• Không có kết quả nào được tìm thấy

Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Bài giảng; Giáo án - Trường TH Nguyễn Huệ #navigation{display:block}#navigation_sub_menu{display:block}#main-content .container{width:100%}#breadcrumb-area,.container .row.top-row>div .portlet-column-content,.container .row.bottom"

Copied!
46
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 18:

Ngày soạn: 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ hai ngày 3 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 86: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ CÙNG MẪU SỐ I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết so sánh được hai phân số có cùng mẫu số. Biết được một phân số lớn hơn hoặc bé hơn 1.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, giáo án point.

- HS: SGK, vở ô ly.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- GV tổ chức phần thi Ai nhanh ai đúng?

- GV đưa các cặp phân số

3 1

5 2;

6 7

12 5 ;

6 1

5

4 lên bảng và các thẻ số 36;

15; 12; 30; yêu cầu HS lựa chọn MSC nhỏ nhất của từng cặp. Bạn nào đúng và nhanh hơn bạn đó thắng cuộc.

- Gọi HS nhận xét

- Nhận xét, tuyên dương dẫn dắt vào bài.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (15p)

- GV đưa ví dụ 1: So sánh hai PS

5 2

5 3

- Thao tác biểu diễn đoạn thẳng AB.

Chia đoạn thẳng AB thành 5 phần bằng nhau, trên đoạn thẳng AB lấy hai điểm B và C.

+ Đoạn thẳng AB chia thành mấy phần?

+ Độ dài đoạn thẳng AC bằng mấy phần đoạn thẳng AB?

+ Độ dài đoạn thẳng AD bằng mấy phần đoạn thẳng AB?

+ So sánh độ dài đoạn thẳng AC và AD - Từ ví dụ rút ra nhận xét:

5 2 <

5

3 hoặc

5 3 >

5 2

- 4 HS lên bảng thực hiện

- 2 HS nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- Nhắc lại yêu cầu.

- Lớp theo dõi.

+ Đoạn thẳng AB chia thành 5 phần bằng nhau.

+ Độ dài đoạn AC bằng

5

2 phần đoạn AB.

+ Độ dài đoạn AD bằng

5

3 đoạn AB + Độ dài đoạn AC nhỏ hơn độ dài đoạn AD

- HS rút ra nhận xét.

(2)

+ Em có nhận xét gì về tử số và mẫu số của hai phân số này?

+ Rút ra cách so sánh hai phân số có cùng mẫu số?

* Quy tắc: SGK (tr119)

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (12p)

Bài 1: So sánh hai phân số - Gọi HS đọc yêu cầu.

- YC HS làm bài - Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

+ Vì sao112 119 ? - GV nhận xét, chốt.

Bài 2: So sánh các phân số sau với 1 - Gọi HS nêu yc

a) Nhận xét:

- GV hướng dẫn HS b)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HSlàm cá nhân - Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét. Chốt cách so sánh PS với 1.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (7p)

Bài 3: Viết các phân số bé hơn 1...

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Cho HS làm bài cá nhân - Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

+ Các PS bé hơn 1, có mẫu số là 5 và tử số khác không có đặc điểm chung gì?

- GV nhận xét, củng cố bài.

+ Trình bày 1p: Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?

- Nhận xét giờ học.

+ Hai phân số có mẫu số bằng nhau...

+ Nếu 2 phân số có cùng mẫu số, ta so sánh tử số của chúng với nhau ..

- 1-2 HS nêu.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS tự làm bài vào vở.

- 2 HS trình bày.

7; 5 7 3

3 2 3

4 ; 87 85; 112 119 - HS nhận xét

- Lớp theo dõi

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS theo dõi - 1 HS đọc

- HS làm cá nhân - HS trình bày

2 1 < 1;

5 4 < 1;

3 7 > 1;

5 6 > 1;

9

9 = 1; 127 > 1;

- 1 HS nhận xét.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- HS làm bài.

- HS trình bày

5

;4 5

;3 5

;2 5

1 ;

- HS nhận xét

+ Các PS đều có tử số bé hơn mẫu số.

+ 2 HS trả lời.

- Lớp theo dõi, nhận xét.

(3)

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Tập làm văn

TIẾT 36: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT

I. Yêu cầu cần đạt:

- HS nắm vững hai cách mở bài (trực tiếp, gián tiếp) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

- Biết giữ gìn đồ dùng học tập - Chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học:

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT, PHT - HS: vbt

III. Các hoạt động dạy học:

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu (8p):

- Tổ chức cho HS hát bài “Em yêu trường em”

- Trong bài hát có những đồ vật nào được nhắc đến?

- GV: Các đồ vật này đều rất quen thuộc với các em. Bài học hôm nay sẽ giúp các em nắm chắc cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật.

- Có mấy cách mở bài trong bài văn miêu tả đồ vật ? Đó là những cách nào?

- GV nhận xét và đánh giá.

2. Hoạt động Luyện tập, thực hành:

(25p)

Bài 1. HĐ cặp đôi

- GV yêu cầu HS nêu nội dung bài tập: So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 cách mở bài

- Yêu cầu HS đọc 3 đoạn mở bài

- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi 2 phút: So sánh sự giống nhau và khác nhau của 2 cách mở bài

- GV theo dõi và hướng dẫn HS lúng túng.

- Gọi các nhóm lên trình bày - GV nhận xét, chốt đáp đúng.

- HS hát

- HS nối tiếp nêu: sách, vở, bút, phấn, bảng, ghế, bàn, …

- 2 HS nêu lại 2 cách mở bài: mở bài trực tiếp, mở bài gián tiếp.

- 1HS đọc

- 3HS đọc

- HS thảo luận cặp theo yêu cầu: đọc thầm lại từng đoạn mở bài, trao đổi cùng bạn, so sánh, tìm điểm giống nhau và khác nhau của các đoạn mở bài.

- Đại diện các nhóm trình bày

+ Điểm giống nhau: Các đoạn mở bài trên đều có mục đích giới thiệu đồ vật

(4)

Bài 2. HĐ cá nhân

- GV gọi HS đọc nội dung bài

- GV lưu ý HS:

+ Bài tập này yêu cầu các em chỉ viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em. Đó có thể là bàn học ở trường hoặc ở nhà.

+ Em phải viết 2 đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn: một đoạn viết theo cách trực tiếp (giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tả), đoạn kia viết theo cách gián tiếp (nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học).

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân

- GV phát phiếu cho 3 HS

- GV nhận xét, đánh giá

- GV mời những HS làm bài trên phiếu dán bài lên bảng lớp, đọc kết quả.

- GV cùng cả lớp nhận xét, bình chọn những bạn viết đoạn mở bài hay nhất.

cần tả là chiếc cặp sách.

+ Điểm khác nhau:

* Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): giới thiệu ngay đồ vật định tả.

* Đoạn c (mở bài gián tiếp): nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.

- 1HS đọc nội dung bài tập:

Viết đoạn mở bài cho bài văn miêu tả cái bàn học của em:

+ Theo cách mở bài trực tiếp + Theo cách mở bài gián tiếp - Theo dõi.

- Mỗi HS luyện viết đoạn mở bài theo 2 cách khác nhau cho bài văn: 1 đoạn viết theo cách trực tiếp (giới thiệu ngay chiếc bàn học em định tả), đoạn kia viết theo cách gián tiếp (nói chuyện khác có liên quan rồi giới thiệu chiếc bàn học)

- 3 HS làm bài trên phiếu.

- HS tiếp nối nhau đọc bài viết (mỗi HS đọc cả hai kiểu bài).

- Cả lớp nhận xét.

- Các HS làm bài trên phiếu dán bài làm lên bảng lớp, đọc kết quả.

- Cả lớp nhận xét, bình chọn bạn viết đoạn mở bài hay nhất.

+ Cách 1 trực tiếp : Chiếc bàn học sinh này là người bàn ở trường thân thiết, gần gũi với tôi đã hai năm nay.

