• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Tràng Lương. #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{wid"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 13/11/2020 Tiết: 21 Ngày dạy:18/11

Bài 24:

GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

I. Mục tiêu bài học:

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được các cách tác động làm cho hạt cây rừng có tỉ lệ nảy mầm cao.

- Biết được thời vụ gieo hạt ở mỗi vùng của nước ta và trình tự các bước, yêu cầu kỹ thuật trong mỗi bước của quy trình gieo hạt cây rừng.

- Biết được các công việc và mục đích của mỗi công việc trong quá trình chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

2. Về kỹ năng:

- Giải thích được sở khoa học của mỗi cách tác động kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

- Hình thành kỹ năng gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

3. Về thái độ:

- Tham gia tích cực vào việc trồng, chăm sóc cây ở vườn trường hay vườn gia đình để phát triển cây ăn quả hay cây lấy gỗ, góp phần tạo sản phẩm, cải thiện môi trường sinh thái.

* Riêng với HSKT: Chú ý nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ.

* Giáo dục đạo đức: Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận, đúng quy trình kỹ thuật, chịu khó, tỉ mỉ, chăm sóc cây thường xuyên.

4. Năng lực, phẩm chất có thể hình thành cho học sinh:

- Năng lực chung: Tự học, giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, hợp tác, giải quyết vấn đề, tự quản lí...

- Năng lực bộ môn: Năng lực liên hệ và vận dụng thực tế.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học, tích hợp kiến thức môn vật lí, môn địa lí…

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ, kiến thức có liên quan đến bài học…

III. Phương pháp- Kĩ thuật dạy học:

- Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp đàm thoại.

- Kĩ thuật hỏi và trả lời.

- Kĩ thuật đặt câu hỏi.

IV. Tiến trình bài giảng - Giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 01 phút) 2. Kiểm tra bài cũ: ( 05 phút)

Câu hỏi: Muốn lập vườn gieo ươm cây rừng phải thoả mãn các điều kiện gì?

Trả lời: Muốn lập vườn gieo ươm cây rừng phải thoả mãn các điều kiện:

(2)

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

- Độ pH = 6->7

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Gần nguồn nước hay nơi trồng rừng.

3. Giảng bài mới:

A. Hoạt động khởi động: (02 phút)

Gieo hạt là khâu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống, tới tỉ lệ sống và phát triển của cây con. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng”.

B. Các hoạt động tìm hiểu nội dung bài học:

* Hoạt động 1: Tìm hiểu các biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm - Mục tiêu: Biết và phân biệt được các biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 12 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS nghiên cứu SGK, kết hợp liên

hệ thực tế và hỏi:

- Em hãy kể tên các biện pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm?

HS: Đốt hạt, tác động bằng lực, kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

GV: Đối với hạt giống nào thì sẽ tiến hành đốt hạt?

HS: Hạt có vỏ cứng, dày, khó hút nước.

GV: Khi đốt hạt phải đảm bảo yêu cầu gì?

HS: Không làm cháy hạt.

GV: Sau khi đốt phải làm gì để kích thích hạt nảy mầm?

HS: Phải trộn hạt với tro để ủ, vẩy nước cho hạt ẩm.

GV: Với loại hạt nào tiến hành tác động bằng lực?

HS: Hạt vỏ dày, khó thấm nước.

GV: YCHS quan sát H37/SGK và hỏi:

- Bức tranh đó nói lên nội dung gì?

HS: Chặt một đầu hạt trám.

GV: Người ta sẽ tác động một lực như thế nào lên hạt?

HS: Gõ hoặc khía.

GV: Em hãy lấy ví dụ minh hoạ kích thích hạt nảy mầm?

I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm:

- Đốt hạt.

- Tác động bằng lực.

- Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

=> Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật xử lý hạt giống trước khi gieo:

Làm mềm lớp vỏ dày và cứng để dễ thấm nước và mầm dễ chui qua vỏ hạt, kích thích mầm phát triển nhanh, đều, diệt trừ mầm mống sâu, bệnh.

(3)

HS: Keo lá tràm, gấc ngâm ở t = 50oC.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GVMR: Việc kích thích hạt giống cây rừng trước khi gieo sẽ giúp hạt nảy mầm nhanh, đều.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu thời vụ và quy trình gieo hạt

- Mục tiêu: Biết được khoảng thời gian và các bước gieo trồng hạt giống cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 10 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Muốn hạt giống cây rừng có tỷ lệ nảy

mầm cao và giảm công chăm bón cần phải chú ý điều gì?

HS: Gieo trồng đúng thời vụ và đúng quy trình kỹ thuật.

GV: Thời vụ gieo hạt giống cây rừng ở nước ta vào tháng nào?

HS: T11, 1, 2, 3.

GV: Nhận xét, bổ sung, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Để hạt có tỷ lệ nảy mầm cao khi gieo hạt cần làm những việc gì?

HS:

+ Gieo hạt: Vãi đều hạt trên mặt luống.

+ Lấp đất: Để hạt giữ được độ ẩm, tránh côn trùng ăn.

+ Che phủ: Để giữ ẩm cho đất và hạt.

+ Tưới nước: Cung cấp độ ẩm cho hạt.

+ Phun thuốc trừ sâu: Diệt trừ côn trùng ăn hạt.

+ Bảo vệ luống.

GV: Chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao phải bảo vệ luống?

HS: Để phòng trừ sâu, bệnh, chống chuột, côn trùng ăn hại và hại cây mầm.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã tiến hành gieo trồng cây rừng như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời: Chú ý về thời vụ và quy trình gieo trồng.

II. Gieo hạt:

1. Thời vụ gieo hạt:

- Miền Bắc: T11 – T2 năm sau - Miền Trung: T 1 – T2

- Miền Nam: T2 – T3.

2. Quy trình gieo hạt:

- Gieo hạt => Lấp đất => Che phủ

=> Tưới nước => Phun thuốc trừ sâu, bệnh => Bảo vệ luống gieo.

(4)

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng - Mục tiêu: Hiểu được kỹ thuật chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Dạy học cả lớp.

- Thời gian: 12 phút.

- Kĩ thuật dạy học: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật hỏi và trả lời...

- Phương pháp dạy học: Đàm thoại, thuyết trình...

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS quan sát H38/ SGK:

- Có những công việc gì để chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?

- Em hãy cho biết tác dụng của các công việc đó?

HS:

+ Làm giàn che: Giảm bớt ánh nắng.

+ Tưới nước: Cây con đủ ẩm.

+ Xới xáo, làm cỏ: Đất tơi xốp, diệt cỏ.

+ Phun thuốc trừ sâu, bệnh.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Ở gia đình và địa phương em còn có các biện pháp chăm sóc nào khác?

HS: Liên hệ, trả lời: Tỉa cây,…

GV: Hạt nứt nanh, đem gieo nhưng tỷ lệ nảy mầm thấp.Vậy, do nguyên nhân nào?

HS: Chăm sóc chưa hợp lý, tưới nước không đều, hạt khô không mọc được, do côn trùng, sâu, bệnh phá hại.

GV: Ở gia đình và địa phương em đã tiến hành chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng như thế nào?

HS: Liên hệ, trả lời.

III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng:

- Để hạt nảy mầm nhanh và cây sinh trưởng tốt phải tiến hành chăm sóc vườn gieo ươm.

- Công việc chăm sóc vườn gieo ươm: Che mưa, nắng, tưới nước, bón phân, làm cỏ, xới đất, phòng trừ sâu bệnh, tỉa cây để điều chỉnh mật độ.

C. Luyện tập – Vận dụng: (02 phút)

- Giáo viên đặt một số câu hỏi củng cố bài học để học sinh khắc sâu:

Câu 1: Em hãy kể tên các hạt giống cây rừng mà em biết?

Trả lời: Hạt trám, hạt keo, hạt thông, hạt bạch đàn...

- Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung phần “Ghi nhớ/SGK/T62”.

- Giáo viên nhận xét giờ học, cho điểm vào sổ đầu bài.

D. Hướng dẫn về nhà - Chuẩn bị bài: (01 phút) - Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 26: Trồng cây rừng.”

V. Rút kinh nghiệm:

(5)

………

………

………

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nát vỏ mới dễ hút nước. Hạt cây rừng có vỏ dày cần cắt đôi vỏ mới dễ

Nếu đất có độ chua nhiều, đất sét ta phải làm gì để đạt yêu cầu gieo trồng.. Phải cải

- Bảo vệ và chăm sóc luống bầu đất mới gieo hạt bằng rơm, rác mục cành lá tươi cắm trên luống…. - Tưới ẩm bầu đất bằng bình

• Caàn duøng caùc phöông phaùp phuø hôïp laøm meàm lôùp voû ñeå haït deã thaám nöôùc vaø maàm deã chui qua voû haït, kích thích maàm phaùt trieån nhanh, ñeàu, dieät

- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và duy trì - Năm 2: Thu hạt những cây tốt gieo thành dòng, lấy những dòng tốt nhất thu lấy hạt hợp thành..

- Năm 1: Gieo hạt giống đã phục tráng và duy trì - Năm 2: Thu hạt những cây tốt gieo thành dòng, lấy những dòng tốt nhất thu lấy hạt hợp thành..

Vì lúc ấy trời rất rét. Nếu đem gieo những hạt giống nảy mầm rồi sẽ chết rét... Năm hạt đem gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt kia ông ngâm nước ấm, gói vào khăn,

Ảnh hưởng của thời gian xử lý hạt đến chất lượng cây giống bạch chỉ khi xuất vườn Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý hạt đến chất lượng cây giống, đề tài