• Không có kết quả nào được tìm thấy

Do vậy, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giáo dục phẩm chất đạo đức đối với những đối tượng học sinh này

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Do vậy, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giáo dục phẩm chất đạo đức đối với những đối tượng học sinh này"

Copied!
1
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

I. ĐẶT VẤN ĐỀ:

- Giảng dạy là một nghệ thuật, người cầm phấn phải biết cách luân chuyển sao cho hài hoà giữa giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh và giảng dạy văn hoá. Ngày nay khi đất nước đang trên đà phát triển cuộc sống của con người về vật chất lẫn tinh thần được nâng cao phù hợp với tầm phát triển của đất nước. Tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển càng nảy sinh ra nhiều tệ nạn, chính những tệ nạn đó đã và đang ngày càng lan rộng và xâm nhập vào học đường. Tình trạng xuống dốc về phẩm chất đạo đức của một số thanh thiếu niên học sinh trong học đường đang được báo động. Đã có tình trạng học sinh tham gia băng nhóm, trộm cắp, bỏ bê học hành, nghiện hút làm đau lòng không ít bậc phu huynh và thầy cô, nhất là học sinh lớp 9.

- Làm thế nào để ngăn chặn và làm giảm bớt những đối tượng học sinh này trong nhà trường. Đó là điều mà không chỉ có nhà trường, gia đình mà toàn xã hội cần quan tâm.

- Là một giáo viên vừa trực tiếp giảng dạy vừa làm công tác chủ nhiệm trong trường làm sao có thể thờ ơ trước những thực trạng học sinh suy thoái về đạo đức, vi phạm điều cấm của trường phổ thông ngày một gia tăng. Do vậy, tôi đã tìm ra một số biện pháp để giáo dục phẩm chất đạo đức đối với những đối tượng học sinh này.

II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:

- Để giải quyết được vấn đề trên chúng tôi đã đặt ra các nhiệm vụ sau:

1. Nắm bắt được tâm sinh lý lứa tuổi học sinh:

* Về sinh lý:

- Ở lứa tuổi này chuẩn bị bước qua giai đoạn đậy thì thứ hai là thời kỳ mà sự tăng trưởng của cơ thể đang phaút triển mạnh mẽ.

* Về mặt tâm lý:

- Hiện nay nhờ có sự phát triển về mặt sinh lý thần kinh đã giúp cho lứa tuổi này có những biểu hiện về mặt tâm lý rất nhạy cảm như: Ở lứa tuổi 14 các em có nhiều dự định,ước mơ hay so sánh, các em trai

(2)

thường thích phô trương về sức mạnh và trí tuệ của mình, các em gái dễ xúc cảm, ngượng ngùng, rụt rè các em dể xúc động trước một sự việc xảy ra đối với bản thân, rất hiếu động, thích được làm người lớn và đang có chiều hướng muốn tự lập, do tâm lý lứa tuổi nên các em dể nghe lời kích động của bạn bè và người khác.

2. Quan tâm đến đối tượng cá biệt trong và ngoài lớp học, đối xử bình đẵng và dân chủ.

- Do ở lứa tuổi này có nhiều biến chuyển về tâm sinh lý, nên các em thường có những biểu hiện bất thường dể bị kích động lôi kéo, dẩn đến thành lập băng nhóm, trộm cắp, bỏ bê học hành. Chúng ta phải biết và quan tâm xem những học sinh đó chơi với ai, ở đâu và thường có những biểu hiện khác thường vào khi nào.

Nếu chúng ta thiếu sự quan tâm đến những đối tượng này hoặc có sự phân biệt đối xử thiếu tế nhị, không dân chủ dể làm cho những học sinh này cảm thấy bị bỏ rơi và từ đó chúng càng hư hỏng thêm

3. Thống nhất quan điểm, nội dung phương pháp giáo dục giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

a. Phối hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời với tổ chức Đoàn đội và Nhà trường.

- Khi phát hiện ra học sinh cố tình vi phạm thưỡng xuyên nội qui trường lớp, chúng ta cần ngăn chặn và thông tin, báo cáo kịp thời với tổng phụ trách đội và nhà trưòng để có biện pháp giáo dục một cách chặt chẻ.

b. Chủ động phối hợp thường xuyên và chặt với gia đình.

- Bên cạnh công tác tự giáo dục học sinh, phối hợp với đoàn đội, nhà trường khi thấy dấu hiệu học sinh bỏ bê học hành, vi phạm nội quy, thường xuyên trốn học, hay thành lập băng nhóm, giáo viên chủ nhiệm cần chủ động thông tin kịp thời và phối hợp theo dỏi chặt chẻ với gia đình, tránh tình trạng học sinh sáng mang sách vở đi học nhưng không đến lớp.

c. Phối hợp với các tổ chức đoàn thê,ø các tổ chức xã hội có liên quan và cá nhân có tâm huyết

(3)

với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

- Đối với những học sinh quá cá biệt, vi phạm nhiều mà không sữa chữa, cố gắng, đã bị phê bình và chịu sự kỉ luật của lớp, của trường không tiến bộ, có ảnh hưởng xấu đến các học sinh khác, chúng ta cần có sự phối hợp chặt chẻ với các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội có liên quan và cá nhân có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục trẻ em trong hoạt động giảng dạy và giáo dục học sinh.

d. Báo cáo thường kỳ hoặc đột xuất (nếu có tình hình đặc biệt) về tình hình của học sinh, lớp với ban giám hiệu nhà trưòng.

