• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 5/11/2020 Tiết: 19 Ngày dạy: 10/11

Phần II: LÂM NGHIỆP

Chương I:

KỸ THUẬT GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC CÂY RỪNG

Bài 22:

VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được vai trò quan trọng của rừng đối với đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường.

- Hiểu rõ nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.

* Đối với HSKT: Kể được tên các khu rừng nổi tiếng ở Việt Nam.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng xác định nhiệm vụ phát triển, bảo vệ từng loại rừng: Rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

* Riêng với HSKT: Rèn kĩ năng chú ý tập trung quan sát hình ảnh.

3. Về thái độ:

- Có ý thức, thái độ đúng đắn trong việc phát triển rừng, bảo vệ môi trường sống, sản xuất, cải thiện môi trường sinh thái.

* Đối với HSKT: Có ý thức ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức HS: Có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

- Năng lực chung: tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập, tích hợp kiến thức môn sinh học...

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập, kiến thức có liên quan đến bài học...

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp thuyết trình, phương pháp đàm thoại.

- Phương pháp thảo luận nhóm.

- Kĩ thuật giao nhiệm vụ, kĩ thuật chia nhóm.

- Kĩ huật hỏi và trả lời.

- ƯDCNTT- Trình chiếu.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)

Câu hỏi: Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ?

(2)

Trả lời:

- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- Xen canh là trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian ngắn để tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

- Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 02 phút)

Phá rừng là nguyên nhân cơ bản nhất gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho Trái Đất như: Ô nhiễm môi trường, đất đai bị xói mòn, khô hạn, bão lụt, nhiều loại động vật và thực vật bị tiêu diệt. Nhưng làm thế nào để con người có nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của rừng trong cuộc sống và sản xuất. Hôm nay, cô cùng các em sẽ chuyển sang “Chương II: Kỹ thuật gieo trồng và chăm sóc cây rừng”. Bài đầu tiên của chương chúng ta cùng nghiên cứu “ Bài 22: Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.”

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng - Mục tiêu: Biết được vai trò của rừng và trồng rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học theo nhóm.

- Thời gian: 16 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời, kĩ thuật chia nhóm, giao nhiệm vụ.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan, thảo luận nhóm.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV đặt câu hỏi đối với HSKT:

- Hãy kể tên các khu rừng nổi tiếng ở Việt Nam mà em biết?

HS: Cúc Phương, Ba Vì, Cát Bà…

GV: Chiếu hình ảnh và chia lớp thành 6 nhóm tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian 03 phút:

Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?

+ N1và N2: Nghiên cứu Ha, b.

+ N3 và N4: Nghiên cứu Hc, d.

+ N5 và N6: Nghiên cứu He, g.

HS: Thảo luận, cử thư kí, nhóm trưởng trình bày kết quả.

GV: Mời nhận xét, chốt lại.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp lại trồng nhiều cây xanh?

HS: Để làm sạch môi trường.

GV: Phá rừng có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của con người?

HS: Ô nhiễm môi trường, đất xói

I. Vai trò của rừng và trồng rừng:

- Làm sạch môi trường không khí: Hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.

- Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt.

- Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở, giao thông, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu.

- Nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hóa: Bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng, di tích lịch sử, tham quan, dưỡng bệnh.

(3)

mòn…

GV: Rừng có vai trò quan trọng. Vì vậy, rừng cần được bảo vệ.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta - Mục tiêu: Biết được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 15 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, trực quan.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Chiếu biểu đồ về mức độ tàn phá

rừng và YCHS quan sát trả lời câu hỏi:

- Em có nhận xét gì về mức độ rừng bị tàn phá từn năm 1943 đến năm 1995?

HS: Rừng bị tàn phá nghiêm trọng.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Rừng bị phá hoại, suy giảm là do các nguyên nhân nào?

HS: Do khai thác lâm sản tự do, bừa bãi, khai thác kiệt nhưng không trồng lại, đốt nương làm rẫy, lấy củi, phá rừng, khai hoang và chăn nuôi.

GV: Em hãy lấy ví dụ về tác hại của việc phá rừng?

HS: Liên hệ, lấy ví dụ.

GV: YCHS nhắc lại vai trò của rừng?

HS: Nhắc lại.

GV: Theo em, trồng rừng để đáp ứng nhiệm vụ gì?

HS: Để thường xuyên phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở địa phương em, nhiệm vụ trồng rừng nào là chủ yếu? Vì sao?

HS: Trồng rừng sản xuất. Vì: Để lấy nguyên, vật liệu phục vụ cho sản xuất và xuất khẩu.

GV: Tích hợp giáo dục đạo đức HS: Có trách nhiệm bảo vệ nguồn tài nguyên rừng.

II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta:

1. Tình hình rừng ở nước ta:

- Trong thời gian qua, rừng ở nước ta đã bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.

2. Nhiệm vụ của trồng rừng:

- Nhiệm vụ của toàn dân phải tham gia trồng cây, gây rừng, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, có trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng.

(4)

C. Luyện tập – Vận dụng: (03 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu:

Câu 1: Tại sao lại nói rừng làm sạch môi trường không khí?

Trả lời: Nói rừng làm sạch môi trường không khí vì: Ở cây xanh diễn ra quá trình quang hợp diễn ra vào ban ngày lấy oxi và thải ra khí cacbonic.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và học thuộc nội dung “Ghi nhớ/SGK/T56”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng.”

V. Rút kinh nghiệm:

Ngày soạn: 5/11/2020 Tiết: 20 Ngày dạy: 14/11

Bài 23:

LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được những yêu cầu cơ bản của việc chọn đất lập vườn ươm cây rừng.

- Biết được cách phân chia vườn ươm cây rừng nhằm tận dụng đất đai.

- Biết được trình tự các bước và yêu cầu kỹ thuật của mỗi bước trong quy trình làm đất vườn ươm cây rừng.

- Biết cách làm luống đất để gieo hay ươm cây rừng, cách làm bầu đất để gieo hạt cây rừng.

2. Về kỹ năng:

- Hình thành kỹ năng lập kế hoạch vườn ươm và làm bầu vườn ươm cây hay hạt.

3. Về thái độ:

- Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.

* Đối với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức: Yêu cây rừng, có ý thức chăm sóc cây rừng.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp – Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan.

(5)

- Phương pháp thuyết trình.

- Phương pháp đàm thoại.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 02 phút)

2. Kiểm tra bài cũ:

Câu hỏi: Rừng và trồng rừng có vai trò gì trong đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường của xã hội?

Trả lời:

- Rừng và trồng rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất...

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: ( 03 phút)

Trong trồng trọt nói chung, trong lâm nghiệp nói riêng việc tạo giống cây tốt có vai trò rất quan trọng. Vậy làm thế nào để có được cây giống tốt thì hôm nay cô cùng các em sẽ nghiên cứu “ Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng - Mục tiêu: Biết được điều kiện lập vườn gieo ươm cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc mục I/SGK và hỏi:

- Muốn lập vườn gieo ươm cần thỏa mãn những điều kiện gì? Vì sao?

HS: Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có sâu bệnh hại, độ pH từ 6 đến 7, mặt đất bằng hay hơi dốc để cây con phát triển tốt, gần nguồn nước và nơi trồng rừng để giảm công chi phí.

GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bài.

HS: Ghi bài.

GV: Nếu đất có độ chua nhiều ta phải làm thế nào để đạt yêu cầu gieo trồng.

HS: Phải cải tạo đất.

GV: Theo em, xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp gì để ngăn chặn trâu, bò phá hại?

HS: Làm tường rào.

I. Điều kiện lập vườn gieo ươm:

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

- Độ pH từ 6 đến 7.

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Gần nguồn nước hay nơi trồng rừng.

(6)

* Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình kỹ thuật làm đất gieo ươm cây rừng - Mục tiêu: Biết được quy trình kỹ thuật làm đất gieo ươm cây rừng

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình.

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Em hãy kể tên các công việc làm đất

gieo ươm cây rừng?

HS: Dọn cây hoang dại, làm đất tơi xốp, tạo nền đất.

GV: Em hãy nêu quy trình kỹ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp?

HS: Trải qua 5 quy trình kỹ thuật.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Đối với loại đất chua và có ổ sâu bệnh cần xử lí như thế nào?

HS: Đất chua bón vôi bột, diệt ổ sâu bệnh bằng thuốc phòng trừ sâu bệnh.

II. Làm đất gieo ươm cây rừng:

- Đất hoang hay đã qua sử dụng ->

Dọn cây hoang dại -> Cày sâu, bừa kỹ khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại -> Đập và san phẳng đất -> Đất tơi xốp.

C. Luyện tập – Vận dụng: (03 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu.

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T59”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (02 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.”

V. Rút kinh nghiệm:

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nát vỏ mới dễ hút nước. Hạt cây rừng có vỏ dày cần cắt đôi vỏ mới dễ

Nếu đất có độ chua nhiều, đất sét ta phải làm gì để đạt yêu cầu gieo trồng.. Phải cải

- Bảo vệ và chăm sóc luống bầu đất mới gieo hạt bằng rơm, rác mục cành lá tươi cắm trên luống…. - Tưới ẩm bầu đất bằng bình

Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu về khảo nghiệm hiệu lực của một số loại thuốc hóa học trong phòng trừ bệnh thối cổ rễ cây mỡ ở các công thức khác nhau so với

• Caàn duøng caùc phöông phaùp phuø hôïp laøm meàm lôùp voû ñeå haït deã thaám nöôùc vaø maàm deã chui qua voû haït, kích thích maàm phaùt trieån nhanh, ñeàu, dieät

Khám phá 1 trang 13 Công nghệ lớp 7: Quan sát và nêu tên, mục đích của các công việc làm đất trồng cây tương ứng với mỗi ảnh trong Hình 2.2.. Lên luống - Dễ chăm sóc

* Thí nghiệm 2: chứng minh không khí có ở trong chỗ rỗng của mọi vật:.. * Thí nghiệm 1: chứng minh không khí có ở

Công thức 3 hạt được gieo vào vụ Xuân, là thời điểm mà thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng của cây, cũng như sự nảy mầm của hạt, nhưng kết quả cho thấy tuy