• Không có kết quả nào được tìm thấy

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH, BẠCH TRUẬT

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH, BẠCH TRUẬT "

Copied!
6
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA THỜI VỤ ĐẾN NĂNG SUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG DƯỢC LIỆU CÁT CÁNH, BẠCH TRUẬT

TRỒNG TẠI HUYỆN BÁT XÁT, TỈNH LÀO CAI

Nguyễn Thị Tần1*, Trần Danh Việt2, Đào Văn Núi2

1Phân hiệu Đại học Thái Nguyên tại tỉnh Lào Cai

2Trung tâm Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội- Viện Dược liệu

TÓM TẮT

Nghiên cứu về thời vụ trồng cây Cát cánh và Bạch truật đã được tiến hành tại Bát Xát, Lào Cai.

Thí nghiệm một nhân tố, được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm 10m2.Tiến hành theo dõi và lấy số liệu ở 30 cây/ô, lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc. Thí nghiệm thời vụ với 2 công thức gieo hạt: 15/8 và 05/11; Cây cát cánh cho năng suấtdược liệu đạt cao nhất vào 5/11 (3,29 tấn/ha) và cho năng suất hoạt chất Platycodin D cao, đạt 7,57 kg/ha. Cây Bạch truật gieo vào đầu tháng 11 cây sinh trưởng tốt và năng suất dược liệu đạt cao nhất (2,57 tấn/ha) và cho năng suất hoạt chất Atractylenolid cao, đạt 0,69 kg/ha.

Từ khóa: Cát cánh, Bạch truật, thời vụ, Bát Xát, Lào Cai

Ngày nhận bài: 16/11/2018;Ngày hoàn thiện: 20/12/2018;Ngày duyệt đăng: 31/12/2018

RESEARCH ON THE EFFECTS OF THE TIME TO THE YIELD AND QUALITY OF PHARMACEUTICAL MATERIAL PLATYCODIN GRANDIFLORUM (JACQ.) A. DC.), ATRACTYLODES MACROCEPHALA

KOIDZ. PLANTED IN BAT XAT, LAO CAI

Nguyen Thi Tan1*, Tran Danh Viet2, Dao Van Nui2

1Thai Nguyen University, Lao Cai Campus

2Research Centre for Medicinal Plants (RCMP) – National Institute of Medicinal Materials (NIMM)

ABSTRACT

Study on the season of Platycodin grandiflorum (Jacq.) A. DC.) and Atractylodes macrocephala Koidz. planted in Bat Xat, Lao Cai. Seasonal experiment with 2 sowing recipes: August 15 and November 5; Platycodin grandiflorum (Jacq.) A. DC.) yielded the highest in November 5 (3.29 tons / ha) and gave high Platycodin D active yield of 7.57 kg/ ha. Atractylodes macrocephala Koidz. is sown in early November, plants grew well and yield has reached highest (2.57 tons / ha) and yield high Atractylenolid active ingredients, reaching 0.69 kg/ha.

Keywords: Platycodin grandiflorum (Jacq.) A. DC.), Atractylodes macrocephala Koidz., seasonal, Bat Xat-Lao Cai

Received: 16/11/2018; Revised: 20/12/2018;Approved: 31/12/2018

* Corresponding author. Email: nguyentan178@gmail.com

(2)

MỞ ĐẦU

Hai cây dược liệu Cát cánh và Bạch truật đã được nhập về Việt Nam từ những năm 1960 của thế kỷ trước và được trồng ở nhiều nơi trong cả nước. Cả hai cây Cát cánh và Bạch truật đều thích ứng với độ cao 1000 m trở lên, nơi có khí hậu mát quanh năm, mưa nhiều với vũ lượng từ 1.600 – 2.000 mm /năm, phù hợp với đất feralit đỏ vàng [1].

