• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
11
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 5/12/2020 Tiết: 19 Bài 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Xác định được các vai trò của rừng đối với đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường.

- Nêu được thực trạng rừng của nước ta hiện nay về diện tích, độ che phủ, rút ra kết luận về mối quan hệ giữa diện tích rừng che phủ bị giảm và thiên tai xảy ra.

- Nêu được các nhiệm vụ của việc trồng rừng ở nước ta nói chung và ở địa phương nói riêng.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát hình vẽ, đồ thị.

3. Thái độ: Có ý thức trong việc bảo vệ và phát triển rừng, bảo vệ môi trường hiện nay.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng, bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, tranh ảnh, mc, có liên quan đến nội dung bài học, phiếu học tập.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, khăn trải bàn, học tập hợp tác, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình dạy học 1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 4 phút) Câu hỏi:

(2)

Thế nào là luân canh, xen canh, tăng vụ?

- Luân canh là cách tiến hành gieo trồng luân phiên các loại cây trồng khác nhau trên cùng một diện tích.

- Xen canh là trên cùng một diện tích, trồng hai loại hoa màu cùng một lúc hoặc cách nhau một thời gian ngắn để tận dụng diện tích đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng.

- Tăng vụ là tăng số vụ gieo trồng trong năm trên một diện tích đất.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (5’)

GV: Ta đã học xong phần trồng trọt, hôm nay chúng ta sẽ học sang một phần mới không kém phần quan trọng đó là phần Lâm nghiệp. Em hãy liên hệ thực tế để trả lời các câu hỏi sau:

Phiếu học tập:

? Theo em, rừng đem lại những lợi ích gì cho con người và môi trường.

? Kể tên các đồ dùng, thực phẩm, thuốc trong gia đình có nguồn gốc từ rừng.

? Kể tên một số loại cây rừng mà em biết.

HS: Tiếp nhận. Hoạt động nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn.

GV quan sát.

HS: Đại diện nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung, đánh giá.

GV gieo vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Như chúng ta đã biết, rừng có vai trò rất to lớn đối với đời sống, với sản xuất kinh tế của mỗi gia đình và quốc gia, giờ học hôm nay các em sẽ được nghiên cứu từng vai trò của rừng, thực trạng của rừng nước ta hiện nay, để từ đó thấy được mỗi chúng ta cần hành động thế nào để phát triển rừng, phục vụ tốt cuộc sống của mỗi con người.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng (12 phút) - Mục tiêu: Xác định được vai trò của rừng đối với đời sống, kinh tế, sản xuất và môi trường.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận, hoạt động nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Thông báo: rừng là tài nguyên quý

giá của đất nước, là bộ phận quý giá của môi trường sống.

YCHS quan sát H34/SGK/55. Sau đó, tiến hành thảo luận nhóm trong thời gian

I. Vai trò của rừng và trồng rừng:

(3)

3 phút:

Rừng có vai trò như thế nào trong đời sống và sản xuất?

+ N1: Nghiên cứu Ha, b.

+ N2: Nghiên cứu Hc, d.

+ N3: Nghiên cứu He, g.

HS: Thảo luận, trình bày kết quả.

GV: Mời nhóm bạn nhận xét => Sau đó, đưa đáp án thảo luận, chốt lại.

HS: Ghi bài.

GV: Vì sao trong các cơ quan, nhà máy, xí nghiệp lại trồng nhiều cây xanh?

HS: Để làm sạch môi trường.

GV: Em hãy kể tên các khu bảo tồn rừng ở Việt Nam mà em biết?

HS: Vườn Cúc Phương, ba vì, Cát Bà, Côn Đảo…

GV: Phá rừng có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của con người?

HS: Ô nhiễm môi trường, đất xói mòn…

GV giáo dục đạo đức: Rừng có vai trò quan trọng. Vì vậy, rừng cần được bảo vệ.

……….

……….

- Làm sạch môi trường không khí:

Hấp thụ các loại khí độc hại, bụi trong không khí.

- Phòng hộ: Chắn gió, cố định cát ven biển, hạn chế tốc độ dòng chảy và chống xói mòn đất ở vùng đồi núi, chống lũ lụt.

