét những người không thể trả và các kinh nghiệm khác về việc hoàn trả món nợ, các tỉ lệ lãi suất phải chịu v.v... Nếu như các ngân hàng phân biệt đối xử với những người thiểu số có yêu cầu, họ sẽ thu được tiền lãi lớn qua món nợ dành cho những người đó, hơn là qua món nợ dành cho người da trắng. Lý do, ấy là các ngân hàng phân biệt đối xử sẵn sàng chấp nhận những người da trắng muốn vay và có lãi hạn chế, những người mà dễ dàng bị gạt bỏ nếu là người da đen.

III- Tội ác và trừng phạt:

Tôi bắt đầu suy nghĩ về tội ác vào những năm 1960 sau khi lái xe đi tới trường Tổng hợp Columbia để sát hạch miệng của một sinh viên môn lý thuyết kinh tế. Tôi đến muộn cho nên phải quyết định nhanh chóng xem nên cho xe vào bãi đỗ xe hoặc đánh liều kiếm một cái vé để xe bất hợp pháp trên lề đường. Tôi tính toán khả năng kiếm được một chiếc vé số tiền phạt cước phí gửi xe vào bãi đậu. Tôi quyết định đánh liều, cho xe đậu bên đường (tôi không lấy được vé) .

Khi tôi đang cuốc bộ qua mấy khối nhà để tới phòng sát hạch thì nghĩ rằng các nhà chức trách thành phố chắc cũng đang thực hiện một sự phân tích tương tự. Tần suất kiểm tra xe ở bãi đậu của họ và độ lớn tiền phạt áp đặt cho kẻ vi phạm, sẽ phải tùy thuộc vào những đánh giá của họ về các kiểu tính toán mà thường kẻ có khả năng vi phạm như tôi có thể làm. Dĩ nhiên, câu hỏi đầu tiên tôi đặt ra cho anh chàng sinh viên không may mắn, là tìm ra hành vi tối ưu của những người phạm lỗi cũng như của cảnh sát - điều mà tôi chưa từng làm.

Những năm 1950 và 1960, những cuộc tranh cãi trí thức về tội phạm bị chi phối bởi ý kiến cho rằng hành vi phạm tội là do bệnh tâm thần và sự áp bức xã hội gây nên, và những tội phạm là những

"nạn nhân bất lực". Một cuốn sách của một nhà tâm thần học quen biết, mang nhan đề “tội ác của sự trừng phạt" (xem Meninger 1966). Những thái độ như vậy bất đầu gây một ảnh hưởng lớn đến chính sách xã hội khi mà luật lệ thay đổi để mở rộng các quyền của kẻ phạm tội. Những thay đổi này đã giảm bớt sự nhận thức và nhận tội của kẻ tội phạm về tội lỗi của mình và khiến cho những người tôn trọng luật pháp kém được bảo vệ.

Tôi không đồng tình với giả thiết rằng kẻ phạm tội, về căn bản, đã có những động cơ khác với mọi người khác. Trái lại tôi tìm hiểu sâu sắc các mối liên quan về mặt lý luận và kinh nghiệm của giả thiết cho rằng hành vi phạm tội là điều hợp lý (xem các công trình mở đầu của Bentham [1931]

và Beccaria [1757 - 1856] nhưng một lần nữa, "tính hợp lý" không hàm ý sự thiên về vật chất một cách thiển cận. Nó thừa nhận rằng có nhiều người bị kìm chế bởi các suy xét tinh thần và đạo đức, và họ đã không phạm những tội ác ngay cả khi những tội ác đó có lợi cho họ và họ không có nguy cơ bị phát hiện. Tuy nhiên cảnh sát với nhà tù có lẽ sẽ không cần thiết nếu các quan niệm như vậy luôn luôn chiếm ưu thế. Sự hợp lý ngu ý rằng một số người trở thành kẻ phạm tội vì những món tiền kiếm được và các thứ khác do tội ác đem đến so với do lao động hợp pháp, kể cả tính đến khả năng về nhận thức và nhận ra tội lỗi cũng như sự trừng phạt nghiêm khắc.

Số lượng tội ác được quyết định không chỉ bởi tính hợp lý và những ưa thích của những kẻ muốn trở thành tội phạm, mà cả bởi môi trường kinh tế và xã hội tạo nên bởi các chính sách công cộng, bao gồm cả những chi phí cho cảnh sát, sự trừng phạt đối với các tội, và

(6)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn các cơ hội có được công ăn việc làm, sự học hành và sự đào tạo. Cố nhiên các loại công việc hợp pháp sẵn có, cũng như luật pháp, trật tự và sự trừng phạt đều là một bộ phận liên kết của tiếp cận kinh tế về tội phạm.

Tổng chi tiêu công cộng để đấu tranh chống tội ác có thể bị giảm hạ trong khi vẫn giữ không thay đổi sự trừng phạt được trông đợi, thông qua cách bù lại việc cắt bớt chi phí dành cho việc bắt các kẻ phạm tội bằng một sự gia tăng đầy đủ việc trừng phạt những kẻ bị kết án đó. Tuy nhiên những người thích mạo hiểm sẽ bị ngăn cản không gây nên tội ác bởi một sác xuất cao về sự nhận thức được tội lỗi hơn là bởi những sự trừng phạt nghiêm khắc. Bởi vậy hành vi tối ưu của nhà nước sẽ là cân đối sự giảm sự chi tiêu cho cảnh sát và toà án với việc hạ thấp sác xuất của sự nhận tội chống lại sự ưa thích của các tội phạm muốn làm liều vì chắc chắn ít bị trừng phạt hơn. Nhà nước cũng đến xem xét đến sự thể có thể trừng phạt những người vô tội.

Trong những giai đoạn đầu công trình của tôi về tội ác, tôi lấy làm lạ tại sao bọn kẻ trộm lại nguy hại về mặt xã hội trong khi mà nó có vê đơn giản chỉ là sự tái phân phối của các thông thường lấy của người giàu chia cho người nghèo. Tôi hết ngạc nhiên khi nhận ra rằng (Becker, 1968, p.171, n.3) những kẻ phạm tội phải chi tiêu cho vũ khí và giá trị thời gian vạch kế hoạch thực hiện tội ác, mà sự chi phí đó là phi sản xuất về mặt xã hội - đó là điều người ta gọi là "tìm kiếm lợi tức" - vì nó không tạo ra của cài mà chỉ dùng cách cưỡng bức để tái phân phối của cải.

Tôi tính xấp xỉ phí tổn xã hội của sự trộm cắp bằng con số đôla bị đánh cắp bởi lẽ những kẻ phạm tội hợp lý (rational criminals) chỉ tiêu phí những con số đó cho tội ác của họ. Tôi cũng đã cộng thêm vào đó những của cải do các nạn nhân có khả năng phải chi ra khi họ muốn tự bảo vệ chống lại tội ác.