- Để giải quyết được các nhiệm vụ trên chúng tôi đã tìm ra các nguyên nhân sau:

1. Do học yếu, lười học, vắng học nhiều:

- Những em học yếu là những em thưỡng xuyên có những biểu hiện cá biệt về phẩm chất, đạo đức.Ban đầu chỉ là không thuộc bài nhiều lần,không chú ý nghe giảng, dần dần các em càng không hiểu bài, giáo viên kiểm tra thường xuyên nhằm giúp đở học sinh tiến bộ nhưng ngược lại các em thiếu ý thức, tự thị cho rằng càng học càng mệt, ngồi trong lớp chỉ tốn thời gian, đôi khi còn phải chịu sự quản lý chặt chẻ của giáo viên.

Một số học sinh thì bỏ tiết, có em ngồi trong lớp không chịu học quay sang chọc phá bạn hoặc mơ màng .

2. Do thiếu sự quan tâm của phụ huynh và thầy cô về con em mình:

- Trước hết tôi muốn nói về phía phụ huynh, nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến đời sống tinh thần của con em mình, họ mải mê với công việc kiếm tiền , bận rộn lo toan cho cuộc sống thường nhật mà quên đi phần nào trách nhiệm chăm sóc cho con cái. Có phụ huynh khi được thông báo con mình vi phạm vẫn khăng khăng rằng con tôi rất ngoan, có người thì " thôi trăm sự nhờ thầy cô giúp đở" , có người thì gia đình thường xuyên vắng nhà, đi làm ăn xa khi về giao luôn cho con cái một ít tiền tự chi tiêu, mà không cần biết chúng dùng tiền vào việc gì.

(4)

- Về phía thầy cô giáo, người trực tiếp đứng lớp đôi lúc cũng vì công việc mà thờ ơ trước những vi phạm của học sinh. Những học sinh cá biệt hay vi phạm khi gặp giáo viên thì lẩn tránh, nếu chúng ta cho là nhỏ nhặt mà không nghiêm khắc uốn nắn kịp thời thì dẩn đến nề nếp, nội quy bị buông lỏng. Số học sinh cá biệt về lối sống không biết tuân thủ ngày càng đông.

3. Do bị bạn bè và một số phần tử xấu bên ngoài lôi kéo:

- Khi những học sinh bắt đầu có biểu hiện không biết vâng lời, lười học, trốn học, tình trạng sáng mang cặp đi học, trưa xách cặp về mà không có mặt ở trên lớp, lang thang, la cà dọc đường, vào quán điện tử dể bị lôi kéo rủ rê bởi một số học sinh đã bỏ học và một số phần tử xấu, chúng bắt đầu hút thuốc, tập uống rượu như người lớn để chứng tỏ mình và trở thành nghiện khi nào không hay. Khi đã nghiện chúng cần đến tiền để chi tiêu. Lúc đầu chúng tìm đủ lý do để xin tiền bố mẹ đến khi không thể thì thành lập băng nhóm, trộm cắp.

4. Do ảnh hưởng từ môi trường cuộc sống sinh hoạt văn hoá:

- Lao Bảo là một thị trấn nhỏ, thuộc vùng biên giới.

Tuy dân số không phải là đông nhưng thành phần dân cư phức tạp, chủ yếu là dân buôn bán nên lối sống gia đình có it nhiều ảnh hưởng. Trong gia đình và ra ngoài xã hội học sinh sớm tiếp xúc với buôn bán thương mại nên từ cách cư xử đến sinh hoạt văn hoá hằng ngày học sinh dể bị ảnh hưởng.

* Từ nhiệm vụ đặt ra tôi đã cố gắng tìm ra một số nguyên nhân dẩn đến tình trạng học sinh kém về phẩm chất đạo đức. Là một giáo viên chủ nhiệm lớp 9 đã nhiều năm tôi nhận thấy đây là những học sinh có biến đổi lớn nhất về cả hai mặt tâm sinh lý.

- Để giáo dục được học sinh cá biệt trong nhà trường đặc biệt là học sinh lớp 9 không phải là một điều dể dàng, chúng ta đã phải trăn trở rất nhiều. Riêng bản thân tôi đã tự tìm ra cho mình biện pháp để giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là những đối tượng cá biệt của lớp:

(5)

- Nghiêm khắc với những học sinh vi phạm nội quy, quy định của trường. Kịp thời kiểm điểm, phê bình .

- Chú ý nhiều đến những đối tượng học yếu, hay bỏ học, quan tâm những em có hoàn cảnh khó khăn, học yếu bằng cách yêu cầu cán sự lớp theo dỏi, giúp đở một cách chặt chẻ, có kiểm tra.

- Thông tin kịp thời cho các giáo viên chủ nhiệm khác nếu học sinh lớp đó vi phạm.

- Chủ động phối hợp với giáo viên bộ môn có liên quan trong hoạt động giảng dạy và giáo dục.

- Phối hợp chặt chẻ với Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu Niên Tiền Phong Hồ Chí Minh và nhà trường để giải quyết những vướng mắc của những học sinh cá biệt.

- Cộng tác chặt chẽ với phụ huynh học sinh; thông báo trực tiếp, hoặc gián tiếp cho phụ huynh biết về tình hình học tập và kết quả rèn luyện đạo đức của con em mình ngoài những buổi họp phụ huynh theo kế hoạch của nhà trường.

- Quan tâm đối xữ một cách công bằng với mọi đối tượng học sinh

- Lắng nghe và chú ý những thông tin mà các tổ chức xã hội khác đề cập đến có liên quan tới học sinh mình.

* Qua áp dụng những biện pháp trên đối vói lớp 9B (lớp chủ nhiệm):

- Không có học sinh cá biệt về mọi mặt. Kết quả hai mặt chất lượng như sau:

- Học kì I:

44 HẠNH KIỂM HỌC LỰC

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

Số lượn

g

25 19 0 0 7 18 19 0 0

Tỷ lệ

% 56.8 43.2 0 0 15.9 40.9 43.2 0 0

- Cả năm:

44 HẠNH KIỂM HỌC LỰC

Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Kém

Số

lượn 26 18 0 0 8 18 18 0 0

(6)

g Tỷ lệ

% 59,1 40,9 0 0 18,2 40.9 40,9 0 0

III. KẾT LUẬN:

- Giáo dục học sinh suy thoái về phẩm chất đạo đức là một vấn đề cần thiết trong sự nghiệp giáo dục nhằm loại trừ những mầm móng xấu đang lan tràn. Để giáo dục những trường hợp học sinh này cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

- Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi rút ra từ những năm giảng dạy tại Trường THCS Lao Bảo. Coú thể đó chưa phải là nhưng biện pháp tối ưu nhưng nó cũng góp phần làm giảm sự lan tràn một cách mạnh mẽ những tệ nạn, thói hư tật xấu trong xã hội, đặc biệt là trong nhà trường.

- Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh giáo dục học sinh cá biệt không phải là nhiệm vụ của riêng ai mà cần có sự kết hợp chặt chẻ giữa ba nhân tố: Nhà trưòng - gia đình - xã hội.

- Điều cuối cùng tôi muốn nói đây chỉ là những biện pháp và ý kiến của riêng tôi. Trong một thời gian nhất định nên bản thân tôi nghiên cứu và viết sáng kiến kinh nghiêm còn nhiều hạn chế, mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy, cô giáo và các đồng nghiệp để sáng kiến kinh nghiệm tôi được hoàn thiện hơn.

Lao Bảo, ngày 15 tháng 5 năm 2005

Người thực hiện

Trần Thị Lan

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tiến hành thu thập hình ảnh, thông tin về một số sản phẩm của công nghệ vi sinh vật phổ biến và nổi bật như rượu, bia, sữa chua, chất kháng sinh, vaccine,… qua thực

Các biểu hiện học tập và sinh hoạt đúng giờ là không làm việc riêng trong giờ học, giờ nào việc nấy, đến Lớp đúng giờ, học tập, ăn, ngủ, xem ti vi đúng giờ.. Hoạt động

* Mục tiêu: Giúp học sinh liên hệ thực tế những việc cần làm để khắc phục vệ sinh môi trường đường quê, nơi em sống.. * Cách

Kiến thức: Giúp học sinh hiểu đường làng là những con đường trong xóm, nơi cha mẹ các em và mọi người sinh sống.. Kĩ năng: Nêu được một số việc làm nhằm giữ vệ sinh

Đối với các thông số thẩm định của nền mẫu nước, nền mẫu thịt, nền mẫu rau bổ sung chủng vi sinh vật đích trong chỉ tiêu Coliform MPN có kết quả sàn sàn như nhau và tiêu

+ Tạo không khí thoải mái, vui tươi giúp cho học sinh ham học toán và đam mê giải toán Chính vì những tác dụng đó trong môn toán ở tiểu học rất cần giáo viên quan tâm đầu tư, trang bị

Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lí GDĐĐ HS, như: tăng cường vai trò chủ đạo trong nhà trường, phối kết hợp thường xuyên với gia đình HS, thực hiện

* Cách thực hiện biện pháp: Điều chỉnh chuẩn năng lực đánh giá giáo dục cho sinh viên dựa trên các cách tiếp cận khác nhau: Xem xét tất cả các yếu tố và hoạt động của giáo viên tiểu học