- Cung cấp lâm sản cho gia đình, công sở, giao thông, công cụ sản xuất, nguyên liệu sản xuất, xuất khẩu.

- Nghiên cứu khoa học và sinh hoạt văn hóa: Bảo tồn các hệ sinh thái rừng tự nhiên, các nguồn gen động thực vật rừng, di tích lịch sử, tham quan, dưỡng bệnh.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta ( 12 phút) - Mục tiêu: Nêu được tình trạng rừng của nước ta hiện nay. Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng.

- Hình thức tổ chức: Hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng - GV yêu cầu:

GV thông báo: Trước đây rừng chỉ II. Nhiệm vụ của trồng rừng ở nước

(4)

cách thành Thăng Long vài chục cây số, nay chỉ còn vùng núi cao còn khoảng 10% rừng che phủ.

GV cho HS quan sát H35:

? Em thấy diện tích rừng tự nhiên, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc thay đổi như thế nào từ năm 1943 đến năm 1995.

? Điều đó đã chứng minh điều gì.

? Em có biết rừng bị phá hại, diện tích rừng bị suy giảm là do nguyên nhân nào không?

HS tiếp nhận.

HS thảo luận, cử thư kí ghi lại kết quả thảo luận.

GV quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn.

HS: Đại diện 1 nhóm lên báo cáo kết quả thảo luận.

HS: Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: Bổ sung, chốt kiến thức.

GV gdđ: Em hãy lấy ví dụ về tác hại của việc phá rừng?

HS: Trả lời.

GV yêu cầu:

GV: rừng là lá phổi xanh của trái đất nhưng từ năm 1943 đến 1995 nước ta đã mất khoảng 6 triệu ha rừng.

Yêu cầu HS đọc phần thông tin mục II.2 và trả lời các câu hỏi:

Phiếu học tập

? Phải trồng thêm để luôn phủ xanh bao nhiêu ha rừng so với năm 1995?

? Trồng những loại cây rừng nào? Chỉ ta:

1. Tình hình rừng ở nước ta:

- Trong thời gian qua, rừng ở nước ta đã bị tàn phá nghiêm trọng, diện tích và độ che phủ của rừng giảm nhanh, diện tích đồi trọc, đất hoang ngày càng tăng.

2. Nhiệm vụ của trồng rừng:

- Nhiệm vụ của toàn dân phải tham gia trồng cây, gây rừng, phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp. Trong đó, có trồng rừng sản xuất, trồng rừng phòng hộ, trồng rừng đặc dụng.

(5)

rõ đặc điểm mỗi loại rừng đó.

? Ở địa phương em trồng loại rừng nào là chủ yếu? Vì sao?

HS: Thảo luận sau đó cử đại diện báo cáo kết quả.

Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

GV: Bổ sung, chốt kiến thức.

GV: Em hãy kể tên một số rừng đặc dụng.

Ví dụ: Vườn quốc gia Cúc Phương, Cát Bà, Hà Tiên…

3.3: Hoạt động luyện tập (5’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để làm bài tập.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu: Trả lời câu hỏi:

Câu 1: Rừng và trồng rừng có vai trò như thế nào?

Câu 2: Nêu những nhiệm vụ của việc trồng rừng?

Câu 3: Là học sinh em phải làm gì để bảo vệ rừng và môi trường sống?

3.4: Hoạt động vận dụng (3’)

- Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu:

? Vì sao có rừng thì nước mưa không chảy tràn trên mặt đất.

? Vì sao rừng phát triển hạn chế lũ lụt.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm hiểu để mở rộng kiến thức.

* Chuyển giao nhiệm vụ về nhà:

- Nghiên cứu tài liệu và viết bài về một trong số các khu vực rừng tự nhiên quan trọng ở Việt Nam hoặc trên thế giới?

- Đọc mục: Có thể em chưa biết?

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 23: Làm đất gieo ươm cây rừng.”

V. Rút kinh nghiệm:

(6)

………

………

………

Ngày soạn: 6/12/2020 Tiết: 20

Bài 23:LÀM ĐẤT GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

(7)

I. Mục tiêu

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Kiến thức

- Biết được những điều kiện tối thiểu để chọn địa điểm lập vườn ươm.

