• Không có kết quả nào được tìm thấy

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO ƯƠM ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO ƯƠM ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU "

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ GIEO ƯƠM ĐẾN TỶ LỆ SỐNG CỦA CÂY SA MỘC DẦU

(Cunninghamia konishii Hayata)

TRONG

GIAI ĐOẠN VƯỜN ƯƠM TẠI HÀ GIANG

Hồ Ngọc Sơn*, Nguyễn Thị Thu Hoàn Trường Đại học Nông Lâm – ĐH Thái Nguyên

TÓM TẮT

Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ gieo ươm đến sinh trưởng cây con Sa mộc dầu tại vườn ươm tỉnh Hà Giang được bố trí theo 3 công thức thí nghiệm tương ứng với 3 thời vụ là: Vụ Thu (tháng 9), vụ Đông (tháng 11) và vụ Xuân (tháng 2), kết quả cho thấy ở vụ Đông cây có tỷ lệ sống cao nhất là 57,8%; vụ Thu với tỷ lệ là 47,8%; thấp nhất là vụ xuân có tỷ lệ sống đạt là 27,8%. Ở vụ Đông cây con có tốc độ tăng trưởng chiều cao là cao nhất (8,30 cm) và đường kính gốc là cao nhất (0,18 cm). Tổng hợp các chỉ tiêu theo dõi cho thấy gieo hạt vào đầu vụ Đông hạt có sức nảy mầm tốt hơn.

Từ khóa: Thời vụ, gieo ươm, Sa mộc dầu, tỷ lệ sống, ảnh hưởng

MỞ ĐẦU*

Sa mộc dầu có tên khoa học là (Cunninghamia konishii Hayata), thuộc họ Bụt mọc (Taxodiaceae) là một trong số loài cây lá kim ở Việt Nam, có phân bố tự nhiên ở vùng núi cao thuộc các tỉnh phía bắc và miền trung Việt Nam. Đây là loại cây gỗ lớn, thớ gỗ đẹp và đặc biệt là có chứa tinh dầu trong các thành phần của cây, thường mọc trên các đỉnh núi đá có độ cao từ 500 – 1500 m so với mặt nước biển. Sa mộc dầu bắt đầu ra hoa vào tháng 1-2, kết quả vào tháng 9-10. Hạt bắt đầu thu hái từ lúc quả chín từ tháng 9-12 [3].

Tại tỉnh Hà Giang, cây Sa mộc dầu phân bố tự nhiên ở các huyện Vị Xuyên, Hoàng Su Phì và Quản Bạ. Trong những năm gần đây, trước nguy cơ khai thác lấy gỗ dẫn đến loài cây này có thể bị tuyệt chủng. Trong những năm vừa qua, đã có một số công trình nghiên cứu về nhận giống cây bản địa phục vụ bảo tồn nguồn gen như: Bách xanh, Pơ mu, Thông đỏ, Re gừng, Vù hương. Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây Sa mộc dầu còn tản mạn, đặc biệt là nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến nhân giống và chăm sóc cây con trong giai đoạn vườn ươm. Vì vậy nghiên cứu “Ảnh hưởng của thời vụ gieo ươm đến khả năng sinh trưởng cây con Sa mộc dầu trong gian

*Tel: 0976 501716

đoạn vườn ươm tại Hà Giang” là cần thiết nhằm tìm ra thời vụ gieo ươm thích hợp nhất để nâng cao tỷ lệ sống của cây con trong giai đoạn vườn ươm.

ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu là cây Sa mộc dầu, nhân giống từ hạt, được thử nghiệm gieo ươm theo mùa vụ khác nhau tại vườn ươm tỉnh Hà Giang.

Nội dung nghiên cứu:

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ nảy mầm của hạt;

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ sống của cây con Sa mộc dầu;

- Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến sinh trưởng của cây con Sa mộc dầu.

Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên đầy đủ 3 lần lặp, 30 cây/công thức/lần lặp.

Tổng số là 270 cây. Hạt giống sau khi xử lý được tra trực tiếp vào bầu. Thành phần hỗn hợp ruột bầu đồng nhất ở các công thức thí nghiệm, vỏ bầu bằng Polyetylen kích thước 9*13 cm, có đáy đục lỗ hai bên, các công thức thí nghiệm như sau:

- Công thức 1 gieo hạt vào vụ Thu (tháng 9);

(2)

- Công thức 2 gieo hạt vào vụ Đông (tháng 11);

- Công thức 3 gieo hạt vào vụ Xuân (tháng 2).

Phương pháp theo dõi thí nghiệm

Trong thời gian bố trí thí nghiệm, các công thức thí nghiệm được bố trí hoàn toàn trong vườn ươm không có lưới che, không áp dụng che sáng. Các biện pháp chăm sóc khác như:

Tưới nước, làm cỏ, phá váng được áp dụng đồng nhất. Các chỉ tiêu theo dõi như: Tỷ lệ nảy mầm, tỷ lệ sống, sinh trưởng về Doo, Hvn

được đo đếm định kỳ 10 ngày/lần cho đến 90 ngày (cuối đợt thí nghiệm). Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê trong lâm nghiệp bằng phần mềm Excel.

Phương pháp xử lý số liệu

* Phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo dõi Từ các số liệu ngoại nghiệp đề tài tiến hành tính toán các chỉ tiêu theo công thức sau:

- Tỷ lệ sống, tỷ lệ nảy mầm:

Trong đó: C%: Tỷ lệ sống, n: Số cây sống, N:

Tổng cây số gieo hạt.

- Chiều cao trung bình của cây ở mỗi công thức:

Trong đó: HvnTB: Là chiều cao trung bình của cây. ∑h: Là tổng số đo chiều cao các cây.

M: là tổng số cây.

- Đường kính trung bình của cây ở mỗi công thức:

Trong đó: ∑d: Là tổng số đo đường kính các cây; M: là tổng số cây.

- Tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn:

Trong đó: X: Là tỷ lệ xuất vườn (%), x: Là số cây đạt tiêu chuẩn (Phẩm chất TB + Tốt), N:

Là tổng số cây gieo hạt

* Kiểm tra thống kê ảnh hưởng của thời vụ đến kết quả thí nghiệm bằng phương pháp phân tích phương sai 1 nhân tố trên phần mềm Excel 7.0 [4].

* Kết quả tìm công thức trội nhất: So sánh trị số sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa theo tiêu chuẩn Student với hiệu của hai giá trị trung bình mẫu lớn thứ nhất và mẫu trung bình lớn thứ hai.

S ni nj X t X

1 , 1 ,

2 m ax 1 m ax

 

Trong đó S” = nVNa là sai tiêu chuẩn ngẫu nhiên. ni và nj: Là dung lượng mẫu ứng với công thức thí nghiệm có số trung bình lớn nhất và thứ hai.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến tỷ lệ nảy mầm của hạt Sa mộc dầu

Kết quả nghiên cứu được thể hiện ở bảng 1 như sau:

Bảng 1. Số cây và tỷ lệ (%) nảy mầm của hạt ở các công thức thí nghiệm Công thức

Thời gian Chỉ tiêu

CT 1 (Vụ thu tháng 9)

CT 2 (Vụ đông tháng 11)

CT 3 (Vụ Xuân tháng 2 )