Một lý do giải thích tại sao tiếp cận kinh tế về tội ác trở nên có ảnh hưởng đến thế phải là ở chỗ, cũng cách phân tích như vậy có thể được dùng để nghiên cứu tính chất cưỡng chế của mọi luật lệ phải bao gồm luật tiền công tối thiểu, luật bảo vệ ...., tình trạng người làm công tham gia buôn bán riêng, sự trốn thuế thu nhập cùng những vi phạm khác về luật lệ an ninh. Bởi lẽ có ít luật lệ mang tính tự cưỡng chế cho nên người ta đòi hỏi phải có những phí tổn kết án và sự trừng phạt để ngăn chặn người vi phạm. ỦY BAN TUYÊN ÁN HOA KỲ (1992) đã công khai sử dụng sự phân tích kinh tế về tội ác để khai triển các quy tắc mà quan tòa phải tuân theo khi trừng phạt những người vi phạm các điều luật liên bang.

Những công trình nghiên cứu sử dụng tiếp cận kinh tế đã trở thành phố biến trong một phần tư thế kỷ vừa qua. Chúng bao gồm việc phân tích sự trừng phạt tối ưu ở bên lề nhằm ngăn cản sự gia tăng tính nghiêm trọng của tội ác - chẳng hạn ngăn cản một kẻ bắt cóc khỏi giết nạn nhân của hắn (Stigler, 1970) và quan hệ giữa sự cưỡng chế cá nhân và công cộng của luật (Becker và Stigler, 1974; Landes và Posner 1975).

Tiền phạt là điều ưu tiên so với sự cầm tù và các kiểu sự trừng phạt khác bởi vì chúng có thể ngăn chặn tội ác một cách hữu hiệu nếu như những kẻ phạm tội đó đủ phương tiện tài chính. Hơn nữa tiền phạt cố hiệu quả hơn những phương pháp khác bởi vì phí tổn của người phạm luật cũng là nguồn thu nhập cho nhà nước. Cuộc tranh luận cửa tôi về các mối quan hệ giữa tiền phạt và những hình phạt khác được làm sáng tỏ và cải tiến một cách đáng kể. (Polinsky và Shawell, 1984;

Posner, 1986).

Những đánh giá thực nghiệm về các kết quả đối với tỷ lệ tội ác, của tỷ lệ sợ tù, mức thất nghiệp, sự không công bằng trong thu nhập và các biến số khác, đã trở nên nhiều hơn và xác đáng hơn. Các cuộc tranh luận lớn lao nhất đều bao quanh câu hỏi, chẳng hay tội tử

(7)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 82 Bài nói chuyện nhận giải...

hình có ngăn chặn được những vụ giết người hay không, nhưng cuộc tranh luận này đang dấy lên biết bao nỗi xúc động mà còn lâu mới được giải quyết.

IV. Vốn con người:

Cho đến những năm 1950, nói chung, các nhà kinh tế học cho rằng năng lực lao động là điều đã được quyết định và không tăng thêm nữa, các phân tích phức tạp về đầu tư trong giáo dục và sự đào tạo khác, của Adam Smith, Aifred Marshall và Milton Friedman không được đưa vào những cuộc tranh luận về năng suất. Sau đó Theodore W.Schultz và những người khác bắt đầu công cuộc thám hiểm đối với các mốt quan hệ mật thiết của những đầu tư về vốn người đối với sự tăng trưởng kinh tế và các vấn đề kinh tế có liên quan.

Sự phân tích vốn người khởi đầu với giả thiết rằng con người quyết định sự giáo dục, sự đào tạo, sự chăm sóc y tế của họ cũng là những điều bổ sung khác cho tri thức và sức khỏe, bằng sự cân nhắc lãi và chi phí lãi bao gồm những cái được về văn hóa và những cái được không phải bằng tiền, cùng với sự cải tiến tiền lương và công ăn việc làm, trong khi mà các chi phí thông thường tùy thuộc chủ yếu vào giá trị không tính đến của thời gian bỏ vào những sự đầu tư này.

Khái niệm vốn con người cũng bao trùm lao động tích lũy và cho thói quen khác, thậm chí còn bao gồm cả những thói tật có hại như hút thuốc và nghiện ma túy. Vốn con người dưới hình thức các thói quen lao động tốt hoặc thói nghiện rượu có những kết quả tích cực hoặc tiêu cực lớn đối với năng suất trên thị trường và các khu vực phi thị trường.

Các loại hành vi khác nhau nằm trong mục lục vốn con người, giải thích tại sao mà khái niệm lại có sức mạnh và có ích đến thế. Nó cũng có nghĩa rằng quá trình đầu tư hay không đầu tư vào vốn con người thường thường làm hư hỏng ngay bản chất của con nguồn sự đào tạo có thể làm thay đổi kiểu sinh hoạt từ một người thất nghiệp quanh năm sang một con người có lương lậu khá và ổn đính, hoặc sự nghiện ngập lâu dài có thể hủy hoại một sự nghiệp, sức khỏe và thậm chí khả năng tư duy đúng đắn.

Ngày nay, vốn con người là vấn đề không ai tranh cãi đến nỗi khó mà đánh giá sự thù nghịch vào những năm 1950 và 1960 đối với tiếp cận đi kèm với thuật ngữ đó. Ngay khái niệm "vốn con người" đã bị coi là không cố ý nghĩa bởi vì nó coi con người như máy móc. Hiểu việc giáo dục ở nhà trường như một sự đầu tư hơn là một kinh nghiệm văn hóa, đã bị coi là nhẫn tâm và cực kỳ thiển cận. Từ đó, tôi đã do dự rất lâu trước khi quyết đinh gọi cuốn sách của tôi là "Vốn con người" (1964) và rào trước đón sau sự mạo hiểm bằng cách sử dụng một nhan đề phụ dài mà tôi không còn nhớ nữa. Dần dà chỉ có các nhà kinh tế học, không kể những người khác, là chấp nhận khái niệm vốn con người như một công cụ đáng giá trong việc phân tích các vấn đề kinh tế và xã hội khác nhau.

Công trình của tôi về vốn con người bắt đầu bằng một cố gắng tính toán các tỉ lệ lãi và vốn mang lại cả riêng tư lẫn xã hội của đàn ông, đàn bà, người da đen và các nhóm khác từ những đầu tư vào giáo dục ở các mức độ khác nhau. Sau một thời gian, đã trở nên rõ ràng rằng sự phân tích vốn con người có thể giúp cắt nghĩa các quy ước trong thị trường lao động và nền kinh tế nói chung. Hình như có thể khai triển một lý thuyết phổ quát hơn về vốn con người, nợ tính đến các xí nghiệp cũng như những con người và (nó) có thể xem xét những liên quan với kinh tế vĩ mô.