Cát cánh trồng vào thời kỳ có nhiệt độ thấp để cây sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ đông xuân và có hoa quả về mùa hè.Sook Young Lee và cs đã nghiên cứu biến động theo mùa của hàm lượng saponin trong rễ cát cánh. Bốn saponin quan trọng: deapioplatycoside E, platycoside E, platycodin D3 và platyconic acid đã được phân tíchtừ rễ của cây Cát cánh thu ở các thời gian trồng khác nhau. Các kết quả cho thấy thời điểm thu hoạch nên cân nhắc đến sự tích lũy các saponin, sự tích lũy các hoạt chất này đạt tối đa có thể vào tháng 5 hoặc tháng 8 [2].

Tại Trung Quốc, cây Bạch truật được trồng ở tỉnh Triết Giang, lượng mưa hàng năm ở đây 1.220 - 1.500mm, nhiệt độ trung bình hàng năm 16 - 18oC [3]. Cây Bạch truật được trồng vào tháng 11 - 12 năm trước và thu hoạch vào tháng 8 - 9 năm sau [4].

Tại Lào Cai, hai cây này được trồng tại Sa Pa, Bát Xátvà Bắc Hà. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tại Sa Pa diện tích bị thu hẹp do phải nhường quỹ đất cho mục đích khác. Việc nghiên cứu tìmra những vùng đất thích hợp để phát triển hai loại dược liệu này là rất cần thiết.Một số xã vùng cao của huyện Bát Xát, Lào Cai có điều kiện tiểu khí hậu thích hợp trồng nhiều loại dược liệu khác nhau, nhất là các loài dược liệu có xuất xứ từ phía Bắc. Bên cạnh đó, nghiên cứu về thời vụ là cơ sở lựa chọn mùa vụ trồng sao cho thu được năng suất và chất lượng dược liệu cao, do vậy chúng tôi tiến hành “Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu cát cánh, bạch truật tại Bát Xát- Lào Cai”.

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU

Đối tượng: Loài Cát cánh (Platycodin grandiflorum (Jacq.) A. DC.) và loài Bạch truật (Atractylodes macrocephala Koidz.) Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại thôn Lao Chải, xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Thời gian nghiên cứu: Thời gian tiến hành:

từ tháng 8/1017 đến 11/2018.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Nghiên cứu về thời vụ trồng cây Cát cánh gồm 2 công thức: CT1- Gieo hạt ngày 15/8; CT2- Gieo hạt ngày 5/11.

Yếu tố phi thí nghiệm: Mật độ trồng: 25 vạn cây/ha, trồng khoảng cách: 20 x 20 cm.

Lượng phân bón cho 1 ha là: phân chuồng hoai mục 20 – 25 tấn, lân supe 200 kg, đạm urê 270 kg và kali clorua 100 kgvà các biện pháp chăm sóc như nhau [5].

Thí nghiệm 2: Nghiên cứu về thời vụ trồng cây Bạch truật gồm 2 công thức: CT1 - Gieo hạt ngày 15/8; CT2 - Gieo hạt ngày 5/11.

Yếu tố phi thí nghiệm: Mật độ trồng 25 vạn cây /ha với khoảng cách 20 x 20 cm. Lượng phân bón cho 1 ha là: phân chuồng hoai mục 27 tấn, lân supe 540 kg, đạm urê 405 kg và kali sunfat 270 kgvà các biện pháp chăm sóc như nhau [6].

Phương pháp bố trí và theo dõi thí nghiệm:

Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng (Nguyễn Thị Lan và Phạm Tiến Dũng), thí nghiệm một nhân tố gồm 2 công thức được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại. Diện tích ô thí nghiệm 10m2. Theo dõi và lấy số liệu ở 30 cây/ô, lấy mẫu theo 5 điểm chéo góc.

Đánh giá chất lượng dược liệu: Định lượng hoạt chất chính bằng phương pháp HPLC tại Khoa hóa phân tích – Viện Dược liệu.