Tổng số cây thí nghiệm 90 90 90

10 ngày

Tổng số cây mọc 3 lần NL

(Nhắc lại) 33 21 10

Số cây mọc TB của CTTN 11,0 7,0 3,3

Tỷ lệ (%) 36,7 23,3 11,1

20 ngày

Tổng số cây mọc 3 lần NL 39 45 24

Số cây mọc TB của CTTN 13,0 15,0 8,0

Tỷ lệ (%) 43,3 50,0 26,7

30 ngày

Tổng số cây mọc 3 lần NL 45 54 25

Số cây mọc TB của CTTN 15,0 18,0 8,3

Tỷ lệ (%) 50,0 60,0 27,8

Kết quả bảng 1 cho thấy, sau 10 ngày gieo hạt tỷ lệ nảy mầm của 3 công thức có sự khác nhau rõ rệt. Công thức 1 có tỷ lệ cây mọc là cao nhất đạt 36,7% (33/90 cây mọc mầm). Sau 20 ngày thì cả

(3)

3 công thức đều đã tăng số lượng cây nảy mầm. Trong đó công thức 2 có số cây nảy mầm cao nhất với 45 cây đạt tỷ lệ là 50%;

công thức 1 có số cây nảy mầm thấp hơn là 39 cây, đạt tỷ lệ 43,3%; còn công thức 3 chỉ có 24/90 cây nảy mầm với tỷ lệ nảy mầm thấp nhất là 26,7%. Sau 30 ngày tỷ lệ nảy mầm ở công thức 1 và 2 là khá cao 50-60%; công thức 3 đạt tỷ lệ là 27,8%.

Hình 1. Tỷ lệ cây sống ở công thức 1 và công thức 2 sau 30 ngày

Như vậy, ta thấy thời gian nảy mầm ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt và phụ thuộc vào thời vụ gieo hạt. Ở công thức 1 hạt được gieo vào vụ Thu, thời gian này do thời tiết thuận lợi, nên tốc độ nảy mầm của hạt cũng khá nhanh so với công thức khác. Ở công thức 2 hạt được gieo vào vụ Đông khi đó thời tiết đã lạnh hơn, do vậy thời gian nảy mầm

của hạt chậm hơn so với công thức 1, tuy nhiên sau 30 ngày tỷ lệ nảy mầm của hạt đạt tỷ lệ cao nhất là 60% và số cây mầm là 54 cây. Công thức 3 hạt được gieo vào vụ Xuân, là thời điểm mà thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng của cây, cũng như sự nảy mầm của hạt, nhưng kết quả cho thấy tuy đây là thời điểm ra lộc chính của các loài cây trồng trong năm nhưng số hạt nảy mầm thì tỷ lệ sống lại thấp hơn cả, do hạt sau khi thu hái kéo dài thời gian bảo quản sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm.

Hình 2. Thời gian nảy mầm của hạt ở các công thức thí nghiệm

Như vậy khi căn cứ vào thời gian nảy mầm của hạt, ở các công thức có sự khác nhau rõ rệt và phụ thuộc chặt chẽ vào thời tiết, thời gian thu hái và bảo quản hạt giống.

Tỷ lệ sống ở các công thức thí nghiệm Kết quả được tổng hợp vào bảng 2 dưới đây.

Kết quả bảng 2 cho thấy tỷ lệ sống giữa các công thức có sự khác nhau dao động từ 27,8%

đến 57,8%; trong đó công thức 3 có tỷ lệ sống thấp nhất là 27,8%. Một trong những nguyên nhân là do công thức 3 tiến hành gieo hạt vào chính vụ Xuân, khi đó thời tiết lạnh và khô hanh nên sự vận chuyển nước và khoáng chất từ dưới lên bộ phận của cây kém, bệnh hại phát triển, nguồn giống được bảo quản sau một thời gian nên năng lực nảy mầm thấp, đó là nguyên nhân làm giảm tỷ lệ sống của cây ở cuối đợt thí nghiệm.

