• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH&THCS Việt Dân #navigation_collapse{display:none}#navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#banner{height:150px}@media(min-width:1050px){#wrapper,#banner{width:1050px}.miniNav{width:1"

Copied!
16
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Ngày soạn: 19/12/2020 Tiết: 21 Bài 26: GIEO HẠT VÀ CHĂM SÓC

VƯỜN GIEO ƯƠM CÂY RỪNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: Sau khi học song học sinh cần nắm được - Biết cách kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

- Biết được thời vụ và quy trình gieo hạt cây rừng.

- Hiểu được các công việc chăm sóc chủ yếu ở vườn gieo ươm cây rừng 2. Kĩ năng

- Rèn luyện ý thức, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động.

3.Thái độ

- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, làm việc cẩn thận theo đúng quy trình.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng, bảo vệ môi trường.

II. CHUẨN BỊ

- GV:+ Đọc và nghiên cứu nội dung bài 24, bảng phụ.

+ Tìm hiểu công việc gieo hạt ở địa phương

- HS: Đọc SGK xem tranh hình vẽ SGK, tham khảo việc gieo hạt ở địa phương III. PHƯƠNG PHÁP, KĨ THUẬT

1. Phương pháp: Nêu và giải quyết vấn đề, dạy học theo nhóm, thuyết trình, vấn đáp.

2. Kĩ thuật: Đặt câu hỏi, khăn trải bàn, học tập hợp tác, giao nhiệm vụ.

(2)

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Tổ chức các hoạt động học tập

Hoạt động 1: Khởi động (5’)

- Mục tiêu : Kiểm tra kiến thức cũ, huy động kiến thức,tạo hứng thú cho hs.Rèn khả năng hợp tác cho hs.

- Phương thức: Hđ cá nhân.

* Chuyển giao nhiệm vụ:

Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi:

? Khi đồ xôi gấc ta cho cả hạt vào đồ cùng sau đó đem hạt mang trồng thì sau 1 thời gian hạt nảy mầm còn hạt không đồ thi rất lâu mới nảy mầm thậm chí không nảy mầm được? Em hãy giải thích vì sao như vậy?

HS lắng nghe tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

HS: Suy nghĩ nhớ lại kiến thức trả lời câu hỏi.

Khi đồ hạt gấc sẽ bị ảnh hưởng của nhiệt độ làm cho lớp vỏ cứng mềm ra giúp cho hạt nảy mầm dễ dàng hơn.

*Báo cáo kết quả: Hs trình bày miệng

*Đánh giá kết quả:

-Hs nhận xét, bổ sung GV đánh giá cho điểm.

Gv nhận xét và dẫn dắt vào bài: Gieo hạt là khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới tỉ lệ nảy mầm của hạt giống. Bài học tiết trước chúng ta đã được tìm hiểu về kĩ thuật làm đất gieo ươm cây rừng. Sau khi làm đất ở vườn gieo ươm xong,ta cần gieo ươm và chăm sóc cây con ntn .Bài học hôm nay giúp ta trả lời câu hỏi trên.

Hoạt động 2: Hình thành kiến thức(26’) Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung 1.Tìm hiểu cách kích thích hạt giống cây

rừng nảy mầm.

1.Mục tiêu : - Hiểu được mục đích và các biện

I. Kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

(3)

pháp kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm.

2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi

4.Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá 5.Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Làm thế nào để hạt nảy mầm được?

? Hạt nảy mầm được cần có những điều kiện gì?

? Có những biện pháp nào để kích thích hạt nảy mầm? Cho VD?

?Mục đích cơ bản của các biện pháp kỹ thuật sử lý hạt giống trước khi gieo?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó HĐN trả lời câu hỏi:

-GV: Cho HS quan sát H37 SGK Dự kiến trả lời:

1. Kích thích

2.Nước,oxi,nhiệt độ môi trường

3. Cách xử lý hạt giống bằng nước ấm, tác động lực, hoá chất, chất phóng xạ.

1.Đốt hạt.

- Đối với một số hạt vỏ dày.

2.Tác động bằng lực.

- Hạt vỏ dày khó thấm nước 3.Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

* Mục đích: Làm mềm lớp vỏ dày, cứng để hạt dễ thấm nước, mầm dễ chui qua vỏ hạt.

II. Gieo hạt.

1.Thời vụ gieo hạt.

(4)

4. * Mục đích: Làm mềm lớp vỏ dày, cứng để hạt dễ thấm nước, mầm dễ chui qua vỏ hạt.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng

2.Tìm hiểu cách gieo hạt

1.Mục tiêu : - Biết được thời vụ gieo hạt.