Các chỉ tiêu theo dõi: Thời gian bắt đầu nảy mầm, nảy mầm, kết thúc nảy mầm; Tỷ lệ nảy mầm (%) = Số hạt nảy mầm x (tổng hạt gieo x10-1); Chiều cao cây (cm): Dùng thước chuyên dụng có độ chính xác 10-1cm để đo, đo từ phần tiếp giáp giữa củ và thân cây đến đỉnh sinh trưởng cao nhất; Đường kính tán

(3)

(cm): Dùng thước chuyên dụng có độ chính xác 10-1cm để đo, đo vị trí trung bình của tán cây; Số lá (lá): Đếm toàn bộ số lá/cây; Chiều dài củ (cm): Dùng thước chuyên dụng có độ chính xác 10-1cm để đo, đo từ phần tiếp giáp giữa củ và thân cây đến chóp củ; Đường kính củ (cm): Dùng thước chuyên dụng có độ chính xác 10-1cm để đo, đo vị trí mặt củ; Khối lượng cá thể (g/cây): Dùng cân chuyên dụng có độ chính xác 10-1g để cân, cân khối lượng củ sau khi đã được xử lý (làm sạch, phơi, sấy khô); Năng suất/ô thí nghiệm (kg/ô TN): Cân toàn bộ khối lượng của ô thí nghiệm; Năng suất lý thuyết (tấn/ha): Khối lượng cá thể x mật độ; Năng suất thực thu (tấn/ha): Năng suất thực thu trên một đơn vị diện tích được quy đổi ra ha. Chất lượng dược liệu cát cánh:

Hàm lượng Platycodin D (%). Chất lượng dược liệu bạch truật: Hàm lượng hoạt chất Atractylenolid (%).

- Phương pháp xử lý số liệu: Kết quả nghiên cứu được xử lý theo phần mềm Excel và chương trình CropStat7.2.

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng dược liệu Cát cánh Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng, phát triểncây Cát cánh

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 1 cho thấy:

Thời gian từ khi gieo đến nảy mầm ở hai thời vụ là 15, 16 ngày, chênh lệch nhau chỉ 1 ngày.

Thời gian từ gieo đến ra hoa và thu hoạch giữa hai thời vụ chênh lệch nhau khá lớn.

Thời vụ gieo là tháng 8 hay tháng 11 năm trước thì đến tháng 5 - 7 năm sau cây mới ra hoa và thu hoạch vào tháng 9 - 10.

Tỷ lệ nảy mầm ở các công thức thí nghiệm thời vụ từ 69,00 đến 78,25%. Cả hai công thức thời vụ đều cho tỷ lệ nảy mầm cao.

Như vậy, thời vụ đã có ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống cát cánh.

Ảnh hưởng của thời vụ tới sinh trưởng của cây Cát cánh

Cát cánh thường gieo thẳng nên thời vụrất ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, giai đoạn đầu nếu gặp điều kiện thuận lợi cây sẽ sinh trưởng tốt, gặp điều kiện bất thuận sẽ ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng của cây. Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng được thu thập khi thu hoạch và tổng hợp vào bảng 2.

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Thời vụ gieo ảnh hưởng khá rõ đến các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, số nhánh và đường kính tán. Thời vụ 2 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn so với TV1.

Các chỉ tiêu sinh trưởng sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Như vậy, thời vụ gieo hạt cây Cát cánh vào 5/11 tại Bát Xát, Lào Cai cho các chỉ tiêu sinh trưởng rất tốt.

Bảng 1. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây Cát cánh

Công thức Thời gian từ khi gieo đến (ngày) Tỷ lệ

nảy mầm Nảy mầm Ra hoa Thu hoạch (%)

TV1 (15/8/2017) 16 220 387 69,00 ± 2,21

TV2 (5/11/2017) 15 188 325 78,25 ± 2,02

Bảng 2. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến sinh trưởng của cây Cát cánh Công thức Chiều cao

(cm)

Đường kính tán (cm)

Số nhánh/cây (nhánh/cây)

TV1 (15/8/2017) 34,83 33,83 5,33

TV2 (5/11/2017) 42,00 41,33 7,00

CV% 6,8 6,8 8,8

LSD0,05 5,89 5,81 1,22

(4)

Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới yếu tố cấu thành năng suất dược liệu Cát cánh

Thời vụ gieo ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của cây, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của dược liệu Cát cánh. Kết quả theo dõi được tổng hợp vào bảng 3.