+ Cách 2 gián tiếp: Tôi rất yêu quý gia đình tôi, gia đình của tôi vì nơi đây tôi có bố mẹ và các anh chị em

(5)

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm:

(7p)

- Để viết được một bài văn miêu tả đồ vật hay, lôi cuốn người đọc, em sẽ lựa chọn cách mở bài nào? Vì sao?

+ Thế nào làm mở bài trực tiếp?

+ Thế nào là mở bài gián tiếp?

- GV nhận xét chung giờ học, dặn HS chú ý giữ gìn đồ dùng học tập

- Dặn HS chuẩn bị bài: Luyện tập xây dựng kết bài trong bài văn miêu tả đồ vật.

thân thương, có những đồ vật , đồ chơi thân quen, gắn bó với tôi. Nhưng thân thiết và gần gũi nhất có lẽ là chiếc bàn học xinh xắn của tôi.

- HS nêu theo ý hiểu và cảm nhận của bản thân, chia sẻ về cách mở bài mình đã chọn.

- 1 HS nêu - 1 HS nêu

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Ngày soạn: 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ ba ngày 4 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 87: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt:

- So sánh được hai phân số có cùng mẫu số. So sánh được một phân số với 1. Viết được các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; năng lực giải quyết vấn đề toán học; năng lực giao tiếp toán học.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ - HS: SGK, vở ô li.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV Hoạt động học của HS 1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- GV tổ chức cho HS chơi Truyền điện

- GV đưa ra 1 phép tính có yêu cầu so sánh các phân số YC HS trả lời đúng sẽ được nêu 1 phép tính bất kì cho bạn khác, cứ như vậy sẽ có 3 HS được tham gia trò chơi

5 2

5

3 ; 8387

7 6

7 5

- HS tham gia chơi

(6)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, giới thiệu bài

2. Hoạt động luyện tập, thực hành (28p)

Bài 1: So sánh hai phân số - Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?

- Yêu cầu HS làm bài. Gọi 2 HS lên làm trên bảng phụ.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

*KL: Chốt cách so sánh hai phân số.

Bài 2: So sánh các phân số sau với 1 - GV nêu yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài.

- Gọi HS đọc bài làm.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Nêu cách so sánh phân số với 1?

*KL: Chốt cách so sánh phân số với 1.

Bài 3: Viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Muốn sắp xếp được theo yêu cầu bài, ta phải làm gì?

- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm đôi

- Gọi HS nêu kết quả.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, tuyên dương.

- Lớp nhận xét.

- HS chú ý lắng nghe.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ 1HS nhắc lại cách so sánh hai phân số cùng mẫu số.

- HS làm bài. 2 HS làm bảng phụ.

5 3 >

5 1;

10 9 <

10 10;

17 13<

17 15;

19 25<

19 22

- HS nhận xét.

- HS nêu yc

- HS làm bài vào vở.

- HS đọc 4

1 < 1;

7

3< 1;

5

9 > 1;

3

7> 1;

15 14

< 1;

16

16 = 1;

11 14 > 1;

- HS nhận xét - HS lắng nghe.

+ 2 HS trả lời.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ 1 HS trả lời.

- HS tham thảo luận nhóm làm bài -Đại diện 2 nhóm nêu

a. Vì 1 < 3 < 4 nên 51 53 54 b. Vì 5 < 6 < 8 nên 75 76 78 c. Vì 5 < 7 < 8 nên 95 97 98

d. Vì 10 < 12 < 16 nên 101112111611 - HS nhận xét.

(7)

*KL: Chốt cách so sánh phân số để sắp xếp phân số theo thứ tự.

3. Hoạt động vận dụng trải nghiêm:

(5p)

- Hãy viết 2 PS bé hơn 1, 1 PS bằng 1 và 2 PS lớn hơn 1. Sắp xếp các PS đó theo thứ tự từ bé đến lớn.

- GV nhận xét giờ học.

- Yêu cầu HS về hoàn thành bài tập và vận dụng tốt kiến thức đã học vào thực tế.

- HS thực hiện -Lắng nghe

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Tập đọc

TIẾT 38: CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu ý nghĩa: Mọi vật trên trái đất được sinh ra vì con người, vì trẻ em, do vậy cần dành cho trẻ những điều tốt đẹp nhất (trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc ít nhất 3 khổ thơ).

- Đọc lưu loát toàn bài, đọc đúng từ ngữ khó. Đọc rành mạch, trôi chảy; biết đọc với giọng kể chậm rãi, bước đầu đọc diễn cảm được một đoạn thơ.

- GD cho HS tình yêu thương con người, yêu thương trẻ em.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: Sgk

III. Các hoạt động dạy và học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động khởi động (5 phút)

- GV cho HS nghe bài hát: Trái đất này là của chúng mình

+ Qua bài hát các em thấy trái đất mình rất đẹp, vậy vì sao trái đất đẹp như vậy?

- GV nêu: Trái Đất đẹp ngoài những cảnh vật thiên nhiên, con người... mà còn là những em nhỏ vui tươi, hồn nhiên nữa các em ạ.

- GV treo tranh minh họa bài TĐ hỏi HS nội dung tranh.

- GTB: Trẻ em hôm nay là thế giới ngày mai. Bài thơ Chuyện cổ tích về loài người

- HS lắng nghe.

- HS trả lời

+ Bức tranh vẽ các em nhỏ đang đùa vui giữa cảnh yên bình, hạnh phúc.

Các em được mẹ chăm sóc, chim chóc hót ca vui cùng các em.

- Quan sát, lắng nghe.

(8)

của nhà thơ Xuân Quỳnh sẽ cho chúng ta hiểu được trẻ em là hoa đất. Mọi vật trên trái đất này sinh ra đều cho con người, vì con người.

2. Hoạt động khám phá ( 20p) a. Luyện đọc:

- GV gọi 1 HS đọc toàn bài.

+ Bài được chia làm mấy khổ?

- GV y/c HS chia đoạn (7 khổ ) sau đó gọi 4 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp + Lượt 1 : Đọc nối tiếp + sửa phát âm -Yêu cầu HS phát hiện từ các bạn đọc sai, GV hệ thống ghi bảng một số từ trọng tâm sửa chữa luyện đọc cho học sinh

- Nhận xét.

+ Lượt 2 : Đọc nối tiếp + giải nghĩa từ khó:

- Luyện đọc nhóm 4 (TG: 3’)

- Gọi HS đọc cả bài

+ Bài đọc với giọng như thế nào?

- 1 HS đọc toàn bài.

- HS trả lời

+ Khổ 1: Trời sinh ra ... ngọn cỏ.

+ Khổ 2: Mắt trẻ con …. nhìn rõ.

+ Khổ 3: Nhưng còn cần … chăm sóc.

+ Khổ 4 : Muốn cho trẻ ... . biết nghĩ.

+ Khổ 5 : Rộng lắm ... đến là trái đất

+ Khổ 6 : Chữ bắt đầu ... đến thầy giáo.

+ Khổ 7 : Cái bảng ... trước nhất.

- 4 HS nối tiếp đọc 7 khổ của bài

- HS đọc cá nhân: lời ru, loài người, ....

- Đọc nối tiếp, giải nghĩa từ ở phần chú thích SGK: hiểu biết, loài người - Luyện đọc theo nhóm 4 (mỗi HS đọc 2 khổ).

- Đại diện các cặp đọc bài.

- 1 HS đọc cả bài, cả lớp theo dõi SGK

+ HS nêu - HS lắng nghe

- HS đọc. Cả lớp đọc thầm, TLCH:

+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên Trái Đất. Trái Đất lúc đó chỉ toàn là trẻ em, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.

1. Trẻ em được sinh ra đầu tiên - HS đọc. Cả lớp đọc thầm TLCH:

+ Vì mặt trời có để trẻ nhìn rõ.