Bảng 2. Kết quả nghiên cứu về tỷ lệ sống ở cuối đợt thí nghiệm Công thức TN Số cây TN Tổng số cây sống 3 lần

NL (cây)

Số cây sống TB ở các

CTTN (cây) Tỷ lệ (%)

CT 1 90 43 13,3 47,8

CT 2 90 52 17,3 57,8

CT 3 90 25 8,3 27,8

Tổng 270 120

(4)

Hình 3. Tỷ lệ sống Sa mộc dầu cuối đợt thí nghiệm Kết quả phân tích phương sai cho thấy F tính

= 63,0 > F05 = 5,143 (Fcrit) chứng tỏ thời vụ khác nhau có ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây con. Điều này nghĩa là việc phân cấp công thức thí nghiệm là có ý nghĩa. Kết quả tìm công thức trội nhất: Tính toán có giá trị t

= 7,54. Tra bảng Student ta có t0,05 = 2,4469 {với

= 0,05 và bậc tự do k = 3(3-1) = 6}.

Ta thấy t > t 0,05, điều này có nghĩa là công thức 2 (được gieo hạt vào vụ đông) có ảnh hưởng trội nhất.

Kết quả đánh giá tăng trưởng chiều cao và đường kính cây con

Kết quả theo dõi được tổng hợp vào bảng 3.

Bảng 3. Tăng trưởng chiều cao và đường kính của cây Sa mộc dầu

Công thức Doo (cm) Hvn (cm)

CT 1 0,123 6,97

CT 2 0,177 8,30

CT 3 0,097 5,45

Dẫn liệu bảng trên cho thấy Doo ở lần đo cuối đợt thí nghiệm biến động từ 0,097-0,177 cm.

Đối với sinh trưởng chiều cao công thức 2 cho giá trị cao nhất (đạt 8,3 cm), tiếp đến là công thức 1 (đạt 6,97 cm) và thấp nhất là công thức 3 (đạt 5,45 cm).

* Kết quả phân tích phương sai cho thấy giá trị F tính (Hvn)=17,77 > F05 = 5,1433 (Fcrit), F tính (Doo) = 5,3950 > F05 = 5,1433 (Fcrit), chứng tỏ thời vụ khác nhau có ảnh hưởng đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây con Sa mộc dầu. Công thức trội nhất: Vì thời vụ gieo hạt khác nhau có ảnh hưởng khác nhau đến sinh trưởng chiều cao và đường kính cây.

Kết quả tính toán t (Hvn) = 26,05, t (Doo) = 387,7, tra bảng Student ta có t0,05 = 2,4469 {với

= 0,05 và bậc tự do k = 3(3-1) = 6}.

Ta thấy t > t0,05, điều này có nghĩa là công thức 2 (được gieo hạt vào vụ Đông) có ảnh hưởng trội nhất.

Hình 4. Đo đường kính và chiều cao cây Sa mộc dầu Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây con Sa mộc dầu

Để đánh giá cây đạt tiêu chuẩn xuất vườn cần phải dựa vào nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Vì vậy việc đánh giá tình hình sinh trưởng có một ý nghĩa quan trọng. Kết quả đánh giá chung về tình hình sinh trưởng được tổng hợp vào bảng 4.

Số liệu bảng 4 ta thấy: Công thức 1 có các chỉ tiêu đạt ở mức khá: Đường kính đạt 0,123 cm, chiều cao mầm là 6,97 cm. Công thức 2: Các chỉ tiêu đạt ở mức cao nhất, đường kính đạt 0,177 cm, chiều cao mầm là 8,3 cm. Công thức 3 các chỉ tiêu đạt ở mức thấp: Đường kính chỉ đạt 0,297 cm, chiều cao là 5,45 cm.

Công thức này được gieo hạt vào vụ xuân (đầu vụ) có các chỉ số thấp nhất. Như vậy ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng của cây Sa mộc dầu gieo hạt là rất rõ rệt.

