• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 21/11/2020 Tiết: 22 Ngày dạy: 25/11

Bài 26:

TRỒNG CÂY RỪNG

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được thời vụ trồng cây rừng thích hợp với từng vùng của đất nước và kỹ thuật làm đất trồng cây rừng như kích thước hố, tạo đất trong hố để cây sớm bén rễ và phát triển.

- Hiểu được quy trình kỹ thuật và yêu cầu kỹ thuật trong từng bước của quy trình trồng rừng bằng cây con có bầu.

- Hiểu được quy trình và yêu cầu kỹ thuật trong mỗi khâu của quy trình trồng rừng bằng cây con rễ trần.

2. Về kỹ năng:

- Phân biệt được sự khác nhau giữa kỹ thuật trồng rừng bằng cây con có bầu, cây con rễ trần.

- Qua quy trình kỹ thuật đào hố, trồng cây có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kỹ thuật và kỹ năng trồng cây rừng có tỷ lệ sống cao.

* Riêng với HSKT: Rèn kĩ năng chú ý tập trung quan sát hình ảnh.

3. Về thái độ:

- Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.

* Đối với HSKT: Có ý thức ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức HS: Yêu thích cây rừng, có ý thức tiết kiệm hạt giống, cây con giống, có trách nhiệm chăm sóc cây và bảo vệ cây.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, tích hợp kiến thức môn toán, môn địa lí...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ., kiến thức liên quan đến bài học...

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại - Kĩ thuật hỏi và trả lời - Kĩ thuật trình bày 1 phút - Kĩ thuật giao nhiệm vụ - ƯDCNTT – Trình chiếu.

(2)

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút) Câu hỏi:

Có các biện pháp nào để kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm? Hãy lấy ví dụ?

Trả lời:

- Đốt hạt: Lim, dẻ, xoan; Tác động bằng lực: Lim, trẩu, trám; Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

3. Bài mới:

A. Hoạt động khởi động: (03 phút)

Nhiều nơi, tỷ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp, cây chết do nhiều nguyên nhân nhưng các sai phạm trong kỹ thuật trồng rừng là một trong những nguyên nhân cơ bản. Vậy, muốn cây rừng trồng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt cần phải làm gì thì đó chính là nội dung bài học hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 26:

Trồng cây rừng”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng - Mục tiêu: Biết được thời vụ trồng cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 07 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu một số hình ảnh và đặt câu

hỏi:

- Theo em, căn cứ vào đâu để xác định thời vụ trồng rừng ?

HS: Khí hậu, thời tiết.

GV: Thời vụ trồng rừng ở nước ta là vào thời điểm nào trong năm?

HS:

- Miền Bắc: mùa xuân và mùa thu.

- Miền Trung và miền Nam: Mùa mưa.

GV: Tại sao thời vụ trồng rừng ở phía Bắc và phía Nam lại khác nhau?

HS: Do khí hậu, thời tiết khác nhau.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở địa phương em thường trồng rừng vào thời gian nào trong năm?

HS: Liên hệ, trả lời.

I. Thời vụ trồng rừng:

- Các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Trung và các tỉnh miền Nam là mùa mưa.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành làm đất trồng cây rừng - Mục tiêu: Hiểu được các bước trồng cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

(3)

- Thời gian: 07 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Đào hố là cách làm phổ biến trong

trồng rừng.

GV: Chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về kích thước của các hố khi trồng cây rừng?

HS: Suy nghĩ, trả lời.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Khi đào hố cần tiến hành như thế nào?

HS: Dãy cỏ, đào hố, lấy lớp đất màu, cuốc thêm đất.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?

HS: Để không bị rửa trôi, có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây con nhanh hồi phục và phát triển.

GV: Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?

HS: Để cây mới trồng có thể bén rễ nhanh hơn, thích nghi được với môi trường mới.

GV: Nhận xét, bổ sung.

II. Làm đất trồng rừng:

1. Kích thước hố:

- Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.

- Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm.

2. Kỹ thuật đào hố:

- Dãy cỏ, đào hố, lớp đất màu để riêng trên mặt hố.

- Lấy lớp đất màu trộn với phân bón.