Sự phân tích thực nghiệm cố gắng điều chỉnh các số liệu về tiền lương cao hơn của những người có học vấn hơn bởi thực tế rằng họ có khả năng hơn: họ có IQ (chỉ số thông minh) cao hơn và đạt được điểm tốt hơn ở các thử nghiệm năng khiếu khác. Nó cũng xem xét đến các kết quả đối với tỉ lệ cho giáo dục của sự tử vong, đến thuế thu nhập,

(8)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn các khoản thu nhập bị bỏ quá, và sự tăng trường kinh tế. Những hiệu chính về khả năng hình như không quan trọng cho lắm, nhưng những thay đổi lớn trong sự tử vong của người lớn và các suất tăng trưởng kinh tế cao có những kết quả lớn. Mới gần đây Meltzer (1992) đã cho rằng những tỉ lệ tử vong cao, đặc biệt do bệnh AIDS của nam thanh niên tại nhiều nơi ở châu Phi đang khiến người ta hết sức nản lòng trong việc đầu tư vào vốn con người tại đây.

Cuộc nghiên cứu thực nghiệm về những đầu tư vào vốn con người được nổi tiếng lên từ công trình cổ điển của Mincer (1974). ông mở rộng một sự phân tích hồi quy giữa tiền lương với những năm ở nhà trường, (Becker và Chiswich, 1906), kể cả một sự đo lường thô sơ nhưng rất có ích về sự đào tạo tại chức và kinh nghiệm số năm sau khi rời trường. ông sử dụng rất nhiều những nhận xét riêng rẽ hơn mà các số liệu được tập hợp lại, và ông thận trọng phân tích các đặc tính những số dư từ những phương trình phát sinh tiền lương. Hiện giờ có rất nhiều suất ước tính về thu hồi vốn cho giáo dục và đào tạo tại nhiều nước (Psacharopouios, 1985). Quả thật, phương trình tiền lương chắc chắn là sự hồi quy thực nghiệm phổ biến nhất trong kinh tế học - vĩ mô.

Bằng chứng tích lũy về lãi kinh tế của việc giáo dục nhà trường và đào tạo, cũng nâng cao tầm quan trọng của vốn con người trong các cuộc bàn cãi chính sách. Niềm tin mới vào vốn con người đã định hướng trở lại cung cách mà các chính phủ tiếp cận vấn đề kích thích sự tăng trưởng và năng suất, như đã được chứng minh qua việc coi trọng vốn con người trong cuộc bầu cử tổng thống mới gần đây tại Hoa Kỳ.

Một trong những khái niệm lý luận có ảnh hưởng nhất trong việc phân tích vốn con người là sự phân biệt giữa việc đào tạo hay kiến thức phổ biến và đặc thù (Becker, 1962, Oi, 1962). Theo định nghĩa tri thức đặc thù về xí nghiệp chỉ có ích trong các xí nghiệp cung cấp nó, trong khi mà tri thức phổ biến cũng có ích tại các xí nghiệp khác. Dạy cho ai đó thao tác một máy tính cá nhân thích hợp IBM là sự đào tạo phổ biến, trong khi sự hiểu biết cấu trúc uy quyền và những tài năng của người làm công trong một xí nghiệp riêng, là một tri thức đặc thù. Sự phân biệt này giúp giải thích tại sao công nhân với những kỹ năng đặc hữu cao thì ít có khả năng từ bỏ công việc của họ và là những người cuối cùng bị sa thải trong thời gian việc kinh doanh bị đảo lộn Nó cũng cắt nghĩa tại sao phần lớn những sự đề bạt được tiến hành bên trong một xí nghiệp hơn là qua việc thuê mướn - công nhân cần có thời gian để học hỏi về một tổ chức xí nghiệp và "văn hóa" - và tại sao các phương pháp kế toán tốt hơn phải bao gồm vốn con người đặc thù của người làm công trong tài sản chính của phần lớn các công ty.

Những vốn đầu tư đặc biệt vào xí nghiệp sàn sinh ra lợi tức mà phải chia sẻ giữa chủ và người làm công. - một quá trình phân chia dễ bị tổn thường bởi hành vi "mang tính cơ hội", bởi vì mỗi bên có thể cố gắng bòn rút cho thật nhiều lợi tức sau khi các vốn đầu tư đã được thực hiện.

Lợi tức và tính cơ hội xuất phát từ những vốn đầu tư đặc trưng, đóng một vai trò chủ chốt trong lý thuyết kinh tế hiện đại về vấn đề các tổ chức hoạt động như thế nào (Williamson, 1985) và trong nhiều cuộc tranh luận về các vấn đề tác nhân chính yếu. Những quan hệ của vốn đặc trưng đối với sự chia sẻ và luân chuyển cũng đã được sử dụng khi phân tích "các thị trường" hôn nhân để giải thích tỉ lệ ly hôn và mặc cả trong một cuộc hôn nhân (Becker, Landes và Michael, 1977), và khi phân tích các "thị trường" chính trị để giải thích sự luân chuyển thấp của các nhà chính trị.

Lý thuyết về đầu tư vốn con người có liên hệ với sự bất bình đẳng trong tiền lương với những sự khác biệt về tài năng, bối cảnh gia đình, những của cải để lại và những tài sản khác (Becker và Tomes,1986). Nhiều công trình nghiên cứu thực nghiệm cũng dựa trên

(9)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 84 Bài nói chuyện nhận giải ...

những khái niệm vốn thuộc con người, đặc biệt những khác biệt trong việc học hành ở nhà trường và đào tạo (Mincer, 1974). Sự phát triển lớn lao trong sự bất bình đẳng về tiền lương tại Hoa Kỳ những năm 1980 mà đã từng kích thích cuộc tranh luận chính trị nhiều đến thế, được giải thích phần lớn bởi thu nhập do đầu tư mang lại cao hơn cho những người có học vấn hơn và được đào tạo tốt hơn.

Lý thuyết vốn con người đưa ra một sự giải thích có tính kích động về sự chênh lệch về giới tính (nam, nữ) trong tiền lương. Theo truyền thống, phụ nữ đã từng thích hợp hơn nam giới để làm việc một phần thời gian và từng phần, bởi vi thông thường họ bị rút ra khỏi sức lao động một phần thời gian, sau khi đã có con. Kết quả là họ có ít được khuyến khích trong việc đầu tư vào giáo dục và đào tạo để cải tiến tiền lương và tay nghề. Trong 25 năm qua, tất cà điều này đã thay đổi. Sự suy thoái kích thước gia đình, sự tăng tỉ lệ ly hôn, sự bành trướng nhanh chóng của khu vực dịch vụ (ở đó, người ta sử dụng phần lớn là phụ nữ), sự phát triển kinh tế liên tục nâng mức lương của phụ nữ cùng với lương của nam giới, và pháp chế các quyền dân sự khuyến khích sự tham gia lao động lớn hơn của phụ nữ và từ đó, sự đầu tư lớn hơn vào kỹ năng có định hướng thị trường. Trong tất cả các nước giầu thực sự, những lực lượng đó cải tiến một cách có ý nghĩa cả công ăn việc làm và cả tiền lương tương đối của phụ nữ.