Bảng 3. Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu Cát cánh Công thức Chiều dài củ

(cm)

Đường kính củ (cm)

Khối lượng cá thể khô

(g/cây)

Tỷ lệ củ tươi/

khô

TV1 (15/8/2017) 12,67 2,90 11,00 5,01

TV2 (5/11/2017) 17,00 3,68 14,83 5,12

CV% 14,6 9,7 10,7 -

LSD0,05 4,89 0,73 3,13 -

Bảng 4. Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới năng suất và chất lượng dược liệu Cát cánh Công thức Năng suất

lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu

(tấn/ha)

Hàm lượng Platycodin D

(%)

Năng suất hoạt chất Platycodin D

(kg/ha)

TV1 (15/8/2017) 3,85 2,46 0,22 5,41

TV2 (5/11/2017) 5,19 3,29 0,23 7,57

CV% - 9,9 - -

LSD0,05 - 0,65 - -

Kết quả nghiên cứu ở bảng 3 cho thấy:

Chiều dài củ Cát cánh giữa 2 thời vụ gieo đạt từ 12,67cm đến 17,00cm, nhưng kết quả xử lý thống kê cho thấy không có sự sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Đường kính củ Cát cánh giữa 2 thời vụ gieo sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Khối lượng cá thể khô giữa hai công thức thời vụ đạt từ 11,00 (g) – 14,83 (g), TV2 đạt cao hơn và sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Như vậy, thời vụ gieo vào đầu 11 cho kết quả các yếu tố cấu thành năng suất Cát cánh cao hơn khi gieo vào 15/8.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới năng suất và chất lượng dược liệu Cát cánh

Kết quả theo dõi tổng hợp ở bảng 4 cho thấy:

Năng suất lý thuyết ở công thức TV2 đạt 5,19 tấn/ha và công thức TV1 đạt 3,85 tấn/ha.

Năng suất thực thu ở công thức TV2 đạt 3,29 tấn/ha cao hơn nhiều so với TV1 chỉ đạt2,46 tấn/ha. Sự sai khác về năng suất thực thu giữa hai công thức thời vụ có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Hàm lượng % Platycodin D trong dược liệu Cát cánh ở hai thời vụ đạt 0,22 và 0,23 cao hơn so với quy định trong chuyên luận Cát cánh của Dược điển Việt Nam V (Hàm lượng Platycodin D không thấp hơn 0,1%).

Hàm lượng % Platycodin D ở hai thời vụ chênh lệch nhau không đáng kể, nhưng năng suất hoạt chất ở hai thời vụ chênh lệch khá lớn, thời vụ gieo hạt vào 5/11 cho năng suất hoạt chất Platycodin D cao hơn.

Như vậy, thời vụ thích hợp nhất để gieo Cát cánh tại Bát Xát, Lào Cai là khoảng đầu tháng 11 dương lịch.

Ảnh hưởng của thời vụ đến sinh trưởng và năng suất, chất lượng dược liệu Bạch truật Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng, phát triểncây Bạch truật

Kết quả nghiên cứu được trình bày trong bảng 5 cho thấy: Thời gian từ khi gieo đến nảy mầm ở hai công thức thời vụ từ 18 - 19 ngày, chênh lệch nhau không nhiều.Thời gian từ gieo đến ra hoa và thu hoạch giữa hai công thức thời vụ chênh lệch nhau khá lớn. Thời vụ gieo vào tháng 8 hay tháng 11 năm trước thì đến tháng 5 - 7 năm sau cây mới ra hoa và thu hoạch vào tháng 10 - 11.