Quy trình gieo hạt giống cây rừng.

2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi

4.Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá 5.Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Tại sao phải gieo trồng đúng thời vụ? Nêu thời vụ gieo hạt?

? Nêu quy trình gieo hạt? Tại sao phải sàng đất lấp hạt, bảo vệ luống nhằm mục đích gì?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và tỷ lệ nảy mầm cao.

2.Quy trình gieo hạt.

- Gieo hạt - lấp đất - che phủ - tưới nước, phun thuốc trừ sâu,bệnh- bảo vệ luống gieo.

III. Chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

- Gồm các bịên pháp.

+ 38a Che mưa, nắng, chuột..

+ 38b Tưới nước tạo đất

(5)

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó HĐN trả lời câu hỏi:

Dự kiến trả lời:

1. Gieo hạt đúng thời vụ để giảm công chăm sóc và tỷ lệ nảy mầm cao. MB: tháng 11- tháng 2, MT: tháng 1- tháng 2, MN: Tháng 2- tháng 3

2. - Gieo hạt - lấp đất - che phủ - tưới nước, phun thuốc trừ sâu,bệnh- bảo vệ luống gieo.

+ Tạo cho đất tơi xốp..

+ Phòng trừ sâu bệnh hại.

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng

3.Tìm hiểu cách chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng.

1.Mục tiêu : - Biết được mục đích và các biện pháp chăm sóc vườn giéo ươm cây rừng.

2.Phương thức:Hđ cá nhân, hđn ,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân

phiếu học tập nhóm,hoàn thành nội dung trong vở ghi

4.Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá 5.Tiến trình

ẩm…

+ 38c Phun thuốc chống sâu bệnh…

+ 38d Xới đất tạo đất tơi xốp cho cây.

(6)

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu học sinh nghiên cứu sgk HĐN trả lời câu hỏi:

- GV: Nêu câu hỏi

? Mục đích của việc chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng?

? Những công việc chăm sóc ở vườn ươm cây rừng là gì? Tác dụng của những công việc đó?

-HS: Lắng nghe câu hỏi tiếp nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân sau đó HĐN trả lời câu hỏi:

-GV cho Hs quan sát H38 trong SGK Dự kiến trả lời:

1. Nhằm tạo hoàn cảnh sống thích hợp để hạt nảy mầm nhanh và sinh trưởng tốt.

2. + 38a Che mưa, nắng, chuột..

+ 38b Tưới nước tạo đất ẩm…

+ 38c Phun thuốc chống sâu bệnh…

+ 38d Xới đất tạo đất tơi xốp cho cây

*Báo cáo kết quả:

- Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận nhóm.

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

GV: chốt kiến thức, ghi bảng

GV: Nêu vấn đề có thể xảy ra trên vườn ươm.

(7)

Hoạt động 3: Luyện tập(5’) 1.Mục tiêu : nắm vững kiến thức để làm bài tâp

2.Phương thức:Hđ cá nhân,Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân 4.Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá 5.Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

GV yêu cầu cá nhân học sinh trả lời câu hỏi:

Câu 1: Hãy nêu thời vụ gieo trồng ở nước ta?

Câu 2: Nêu các công việc chăm sóc vườn gieo ươm -HS: hệ thống lại kiến thức

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân hệ thống lại kiến thức:

*Báo cáo kết quả:

- Hs trình bày nhanh

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 4: Vận dụng(5’)

1.Mục tiêu : nắm vững kĩ thuật gieo hạt và chăm sóc vườn gieo ươm cây rừng để vận dụng vào thực tiễn.

2.Phương thức:Hđ cá nhân, Kĩ thuật đặt câu hỏi; Kĩ thuật giao nhiệm vụ;

hoạt động cả lớp

3.Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân 4.Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau

Gv đánh giá 5.Tiến trình

*Chuyển giao nhiệm vụ

(8)

GV y/c HS làm các bài tập sau Câu 1: Chọn đúng sai

a. Hạt cây rừng có vỏ dày cần đốt cháy vỏ mới dễ hút nước b. Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập dập nát vỏ mới dễ hút nước c. Hạt cây rừng có vỏ dày cần căt đôi mới dễ hút nước

d. Hạt cây rừng có vỏ dày cần đập nhẹ cho vỏ dạn nứt mới dễ hút nước e. Hạt cây rừng có vỏ dày cần tìm cách làm mỏng vỏ mới dễ hút nước Câu 2: Chọn cụm từ thích hợp vào chỗ chấm ( đốt hạt, gieo hạt, lấp đất, tác động bằng lực, từ tháng 2 đến tháng 3, từ tháng 1 đến tháng 2,che phủ tưới nước,làm mái che, xới xáo.