Kinh nghiệm Hoa Kỳ đặc biệt được chứng mình đầy đủ bằng tư liệu. Sự chênh lệch giới tính (nam, nữ) trong tiền lương giữa nam giới và nữ giới làm đủ giờ vẫn ở khoảng 35% từ giữa những năm 50 đến giữa những năm 70. Sau đấy phụ nữ bắt đầu một sự tiến bộ kinh tế vững chắc và vẫn còn tiếp tục như thế: nó thu hẹp sự chênh lệch xuống dưới 25%. Phụ nữ đang lũ lượt đi vào doanh nghiệp, ngành luật pháp, và các trường y tế, và họ đang lao động trong các công việc đòi hỏi kỹ năng thà xưa kia họ lánh xa hoặc bi gạt khỏi.

Schuitz và những người khác (Shuitz, 19G3; Denison, 1962) trước đó đã nhấn mạnh rằng sự đầu tư vào vốn con người là một đóng góp lớn vào sự tăng trưởng kinh tế. Nhưng sau một thời gian, mối quan hệ của vốn con người với sự tăng trưởng bị coi nhẹ, khi mà các nhà kính tế trở nên chán nản không biết chẳng hay lý thuyết đang có sẵn về sự tăng trưởng có giải thích được Bự tiến bộ của các nước khác nhau, hay không. Sự sống lại của các mô hình mang tính hình thức hơn của sự tăng trưởng nội sinh đã một lần nữa đưa vốn con người lên hàng đầu của cuộc tranh luận. (Romer,1986; Lucas 1988, Becker, Muphy và Tamura, 1990)

V. Hình thành, giải thể, và cấu trúc của các gia đình:

Sự phân tích việc lựa chọn hợp lý về hành vi gia đình xây dựng trên hành vi tối đa hóa, trên những đầu tư vào vốn con người, sự phân phối thời gian, và trên sự phân biệt đối xử với phụ nữ các nhóm khác. Phần còn lại của bài thuyết trinh tập trung vào sự phân tích này bởi lẽ nó vần đang còn là vấn đề tranh cãi, và tôi có thể bàn luận một ít về công cuộc khảo cứu hiện nay của tôi.

Tác phẩm Luận án về gia đình (1981) là cố gắng trí tuệ khổ khăn lâu dài nhất mà tôi đã tiến hành. Có thể chứng minh, gia đình là một trong các thể chế cơ bản nhất và cũ xưa nhất: một số tác giả lần dấu vết nguồn gốc của nó cách đây trên 40.000 năm. (Soffer, 1940) Luận văn cố gắng phân tích không chỉ các gia đình phương Tây hiện đại mà cả các gia đình trong các nền văn hóa khác và những thay đổi trong cấu trúc gia dinh ở nhiều thế kỷ đã qua,

Sự cố gắng bao quát đề tài rộng lớn này đòi hỏi một mức độ toàn tâm toàn ý trên hơn sáu năm trời trải qua nhiều giờ ngày cũng như đêm, nó khiến tôi kiệt sức về mặt trí tuệ

(10)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn cũng như tình cảm. Trong tiểu sử của minh, Bertrand Russell nói rằng khi viết cuốn Principa

Mathematica, ông đã dùng đến cạn kiệt năng lực tinh thần của ông đến nỗi sau này ông không bao giờ côn thích hợp được với công việc trí tuệ thực sự gay go. Sau khi hoàn thành bản Luận án, phải mất khoảng 2 năm tôi mới lấy lại được sự say mê thích thú.

Sự phân tịch khả năng sinh đẻ có một lịch sử lâu dài và đáng trân trọng trong kinh tế học nhưng cho mãi tới gần đây hôn nhân và ly dị và mối quan hệ vợ chồng, cha mẹ và con cái, đã bị các nhà kinh tế học lơ là. Điểm xuất phát công trình của tôi về gia đình là sự giả thiết rằng khi nam giới và nữ giới quyết định lấy nhau, hoặc có con, hoặc ly dị, họ cố gắng nâng cao phúc lợi của họ bằng cách so sánh lãi và chi phí. Vậy là họ lấy nhau khi họ mong được khấm khá hơn là nếu họ vẫn ở một mình, và họ ly dị nếu điều đó khiến phúc lợi của họ được tăng.

Những người không phải là trí thức thường lấy làm ngạc nhiên khi nói rằng tiếp cận này còn có vấn đề phải bàn cãi bởi lẽ đối với họ, hình như là điều hiển nhiên nếu con người cố gắng cải thiện phúc lợi của họ qua hôn nhân và ly dị. Tiếp cận sự lựa chọn hợp lý đối với hôn nhân và hành vi khác, thực tế là thường phù hợp với khoa kinh tế học có tính bản năng của "con người bình thường" (Fareil và Mandel, 1992)

Tuy nhiên, những giả thiết có tính trực giác, đối với hành vi chỉ là điểm xuất phát của sự phân tích có hệ thống, bởi vì riêng chúng thì không làm nẩy sinh được là bao những hệ quả đáng chú ý. Khi bình luận về câu chuyện thánh Denis đi bộ hai dặm mà tay vẫn mang đầu mình, bá tước Deffand nói rằng "khoảng cách không là gì cả, chỉ có bước đầu tiên mới là khó". Bước đầu tiên trong công cuộc nghiên cứu mới cũng là quan trọng, nhưng nó ít có giá trị nếu không có bước thứ hai, thứ ba, và nhiều bước khác thêm vào. Tiếp cận sự lựa chọn hợp lý có nhiều bước thêm nữa bằng cách sử dụng một cái khung phối hợp hành vi tối đa hóa với sự phân tích về các thị trường hôn nhân và sự ly dị, sự chuyên môn hóa và sự phân công lao động, sự nâng đỡ tuổi già, đầu tư cho con cái và pháp chế ảnh hướng đến gia đình. Những hệ quả của mô hình đầy đủ thường không hiển nhiên đến thế và đôi khi chống lại ý kiến được công nhận là đúng.

Chẳng hạn, trái ngược với tin tưởng thông thường về sự ly hôn trong đám giàu cố, sự phân tích kinh tế về các quyết định gia đình chứng minh rằng những cặp vợ chồng có của hơn thì ít có khả năng ly hôn hơn là những cặp nghèo khổ. Theo lý thuyết này, các cặp vợ chồng giàu hơn nhằm đạt được vận may trong việc vẫn lấy nhau trong khi nhiều cặp vợ chồng nghèo thì không thế. Một phụ nữ nghèo rất có thể nghi ngại chẳng hay có bỏ công gắn bó với một người nào đó mà bị thất nghiệp định kỳ. Những nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều nước cho thấy rằng các cuộc hôn nhân của những cặp vợ chồng giàu có sẽ ổn định hơn nhiều.

Sự mặc cả hữu hiệu giữa chồng và vợ dẫn tới tại Châu âu và Hoa Kỳ, xu hướng tiến tới sự ly dị tự do (2) trong hai thập kỷ qua không làm tăng tỷ lệ ly dị và do đó, trái với nhiều đòi hỏi, nó không thể chịu trách nhiệm về sự gia tăng nhanh chóng những tỷ lệ ly dị đó Tuy nhiên lý thuyết chỉ ra rằng ly dị tự do làm hại đến những phụ nữ có con mà hôn nhân bị người chồng phá bỏ. Phái bênh vực phụ nữ lúc ban đầu ủng hộ kiểu ly dị tự do nhưng giờ đây, một số đã hỗ trợ những ý nghĩ băn khoản không biết nó còn có ảnh hưởng thuận lợi đến phụ nữ bị ly dị hay không.

Những mô hình kinh tế về hành vi đã từng được sử dụng để nghiên cứu khả năng sinh đẻ kể từ tiểu luận cổ điển của Thomas Malthus. Nhà kinh tế học nổi tiếng người Thụy

2No - Fault divorce

(11)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 86 Bài nói chuyện nhận giải : ...

Điển Khui Wicksell bị cuốn hút về kinh tế học bởi sự tin tưởng của ông vào những dự báo của Malthus. Nhưng kết luận của Miathus rằng khả năng sinh đẻ tăng và giảm tùy theo thu nhập gia tăng hay giảm, lại mâu thuẫn với sự suy thoái lớn lao trong khả năng sinh đẻ sau khi một số nước trở thành công nghiệp hóa trong phần cuối thế kỷ 19 và phần đầu của thế kỷ này.

Sự thất bại của mô hình đơn giản của Malthus về sự sinh đẻ khiến các nhà kinh tế tin rằng những quyết định độ lớn gia đình nằm ngoài phép tính kinh tế. Mô hình tăng trưởng cổ điển mới phản ánh sự tin tưởng này, vì trong phần lớn các biến dạng nó coi sự tăng trưởng dân số là điều ngoại sinh và coi như là điều kiện cho trước.

Tuy nhiên, các vướng mắc của tiếp cận Malthus không phải là việc sử dụng nó trong kinh tế học tự thân, mà một kinh tế học không thích hợp với đời sống hiện đại. Nó không thấy rằng thời gian dành cho việc săn sóc con cái trở nên đắt đỏ hơn khi các nước có năng suất cao hơn. Giá trị cao hơn của thời gian nâng cao chi phí cho con cái và do đó giảm nhu cầu đối với các gia đình lớn.

Nó cũng có khuyết điểm không thấy tầm quan trọng lớn hơn của giáo dục và đào tạo trong các nền kính tế kỹ nghệ hóa, khuyến khích cha me đầu tư nhiều hơn cho những kỹ năng của con cái họ, mà điều này cũng nâng cao chi phí của các gia đình lớn. Giá trị của gia tăng thời gian và sự chú trọng gia tăng về việc học hành và về vốn con người khác, giải thích sự suy thoái khả năng sinh đẻ khi mà các nước phát triển và cũng giải thích nhiều điểm khác của tỷ lệ sinh đẻ trong các nền kinh tế hiện đại.

Trong hầu hết mọi xã hội, phụ nữ có chồng đã chuyên môn hóa trong việc nuôi dưỡng con cái và một số hoạt động nông nghiệp khác, trong khi đàn ông có vợ thì tham gia phần lớn cuộc chiến đấu và công việc thị trường. Cũng không phải là điều phải tranh cãi nếu thừa nhận rằng sự giải thích là một sự phối hợp những khác biệt sinh học giữa nam giới và nữ giới đặc biệt những sự khác biệt trong các khả năng bẩm sinh nuôi dạy con cái - và sự phân biệt đối xử hợp pháp đối với phụ nữ trong các hoạt động thị trường, một phần thông qua sự chi phối về mặt văn hóa. Tuy nhiên, những ý kiến khác biệt, rộng lớn và nặng về tình cảm, vẫn tồn tại đối với tầm quan trọng tương đối của sinh học và sự phân biệt đối xử trong sự phát sinh sự phân chia lao động cổ truyền trong hôn nhân.

Trái với những luận điệu trong nhiều cuộc tấn công vào tiếp cận kinh tế về sự phân chia lao động theo giới (Boserup, 1987) sự phân tích này không cố gắng đo trọng lượng tầm quan trọng tương đối của sinh học và sự phân biệt đối xử. Sự đóng góp chính của nó là chứng tỏ trong sự phân công lao động yếu tố cảm xúc rất nho nhỏ trong cả hai cái. Bởi lẽ lúc mà món lãi, thu về từ sự đầu tư vào một kỹ năng lớn hơn khi mà thời gian dành cho việc sử dụng kỹ năng đo cần nhiều hơn, cho nên một cặp vợ chồng có thể kiếm được tiền lương nhiều hơn thì sự phân công lao động sẽ rõ ràng hơn, bởi vì người chồng sẽ có thể chuyên môn hóa trong một số kiểu của vốn người và người vợ trong một số kiểu khác. Nếu có một tiền lương cao như vậy do sự chuyên môn hóa trong hôn nhân thì chỉ một sự phân biệt đối xử nhỏ đối với phụ nữ hoặc những khác biệt sinh học nhỏ, trong các kỹ năng nuôi dưỡng con cái, cũng sẽ khiến cho sự phân công lao động trong các công việc gia đình và thị trường, có liên quan với giới một cách mạnh hơn và có hệ thống hơn. Sự nhạy cảm với những khác biệt nhỏ giải thích tại sao bằng chứng thực nghiệm không thể sẵn sàng lựa chọn giữa những giải thích về mặt sinh học và "văn hóa". Lý thuyết này cũng cắt nghĩa tại sao nhiều phụ nữ tham dự vào lực lượng lao động khi mà các gia đình trở nên bé nhỏ hơn, sự ly dị trở nên thông thường hơn, và các cơ hội kiếm tiền của phụ nữ được tăng lên.

Mối quan hệ giữa các thành viên gia đinh khác biệt căn bản với những mối quan hệ giữa những người làm công ở xí nghiệp và các thành viên của những tổ chức khác. Những tác động qua lại giữa vợ chồng, cha mẹ và con cái bị chi phối nhiều bởi tình yêu thương,

(12)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn nghĩa vụ, tội lỗi và một ý thức về bổn phận, hơn là bởi sự tư lợi được hiểu một cách hẹp.