(5)

Bảng 5. Ảnh hưởng của thời vụ đến thời gian sinh trưởng, phát triển cây Bạch truật Công thức Thời gian từ khi gieo đến (ngày) Tỷ lệ nảy mầm

Nảy mầm Ra hoa Thu hoạch (%)

TV1 (15/8/2017) 19 310 420 68,25 ± 1,55

TV2 (5/11/2017) 18 240 365 79,00 ± 2,12

Tỷ lệ nảy mầm ở các công thức thí nghiệm thời vụ từ 68,25 đến 79,00%. Cả hai công thức thời vụ đều đạt tỷ lệ nảy mầm khá cao.

Như vậy, thời vụ đã ảnh hưởng đến thời gian sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ nảy mầm của hạt giống Bạch truật.

Ảnh hưởng của thời vụ tới sinh trưởng của cây Bạch truật

Kết quả đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng khi thu hoạch được tổng hợp vào bảng 6.

Bảng 6. Ảnh hưởng của thời vụ gieo đến sinh trưởng của cây Bạch truật

Công thức Chiều cao (cm) Đường kính tán (cm) Số nhánh/cây (nhánh)

TV1 (15/8/2017) 45,17 27,17 4,83

TV2 (5/11/2017) 53,00 36,67 7,33

CV% 8,2 9,9 13,8

LSD0,05 4,69 7,14 1,90

Kết quả nghiên cứu cho thấy:

Thời vụ gieo ảnh hưởng khá rõ đến các chỉ tiêu sinh trưởng như chiều cao, số nhánh và đường kính tánBạch truật.Thời vụ TV2 cho thấy các chỉ tiêu sinh trưởng vượt trội hơn so với TV1. Các chỉ tiêu sinh trưởng sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Như vậy, thời vụ gieo hạt cây Bạch truật vào 5/11 tại Bát Xát, Lào Cai cho các chỉ tiêu sinh trưởng rất tốt.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới yếu tố cấu thành năng suất dược liệu Bạch truật Thời vụ gieo ảnh hưởng đến quá trình trưởng của cây, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố

cấu thành năng suất và năng suất của dược liệu Bạch truật. Kết quả theo dõi được tổng hợp ở bảng 7 cho thấy:

Chiều dài củ Bạch truật giữa 2 thời vụ sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Trong đó, công thức TV2 có chiều củ dài hơn và đạt 9,6cm.

Đường kính củ Bạch truật giữa 2 thời vụ sai khác không có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

Tỷ lệ củ tươi/khô cũng chênh lệch không đáng kể giữa hai công thức thời vụ.

Như vậy, thời vụ cho các chỉ tiêu yếu tố cấu thành năng suất Bạch truật cao là vào đầu tháng 11 dương lịch.

Bảng 7. Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới yếu tố cấu thành năng suất và năng suất dược liệu Bạch truật Công thức Chiều dài củ

(cm)

Đường kính củ (cm)

Khối lượng cá thể (g/cây)

Tỷ lệ củ tươi/

khô

TV1 (15/8/2017) 7,23 3,33 12,97 3,65

TV2 (5/11/2017) 9,60 3,93 16,50 3,78

CV% 9,5 11,8 8,8 -

LSD0,05 1,81 0,97 2,93 -

Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới năng suất và chất lượng dược liệu Bạch truật Kết quả theo dõi được tổng hợp ở bảng 8 cho thấy:

Công thức TV2 cho năng suất lý thuyết cao hơn công thức TV1 và đạt 3,79 tấn/ha. Năng suất thực thu ở công thức TV1 đạt 1,98 tấn/ha, công thức TV2 đạt cao hơn là 2,57 tấn/ha. Kết quả xử lý thống kê cho thấy năng suất thực thu giữa hai công thức thời vụ sai khác có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy 95%.