1. Kích thích hạt nảy mầm bằng cách...

2. Thời vụ gieo hạt của cây rừng tỉnh phía Nam...

3. Quy trình gieo hạt cây rừng trên luống đất là...

4. Các biện pháp chăm sóc vườn ươm...

*Thực hiện nhiệm vụ:

-HS: Làm việc cá nhân:

*Báo cáo kết quả:

- HS lên bảng làm bài

*Đánh giá kết quả:

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá - Giáo viên nhận xét, đánh giá

Hoạt động 5: Tìm tòi, mở rộng(2’) 1. Mục tiêu: Tìm hiểu thêm để mở rộng kiến thức

2. Phương thức: Cá nhân tìm hiểu qua sách báo, mạng internet, trao đổi với người thân...

3. Sản phẩm : Phiếu học tập cá nhân 4. Kiểm tra, đánh giá:

Hs tự đánh giá, hs đánh giá lẫn nhau, người thân đánh giá

Gv đánh giá vào tiết học sau 5. Tiến trình

Gv : hướng dẫn, giao nhiểm vụ về nhà cho hs

- Tìm hiểu công việc gieo hạt ở địa phương. Tìm hiểu khi hạt đã nứt nanh đem gieo nhưng tỉ lệ nảy mầm thấp em cho biết nguyên nhân nào

4. Hướng dẫn về nhà (1’)

(9)

- Học bài và trả lời toàn bộ câu hỏi SGK - Đọc và xem trước bài 24 SGK.

V. Rút kinh nghiệm

...

...

...

Ngày soạn: 19/12/2020 Tiết: 22 Bài 26: TRỒNG CÂY RỪNG

(10)

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này học sinh phải:

1. Về kiến thức:

- Biết được thời vụ trồng rừng, kỹ thuật đào hố trồng cây rừng và quy trình trồng cây rừng bằng cây con.

2. Về kỹ năng:

- Qua quy trình kỹ thuật đào hố, trồng cây có bầu và trồng cây rễ trần mà hình thành được kỹ thuật và kỹ năng trồng cây rừng có tỷ lệ sống cao.

3. Về thái độ:

- Có ý thức tham gia trồng cây lấy gỗ hay cây ăn quả ở địa phương, gia đình có hiệu quả cao.

4. Năng lực, phẩm chất

- Năng lực chung : Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy, năng lực hợp tác, năng lực phân tích, năng lực tổng hợp thông tin .

- Năng lực chuyên biệt : Sử dụng ngôn ngữ, nặng lực vận dụng kiến thức vào thực tế.

- Phẩm chất: Tự lập, tự tin, tự chủ; Có trách nhiệm bản thân và cộng đồng, bảo vệ môi trường.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, tài liệu tham khảo, sơ đồ, tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học.

2. Học sinh: SGK, vở bài tập, vở ghi, đồ dùng học tập: Bút viết, thước kẻ.

III. Phương pháp, kĩ thuật

1. Phương pháp: trực quan, thuyết trình, đàm thoại.

2. Kĩ thuật: Động não, đặt câu hỏi, giao nhiệm vụ IV. Tiến trình giờ dạy-giáo dục:

1. Ổn định tổ chức lớp: ( 1 phút)

Lớp Ngày giảng Học sinh vắng

7A

(11)

7B

2. Kiểm tra bài cũ: ( 4’)

Câu hỏi: Có các biện pháp nào kích thích hạt giống cây rừng nảy mầm? Hãy lấy ví dụ?

- Đốt hạt: Lim, dẻ, xoan; Tác động bằng lực: Lim, trẩu, trám; Kích thích hạt nảy mầm bằng nước ấm.

3. Tổ chức các hoạt động học tập 3.1: Hoạt động khởi động (3’)

Nhiều nơi tỷ lệ cây sống sau khi trồng rất thấp, cây chết do nhiều nguyên nhân nhưng các sai phạm trong kỹ thuật trồng rừng là một trong những nguyên nhân cơ bản. Vậy, muốn cây rừng trồng có tỷ lệ sống cao và sinh trưởng tốt. Hôm nay, cô cùng các em sẽ tìm hiểu “ Bài 26: Trồng cây rừng”.