(5)

Bảng 4. Đánh giá tình hình sinh trưởng của cây con Sa mộc dầu

Công thức Đường kính (cm) Chiều cao (cm) Tình hình sinh trưởng (%)

Tốt TB Xấu

CT 1 0,123 6,97 34,9 34,9 30,2

CT 2 0,177 8,3 48,1 26,9 25,0

CT 3 0,097 5,45 24,0 40,0 36,0

KẾT LUẬN

Hạt cây Sa mộc dầu gieo vào vụ đông cho tỷ lệ sống cao nhất là 57,8%; tiếp đó là công thức gieo hạt vào vụ Thu đạt tỷ lệ là 47,8%;

thấp nhất là công thức gieo hạt vào vụ Xuân với tỷ lệ sống là 27,8%. Có sự khác nhau về sinh trưởng chiều cao và đường kính ở các công thức, trong đó công thức có tốc độ tăng trưởng chiều cao là cao nhất (8,3 cm) và đường kính gốc (0,18 cm) so với tất cả các công thức thí nghiệm. Đây là cơ sở khoa học để lựa chọn thời vụ gieo hạt cây Sa mộc dầu đạt tỷ lệ này mầm và tỷ lệ sống cao nhất đáp ứng được mục đích chính của công tác nhân giống.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (2007), Sách Đỏ Việt Nam, Phần II-Thực vật, Nxb Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội, tr. 530-531.

2. Chính phủ (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quí, hiếm, Hà Nội, Ngày 30 tháng 3 năm 2006.

3. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Giáo trình thực vật rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Ngô Kim Khôi (2001), Tin học ứng dụng trong lâm nghiệp, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Sở NN&PTNT tỉnh Hà Giang (2016), Hồ sơ công nhận cây mẹ Sa mộc dầu.

SUMMARY

STUDY ON THE EFECTS OF SOWING TIME TO GROWTH OF

CUNNINGHAMIA KONISHII HAYATA SEEDLINGS IN HAGIANG PROVINCE Ho Ngoc Son*, Nguyen Thi Thu Hoan TNU - University of Agriculture and Forestry This study was designed with 3 treatments for three different seasons: Autumm (September), Winter (November) and Spring (February). Study results have shown that sowing seeds in the Winter produced the highest survival rate (57.8%), while sowing in the Spring produced the lowest rate (27.8%), and Autumm (47.8%). Seedlings of the Winter sowing also had highest height and stump diameter growth rate (8.30 cm and 0.18 cm respectively). As a result, the rate of mature seedlings for plantation in the winter sowing is highest (75%) and lowest for the spring sowing seedlings (64%). The study results provide important information for developing a technical guideline for seedling multiplying.

Key words: Season, sowing, cunninghamia konishii Hayata, survival rate, effect

Ngày nhận bài: 21/9/2017; Ngày phản biện: 06/11/2017; Ngày duyệt đăng: 30/01/2018

*Tel: 0976 501716

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống đậu tương ĐT51 tại Thái Nguyên.. PHƯƠNG PHÁP

- Các thời vụ khác nhau đã ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương Cúc bóng vụ Xuân 2019 như: chiều cao cây, số cành

Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh

Ảnh hưởng của thời gian xử lý hạt đến chất lượng cây giống bạch chỉ khi xuất vườn Để đánh giá ảnh hưởng của thời gian xử lý hạt đến chất lượng cây giống, đề tài

Trong khuôn khổ đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống và phát triển các loài dược liệu trong danh mục ưu tiên của tỉnh Hà Giang”, nhóm tác giả đã tiến

Hoạt độ hai enzym catalase và peroxidase của cây lan Dendrobium lùn dưới ảnh hưởng của NPK lần đầu tiên được công bố trong nghiên cứu này.. Ảnh hưởng của các chế

Keywords: Platycodin grandiflorum (Jacq.) A.. Cát cánh trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ đông xuân và có hoa quả về

Với sự tác dụng của các phương pháp vật lý trị liệu có hiệu quả giãn cơ, giảm đau, chống viêm, kết hợp với các bài tập vận động khớp vai giúp người bệnh phục hồi tầm