- 1 HS đọc cả lớp đọc thầm TLCH:

(9)

- GV nêu giọng đọc: đọc với giọng kể chậm rãi, đọc diễn cảm bài thơ.

b. Tìm hiểu bài:

- HS đọc khổ 1, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Trong "câu chuyện cổ tích" này ai là người sinh ra đầu tiên ?

- GV tiểu kết chuyển ý

- Gọi HS đọc khổ 2, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Sau trẻ em sinh ra cần có ngay mặt trời?

- Gọi HS đọc khổ thơ 3, trao đổi và trả lời câu hỏi.

+ Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?

- Gọi HS đọc thầm các khổ thơ còn lại, trao đổi cặp đôi và trả lời câu hỏi (TG: 1’) + Bố và thầy giáo giúp trẻ em những gì?

+ Ý nghĩa của bài thơ này nói lên điều gì?

* GV kết lại nội dung bài: Bài thơ tràn đầy tình yêu mến đối với con người, với trẻ em. Trẻ em cần được yêu thương, dạy dỗ, chăm sóc. Tất cả những gì tốt đep nhất đều dành cho trẻ em. Mọi vật, mọi người sinh ra là vì trẻ em, để yêu mến, giúp đỡ trẻ em.

- Ghi ý chính của bài.

3) Hoạt động luyện tập ( 10p)

* Luyện đọc diễn cảm và HTL - Nêu giọng đọc toàn bài.

- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp khổ và nêu cách đọc.

- Gv nhận xét, bổ sung

- GV đưa khổ thơ 3 yêu cầu HS nêu cách đọc.

Nhưng còn cần cho trẻ Tình yêu / và lời ru Cho nên mẹ sinh ra Để bể bồng chăm sóc

+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.

- HS đọc thầm cặp đôi thảo luận trả lời câu hỏi.

+ Bố giúp trẻ hiểu biết, bảo cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.

+ Thầy dạy trẻ học hành.

+ Thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em, Ca ngợi trẻ em, thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn đối với trẻ em.

Mọi sự thay đổi trên trái đất đều vì trẻ em.

- HS lắng nghe.

- 2 HS nhắc lại - Học sinh lắng nghe.

- HS đọc và nêu giọng đọc từng khổ.

- HS đọc nêu cách ngắt nghỉ, nhấn giọng

- HS cặp đôi đọc diễn cảm.

- 2-3 em đọc diễn cảm đoạn khổ thơ.

- Lớp nhận xét.

- HS nhẩm đọc thuộc lòng.

- 2 HS ngồi cạnh nhau đọc cho nhau nghe.

- 3 HS tham gia cuộc thi lần lượt đọc.

- HS trả lời

(10)

Thầy viết chữ thật to

" Chuyện loài " / trước nhất ..

- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm khổ 3 theo nhóm bàn.

- GV tổ chức cho HS đại diện nhóm thi đọc diễn cảm khổ 2.

- GV yêu cầu HS tự học thuộc lòng bài thơ.

- GV mời 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp.

- GV cùng HS nhận xét đánh giá 4. Hoạt động vận dụng (5p)

+ Bài thơ cho chúng ta biết điều gì?

+ Trẻ em là mầm non tương lai của đất nước chúng ta cần yêu thương chăm sóc trẻ em, biết lắng nghe chia sẻ.

- GV cho HS viết ước mơ, mong muốn của mình muốn cho bố mẹ, gia đình và mọi người xung quanh biết và sẻ chia.

- GV gọi HS trình bày.

- Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà học bài. Chuẩn bị bài sau: Bốn anh tài (tiếp)

- HS viết mong muốn ước mơ của mình vào tờ giấy.

- HS trình bày một phút về ước mơ, mong muốn của mình.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Luyện từ và câu

Tiết 37: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TÀI NĂNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Tìm được một số từ ngữ (kể cả tục ngữ, từ Hán Việt) nói về tài năng của con người.

- Xếp các từ Hán Việt (có tiếng tài) theo hai nhóm nghĩa và đặt câu với một từ đã xếp (BT1, BT2). Tìm và nêu được ý nghĩa câu tục ngữ ca ngợi tài trí con người (BT3, BT4).

- HS tự hào về tài năng của con người.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Từ điển TV, máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: Vbt

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động dạy của giáo viên Hoạt động học của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu ( 5 phút)

* Trò chơi: Truyền điện

(11)

- GV nêu cách chơi, hướng dẫn chơi.

- GV đặt câu hỏi: Hãy kể tên một nhân vật nổi tiếng trong một lĩnh vực cụ thể mà em biết.

+ Cả lớp hát bài Lớp chúng ta đoàn kết và chuyền bóng.

+ Bóng dừng lại ở bạn nào bạn đó phải nêu.

+ Bạn nào không trả lời được thì bị mất lượt.

- Giới thiệu bài.

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (18 phút)

Bài 1 ( SGK/11)

- HS đọc yêu cầu và nội dung.

- Chia nhóm 4 HS, giao nhiệm vụ: trao đổi thảo luận và tìm từ ( TG: 5’)

- Phát bảng phụ cho 1 nhóm - Gọi HS trình bày.

- Nhận xét, kết luận các từ đúng.

- Chốt đáp án đúng.

+ Em hiểu nghĩa của từ nào trong số các từ trên, hãy giải thích cho các bạn cùng biết (sử dụng từ điển TV để nêu)

(nếu HS chưa giải nghĩa được, GV có thể giải thích cho HS hiểu)

+ Ngoài các từ ngữ có tiếng tài như trên, hãy tìm thêm các từ có tiếng tài có nghĩa như trên.

(tra từ điển TV để nêu)

* Kết luận: Mỗi kết hợp tiếng tài với các tiếng khác nhau tạo ra các từ có nghĩa khác nhau.

Cần nắm và phân nghĩa của từng từ cụ thể để

- HS lắng nghe - HS tham gia chơi.

VD: Quang Hải – bóng đá; Ngô Bảo Châu – Toán học; Trấn Thành – MC;

Tóc Tiên – ca sĩ; Sơn Tùng M-TP: ca sĩ; Phú Quang – nhạc sĩ, ....

- 1 HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.

- Hoạt động trong nhóm làm bài vào VBT.

- 1 nhóm làm bài trên bảng phụ, dán bảng, trình bày.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- Đọc thầm lại các từ mà các bạn chưa tìm được.

a) Tài có nghĩa là “có khả năng hơn người bình thường”: tài hoa, tài giỏi, tài nghệ, tài ba, tài đức, tài năng.

b) Tài có nghĩa là " tiền của" : tài trợ, tài nguyên, tài sản

- HS giải thích theo ý hiểu:

+ Tài hoa: có tài về nghệ thuật, văn chương.

+ Tài giỏi: người có tài.

+ Tài nghệ: tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp.

+ Tài ba : tài ( nói khái quát)

+ Tài năng: năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và có sáng tạo trong công việc, nghề nghiệp.

+ Tài nguyên: nguồn của cải thiên nhiên chưa khai thác hoặc đang khai thác

+ Tài trợ: giúp đỡ về tài chính

+ Tài sản: của cải vật chất hoặc tình thần có gái trị.

+ Tài danh, tài khoản, tài trí,...

(12)

dùng từ cho đúng.

Bài 2 ( SGK/11)

Đặt câu với một trong các từ nói trên - Gọi HS đọc yêu cầu, tự làm bài.

- yêu cầu HS tự làm bài.

- phát bảng phụ cho 2 HS (1 HS đặt câu với 1 từ ở nhóm a, 1 HS đặt câu với 1 từ ở nhóm b) - GV sửa lỗi về câu, cách dùng từ cho HS - GV nhận xét, tuyên dương HS đặt câu đúng và hay.

* Kết luận: Cần nắm và phân biệt được nghĩa của từ có tiếng tài cho đúng để sử dụng cho phù hợp khi nói hoặc viết.

3. Hoạt động Luyện tập ( 17’) Bài 3 ( SGK/ 11)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Chia nhóm 2HS/ nhóm, giao nhiệm vụ.

- Phát bảng phụ cho 2 nhóm. hướng dẫn ( TG: 5’ )

+ Muốn biêt câu tục ngữ nào ca ngợi sự thông minh, tài trí của con người các em hãy tìm hiểu xem nghĩa bóng của câu ấy là gì?

- GV quan sát, giúp đỡ các cặp còn lúng túng.

- Gọi các cặp báo cáo kết quả.

- Nhận xét, chốt đáp án đúng.

+ Vì sao em không chọn câu b?

* Kết luận: Từ xa xưa ông cha ta đã đúc kết được những câu tục ngữ ngắn gọn dễ nhớ, dễ thuộc để ca ngợi tài trí của con người. Những câu tục ngữ đó còn nguyên giá trị cho đến ngày nay.

4. Hoạt động Vận dụng ( 17’) Bài 4 ( SGK/11)

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS tự làm bài.

+ Hãy nêu nghĩa của các câu tục ngữ trên.

- 1 HS đọc

- Tự làm bài tập vào vở VBT - HS nối tiếp nhau đọc câu đã đặt.

- 2 HS làm bảng phụ dán bảng, trình bày

- HS cả lớp nhận xét câu bạn đặt. Sau đó dùng từ của bạn để giới thiệu câu của mình

+ Bùi Xuân Phái là một họa sĩ tài hoa.

+ Đoàn địa chất đang thăm dò tài nguyên vùng núi phía Bắc.

+ Anh ấy là một nghệ sĩ trẻ tài ba.

+ Công ty Hòa Phát tài trợ cho đội bóng đá nữ quốc gia.

- 1 HS đọc thành tiếng.

- Trao đổi trong cặp, làm bài vào VBT.

- Các cặp báo cáo kết quả.

- 1 cặp làm bảng phụ, dán bảng, trình bày.

- Các cặp khác nhận xét, bổ sung

* Đáp án :

a) Người ta là hoa đất.

b) Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan + ... vì đó là một câu nhận xét, muốn biết rõ một vật một người cần thử thách, tác động, tạo điều kiện để người hoặc vật đó bộc lộ khả năng.

- 1 HS đọc.

- HS tự làm bài tập vào VBT - HS lắng nghe.

(13)

- HS đọc câu tục ngữ mà em thích giải thích vì sao lại thích câu đó.

- Tuyên dương những HS giải thích hay.

+ Theo em, các câu tục ngữ trên có thể sử dụng trong những trường hợp nào ? Em lấy VD.

a/ Người ta là hoa đất

(ca ngợi con người là tinh hoa, là thứ quý giá nhất của trái đất)

b/ Nước lã mà vã nên hồ

Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan (ca ngợi những người từ hai bàn tay trắng, nhờ có tài có chí, có nghị lực đã làm nên việc lớn)

c/ Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ

(Ý nói có tham gia hoạt động, làm việc mới bộc lộ được khả năng của mình) - HS tự chọn và đọc các câu tục ngữ + Người ta là hoa của đất.

Đây là câu tục ngữ chỉ có 5 chữ nhưng đã nêu được một nhận định rất chính xác về con người với tài năng và sự thông minh của mình.

+ Em thích câu : Nước lã mà vã nên hồ

Hình ảnh của nước lã vã nên hồ trong câu tục ngữ rất hay.

Khuyên con người phải tham gia lao động, làm việc để khẳng định khả năng của mình.

+ Em thích câu :

Chuông có đánh mới kêu Đèn có khêu mới tỏ

Vì hình ảnh chuông, đèn trong câu tục ngữ rất gần gũi giúp cho người nghe dễ hiểu và dễ so sánh ...

- HS nối tiếp phát biểu theo ý hiểu VD :

+ Bạch Thái Bưởi đúng là kiểu người

‘‘Nước lã mà vã nên hồ. Tay không mà nổi cơ đồ mới ngoan’’.

+ Chị gái em được điều động đi công tác xa. Chị hơi e ngại. mẹ em động viên chị ‘‘Chuông có đánh mới kêu ? Đèn có khêu mới tỏ’’ con ạ.

+ Ông em đưa em đi xem triển lãm công nghiệp. Có rất nhiều máy móc hiện đại, tiện dụng. Ông không ngớt lời khen ngợi : ‘‘Người ta đúng là hoa của đất, cháu nhỉ ? Tất cả những máy móc này đều do đầu óc thông minh của con

(14)

- GV nhận xét, chữa lỗi (nếu có) cho từng HS.

+ Thế nào là tài năng?

+ Tài năng giúp con người làm gì ? - Nhận xét tiết học.

- Dặn HS về nhà tìm thêm các câu tục ngữ, thành ngữ có nội dung nói về chủ điểm tài năng và chuẩn bị bài : Luyện tập về câu kể Ai làm gì?

người tạo ra’’.

- HS khác nhận xét, bổ sung.

- 1 HS nêu

+ Giúp con người khám phá thế giới, chinh phục thiên nhiên,....

- HS cả lớp thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Khoa học Tiết 35: ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống (giao tiếp với nhau qua nói, hát, nghe), dùng làm tín hiệu (trống, còi, ...). Biết được ích lợi của việc ghi lại âm thanh.

- Phát triển năng lực nhận thức khoa học tự nhiên; năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

* GDBVMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường xung quanh.

*Các Kĩ năng sống cơ bản được giáo dục

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nguyên nhân, giải pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.

III. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT

- HS: Chuẩn bị theo nhóm: Các chai thuỷ tinh hoặc cốc thuỷ tinh để chơi trò chơi

"Làm nhạc cụ"

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động Mở đầu (5’)

* Tổ chức cho HS chơi trò chơi: Diễn tả âm thanh quen thuộc.

- GV mời 2 đội mỗi đội gồm 4 HS. Các đội sẽ bốc thăm và làm lại âm thanh được ghi trong giấy, đội nào làm đúng hay và đoán chính xác nhiều hơn là đội thắng cuộc.

- GV nhận xét.

- GV giới thiệu bài: Không có âm thanh

- HS tham gia chơi.

- HS lắng nghe.

(15)

cuộc sống của chúng ta vô cùng buồn tẻ mà còn gây ra rất nhiều bất tiện

2. Hoạt động Hình thành kiến thức mới (23 phút)

a, Hoạt động 1: Vai trò của âm thanh trong cuộc sống.

- Tổ chức và hướng dẫn.

- GV chia nhóm yêu cầu HS quan sát hình trong SGK trang 86, ghi lại vai trò của âm thanh.

- Gv theo dõi, hướng dẫn.

- Gọi đại diện các nhóm trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

+ Ngoài ra, âm thanh còn có vai trò gì?

* Kết luận: Âm thanh rất quan trọng và cần thiết cho cuộc sống của chúng ta.

Nhờ âm thanh chúng ta có thể học tâp, nói chuyện với nhau, thưởng thức âm nhạc.

b, Hoạt động 2: Âm thanh thích, âm thanh không thích.

- GV nêu vấn đề: Yêu cầu HS làm việc cá nhân, nêu âm thanh thích nghe và không thích nghe ?

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

+ Chúng ta nên là gì để môi trường xung quanh không bị ô nhiễm tiếng ồn ?

* Kết luận: Mỗi người có sở thích về âm thanh khác nhau. Những âm thanh hay có ý nghĩa với cuộc sống sẽ được ghi lại...

c, Hoạt động 3: Ích lợi của việc ghi âm thanh.

- GV nêu câu hỏi:

+ Em thích nghe bài hát nào? Do ai trình bày? Vì sao em lại nghe được bài hát này ? Nêu ích lợi của việc ghi lại âm

- Nhóm trưởng điều khiển các bạn theo dõi SGK thảo luận theo nhóm 4 em.

- Học sinh thảo luận nhóm 4 trong 5p

- Đại diện các nhóm học sinh báo cáo.

+ Âm thanh giúp giải trí (tiếng chiêng, trống)

+ Âm thanh giúp chúng ta nói chuyện + Âm thạnh giúp chúng ta học tập

+ Âm thanh giúp báo hiệu (tiếng trống)

- HS nối tiếp nêu

- HS suy nghĩ phát biểu nêu lí do thích hoặc không thích.

- HS suy nghĩ, trao đổi ý kiến với bạn bên cạnh.

+ Do bài hát đã được ghi âm lại + Giúp ta lưu lại những âm thanh

(16)

thanh ?

+ Hiện nay có những cách ghi âm nào ? - Tiến hành cho HS hát 1 bài dùng điện thoại ghi âm và phát cho HS nghe.

* Kết luận: Nhờ có sự nghiên cứu, tìm tòi các nhà khoa học đã nghiên cứu, tìm tòi và để lại cho chúng ta chiếc máy ghi âm đầu tiên... Ghi lại âm thanh có ích lợi:

Giúp cho chúng ta có thể ghi nhớ lại những lời hay ý đẹp trong các bài phát biểu, các bản tin, cũng như mọi âm thanh tiếng nói của con người một cách chính xác, trung thực nhất. Nhờ ghi âm, chúng ta có thể thu thập được chính xác một khối lượng lớn các thông tin trong một thời gian ngắn mà nếu chỉ nhờ vào các giác quan, trí nhớ của con người thì chúng ta không thể thu thập ghi nhớ hết được.

3. Hoạt động Luyện tập, thực hành (7phút)

+ Trong cuộc sống, chúng ta cần tạo ra những âm thanh thế nào để học tập và làm việc có hiệu quả?

+ Hãy kể 3 âm thanh có lợi cho việc học tập đạt hiệu quả

4. Hoạt động Vận dụng, trải nghiệm (5 phút)

* Trò chơi làm nhạc cụ:

- Cho các nhóm làm nhạc cụ: đổ nước vào các chai hoặc cốc từ vơi cho đến gần đầy. HS so sánh âm thanh các chai phát ra khi gõ.

- GV: Khi gõ chai rung động phát ra âm thanh. Chai nhiều nước âm thanh trầm hơn.

hay hay những âm thanh mà mình ưa thích,...

+ ...dùng băng, đĩa trắng để ghi âm, máy ghi âm, điện thoại...

- 3 HS lên hát 1 bài.

- HS lắng nghe.

+ Tạo ra các âm thanh vui vẻ, đủ nghe

+ HS nêu

- HS thực hành

- Các nhóm đánh giá bài biểu diễn của nhóm bạn

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- BUỔI CHIỀU

Đạo đức

(17)

TIẾT 18: KÍNH TRỌNG, BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG (tiết 1 ) I. Yêu cầu cần đạt:

- Nêu được vì sao cần phải kính trọng và biết ơn người lao động.

- Cư xử lễ phép với những người lao động và biết trân trọng, giữ gìn thành quả lao động của họ.

- Giáo dục HS kính trọng, biết ơn người lao động. Thường xuyên tham gia các công việc của cộng đồng vừa sức với bản thân. Có trách nhiệm với gia đình

Không bỏ thừa đồ ăn, thức uống; có ý thức tiết kiệm tiền bạc, điện nước trong gia đình.

- Nêu tên, hoạt động chính và vai trò của một số nghề nghiệp; liên hệ được những hiểu biết đó với nghề nghiệp của người thân trong gia đình.

* Văn hóa ứng xử: Các em biết kính trọng và biết ơn người lao động mang lại lợi ích cho XH.

II. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài - Tôn trọng giá trị sức lao động.

- Thể hiện sự tôn trong lễ phép với người lao động.

III. Đồ dùng:

- GV: Tranh minh hoạ, phiếu học tập.

- HS: SGK, VBT

IV. Các hoạt động dạy học chủ yếu:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5p)

- Gv cho HS nghe bài hát “ Yêu sao nghề giáo viên”

+ Hãy kể về một công việc mà em yêu thích?

- GV nhận xét, khen ngợi.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (10’):

HĐ1:Thảo luận về câu chuyện buổi học đầu tiên

- GV cho HS quan sát tranh và cho biết tranh vẽ gì.

- GV đọc truyện (hoặc kể chuyện) “Buổi học đầu tiên”

- GV cho HS thảo luận theo 2 câu hỏi (SGK/28)

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà giới thiệu về nghề nghiệp bố mẹ mình?

+ Nếu em là bạn cùng lớp với Hà, em sẽ làm gì trong tình huống đó? Vì sao?

- GV kết luận: Cần phải kính trọng mọi người lao động, dù là những người lao động bình thường nhất.

- HS nghe -2 HS trình bày.

* Hoạt động cả lớp

- HS quan sát tranh, trả lời - Lắng nghe

- HS thảo luận.

- Đại diện HS trình bày kết quả.

(18)

- Gọi HS đọc phần ghi nhớ

3. Hoạt động luyện tập – thực hành(25’)

*HĐ2: Kể tên nghề nghiệp (BT1) - Gọi HS đọc yêu cầu bài 1

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi.

- GV nhận xét, chốt đáp án.

* Kết luận: Nông dân, bác sĩ, người giúp việc, lái xe ôm,, giám đốc công ti, nhà khoa học, người đạp xích lô, giáo viên, nhà thơ đều là những người lao động.

- Những người ăn xin, buôn bán ma túy, buôn bán phụ nữ, không phải là người lao động vì những việc làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội

- GV đưa ra câu hỏi:

+ Nêu nghề mà em yêu thích ? - GV nhận xét

HĐ3: Thảo luận nhóm (BT2)

- GV chia 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 2 tranh.

Những người lao động trong tranh làm nghề gì và công việc đó có ích cho xã hội như thế nào?

- GV ghi lại trên bảng theo 3 cột

STT Ngườilao động Ích lợi mang lại cho xã hội - GV kết luận: Mọi người lao động đều mang lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

HĐ4: Làm việc cá nhân (Bài tập 3- SGK/30)

- GV nêu yêu cầu bài tập 3.

Những hành động, việc làm nào dưới đây thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động;

- GV kết luận:

+ Các việc làm a, c, d, đ, e, g là thể hiện sự kính trọng, biết ơn người lao động.

- 2 HS đọc

* Thảo luận nhóm đôi.

- HS đọc yêu cầu bài - HS chia nhóm thảo luận

* Kĩ thuật trình bày 1 phút - Một số HS nêu

* HĐ nhóm 4.

- Quan sát tranh và thảo luận theo các câu hỏi của cô, mỗi nhóm một tranh

- Đại diện từng nhóm lên báo cáo kết quả.

- Theo dõi

* Làm bài cá nhân - HS nắm nội dung bài.

+ Việc làm nào thể hiện sự kính trọng và biết ơn người lao động.

- HS làm bài

-Vài HS lên trình bày ý kiến, lớp nhận xét, bổ sung.

(19)

+ Các việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động.

* VHƯX: Các em biết kính trọng và biết ơn người lao động mang lại lợi ích cho XH.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm(5’) + Đối với người lao động ( trí óc, chân tay ) em cần có thái độ như thế nào ? - Nhận xét giờ học

* KNS: Nhắc nhở HS cần biết kính trọng, biết ơn người lao động bằng những hành động cụ thể phù hợp lứa tuổi.

- Dặn HS sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh… về người lao động.

Giờ sau học tiếp.

- HS nêu ý kiến của mình - HS lắng nghe

- HS chú ý, ghi nhớ về nhà thực hiện.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Lịch sử

Tiết 18: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm được một số sự kiện về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

+ Lê Lợi chiêu tập binh sĩ xây dựng lực lượng tiến hành khởi nghĩa chống quân xâm lược Minh (khởi nghĩa Lam Sơn). Trận Chi Lăng là một trong những trận quyết định thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

+ Diễn biến trận Chi Lăng: Quân địch do Liễu Thăng chỉ huy đến ải Chi Lăng; kị binh ta nghênh chiến, nhử Liễu Thăng và kị binh vào ải Chi Lăng. Khi kị binh của giặc vào ải, ta tấn công, Liễu Thăng bị giết, quân giặc hoảng loạn và rút chạy.

+ ý nghĩa: Đập tan mưu đồ cứu viện thành Đông Quan của quân Minh, quân Minh phải xin hàng và rút về nước.Nắm được nhà Hậu Lê được thành lập: Thua trận ở Chi Lăng và một số trận khác, quân Minh phải đầu hàng, rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế(năm 1428), mở đầu thời Hậu Lê.

- Nêu các mẩu chuyện về Lê Lợi (kể chuyện Lê Lợi trả gươm cho Rùa thần…). Sử dụng sách giáo khoa, lược đồ để nêu được diễn biến trận Chi Lăng. Sưu tầm các tranh ảnh, mẫu chuyện về Lê Lợi.

- Yêu nước, tự hào về sự thông minh, sáng tạo trong cách đánh giặc của cha ông ta.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT, phiếu câu hỏi - HS: SGK, VBT, tư liệu sưu tầm về Lê Lợi

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Hoạt động mở đầu (5 phút)

+ Em hãy trình bày tình hình nước ta cuối - 2 HS thực hiện yêu cầu.

(20)

thời Trần?

+ Do đâu mà nhà Hồ không chống nỏi quân Minh xâm lược?

- GV nhận xét

- Cho HS quan sát ảnh đền thờ vua Lê Lợi + Ảnh chụp đền thờ ai? Người đó có công lao gì đối với dân tộc ta?

- GVGT: Bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu về trận Chi Lăng do Lê Lợi lãnh đạo.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (25p)

Hoạt động 1: Ải Chi Lăng và bối cảnh dẫn tới trận Chi Lăng (6 phút)

- GV trình bày hoàn cảnh dẫn tới trận Chi Lăng.

- GV treo lược đồ trận Chi Lăng (H1) và yêu cầu HS QS hình trả lời câu hỏi:

+ Thung lũng Chi Lăng ở tỉnh nào của nước ta?

+ Thung lũng có hình như thế nào?

+ Hai bên thung lũng là gì?

+ Lòng thung lũng có gì đặc biệt?

+ Với địa thế như trên, Chi Lăng có lợi gì cho quân ta và có hại gì cho quân địch?

- GV KL: Chính tại ải Chi Lăng năm 981 Lê Hoàn đã đánh tan quân xâm lược nhà Tống sau đó gần 5 thế kỉ dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi quân ta giành thắng lợi vẻ vang.

Hoạt động 2: Trận Chi Lăng (14 phút) - GV chia các nhóm 4. yêu cầu HS quan sát lược đồ, đọc SGK, nêu diễn biến trận Chi Lăng theo phiếu câu hỏi:

+ Ai lãnh đạo trận Chi Lăng ?

+ Lê Lợi đã bố trí quân ta ở Chi Lăng như thế nào?

+ Kị binh của ta đã làm gì khi quân Minh đến trước ải Chi Lăng?

+ Trước hành động của quân ta, kị binh của giặc đã làm gì?

+ Kị binh của giặc thua như thế nào?

- HS nhận xét - HS quan sát

+ Ảnh chụp Lê Lợi, ông có công trong cuộc kháng chiến chống quân Minh.

- HS lắng nghe.

- HS quan sát và trả lời + Tỉnh Lạng Sơn + hình bầu dục

+ Phía Tây là dãy núi đá hiểm trở, phía Đông là dãy núi đất

+ Có sông, có 5 ngọn núi nhỏ

+ Tiện cho quân ta mai phục đánh giặc, còn giặc lọt vào khó mà có đường ra

- HS thảo luận nhóm 4 để nêu diễn biến của trận Chi Lăng dựa vào định hướng của GV.

+ Lê Lợi

+ Bố trí cho quân ta mai phục chờ địch ở 2 bên sườn núi và lòng khe + Kị binh của ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng kị binh vào ải

+ Ham đuổi theo ta nên bỏ xa hàng vạn quân bộ ở phía sau đang lũ lượt chạy

+ Kị binh của giặc đang lội qua đầm lầy thì 1 loạt pháo hiệu nổ vang. Lập tức 2 bên sườn núi, những chùm tên và mũi lao vun vút phóng xuống. Liễu Thăng bị chết tại trận

(21)

+ Bộ binh của giặc thua như thế nào?

- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- Yêu cầu HS trình bày diễn biến của trận Chi Lăng.

- GVKL :

Hoạt động 3: Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng (5 phút) - GV tổ chức hoạt động cả lớp:

+ Hãy nêu kết quả của trận Chi Lăng?

+ Vì sao quân ta giành được thắng lợi ở ải Chi Lăng?

+ Chiến thắng Chi Lăng có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?

- GVKL: Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh và tài quân sự kiệt xuất, biết dựa vào địa hình để bày binh, bố trận, dụ địch có đường vào ải mà không có đường ra khiến chúng đại bại.

3. Hoạt động luyện tập, thực hành (5 phút)

- GV hỏi:

+ Trong trận Chi Lăng, nghĩa quân Lam Sơn đã thể hiện sự thông minh như thế nào?

- GV nhận xét.

- Gọi HS đọc ghi nhớ

- GVKL: Chúng ta rất tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm của cha ông.

4. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm (5phút)

- Tổ chức cho HS giới thiệu những tài liệu sưu tầm được về Lê Lợi.

- GV nhận xét, tuyên dương

+ Quân bộ của địch cũng gặp phải mai phục của ta, nghe tin Liễu Thăng chết thì hoảng sợ. Phần đông bị giết, số còn lại bỏ chạy thoát thân

- Đại diện các nhóm báo cáo kết quả.

- 1 HS trình bày.

+ Quân ta đại thắng, quân địch thua trận, tướng địch Liễu Thăng chết tại trận

+ Vì quân ta anh dũng mưu trí. Địa thế ải Chi Lăng có lợi cho ta

+ Đập tan mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh. Quân Minh phải đầu hàng, rút về nước.

+ Chọn địa hình hiểm trở, khiêu chiến, đánh úp.

- 2 HS đọc ghi nhớ.

- Theo dõi

- HS giới thiệu theo nhóm, cá nhân.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

(22)

--- HĐNG

Đọc sách tư viện (Theo KH thư viện)

--- Ngày soạn: 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ tư ngày 5 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 88: SO SÁNH HAI PHÂN SỐ KHÁC MẪU SỐ I. Yêu cầu cần đạt:

- Biết so sánh hai phân số khác mẫu số (bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số đó). Củng cố về so sánh hai phân số bằng nhau.

- Phát triển cho HS năng lực tư duy và lập luận toán học; NL mô hình hóa toán học, NL giải quyết vấn đề toán học, NL giao tiếp toán học, NL sử dụng công cụ, phương tiện toán học.

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy chiếu, máy tính, giáo án point.

- HS: SGK, vbt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu ( 5p)

- Trước khi vào nội dung bài mới cô cùng các con ôn lại kiến thức đã học qua 1 trò chơi, cả lớp mình có đồng ý không nào?

- Trò chơi của cô có tên Giải cứu đại dương. Để giúp được những loài vật dưới đại dương đang bị mắc kẹt, nhiệm vụ của lớp mình là trả lời đúng câu hỏi mà cô đưa ra. Các con có thời gian 1 phút cho các câu hỏi. Bạn nào trả lời đúng cứu được các con vật dưới đại dương sẽ nhận được 1 phần quà của cô.

Câu 1: Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số ?

Câu 2: So sánh 2 phân số:

4 1

4 3

Câu 3: So sánh 2 phân số: 525

3

- Qua trò chơi vừa rồi cô thấy các con đã nắm chắc được cách so sánh hai phân số cùng mẫu số. Cô tuyên dương các bạn; Vậy để giúp các con có thể thực hiện so sánh hai phân số khác mẫu số cô và cả lớp cùng tìm hiểu qua tiết học ngày hôm nay.