Sau đó, lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

- Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng rừng bằng cây con

- Mục tiêu: Phân biệt được hai cách trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp, theo nhóm.

- Thời gian: 17 phút

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật giao nhiệm vụ, trình bày 1 phút.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu một số hình ảnh và hỏi:

- Có mấy cách trồng rừng bằng cây con?

HS: 2 cách: Trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Trồng cây con có bầu người ta thực hiện theo quy trình như thế nào?

III. Trồng rừng bằng cây con:

1. Trồng cây con có bầu:

- Là cách trồng được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.

- Quy trình trồng cây con có bầu: Gồm 6 bước:

+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn

(4)

HS: 6 bước: Tạo lỗ, đặt cây vào lỗ, lấp đất, nén đất, vun gốc.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Chốt lại, ghi bài.

GV: Tại sao phải nén đất lần 2 mà không nén một lần?

HS: Để đảm bảo chặt gốc cây.

GV: Chiếu hình ảnh và hỏi:

- Quy trình trồng cây con rễ trần trải qua mấy bước?

HS: 5 bước: Tạo lỗ, đặt cây vào lỗ, lấp đất, nén đất, vun gốc.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Chia lớp thành 6 nhóm thảo luận trong thời gian 03 phút với nội dung:

- Em hãy phân biệt quy trình trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần?

HS: Thảo luận, cử thư kí, nhóm trưởng trình bày trong thời gian 01 phút:

- Giống: Đều có 5 bước thực hiện.

- Khác:

+ Trồng cây con có bầu: Có thêm rạch bỏ vỏ bầu.

+ Trồng cây con rễ trần: Không có bước đó.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại.

GV: Muốn trồng cây con rễ trần có tỷ lệ sống cao cần phải đảm bảo điều gì?

HS: Đảm bảo bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.

GV: Ngoài 2 cách trồng cây rừng nêu trên còn có cách trồng nào khác?

HS: Gieo hạt trực tiếp vào hố.

GV: Ở địa phương em, khi trồng cây rừng thường trồng bằng cách nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

hơn chiều cao bầu đất.

+ Rạch bỏ vỏ bầu.

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.

+ Lấp và nén đất lần 1.

+ Lấp và nén đất lần 2.

+ Vun gốc.

2. Trồng cây con rễ trần:

- Là cách trồng được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ, nơi đất tốt và ẩm.

- Quy trình trồng cây con rễ trần:

+ Tạo lỗ trong hố đất.

+ Đặt cây vào lỗ trong hố.

+ Lấp đất kín gốc cây.

+ Nén đất.

+ Vun gốc.

C. Luyện tập – Vận dụng: (02 phút) - Giáo viên hệ thống lại bài học.

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố để học sinh khắc sâu kiến thức bài học:

Câu 1: Ở địa phương, thường trồng loại cây rừng nào?

Trả lời: Ở địa phương, thường trồng loại cây rừng: Cây keo, cây thông, cây bạch đàn, cây thông...

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

(5)

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng.”

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nếu đất có độ chua nhiều, đất sét ta phải làm gì để đạt yêu cầu gieo trồng.. Phải cải

Do đó cho lớp đất đã trộn phân bón xuống trước để không bị rửa trôi và có đủ chất dinh dưỡng cho cây phát triển mạnh trong thời gian mới trồng... Tại sao

Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của chất kích thích sinh trưởng và vị trí hom giâm đến khả năng ra mầm, ra rễ và tỷ lệ sống của hom cây Râu mèo được tổng hợp ở

Người dân nơi đây sống bao bọc bởi rừng, cộng với những khó khăn như đã trình bày ở trên thì việc sử dụng cây thuốc lấy từ rừng là điều tất yếu, điều này đã giúp cho

Đất trống, đồi trọc đang được phủ xanh bằng việc trồng rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm và cả trồng cây

As shown in table 1, at the tillering stage, the growth parameters are very closely related to the root system, in which the indicators such as leaf mass, stem mass,

Vì vậy, sau khi thu hoạch rễ, chúng tôi tiến hành đánh giá sự ổn định về đặc điểm hình thái và hàm lượng saponin toàn phần trong rễ cây Ngưu tất in vitro và cây

Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh