• Không có kết quả nào được tìm thấy

Câu 1: Hãy cho biết đối tượng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn A

Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Câu 1: Hãy cho biết đối tượng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn A"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Trang 1/4 - Mã đề thi 102 TRƯỜNG THPT CHUYÊN BẮC NINH

TỔ TỔNG HỢP

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN 1 NĂM HỌC 2018 - 2019

MÔN: Lịch sử

Thời gian làm bài : 50 Phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 04 trang)

Họ tên : ... Số báo danh : ...

Câu 1: Hãy cho biết đối tượng của cách mạng Việt Nam trong giai đoạn 1936 - 1939 A. Bọn đế quốc xâm lược. B. Đế quốc và phong kiến.

C. Địa chủ phong kiến. D. Một bộ phận đế quốc xâm lược và tay sai.

Câu 2: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Đây là nội dung của văn kiện nào:

A. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. B. Tuyên ngôn độc lập.

C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. D. Tuyên ngôn của Mặt trận Việt Minh.

Câu 3: Hãy sắp xếp ba tổ chức cộng sản lần lượt ra đời năm 1929 theo thứ tự

A. An Nam cộng sản đảng, Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.

B. Đông Dương cộng sản liên đoàn, Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng.

C. Đông Dương cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn, An Nam cộng sản đảng.

D. Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng, Đông dương cộng sản liên đoàn.

Câu 4: Ngày 13-8-1945, ngay khi nhận được những thông tin về việc Nhật Bản sắp đầu hàng Đồng minh, Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập cơ quan nào?

A. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam. B. Ủy ban lâm thời Khu giải phóng.

C. Ủy ban Quân sự cách mạng Bắc Kì. D. Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc.

Câu 5: Cuộc khởi nghĩa vũ trang lớn và kéo dài nhất trong phong trào chống Pháp ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX là

A. Khởi nghĩa ở vùng Tây Bắc và hạ lưu sông Đà B. Khởi nghĩa của đồng bào Tây Nguyên

C. Khởi nghĩa Yên Thế D. Khởi nghĩa Hương Khê

Câu 6: Một trong ba phương châm của công cuộc cải cách giáo dục ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa những năm 1950-1953 là

A. đại chúng hóa. B. phục vụ dân sinh.

C. phát triển xã hội. D. củng cố hậu phương.

Câu 7: Yếu tố nào sau đây là mối lo ngại nhất khiến Mĩ và Pháp thực hiện âm mưu “khóa chặt biên giới Việt - Trung”, thiết lập “Hành lang Đông - Tây”, chuẩn bị tấn công lên Việt Bắc lần thứ hai?

A. Cách mạng Trung Quốc thành công, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1 - 10 - 1949).

B. Mĩ can thiệp sâu và dính líu trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. Phong trào phản đối chiến tranh của thực dân Pháp dâng cao.

D. Cuộc kháng chiến của nhân dân Lào và Campuchia lên cao.

Câu 8: Mục đích hoạt động của Hội Duy tân là

A. đánh đuổi giặc Pháp giành độc lập, thiết lập chính thể quân chủ lập hiến ở Việt Nam.

B. dân tộc độc lập, trước làm cách mạng quốc gia sau làm cách mạng thế giới.

C. đánh đuổi giặc Pháp, giải phóng đồng bào.

D. dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.

Câu 9: Hội nghị nào của Đảng Cộng sản Đông Dương chủ trương thành lập mặt trận thống nhất dân tộc đầu tiên của riêng Việt Nam?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (11-1939).

B. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941).

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (3-1938).

Mã đề 102

(2)

Trang 2/4 - Mã đề thi 102 D. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (7-1936).

Câu 10: Tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống Truman đề nghị A. thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương.

C. thực hiện Kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế.

D. viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì.

Câu 11: Địa danh tiêu biểu cho cả nước trong những ngày đầu toàn quốc kháng chiến là:

A. Thủ đô Hà Nội. B. Sài Gòn - Chợ Lớn.

C. Hải Phòng. D. Nam Định

Câu 12: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, quốc gia Đông Nam Á tuyên bố độc lập sớm nhất là

A. Việt Nam. B. Mã Lai. C. Inđônêxia. D. Lào.

Câu 13: Sau khi giành được độc lập, nhóm năm nước sáng lập ASEAN thực hiện chiến lược kinh tế hướng nội với mục tiêu

A. khôi phục sự phát triển của các ngành công nghiệp nặng ở các nước.

B. nhanh chóng xóa bỏ nghèo nàn, lạc hậu, xây dựng nền kinh tế tự chủ.

C. nhanh chóng vươn lên trở thành những nước công nghiệp mới (NICs).

D. thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của các ngành công nghiệp nhẹ trong nước.

Câu 14: Các quốc gia tham gia thành lập Hiệp Hội các nước Đông Nam Á tại Băng Cốc (8/1967) là:

A. Philippin, Thái Lan, Singapo, Mianma, Malaixia B. Philippin, Inđônêxia, Lào, Thái Lan, Mianma C. Việt Nam, Lào, Campuchia, Malaixia, Mianma D. Inđônêxia, Malaixia, Philippin, Singapo, Thái Lan

Câu 15: Nước phát xít mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược thế giới ở thập niên 30 của thế kỉ XX là

A. Đức. B. Italia. C. Tây Ban Nha. D. Nhật Bản.

Câu 16: Việt Nam Giải phóng quân ra đời (5 - 1945) là sự hợp nhất của các tổ chức nào?

A. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội du kích Bắc Sơn.

B. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và du kích Ba Tơ.

C. Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân và Việt Nam Cứu quốc quân.

D. Cứu quốc quân và du kích Thái Nguyên.

Câu 17: Để góp phần xây dựng hậu phương trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, năm 1952, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

A. chủ trương thành lập Mặt trận Liên hiệp quốc dân Việt Nam.

B. mở cuộc vận động lao động sản xuất và thực hành tiết kiệm.

C. họp Hội nghị thành lập Liên minh nhân dân Việt - Miên - Lào.

D. quyết định phát động phong trào toàn dân xóa nạn mù chữ.

Câu 18: Tại sao khi vua Hàm Nghi bị bắt phong trào Cần Vương vẫn tiếp tục phát triển?

A. Vì Hàm Nghi vẫn liên lạc được với phong trào.

B. vì nhân dân ta vẫn muốn giúp Vua, để khôi phục lại vương triều phong kiến đã mất.

C. Vì trong lòng nhân dân ta luôn có ngọn lửa yêu nước.

D. Do còn có sự lãnh đạo của Tôn thất Thuyết.

Câu 19: Đâu không phải là điều kiện bùng nổ của cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

A. Lực lượng trung gian đã ngả hẳn về phía cách mạng.

B. Đảng và quần chúng nhân dân đã sẵn sàng hành động.

C. Phát xít Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

D. Phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện.

Câu 20: Những giai cấp mới ra đời ở Việt Nam sau Chiến tranh thế giới thứ nhất là A. tư sản và tiểu tư sản. B. công nhân và tư sản.

C. công nhân và tiểu tư sản. D. địa chủ và tư sản dân tộc.

(3)

Trang 3/4 - Mã đề thi 102 Câu 21: Sự kiện nào đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam hoàn toàn trở thành một phong trào tự giác?

A. Năm 1920 (tổ chức công hội ở Sài Gòn được thành lập) B. Năm 1925 (cuộc bãi công Ba Son)

C. Năm 1929 (sự ra đời ba tổ chức Cộng sản) D. Năm 1930 (Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời)

Câu 22: Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam (đầu năm 1930) đề ra nhiệm vụ lập chính phủ

A. công nông binh. B. dân chủ cộng hòa. C. nhân dân. D. công nông.

Câu 23: Ngày 24-10-1945, sau khi được các nước thành viên phê chuẩn, bản Hiến chương Liên hợp quốc

A. được bổ sung, hoàn chỉnh. B. được chính thức thông qua.

C. chính thức được công bố. D. chính thức có hiệu lực.

Câu 24: Cuộc khởi nghĩa nào sau đây không nằm trong phong trào Cần Vương?

A. Khởi nghĩa Bãi Sậy. B. Khởi nghĩa Yên Thế.

C. Khởi nghĩa Ba Đình. D. Khởi nghĩa Hương Khê.

Câu 25: Tính chất của cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là

A. cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới. B. cách mạng dân chủ tư sản kiểu cũ.

C. cách mạng văn hóa. D. cách mạng vô sản.

Câu 26: Sự kiện nào dưới đây khẳng định Nguyễn Ái Quốc hoàn toàn tin tưởng đi theo con đường cách mạng vô sản?

A. Tham dự Đại hội lần thứ V của Quốc tế Cộng sản.

B. Bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản, tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

C. Tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa.

D. Đọc bản Sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin.

Câu 27: Nha Bình dân học vụ được thành lập theo Sắc lệnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (8-9- 1945) là cơ quan chuyên trách về

A. chống nạn thất học. B. giáo dục phổ thông.

C. bổ túc văn hóa. D. xóa nạn mù chữ.

Câu 28: Một trong những ý nghĩa quốc tế to lớn của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là A. cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho phong trào cách mạng thế giới.

B. tạo thế cân bằng trong so sánh lực lượng giữa chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản.

C. tạo tiền đề để Lênin thành lập tổ chức quốc tế của giai cấp công nhân thế giới.

D. đập tan ách áp bức bóc lột phong kiến, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ.

Câu 29: Nguyên nhân chủ yếu và có ý nghĩa quyết định sự bùng nổ và phát triển của cao trào cách mạng Việt Nam năm 1930?

A. Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 B. Chính sách khủng bố trắng của đế quốc Pháp

C. Chính sách tăng cường vơ vét bóc lột của đế quốc Pháp D. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 30: Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 3 - 1945 đã ra văn kiện lịch sử nào?

A. Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.

B. Lời kêu gọi nhân dân “Sắm vũ khí đuổi thù chung”.

C. “Phá kho thóc của Nhật giải quyết nạn đói”.

D. Chỉ thị “Sửa soạn khởi nghĩa”.

Câu 31: Năm 1897, thực dân Pháp cử nhân vật nào sang làm Toàn quyền Đông Dương?

A. Pôn Đume B. Rivie C. Gác-ni-ê D. Bôlaéc

Câu 32: Từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trương

(4)

Trang 4/4 - Mã đề thi 102 A. hòa hoãn, nhân nhượng với thực dân Pháp và Trung Hoa Dân quốc.

B. đấu tranh vũ trang chống quân Trung Hoa Dân quốc và quân Pháp.

C. hòa hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc và kháng chiến chống Pháp.

D. đấu tranh vũ trang với quân Trung Hoa Dân quốc và hòa với Pháp.

Câu 33: Nhà Nguyễn không kiên quyết chống Pháp mà luôn thỏa hiệp bằng việc kí kết các điều ước, do

A. hoang mang, dao động. B. sợ mất quyền lợi giai cấp.

C. sợ mất quyền lợi dân tộc. D. lực lượng của Pháp quá mạnh.

Câu 34: Thắng lợi nào của quân đội và nhân dân Việt Nam đã làm phá sản âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của thực dân Pháp trong cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương (1945- 1954)?

A. Cuộc chiến đấu trong các đô thị năm 1946. B. Chiến dịch Việt Bắc thu-đông năm 1947.

C. Chiến dịch Biên giới thu-đông năm 1950. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.

Câu 35: Chiến tranh lạnh chấm dứt đưa đến hệ quả gì trong quan hệ quốc tế:

A. Một cực là Liên Xô không còn, trật tự hai cực Ianta tan rã.

B. Sự giải thể của NATO, Vácsava cùng hàng loạt các căn cứ quân sự khác trên toàn cầu.

C. Vị thế của Mĩ và Liên Xô suy giảm nghiêm trọng, Mĩ không còn là một cường quốc trên thế giới.

D. Mĩ từ bỏ tham vọng làm bá chủ thế giới, chống lại các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 36: Thực dân Pháp lấy cớ gì để đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)?

A. Khai thác tài nguyên khoáng sản.

B. Lôi kéo một số tín đồ Công giáo lầm lạc.

C. Giải quyết vụ Đuy Puy.

D. Nhà Nguyễn không thi hành Hiệp ước 1862.

Câu 37: Đại hội đại biểu lần thứ II của Đảng Cộng sản Đông Dương đã bầu ai làm Tổng Bí thư của Đảng?

A. Hồ Chí Minh B. Trần Phú

C. Trường Chinh D. Lê Duẩn

Câu 38: Người đầu tiên bay vào vũ trụ là:

A. Xioncôpxki B. G.Gagarin C. Phạm Tuân D. A.Strong

Câu 39: Mở đầu cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất, Đức tập trung phần lớn binh lực ở mặt trận phía Tây để

A. dự định nhanh chóng đánh bại Bỉ, rồi quay sang tấn công Nga.

B. dự định nhanh chóng đánh bại Anh, rồi quay sang tấn công Nga.

C. dự định nhanh chóng đánh bại Pháp, rồi quay sang tấn công Nga.

D. dự định nhanh chóng đánh bại Ba Lan, rồi quay sang tấn công Nga.

Câu 40: Xét về bản chất, toàn cầu hóa là

A. sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới.

B. sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu.

C. sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước.

D. sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

---

--- HẾT ---

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) đã khẳng định vai trò quan trọng của thành phần kinh tế nhà nước:“Nền kinh tế thị trường định

Trần Thị Yên Ninh Vận dụng Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng vào giảng dạy phần Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng Cộng sản Việt Nam

Câu 15: Quá trình phân hóa của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên đã dẫn đến sự thành lập các tổ chức cộng sản nào trong năm 1929.. Đông Dương cộng sản đảng,

Tư sản, nông dân, các Câu 8: Đặc điểm nổi bật của nền kinh tế Pháp trước cách mạng là A.. Chủ nghĩa tư bản xâm nhập mạnh vào

Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn.. Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, An Nam Cộng sản đảng, Đông

- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II, Đảng đã đề ra nhiệm vụ phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân để góp phần đưa

Câu 36: Phái chủ chiến đứng đầu là Tôn Thất Thuyết tổ chức cuộc phản công quân Pháp ở kinh thành Huế và phát động phong trào Cần Vương dựa trên cơ sở.. có sự đồng

Câu 24: Sự kiện nào chứng tỏ Đảng Cộng sản Đông Dương đã hoàn chỉnh chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược cách mạng Việt Nam?. Tham gia sáng