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới

- HS lắng nghe

- HS tham gia trò chơi

- HS lắng nghe.

(23)

(10p)

Ví dụ: So sánh hai phân số

3 2

4 3

- GV đưa ra hai băng giấy và yêu cầu HS nhận xét:

+ Băng giấy thứ nhất được tô màu mấy phần?

+ Băng giấy thứ hai được tô màu mấy phần?

+ So sánh phần được tô màu ở hai băng giấy?

- Hoặc hướng dẫn HS so sánh bằng cách quy đồng mẫu số hai phân số:

3 2 =

4 3

4 2

=

12 8 ;

4 3=

3 4

3 3

=

12 9 ;

+ Nêu cách so sánh hai phân số cùng mẫu số?

+ Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta làm như thế nào?

* Quy tắc: SGK

Ví dụ: So sánh hai phân số

3 254

- Yêu cầu HS vận dụng làm cá nhân

- GV nhận xét, chốt: Muốn so sánh hai phân số khác mẫu số ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh các tử số của hai phân số đó.

3. Hoạt động luyện tập (15p) Bài 1: So sánh hai phân số.

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Yêu cầu HS làm bài cá nhân, gọi 3 HS làm trên bảng phụ.

- GV theo dõi học sinh làm bài.

- Gọi HS trình bày.

- 1 HS nhắc lại ví dụ.

- HS quan sát hai băng giấy.

+ Băng giấy thứ nhất được tô màu

3 2

+ Băng giấy thứ nhất được tô màu

4 3

+ Phần được tô màu ở 2 băng giấy bằng nhau.

- HS so sánh và nhận xét về số lượng mảng màu được tô ở hai băng giấy.

3 2<

4 3 hay

4 3>

3 2

- HS thực hiện quy đồng theo hướng dẫn của giáo viên.

+ HS nêu

+ 3 HS trả lời: ta có thể quy đồng mẫu số hai phân số rồi so sánh các tử số của hai phân số đó.

- 3 - 5 HS nối tiếp đọc.

- 1 HS lên bảng làm, dưới lớp làm ra vở

- HS lắng nghe - 3-5HS nhắc lại.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

- Học sinh làm bài, đổi chéo vở kiểm tra cho bạn.

a. 4 3 <

5

4 vì khi QĐ được

20 15 <

20 16

b. 65 < 87 vì khi QĐ được 4840 < 4842 c. 52 > 103 vì khi QĐ được 5020 > 5015 - 2 HS nhận xét.

- HS lắng nghe + 1 HS nêu

(24)

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét.

+ Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?

Bài 2: Rút gọn rồi so sánh hai phân số - Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài có mấy yêu cầu?

- Yêu cầu HS làm cá nhân

- GV theo dõi HS làm và giúp đỡ HS nếu cần.

- Gọi HS trình bày.

- Gọi HS nhận xét.

- GV nhận xét, củng cố bài.

+ Muốn so sánh hai phân số ngoài cách quy đồng chúng ta còn cách nào nữa?

3. Hoạt động vận dụng (5p) Bài 3

- Gọi HS đọc yêu cầu.

+ Bài toán cho biết gì?

+ Bài toán hỏi gì?

+ Muốn biết bạn nào ăn nhiều bánh hơn chúng ta làm thế nào?

- Yêu cầu HS tóm tắt và giải bài.

Tóm tắt Mai: cái bánh.

Lan:

7

3cái bánh.

Ai ăn nhiều hơn?

- Yêu cầu HS thảo luận nhóm 2 trong 3p làm bài vào vở, 1 nhóm làm bảng phụ.

- Gọi HS trình bày, nhận xét

- GV nhận xét, củng cố bài.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Bài có 2 yêu cầu…

- Lớp thực hiện.

- HS trình bày.

a) Ta có106 5353 54nên 106 54 + HS nêu

- HS nhận xét.

+ HS nêu : Ta rút gọn các PS.

- 1 HS đọc yêu cầu bài.

+ Mai ăn cái bánh, Hoa ăn cái bánh đó.

+ Ai ăn nhiều bánh hơn?

+ Chúng ta phải so sánh số bánh mà hai bạn đã ăn cùng nhau.

- 1 HS tóm tắt bài toán.

- HS làm bài.

- HS trình bày, nhận xét Bài giải

Mai ăn cái bánh tức là ăn cái bánh.

Hoa ăn cái bánh tức là ăn cái bánh, vì > nên Hoa ăn nhiều bánh hơn.

+ 3 HS trả lời.

- Lớp theo dõi.

(25)

+ Nêu cách rút gọn và quy đồng mẫu số các phân số?

+ Nêu cách so sánh hai phân số khác mẫu số?

- Nhận xét giờ học.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….……….

………

--- Tập làm văn

TIẾT 37: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG KẾT BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT I. Yêu cầu cần đạt:

- Nắm vững hai cách kết bài (mở rộng, không mở rộng) trong bài văn miêu tả đồ vật (BT1).

- Viết được đoạn kết bài mở rộng cho một bài văn miêu tả đồ vật (BT2).

- Giáo dục HS ý thức tiết kiệm, giữ gìn tài sản của gia đình, công cộng.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy chiếu, máy tính, giáo án point.

- HS: SGK, vbt.

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

1. Hoạt động mở đầu: (5p)

- Có mấy cách kết bài cho bài văn miêu tả đồ vật? Đó là những cách nào?

- Thế nào là kết bài mở rộng, thế nào là kết bài không mở rộng?

- GTB: GV nêu mục tiêu tiết học

2. Hoạt động luyện tập, thực hành: (32p) Bài 1:

- Gọi HS đọc yêu cầu, nội dung của BT - GV đặt câu hỏi:

+ Bài văn miêu tả đồ vật nào?

+ Hãy tìm và đọc đoạn kết bài của bài văn miêu tả cái nón?

- Gọi HS phát biểu ý kiến.

- Nhận xét, chốt lời giải.

+ Theo em đó là cách kết bài nào? Vì sao?

- GV chốt: cho HS nhắc lại 2 cách kết bài đã biết khi học về văn kể chuyện.

Bài 2:

- Gọi HS đọc yêu cầu.

- Có 2 cách kết bài (kết bài mở rộng, kết bài không mở rộng.)

- Kết bài mở rộng là sau khi kết bài có thêm lời bình luận thêm về đồ vật. Kết bài không mở rộng thì không có bình luận gì thêm.

-HS lắng nghe

- 1 em đọc yêu cầu, cả lớp theo dõi.

Đọc thầm bài “Cái nón + Bài văn miêu tả cái nón - HS suy nghĩ; làm bài cá nhân.

Đáp án:

“Má bảo: Có của ....bị méo vành”.

- Đó là kiểu kết bài mở rộng: Căn dặn của mẹ, ý thức giữ gìn cái nón.

- HS nhắc lại

- 1 HS đọc 4 đề bài, cả lớp suy nghĩ

(26)

- Yêu cầu HS tự làm bài. 1 số HS làm trên phiếu. Nhắc HS chỉ viết 1 đoạn kết bài mở rộng cho 1 trong các đề trên.

- Yêu cầu HS viết phiếu lên dán kết quả, đọc to bài làm của mình, lớp nhận xét, sửa lỗi cho bạn.

- GV chữa lỗi cho HS.

- Gọi vài HS dưới lớp đọc bài làm của mình.

- Nhận xét các bài làm, khen thưởng động viên.

3. Hoạt động vận dụng, trải nghiệm: (3p) - GV sử dụng kĩ thuật trình bày 1 phút yêu cầu HS chia sẻ về kinh nghiệm khi viết kết bài mở rộng.

-Nhận xét giờ học. Yêu cầu HS viết chưa đạt về nhà viết lại.