- Biết được kỹ thuật làm đất hoang, tạo nền đất gieo ươm cây rừng.

2. Kỹ năng

- Hình thành kỹ năng lập kế hoạch vườn ươm và làm bầu vườn ươm cây hay hạt.

3. Thái độ

- Qua quy hoạch vườn ươm có thể xây dựng vườn ươm ở địa phương, gia đình có hiệu quả kinh tế.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng, bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, thuyết trình, đàm thoại, trực quan.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, khăn trải bàn, học tập hợp tác, giao nhiệm vụ.

IV. Tiến trình giờ dạy- giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: (1’)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A 7B

2. Kiểm tra bài cũ: (3’)

Câu hỏi: Rừng và trồng rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?

- Rừng và trồng rừng có vai trò to lớn trong việc bảo vệ và cải tạo môi trường, phục vụ tích cực cho đời sống và sản xuất.

(8)

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động: (5’) GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:

Câu 1: Rừng có vai trò gì trong đời sống và sản xuất của xã hội?

Câu 2: Em hãy nêu nhiệm vụ trồng rừng của nước ta trong thời gian tới?

HS lắng nghe, suy nghĩ, nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

- GV nhận xét và dẫn dắt vào bài: Để thực hiện được nhiệm vụ trồng rừng điều quan trọng là phải tạo được nhiều cây giống. Muốn có nhiều cây giống phải có vườn ươm. Vậy chọn địa điểm làm vườn ươm phải như thế nào và làm đất gieo ươm như thế nào. Bài hôm nay chúng ta đi giải quyết vấn đề này.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu lập vườn gieo ươm cây rừng ( 13 phút) - Mục tiêu: Hiểu được điều kiện lập vườn gieo ươm và phân chia trong vườn gieo ươm cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận, nhóm.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng - GV yêu cầu HS nghiên cứu Sgk

HĐN trả lời câu hỏi:

Câu 1: Vườn gieo ươm là nới dùng để làm gì?

Câu 2: Để thực hiện nhiệm vụ của vườn ươm ta cần chọn nơi đặt vườn gieo ươm cần có những điều kiện gì?

Vì sao?

- HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân sau đó thống nhất câu trả lời trong nhóm:

- GV: Quan sát, hỗ trợ các nhóm làm việc tích cực.

* Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm HS trình bày kết quả thảo luận nhóm.

I. Lập vườn gieo ươm cây rừng:

1. Điều kiện lập vườn gieo ươm:

- Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu, bệnh hại.

- Độ pH = 6-7

- Mặt đất bằng hay hơi dốc.

- Gần nguồn nước hay nơi trồng rừng.

2. Phân chia đất trong vườn gieo ươm:

- Đất trong vườn gieo ươm được phân chia thành 4 khu:

+ Khu gieo hạt.

+ Khu cấy cây + Khu đất dự trữ.

+ Khu kho, nơi chứa vật liệu và dụng cụ.

(9)

* Đánh giá kết quả:

- HS nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Gv: Nhận xét, đánh giá.

GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.

GV: Cho HS quan sát hình 5 giới thiệu các khu vực trong vườn gieo ươm.

GV mở rộng: Xác định địa điểm vườn gieo ươm cần thỏa mãn 2 điều kiện:

+ Điều kiện tự nhiên tốt đảm bảo cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi.

+ Điều kiện kinh tế: Giảm công vận chuyển nước tưới và vận chuyển cây con đến nơi trồng rừng.

-GV: Giảng giải các giải pháp bảo vệ xung quanh vườn gieo ươm ( trồng xen cây phân xanh, dứa dại, dây thép gai…)

- GV: Theo em xung quanh vườn gieo ươm có thể dùng biện pháp nào để ngăn chặn phá hoại?

Hoạt động 2: Tìm hiểu quy trình và kỹ thuật làm đât vườn ươm ( 12 phút) - Mục tiêu: Hiểu được điều kiện lập vườn gieo ươm và phân chia trong vườn gieo ươm cây rừng.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV yêu cầu cá nhân HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

Nêu quy trình kĩ thuật dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp?

- HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

II. Làm đất gieo ươm cây rừng:

1. Dọn cây hoang dại và làm đất tơi xốp theo đúng quy trình kỹ thuật:

- Đất hoang hay đã qua sử dụng ->

Dọn cây hoang dại -> Cày sâu, bừa kỹ khử chua, diệt ổ sâu bệnh hại ->

Đập và san phẳng đất -> Đất tơi xốp.

(10)

* Thực hiện nhiệm vụ:

- HS: Làm việc cá nhân trả lời câu hỏi:

* Báo cáo kết quả:

- HS: Trình bày nhanh.

* Đánh giá kết quả:

- HS: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV: Nhận xét, đánh giá.

- GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.

- GV: Nhắc HS chú ý về an toàn lao động khi tiếp xúc với công cụ hóa chất…

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: Yêu cầu HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi:

+ Có mấy cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng? Nêu cách tạo nền đất gieo ươm cây rừng?

- HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

* Thực hiện nhiệm vụ:

-HS làm việc cá nhân trả lời câu hỏi.

- GV: Cho HS quan sát H36 sgk.

- HS trình bày nhanh.

* Đánh giá kết quả:

- HS: Nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- GV: nhận xét, đánh giá.

- GV: Chốt kiến thức, ghi bảng.

- GV: Đặt câu hỏi yêu cầu HS trả lời nhanh:

+ Vì sao phải chọn hướng Bắc Nam?

- HS: Trả lời: Vì cây con sẽ nhận đủ ánh sáng.

+ Vỏ bầu có thể làm bằng những nguyên liệu nào?

(11)

3.3: Hoạt động luyện tập (5’)

- Mục tiêu: Nắm vững kiến thức để làm bài tập.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV: yêu cầu cá nhân HS trả lời câu hỏi: “Điều quan trọng nhất các em học được hôm nay là gì? Theo em vấn đề gì là quan trọng nhất mà chưa được giải đáp?

- HS: Hệ thống hóa kiến thức.

3.4: Hoạt động vận dụng(3’)

- Mục tiêu: Nắm vững kĩ thuật làm đất gieo vườn ươm cây rừng để vận dụng vào thực tiễn.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

- GV đưa ra bài tập: Nhà em có một khu đất bằng phẳng có kích thước mỗi chiều 60 cm. Hãy thiết kế vườn ươm cây rừng sao cho cây sinh trưởng tốt nhất.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’)

- Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức.

*GV giao nhiệm vụ về nhà cho HS:

+ Em hãy tìm hiểu công việc gieo hạt của địa phương.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 24: Gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.”

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nát vỏ mới dễ hút nước. Hạt cây rừng có vỏ dày cần cắt đôi vỏ mới dễ

Nếu đất có độ chua nhiều, đất sét ta phải làm gì để đạt yêu cầu gieo trồng.. Phải cải

- Giải thích được sở khoa học của mỗi cách tác động kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.. - Hình thành kỹ năng gieo hạt và chăm sóc vườn gieo

GV vào bài mới: Để biết được yêu cầu kỹ thuật của việc xây dựng vườn ươm cây ăn quả, biết được đặc điểm của phương pháp nhân giống hữu tính cây ăn quả như thế nào, chúng

Loài tảo Chlorella ellipsoidea được nuôi cấy trong 3 môi trường BG11, C và BBM trong 32 ngày và tiến hành xác định mật độ tế bào sau mỗi 2 ngày nuôi...

Vì vậy, Chúng tôi tiến hành thực hiện nhiệm vụ: Nghiên cứu khả năng nhân giống bằng hạt và sinh trưởng của cây Tam thất (Panax pseudoginseng Wall) giai đoạn vườn ươm

Xuất phát từ thực tế trên, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ che ánh sáng và hỗn hợp ruột bầu đến sinh trưởng của cây Sưa (Dalbergia tonkinensis Prain) giai

Công thức 3 hạt được gieo vào vụ Xuân, là thời điểm mà thời tiết thuận lợi cho sinh trưởng của cây, cũng như sự nảy mầm của hạt, nhưng kết quả cho thấy tuy