Khoảng 20 năm trước đây, người ta đã chứng minh rằng tính vị tha trong gia đinh đang thay đổi theo cách thức chúng có thể đáp ứng được những va chạm và những chính sách công cộng tái phân phối những nguồn lợi giữa các thành viên. Người ta đã chứng minh rằng những việc tái phân phối ngoại sinh về những của cải từ một người vị tha sang cho những người hưởng lợi (hay ngược lại) không thể ảnh hưởng đến phúc lợi của bất cứ ai hởi vi kẻ ví tha sẽ cố gắng giảm món quà của mình phù hợp với số lượng phân phối. (Becker, 1974). Barro(1974) rút ra kết luận này trong một phạm vi trên thế hệ, nó gây mối nghi ngờ đối với sự gia thiết chung rằng những thiếu hụt của chính phủ và những chính sách thuế khóa trên quan, có những ảnh hưởng thực sự đối với nền kinh tế.

"Định lý đứa trẻ hư hỏng" (Rotten Kid Theorem) - cho tên gọi này phổ biến ngay cả khi các nhà phê bình không tán thành cách phân tích - đẩy xa hơn cuộc tranh luận về tính vị tha, bởi vì nó chứng minh hành vi của cá nhân ích kỷ bị ảnh hưởng bởi tính vỉ tha, như thế nào. Trong một số điều kiện, ngay cả những người ích kỷ (cố nhiên, phần lớn các bậc cha mẹ tin tưởng rằng ví dụ tốt nhất của những người hưởng lợi ích kỷ và những kẻ gia ân vị tha, đó là bọn con cái ích kỷ có cha mẹ vị tha) cũng phải hành động như thể họ vị tha đối với những ân nhân bởi vì điều đó nâng cao phúc lợi ích kỷ của riêng họ. Họ hành động theo cách đó bởi vì nếu khác đi thì những món quà từ những người gia ân sẽ bí giảm thiểu đủ khiến họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. (Becker, 1974, 1991).

Kinh thánh, cuốn Nền cộng hòa của Platon và các trước tác trước đây bàn luận đến sự đối sử của cha mẹ đối với con cái và của con cái trưởng thành đối với cha mẹ già. Cả người già lẫn con cái đều cần đến sự chăm sóc: trong trường hợp trên, do sự suy giảm của sức khỏe và năng lực, và ở trường hợp sau do sự phát triển sinh học và sự phụ thuộc. Một hệ quá mạnh mẽ của sự phân tích kinh tế về các mối quan hệ bên trong các gia đình là ở chỗ, cả hai vấn đề kia gắn bó chặt chẽ với nhau.

Những bậc cha mẹ để lại của cải cho con cái nhiều không cần đến sự hồ trợ tuổi già bởi vì, trái lại, họ giúp đỡ cho con cái. Trước đây tôi đã nêu ra một hệ quả quen thuộc về điều này:

trong một số hoàn cảnh nào đó, những thiếu hụt ngân sách và những trả lại bảo hiểm xã hội cho người già không có những tác dụng thực tế bởi vì đơn giản là cha mẹ tự đánh thuế lớn hơn trong tương lai cho con cái do những của để lại lớn hơn.

Người ta đánh giá thấp ý kiến cho rằng các bậc cha mẹ vị tha mà có để lại của cải, cũng có xu hướng đầu tư nhiều hơn vào kỹ năng, tập quán và giá trí của con cái. Bởi vì họ thu lợi từ mọi đầu tư trong việc giáo dục và những kỹ năng của con cái - những đầu tư mang lại một tỉ lệ tiền thu lại lớn hơn tiền thu lại do tiết kiệm. Họ có thể một cách gián tiếp, tiết kiệm để phòng tuổi già bằng cách đầu tư vào con cái, và rồi giảm bớt của để lại khi đã về già. Cả cha mẹ lẫn con cái sẽ khá hơn khi cha mẹ dốc tất thảy vốn đầu tư vào con cái, thu lại một món tiền cao hơn tiền thu lại do tiết kiệm, và sau đó điều chỉnh của cải để lại cho hợp với mức độ hữu hiệu của việc đầu tư.

Tuy nhiên, ngay cả tại các nước giầu có, nhiều bậc cha mẹ không có vạch kế hoạch để lại của cải. Các bậc cha mẹ đó muốn có sự hỗ trợ tuổi già và họ ít đầu tư vào sự giáo dục con cái và sự chăm lo săn sóc khác. Họ ít đầu tư bởi vì tự họ không thể tự minh bù đắp cho sự tiêu vì con cái bằng cách giảm bớt của để lại, bởi lẽ họ không dự trù để lại bất cứ gì.

Cả cha mẹ lẫn con cái sẽ khá hơn nếu cha mẹ đồng ý đầu tư thêm vào cho con cái đổi lấy sự cam kết của con cái phải chăm sóc họ khi họ cần giúp đỡ. Nhưng làm thế nào để cho một cam kết như vậy có thể có hiệu lực ? Các nhà kinh tế học và luật học thường khuyến

(13)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 88 Bài nói chuyện nhận giải....

cáo nên có một giao kèo viết để bảo đảm sự cam kết, nhưng ta có thể hình dung được hay không, một xã hội mà đi ép buộc người lớn và trẻ em 10 tuổi và thiếu niên, phải ký giao kèo với nhau ?

Một phần cuộc khảo cứu hiện thời của tôi xem xét một cách gián tiếp để khiếu phát sinh ra những lời cam kết một khi mà các lời hứa và những thỏa ước viết không ràng buộc. Tôi sẽ mô tả ngắn gọn vài công.trình mới này bởi vì nó đưa tiếp cận kính tế về gia đình lên cái nền còn bỏ trong liên quan đến sự hình thành hợp lý những ưa thích bên trong gia đình. Những thái độ và hành vi của bố mẹ có ảnh hưởng lớn đối với con cái. Những ông bố bà mẹ nghiện rượu hay ma túy sẽ tạo nên bầu không khí kỳ quái đối với những bọn trẻ dễ có ấn tượng, trong khi mà bố mẹ có những giá trị ổn định, truyền lại tri thức cho con cái, và ảnh hưởng một cách thuận lợi đến những gì con cái của họ có khả năng làm và cả những gì chúng muốn làm. Tiếp cận kinh tế có thể góp phần nhìn sâu vào sự hình thành những ưa thích thông qua những kinh nghiệm thời thơ ấu mà không nhất thiết phải chấp nhận sự nhấn mạnh lý thuyết của Freud về sự ưu tiên của những gì đã xảy ra trong mấy tháng đầu ít ỏi của cuộc sống.