- Dặn dò chuẩn bị bài sau: Miêu tả đồ vật

chọn đề bài miêu tả. Một số em phát biểu.

- Làm vào vở bài tập, mỗi em viết 1 đoạn kết theo kiểu mở rộng. Một số HS làm bài trên phiếu và đọc bài của mình cho cả lớp nghe.

- Thực hiện theo yêu cầu của GV

-Đọc bài làm của mình.

- HS chia sẻ

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

………

--- Tập đọc

Tiết 39: TRỐNG ĐỒNG ĐÔNG SƠN I. Yêu cầu cần đạt

- Hiểu các từ ngữ chính trong bài: chính đáng, văn hoá Đông Sơn, hoa văn, vũ công, nhân bản, chim Lạc, chim Hồng. Hiểu nội dung ý nghĩa bài: Bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

- Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với cảm hứng tự hào, ca ngợi.

- Giáo dục niềm tự hào về nền văn hoá có từ lâu đời của dân tộc.

II. Đồ dùng dạy học

- GV: Máy tính, máy chiếu, BGĐT - HS: SGK

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Hoạt động mở đầu (5p)

- Tổ chức cho HS thi kể tóm tắt nội dung câu chuyện Bốn anh tài

+ Nêu nộii dung, ý nghĩa câu chuyện?

+ Đại diện 3 tổ kể

+ Ca ngợi 4 anh em Cẩu Khây có tài

(27)

- GV nhận xét, đánh giá - Cho HS quan sát tranh.

- GV dẫn vào bài mới – Ghi tên bài 2. Hoạt động hình thành kiến thức mới (22p)

a. Luyện đọc:

- Gọi 1 HS đọc bài

- GV lưu ý giọng đọc: Toàn bài đọc với giọng cảm hứng tự hào, ca ngợi.

- Hướng dẫn Hs chia đoạn. Yêu cầu Hs đọc nối tiếp đoạn:

+ Lượt 1: Gv kết hợp sửa lỗi phát âm và các ngắt nghỉ giọng cho Hs.

+ Lượt 2: Kết hợp giải nghĩa từ khó - Hướng dẫn Hs luyện đọc theo cặp - GV chú ý sửa lỗi phát âm cho HS.

- Gọi 1- 2 Hs đọc cả bài

- Gv nêu giọng đọc cả bài, đọc diễn cảm cả bài.

b. Tìm hiểu bài:

- Yêu cầu Hs đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi:

+ Trống Đồng Đông Sơn đa dạng như thế nào ?

+ Hoa văn trên mặt trống đồng được tả như thế nào ?

+ Đoạn đầu của bài nói lên điều gì?

- Gọi 1 Hs đọc đoạn còn lại của bài và hỏi:

+ Những hoạt động nào của con người được miêu tả trên trống đồng ?

+ Vì sao có thể nói hình ảnh con người chiếm vị trí nổi bật trên hoa văn trống đồng ?

+ Vì sao trống đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt nam ta ?

+ Hãy nêu nội dung của đoạn 2?

năng đã đoàn kết diệt trừ yêu tinh, mang lại ấm no cho bản làng - HS quan sát nêu ND tranh.

- 1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.

- Lắng nghe.

- Hs chia đoạn và đọc nối tiếp đoạn:

+ Đoạn 1: Niềm tự hào...đến có gạc + Đoạn 2: Đoạn còn lại

- Hs đọc theo cặp ( mỗi Hs đọc được ít nhất 1 lượt)

- 1- 2 Hs đọc cả bài - Hs lắng nghe

- Hs đọc thầm và trả lời bài:

+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng cả về hình dáng, kích cỡ lẫn phong cách trang trí, sắp xếp hoa văn.

+ Giữa mặt trống là hình ngôi sao nhiều cánh, hình tròn đồng tâm, ...

Sự đa dạng và cách sắp xếp hoa văn của trống đồng Đông Sơn.

- 1 Hs đọc thành tiếng:

+ Lao động, đánh cá, săn bắn, đánh trống, thổi kèn, cầm vũ khí bảo vệ quê hương, ...

+ Vì những hình ảnh về hoạt động của con người là những hình ảnh nổi rõ nhất trên hoa văn ..

+ Trống đồng Đông Sơn đa dạng, hoa văn trang trí đẹp, ... là một bằng chứng nói lên rằng dân tộc VN là một dân tộc có một nền văn hoá lâu đời bền vững.

Hình ảnh con người lao động làm chủ thiên nhiên, hoà mình với thiên

(28)

- Nêu nội dung chính của bài ? - Gv ghi bảng.

Đại ý: Ca ngợi bộ sưu tập trống đồng Đông Sơn rất phong phú, đa dạng với hoa văn rất đặc sắc, là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam.

3. Hoạt động luyện tập, vận dụng (8p) HD HS luyện đọc diễn cảm

- Muốn đọc bài hay ta cần đọc với giọng như thế nào ?

- Yêu cầu Hs nối tiếp học bài.

- Gv treo bảng phụ hướng dẫn:

“Nổi bật trên hoa văn ... nhân bản sâu sắc”.

+ Gv đọc mẫu, yêu cầu Hs phát hiện cách đọc.

- Yêu cầu Hs đọc trong nhóm.

- Tổ chức cho Hs thi đọc diễn cảm trước lớp

- Nhận xét, tuyên dương Hs.

4. Hoạt động vận dụng, mở rộng (5p) - Vì sao trống đồng Đông Sơn lại là niềm tự hào của người Việt nam ta ? - Em thích nhất hình ảnh nào trên hoa văn trống đồng?

- Giáo dục niềm tự hào về nền văn hoá lâu đời.

- GV nhận xét tiết học.

- Dặn dò HS chuẩn bị bài sau.

nhiên.

- Vài Hs trả lời - 2 Hs nhắc lại.

- HS ghi nội dung bài vào vở

- 2 Hs trả lời.

- Hs đọc nối tiếp.

+ Hs nêu cách đọc.

+ 1 Hs đọc thể hiện.

- Hs luyện đọc theo nhóm.

- 3 nhóm thi đọc.

- HS nêu

- Tìm hiểu thông tin thêm về trống đồng Đông Sơn, trống đồng Ngọc Lũ.

- Lắng nghe.

IV. Điều chỉnh sau bài dạy:

……….

………

……….

………

--- Ngày soạn: 30/12/2021

Ngày giảng: Thứ năm ngày 6 tháng 1 năm 2022 Toán

Tiết 89: LUYỆN TẬP I. Yêu cầu cần đạt

- Thực hiện so sánh được các phân số cùng mẫu số, khác mẫu số, cùng tử số - Vận dụng so sánh phân số để sắp thứ tự các phân số

- HS chăm chỉ, tích cực trong học tập II. Đồ dùng dạy học

- GV: Bảng phụ, Các bông hoa ở trò chơi “Ong tìm nhụy”

(29)

- HS: SGK, vở ô ly

III. Các hoạt động dạy học chủ yếu

Hoạt động dạy của GV

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của người.. Các tranh dưới đây vẽ một số hoạt động của

Đây là một môn điền kinh mà người thực hiện phải chụm chân lại, dùng sức bật xa khi chạm đất ở vị trí nào thì sẽ được tính thành tích bằng mét. Hàng ngang số 9:

- Em cũng có thể kể những điều em biết, em chứng kiến về người có khả năng hoặc có sức khỏe đặc biệt , không cần kể thành câu chuyện. có khởi đầu,

Để bảo vệ cơ quan hô hấp em nên làm Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang.. Luôn quét dọn và

Nêu cách phòng bệnh sốt xuất huyết2. Trình bày cách phòng bệnh

Phòng, chống suy thoái, ô nhiễm sự cố môi trường ( chương II);Quy định về phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường có liên quan đến việc sử dụng

Để bảo vệ cơ quan hô hấp em nên làm Khi quét dọn, làm vệ sinh lớp học, nhà ở cần phải đeo khẩu trang2. Luôn quét dọn và

[r]