(6)

Bảng 8. Ảnh hưởng của thời vụ gieo tới năng suất và chất lượng dược liệu Bạch truật Công thức Năng suất

lý thuyết (tấn/ha)

Năng suất thực thu (tấn/ha)

Hàm lượng Atractylenolid

(%)

Năng suất hoạt chất Atractylenolid

(kg/ha)

TV1 (15/8/2017) 2,98 1,98 0,024 0,48

TV2 (5/11/2017) 3,79 2,57 0,027 0,69

CV% - 8,3 - -

LSD0,05 - 0,42 - -

Hàm lượng % Atractylenolid trong dược liệu bạch truật ở hai thời vụ đạt 0,024 và 0,027, cao hơn quy định trong chuyên luận Bạch truật ở Dược điển Việt Nam V (Hàm lượng Atractylenolid không thấp hơn 0,02%). Năng suất hoạt chất ở hai thời vụ có sựchênh lệch, trong đó thời vụ gieo hạt vào 5/11 cho năng suất hoạt chất Atractylenolid cao hơn.

Như vậy, thời vụ thích hợp để gieo bạch truật cho năng suất, chất lượng tốt tại Bát Xát, Lào Cai là đầu tháng 11.

KẾT LUẬN

Qua các thí nghiệm nghiên cứu về thời vụ trên hai cây Cát cánh và Bạch truật tại Bát Xát, Lào Cai, chúng tôi đưa ra kết luận như sau:

Thời vụ thích hợp để gieo cát cánh và bạch truật là vào đầu tháng 11 dương lịch cây sinh trưởng tốt và năng suất dược liệu đạt cao nhất. Cát cánh đạt 3,29 tấn củ khô/ha, năng suất hoạt chất Platycodin D đạt 7,57 kg/ha.

Bạch truật đạt 2,57 tấn củ khô/havà năng suất hoạt chất Atractylenolid đạt 0,69 kg/ha.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Viện Dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, tập 1.

2. Sook Young Lee, Yi Zi Yan, Mariadhas Valan Arasu, Naif Abdullah Al-Dhabi, Sang Un Park, (2016), Seasonal variation of saponin contents in platycodon grandiflorum, Biosciences Biotechnology Research Asia, March 2016. Vol.

13(1), pp. 119-122;

3. Ban huấn luyện đào tạo dược liệu Trung Quốc, (1965), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb Bắc Kinh (Nguyễn Văn Lan và cộng sự dịch, Nxb Nông nghiệp).

4. Nguyễn Bá Hoạt và cộng sự (1995), “Quy trình kỹ thuật trồng một số cây thuốc”, Nxb Nông nghiệp.

5. Viện Dược liệu (2013), Kỹ thuật trồng cây thuốc, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Viện Dược liệu (2005), Kỹ thuật trồng và sử dụng cây thuốc ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp Hà Nội.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Kết quả nghiên cứu cho thấy mật độ trồng và liều lượng đạm bón đã ảnh hưởng đến chiều cao cây, số cành cấp 1, sâu bệnh, các yếu tố cấu thành năng suất và năng

Kết quả thí nghiệm cho thấy: gà thịt Minh Dư được nuôi với các khẩu phần có bổ sung bột tỏi có mức tăng khối lượng cơ thể cao hơn so với gà thịt Minh Dư không

cho thấy các thời điểm phun GA 3 khác nhau trong thí nghiệm có ảnh hưởng tương tự nhau tới số lượng quả trên cây của cam Sành.. Các nồng độ phun GA 3 có ảnh

Cũng giống như các chỉ tiêu cấu thành năng suất, công thức phân bón PB4 với lượng phân bón lớn, làm cho cây phát triển thân lá tốt, khả năng chống chịu sâu

Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến sinh trưởng và năng suất của giống lúa nếp cạn đặc sản Đổng Đẹo Bụt (Đẩy Đẹo Bụt) canh tác trên đất cạn không chủ động nước

- Các thời vụ khác nhau đã ảnh hưởng đến một số chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống đậu tương Cúc bóng vụ Xuân 2019 như: chiều cao cây, số cành

Đƣờng kính cành hoa của các giống hoa đồng tiền trồng trên nền giá thể khác nhau có sự chênh lệch không đáng kể, sự sai khác không có ý nghĩa ở độ tin cậy

Qua kết quả bảng 1 cho thấy, ảnh hưởng của thời điểm trồng đến tốc độ tăng trưởng chiều dài cây của cây thạch đen tại các công thức thí nghiệm qua các giai đoạn sinh