Hơn nữa, tôi cố mô hình hóa một ý niệm bình thường có nghĩa là, những thái độ và giá trị của người lớn bị ảnh hưởng to lớn bởi những kinh nghiệm của họ thời thơ ấu. Một bác sĩ Ấn Độ sống tại Hoa Kỳ có thể thích món cari bởi vì ông ta đã có một sở thích mạnh mẽ về món đó trong khi lớn lên ở ấn Độ, hoặc một phụ nữ có thể mãi mãi sợ đàn ông bởi vì trước đây bà ta bị xúc phạm về mặt tình dục hồi còn thơ bé.

Thông qua sự giả thiết của nó về hành ví nhìn về phía trước, quan điểm kinh tế hàm ý rằng các bậc cha mẹ cố gắng dự kiến ánh hưởng của những gì xảy ra cho con cái dựa vào thái độ, hành vi của chúng khi trưởng thành. Những hệ quả này giúp quyết định loại săn sóc mà cha mẹ cung cấp. Chẳng hạn, những bậc cha mẹ mà lo lắng về sự nương tựa lúc tuổi già có thể cố gắng khiến cho con cái của họ thấm nhuần những cảm nghĩ về tội lỗi, nghĩa vụ, bổn phận và lòng hiếu thảo - những cảm nghĩ mà có thể buộc con cái phải giúp đỡ họ một cách gián tiếp nhưng lại rất hữu hiệu.

Những nhà kinh tế học có một quan niệm quá chật hẹp về những mối cam kết "vận dụng "

những kinh nghiệm của người khác để ảnh hưởng tới những ưa thích của họ, điều đó có thể tỏ ra không hữu hiệu và dầy bất trắc, nhưng nó có thể là cách hữu hiệu nhất sẵn có để đạt được sự cam kết. Lý thuyết kinh tế, đặc biệt là lý thuyết về trò chơi, cần phải đưa vào tội lỗi tình thương yêu và những thái độ có liên quan trong những ưa thích, nhằm có được một sự hiểu biết sâu sắc hơn khi nào thì những sự cam kết là đáng tin.

Những bậc cha mẹ không để lại của cải có thể muốn cho con cái họ cảm thấy tội lỗi hơn do chỗ họ thu được nhiều lợi ích hơn trong sự tiêu dùng lớn hơn ở tuổi già, là họ mất mát từ một sự giảm ngang bằng trong sự tiêu phí cho con cái. Loại hành vi này có tính phổ biến đáng kể hơn loại được đề xuất bởi số gia đình hiện nay phải để lại của cải bởi vì cha mẹ có con cái nhỏ thường không biết chẳng hay đến khi về già họ có được an toàn về mặt tài chính hay không. Họ có thể cố gắng tự bảo vệ lấy mình chống lại sự ốm đau, thất nghiệp và những bất trắc khác của tuổi già bằng cách truyền cho con cái ý muốn giúp đỡ họ nếu điều đó trở nên cần thiết.

Sự phân tích về mối liên kết giữa những kinh nghiệm thời thơ ấu và những ưa thích lúc trưởng thành - có liên quan chặt chẽ với công trình về sự hình thành thói quen hợp lý (Becker và Murphy,1988) . Sự hình thành những ưa thích là hợp lý theo ý nghĩa rằng sự

(14)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn tiêu pha của cha mẹ dành cho con cái tùy thuộc một phần vào những hệ quả mong đợi của những kinh nghiệm thời thơ ấu đối với những thái độ và hành vi lúc trưởng thành. Tôi không có thời gian để xem xét những hành vi của con cái cố gắng ảnh hưởng trở lại đến thái độ của cha mẹ như là kêu khóc hoặc làm nũng.

Nhiều nhà kinh tế, kể cả tôi, đã dựa quá mức vào lòng vị tha để ràng buộc lại với nhau những quyền lợi của các thành viên trong gia đình. Sự thừa nhận mối liên quan giữa những kính nghiệm thời niên thiếu với hành vi tương lai làm giảm đi sự cần thiết phải dựa vào lòng vị tha trong các gia đình. Nhưng nó không đưa sự phân tích trở về với sự nhấn mạnh, sự tự tư tự lợi, bởi vì nó thay thế một phần tính vị tha bằng những cảm nghĩ về nghĩa vụ, sự giận giữ, và các thái độ khác mà thông thường bị những mô hình hành vi hợp lý bỏ qua.

Nếu người ta chờ đợi con cải giúp đỡ ở tuổi già - có lẽ vì tội lỗi hoặc các lý do có liên quan - ngay các cha mẹ thà không được thương yêu cho lắm, cũng sẽ đầu tư nhiều hơn vào vốn người của con cái, và tiết kiệm ít hơn để cung cấp cho tuổi già. Có một chương trình cho thấy cha mẹ vị tha khi về già bao giờ cũng thích những gia tăng nhỏ trong tiêu dùng của riêng họ hơn là những gia tăng ngang bằng trong chi tiêu cho con cái nếu họ khiến cho con cái họ cảm thấy tội lỗi. Điều này có nghĩa rằng các bậc cha mẹ như vậy bao giờ cũng đầu tư không đúng mức vào vốn con người của con cái. Điều này cho thấy một cách trực tiếp tại sao việc tạo ra tội lỗi đều có những chi phí và không hoàn toàn hữu hiệu.

Những người chủ gia đình vị tha mà không có kế hoạch để lại của cải, cố gắng tạo nên một bầu không khí "ấm ám trong gia đình họ để cho các thành viên sẵn lòng tới giúp đỡ những ai đáng kính qua những khó khăn tiền nong và những khó khăn khác. Kết luận này là thích hợp đối với những cuộc tranh luận về cái gọi là những giá trị gia đình, một đề tài được chú ý đến trong chiến dịch vận động bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ mới gần đây. Sự giúp đỡ của cha mẹ quyết định những giá trị của con cái - bao gồm những cảm nghĩ của chúng về nghĩa vụ, bổn phận và tình thương yêu - nhưng những gì mà cha mẹ cố gắng để làm có thể bị ảnh hưởng lớn lao bởi những chính sách công cộng và những thay đổi hoàn cảnh kinh tế và xã hội.

Hãy xem xét, chẳng hạn một kế hoạch chuyển giao tài sản cho người già, có lẽ đặc biệt cho gia đình nghèo mà không để lại của cải, một kế hoạch giảm bớt sự phụ thuộc của người già vào con cái. Theo sự phân tích trước đây mà tôi đã đưa ra, cha mẹ thà không cần đến sự hỗ trợ khi họ trở về già, không cố gắng lắm để khiến cho con cái hiếu thảo hơn hay tội lỗi hơn, hay thoải mái với bố mẹ mình. Điều này có nghĩa rằng những chương trình như bảo hiểm xã hội giúp đỡ một cách đáng kể cho người già, sẽ khuyến khích các thành viên trong gia đình xa cách về mặt tình cảm, không phải do ngẫu nhiên mà như là những đáp ứng tối đa đối với các chính sách này.