3.2: Các hoạt động hình thành kiến thức

* Hoạt động 1: Tìm hiểu thời vụ trồng rừng ( 8 phút) - Mục tiêu: Biết được thời vụ trồng rừng.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: YCHS đọc SGK:

- Theo em, cơ sở quan trọng để xác định thời vụ trồng rừng là gì?

HS: Khí hậu, thời tiết.

GV: Thời vụ trrồng rừng ở nước ta như thế nào?

HS:

- Miền Bắc: mùa xuân và mùa thu.

- Miền Trung và miền Nam: Mùa mưa.

I. Thời vụ trồng rừng:

- Các tỉnh miền Bắc là mùa xuân và mùa thu.

- Miền Trung và các tỉnh miền Nam là mùa mưa.

(12)

GV: Tại sao thời vụ trồng rừng ở Phía Bắc và phía Nam lại khác nhau?

HS: Do khí hậu, thời tiết khác nhau.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách tiến hành làm đất trồng cây rừng (8 phút) - Mục tiêu: Biết công việc làm đất trồng rừng.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Đào hố là cách làm phổ biến

trong trồng rừng.

GV: YCHS đọc nội dung bảng:

- Người ta thường đào hố trồng cây rừng có kích thước như thế nào?

HS: Trả lời theo bảng SGK.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: YCHS quan sát H 41/SGK:

- Kỹ thuật làm đất đào hố trồng cây rừng trải qua quy trình như thế nào?

HS: Dãy cỏ, đào hố, lấy lớp đất màu, cuốc thêm đất.

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Tại sao khi lấp hố lại cho lớp đất màu đã trộn phân bón xuống trước?

II. Làm đất trồng rừng:

1. Kích thước hố:

- Loại 1: 30cm x 30cm x 30cm.

- Loại 2: 40cm x 40cm x 40cm.

2. Kỹ thuật đào hố:

- Dãy cỏ, đào hố, lớp đất màu để riêng trên mặt hố.

- Lấy lớp đất màu trộn với phân bón.

Sau đó, lấp đất đã trộn phân bón vào hố.

- Cuốc thêm đất, đập nhỏ và nhặt sạch cỏ rồi lấp đầy hố.

(13)

HS: Để không bị rửa trôi, có đủ nguồn dinh dưỡng cho cây con nhanh hồi phục và phát triển.

* Hoạt động 3: Tìm hiểu kỹ thuật trồng rừng bằng cây con ( 8 phút) - Mục tiêu: Hiểu công việc trồng rừng bằng cây con.

- Hình thức tổ chức: Cá nhận.

- Kĩ thuật: Kĩ thuật đặt câu hỏi, kĩ thuật giao nhiệm vụ, động não.

- Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, đàm thoại

Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng GV: Có mấy cách trồng rừng bằng

cây con?

HS: 2 cách: Trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần.

GV: YCHS quan sát H42/SGK:

- Trồng cây con có bầu người ta thực hiện theo quy trình như thế nào?

HS: 6 bước: Tạo lỗ, đặt cây vào lỗ, lấp đất, nén đất, vun gốc.

GV: Nhận xét, bổ sung, chốt lại, ghi bảng.

HS: Chốt lại, ghi bài.

GV: Tại sao phải nén đất lần 2 mà không nén một lần?

HS: Để đảm bảo chặt gốc cây.

GV: YCHS quan sát H43/SGK:

- Quy trình trồng cây con rễ trần trải qua mấy bước?

HS: 5 bước: Tạo lỗ, đặt cây vào lỗ, lấp đất, nén đất, vun gốc.

III. Trồng rừng bằng cây con:

1. Trồng cây con có bầu:

- Là cách trồng được áp dụng phổ biến trong trồng rừng.

- Quy trình trồng cây con có bầu: 6 bước

+ Tạo lỗ trong hố đất có độ sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.

+ Rạch bỏ vỏ bầu.

+ Đặt bầu vào lỗ trong hố.

+ Lấp và nén đất lần 1.

+ Lấp và nén đất lần 2.

+ Vun gốc.

2. Trồng cây con rễ trần:

- Là cách trồng được áp dụng đối với loại cây phục hồi nhanh, bộ rễ khoẻ, nơi đất tốt và ẩm.

- Quy trình trồng cây con rễ trần:

+ Tạo lỗ trong hố đất.

(14)

GV: Nhận xét, chốt lại, ghi bảng.

HS: Ghi bài.

GV: Quy trình trồng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần có điểm gì giống và khác nhau?

HS:

- Giống: Đều có 5 bước thực hiện.

- Khác:

+ Trồng cây con có bầu: Có thêm rạch bỏ vỏ bầu.

+ Trồng cây con rễ trần: Không có bước đó.

GV: Muốn trồng cây con rễ trần có tỷ lệ sống cao cần phải đảm bảo điều gì?

HS: Đảm bảo bộ rễ ở trạng thái tự nhiên.

GV: Ngoài 2 cách trồng cây rừng nêu trên còn có cách trồng nào khác?

HS: Gieo hạt trực tiếp vào hố.

GV: Ở địa phương em, nếu trồng cây rừng, thường trồng bằng cây con có bầu hay bằng cây con rễ trần. Tại sao?

HS: Liên hệ, trả lời.

+ Đặt cây vào lỗ trong hố.

+ Lấp đất kín gốc cây.

+ Nén đất.

+ Vun gốc.

3.3: Hoạt động luyện tập(5’)

- Mục tiêu: Luyện tập củng cố kiến thức về trồng cây rừng.

* Chọn câu trả lời đúng nhất:

Câu 1: Miền Bắc thường trồng cây rừng vào mùa:

A. mùa xuân, mùa hè B. mùa hè, mùa thu C. mùa xuân, mùa thu D. mùa thu, mùa đông

(15)

Câu 2: Chiều dài, chiều rộng, chiều sâu của một hố trồng cây rừng là:

A. 30×30×30 B. 30×30×40 C. 30×40×40 D. 30×40×50

Câu 3: Trồng cây con rễ trần thường áp dụng với những cây có bộ rễ như thế nào?

A. Rễ cọc B. Rễ chùm

C. Rễ khỏe, phục hồi nhanh D. Rễ không bị sâu bệnh - HS trả lời.

- GV: Nhận xét, bổ sung.

3.4: Hoạt động vận dụng(5’)

- Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức để trả lời các câu hỏi liên quan đến kĩ thuật kích thích hạt nảy mầm và gieo hạt cây rừng.

*GV đưa ra câu hỏi yêu cầu HS trả lời:

Câu 1: Theo em khi trồng cây rừng bằng cây con có bầu và trồng cây con rễ trần cách nào ưu điểm hơn? Vì sao?

Câu 2: Em hãy giải thích tại sao các vùng miền thời vụ trồng cây rừng thường không giống nhau?

HS: Trả lời các câu hỏi.

GV: gọi HS nhận xét, bổ sung.

3.5: Hoạt động tìm tòi, mở rộng(2’) - GV: Đưa ra yêu cầu cho HS thực hiện:

? Về nhà tìm hiểu thêm kĩ thuật trồng cây rừng của địa phương.

? Về nhà tự trồng cây quanh nhà hoạc khu vực sinh sống theo kĩ thuật đã học được.

4. Hướng dẫn về nhà: (1’)

- Học thuộc ghi nhớ và trả lời các câu hỏi cuối bài.

- Về nhà đọc trước “ Bài 27: Chăm sóc rừng sau khi trồng.”

V. Rút kinh nghiệm:

(16)

………

………

………

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

-Tự xưng cũng là một cách nhân hoá khi các sự vật (cây cối, con vật, đồ vật,…) tự xưng bằng những từ ngữ mà con người dùng để xưng hô trong giao tiếp... Tự xưng là một

Trái đất này là của chúng mình Quả bóng xanh bay giữa trời xanh Bồ câu ơi, tiếng chim gù thương mến Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển Cùng bay nào, cho trái đất

c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.. d) Tổ chức thực hiện: GV chuyển giao nhiệm vụ

Tìm sự vật được nhân hóa trong bài hát ?.. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi Ở đâu ?.. Ông trời bật lửa Chị mây vừa kéo đến Trăng sao trốn cả rồi Đất nóng lòng chờ

a) Mục tiêu: Kích thích tính ham học hỏi của học sinh và bước đầu hình thành kiến thức mới... b) Nội dung: HS lắng nghe trả lời câu hỏi của GVC. c) Sản phẩm: HS vận

xương mũi rất cứng. Thói quen dũi đất của lợn nhà bắt nguồn từ cách tìm kiếm thức ăn của lợn rừng.. Thêm chủ ngữ, vị ngữ vào chỗ trống để có các câu hoàn chỉnh:. b)

Cách xưng hô ấy có tác dụng: làm cho ta có cảm giác bèo lục bình và xe lu giống như một người bạn gần gũi đang nói chuyện cùng taa. Nguyễn Ngọc

b) Nội dung: HS hệ thống lại các kiến thức đã học ở chương IV c) Sản phẩm: HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra..c. Mục tiêu:Hs vận dụng được các kiến thức