Những thay đổi khác trong thế giới hiện đại mà đã làm thay đổi các giá trị gia đình, bao gồm sự di động gia tăng về mặt địa lý, sự giàu có lớn lao hơn do sự tăng trưởng kinh tế mang đến, những thị trường vốn và báo hiểm khá hơn, những tỉ lệ ly hôn cao hơn, những gia đình nhỏ hơn và sự chăm sóc sức khỏe bằng quỹ công cộng. Những sự phát triển này thông thường khiến cho con người sống khá hơn, nhưng chúng cũng đã làm yếu đi những mối quan hệ cá nhân trong gia đình, giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái, và giữa những bà con xa cách hơn, một phần do sự giảm những động cơ đầu tư để tạo ra những mối quan hệ gần gũi hơn.

(15)

Bản quyền thuộc Viện Xã hội học www.ios.org.vn 90 Bài nói chuyện nhận giải ...

VI . Những bình luận để kết thúc :

Một bước quan trọng trong sự mở rộng sự phân tích truyền thống của việc lựa chọn cá nhân hợp lý là sát nhập vào lý thuyết, một loại phong phú hơn gồm những thái độ, những ưa thích, và những tính toán. Bước đi này nổi bật trong tất cả ví dụ mà tôi xem xét đến. Việc phân tích sự phân biệt đối xử bao gồm chủ yếu một sự ghét bỏ - một định kiến - đối với những thành viên của các nhóm đặc biệt, chẳng hạn người da đen hoặc phụ nữ. Khi quyết định chẳng hay có tham gia vào các hoạt động bất hợp pháp hay không, những tội phạm tiềm năng được coi là đã hành động như thể họ cân nhắc cả cái lợi lẫn những rủi ro, bao gồm cả khả năng họ có thể bị bắt và bị trừng phạt nghiêm khắc. Trong lý thuyết vốn con người , người ta định giá một cách hợp lý lãi và chi phí của các hoạt động, chẳng hạn như giáo dục, đào tạo, những chí tiêu cho sức khỏe, cho sự di dân, và sự hình thành những thói quen mà đang làm thay đổi căn bản cung cách hiện hành. Tiếp cận kinh tế về gia đình giả thiết rằng ngay cả những quyết định riêng tư như là hôn nhân, li dị và độ lớn gia đình đều được đạt tới thông qua cân nhắc mối lợi và bất lợi của những hành động khác nhau. Trong số được quyết đình bởi những ưa thích tùy thuộc vào tính vị tha và những cảm nhận về bổn phận và nghĩa vụ đối với các thành viên gia đình. Bởi lẽ tiếp cận kinh tế hoặc tiếp cận lựa chọn hợp lý đối với hành vi xây dựng trên một lý thuyết về những quyết định cá nhân, những sự phê phán lý thuyết này thông thường tập trung vào những giả thiết đặc biệt là những quyết định đó được tiến hành như thế nào. Trong nhiều điều khác những nhà phê bình phủ nhận rằng các cá nhân hành động một cách cố định qua thời gian: và đặt câi hỏi chẳng hay hành vi có tính nhìn ra phía trước hay không, đặc biệt trong những hoàn cành khác biệt rõ rệt với những hoàn cành mà các nhà kinh tế học thường xem xét đến - chẳng hạn như hoàn cảnh lôi cuốn theo hành vi phạm tội, hành vi nghiện ngập, hành vi gia đình hoặc chính trị. Đây không phải chỗ để trả lời chi tiết cho những lời phê phán, do đó tôi chỉ đơn giản xác định rằng chưa có một tiếp cập nào mang tính khái quát lớn, đã từng được khai triển và tạo ra sự ganh đua một cách nghiêm túc với lý thuyết lựa chọn hợp lí.

Tôi đã cố ý lựa chọn một số vấn đề cho cuộc nghiên cứu - chẳng hạn như thói nghiện ngập - để thăm dò các ranh giới của lý thuyết lựa chọn hợp lý. Wỉlliain Blake nói rằng chúng ta không bao giờ biết được cái gì là vừa đủ cho tới khi chúng ta thấy cái gì là quá đủ. Công trình của tôi đôi khi thừa nhận quá nhiều tính duy lý, nhưng tôi thiết nghĩ, đó là một thứ thuốc giải độc cho nghiên cứu mở rộng không làm cho những người có tính duy lý vừa đủ tín tưởng .

Trong khí tiếp cận kinh tế về hành vi được xây dựng trên một lý thuyết của lựa chọn cá nhân, thì nó vẫn không chủ yếu trên quan đến các cá nhân. Nó sử dụng lí thuyết ở mức vi mô như là một công cụ mạnh mẽ để tồn thấy những hệ quả ở nhóm hay ở mức vĩ mô. Sự lựa chọn cá nhân hợp lý được phối hợp với những giả thiết về kỹ thuật và những yếu tố quyết định khác của những cơ hội, sự cân bằng trong các hoàn cảnh thị trường và phi thị trường, và những luật lệ, những tiêu chuẩn, những truyền thống, để có được những kết quả liên quan đến những hành vi của các nhóm. Chủ yếu chính vì lý thuyết tìm ra những hệ quả ở tầm vi mô cho nên nó đáng quan tâm đối với những người hoạch định chính sách và những ai nghiên cứu sự khác biệt giữa các nước và các nền văn hóa.

Không có một lý thuyết nào được xem xét trong bài này nhằm tới sự khái quát cao nhất, trái lại mỗi lý thuyết cố gắng tìm ra những hệ quả cụ thể về hành vi mà có thể được thử nghiệm bằng điều tra và những số liệu khác. Những tranh luận về vấn đề chẳng hay những hình phạt có ngăn chặn được tội phạm hay không, chẳng hay lượng thấp của phụ nữ

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Một hướng nghiên cứu tiềm năng thứ hai là kiểm tra các biến trung gian giữa các loại tính cách cá nhân và hành vi Networking như độ thân thiết của các mối quan hệ,

Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em3. Luyện tập làm biên bản cuộc họp Tập

Đánh giá sự hài lòng của nhân viên đối với công việc tại Công ty theo một vài đặc tính cá nhân (tuổi tác, giới tính, vị trí công tác, thâm niên công tác, thu nhập), từ

Theo Đặng Thị Minh Hiền (2018), có thể hiểu: PPP trong giáo dục là một thỏa thuận giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền với tư nhân dưới hình thức hợp đồng để

 Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, dựa trên cơ sở lý luận đã được kết hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp từ đó xác định các nhân

Mô hình đề xuất ban đầu với 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc với 27 biến quan sát để đo lường ảnh hưởng của những yếu tố này đến sự hài lòng trong

Muốn tìm phân số của một số ta lấy số đó nhân với phân số.

Nghiên cứu này chỉ ra một mô hình kết hợp mới mà cụ thể lấy deep learning làm tập con của machine learning để thực hiện phân loại các gai động kinh dựa trên nguồn