• Không có kết quả nào được tìm thấy

BÀI : ACH ÊCH ICH - TIẾNG VIỆT Tuần 12

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "BÀI : ACH ÊCH ICH - TIẾNG VIỆT Tuần 12"

Copied!
4
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 12

Thứ năm, ngày 9 tháng 12 năm 2021 Tiếng việt

CHỦ ĐỀ 12: TRUNG THU

BÀI 4: ach êch ich I. MỤC TIÊU:

1. Năng lực:

- Học sinh quan sát tranh khởi động, trao đổi về các sự vật, hoạt động, trạng thái được vẽ trong tranh có tên gọi chứa vần ach, êch, ich; trong mạch của chủ đề Trung thu.

- Nhận diện sự tương hợp giữa âm và chữ của vần ach, êch, ich.

- Đánh vần và ghép tiếng chứa vần có âm cuối “ch”; hiểu nghĩa của các từ đó.

- Viết được các vần ach, êch, ich và các tiếng, từ ngữ có các vần ach, êch, ich.

- Đánh vần, đọc trơn, hiểu nghĩa các từ mở rộng; đọc được đoạn ứng dụng và hiểu nghĩa của đoạn ứng dụng mức độ đơn giản.

- Biết chia sẻ với bạn về mẩu chuyện, bài thơ, cuốn sách có nội dung liên quan đến trung thu mà em đã đọc hoặc đã thấy thông qua các hoạt động mở rộng.

- Hình thành năng lực hợp tác qua việc thực hiện các hoạt động nhóm.

- Năng lực tự học, tự giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo qua hoạt động đọc, viết.

2. Phẩm chất:

- Rèn luyện phẩm chất chăm chỉ qua hoạt động tập viết.

- Rèn luyện phẩm chất trung thực qua việc thực hiện các nội dung bài học.

- Học sinh biết quan sát, lắng nghe, tự chuẩn bị đồ dùng học tập, ngồi viết đúng tư thế.

II. HỌC SINH CHUẨN BỊ:

- Sách giáo khoa, vở Tập viết, viết chì, bảng con, … III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

 TIẾT 1 1. Ổn định lớp:

- Học sinh hát bài: “ Vui đến trường”

2. Khởi động:

- Học sinh chơi trò chơi truyền điện.

- Học sinh mở sách trang 126.

- Giáo viên yêu cầu học sinh nói từ ngữ có tiếng chứa ach, êch, ich

- Học sinh quan sát tranh khởi động, nói từ ngữ có tiếng chứa ach, êch, ich như: quyển sách, xách đèn, trống ếch, mũi hếch, mắt xếch, tinh nghịch, xanh màu ngọc bích.

- Học sinh nêu: sách, xách; ếch, hếch; thích, bích, nghịch.

- Học sinh tìm điểm giống nhau giữa các tiếng đã tìm được có chứa ach, êch, ich. Từ đó, học sinh phát hiện ra ach, êch, ich

(2)

- Giáo viên giới thiệu bài mới và viết tựa bài: ach, êch, ich.

3. Nhận diện âm chữ mới:

a) Nhận diện vần ach:

- Giáo viên gắn thẻ chữ ach lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần ach in hoa và vần ach in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích vần ach.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ach.

b) Nhận diện vần êch:

- Giáo viên gắn thẻ chữ êch lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần êch in hoa và vần êch in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích êch.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc êch.

c) Nhận diện vần ich:

- Giáo viên gắn thẻ chữ ich lên bảng

- Giáo viên giới thiệu vần ich in hoa và vần ich in thường.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh phân tích ich.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc ich.

d) Tìm điểm giống nhau giữa các vần ach, êch, ich

Học sinh nêu điểm giống nhau giữa vần ach, êch, ich: đều có âm ch đứng cuối vần 4. Học sinh đọc âm mới:

- Học sinh đọc ach - Học sinh đọc êch - Học sinh đọc ich 5. Tập viết

a) Viết bảng con Viết vần ach:

- Giáo viên viết mẫu vần ach và nêu cấu tạo nét chữ của vần ach - Học sinh viết bảng ần ach.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ sách:

- Giáo viên viết mẫu từ sách và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ sách - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

Viết vần êch:

(3)

- Giáo viên viết mẫu vần êch và nêu cấu tạo nét chữ của vần êch - Học sinh viết bảng vần êch.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ trống ếch:

- Giáo viên viết mẫu từ trống ếch và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ trống ếch - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

Viết vần ich:

- Giáo viên viết mẫu vần ich và nêu cấu tạo nét chữ của vần ich - Học sinh viết bảng vần ich.

- Học sinh nhận xét chữ của bạn Viết từ lịch:

- Giáo viên viết mẫu từ lịch và nêu cấu tạo của từ.

- Học sinh viết bảng con từ lịch - Học sinh nhận xét chữ của bạn.

a) Viết vở

- Học sinh viết vần ach và từ sách, vần êch và từ trống ếch, vần ich và từ lịch vào vở.

 Tiết 2

1. Mở rộng từ ngữ chứa tiếng có âm chữ mới.

- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh sách giáo khoa trang 127.

- Học sinh quan sát tranh, tìm từ có tiếng chứa ach, êch, ich: vui thích, vòng ngọc bích, kẹo mạch nha, mắt xếch.

- Giáo viên gắn thẻ chữ cạnh hình ảnh: ach, êch, ich

- Học sinh dùng ngón trỏ nối ach, êch, ich với hình: vui thích, vòng ngọc bích, kẹo mạch nha, mắt xếch.

- Học sinh tìm tiếng chứa âm chữ mới học có trong bài đọc: vui thích, vòng ngọc bích, kẹo mạch nha, mắt xếch.

2. Học sinh nói câu chứa từ ngữ: Bé và mẹ cùng bày cỗ Trung thu. Mẹ bày ra bàn hồng, mãng cầu, kẹo mạch nha,… Bé để đèn ông sao, trống ếch bên bàn rồi thích thú chờ đợi phá cỗ.

3. Hoạt động mở rộng:

- Học sinh đọc câu lệnh: Đọc bìa sách.

(4)

- Học sinh quan sát tranh, phát hiện được nội dung tranh:

+ Tranh vẽ những ai?

+ Đang làm gì?

- Học sinh xác định yêu cầu của hoạt động mở rộng: nói với bạn nội dung liên quan đến trung thu mà em đã đọc hoặc đã thấy

- Giáo viên hướng dẫn học sinh chia sẻ với bạn về mẩu chuyện, bài thơ, cuốn sách, bài hướng dẫn, giới thiệu có nội dung liên quan đến trung thu (trong nhóm, trước lớp).

 Củng cố, dặn dò:

- Học sinh nhận diện lại lại tiếng, từ có ach, êch, ich.

- Về nhà viết vần ach và từ sách, vần êch và trống ếch, vần ich và từ lịch vào vở.

Mỗi từ 3 dòng

- Học sinh chuẩn bị bài ôn tập

Chúc các em đọc bài tốt nhé!

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về hoạt động của loài vật (được nhân hoá: ếch đọc sách, ếch đi học) và tranh vẽ hoạt động của

Bài báo này đề cập những khó khăn của giáo viên Tiểu học trong việc dạy một số bài học thực hành trong môn học Tự nhiên- Xã hội và giới thiệu một Kế hoạch dạy học như

Kết luận: Động vật thường xuyên phải lấy từ môi trường thức ăn, nước, khí ôxy và thải ra các chất cặn bã, khí các-bô- níc, nước tiểu. Quá

Kiến thức: Giúp hs nắm được cấu tạo, cách đọc,cách viết vần ach và các tiếng từ câu ứng dụng trong sgk , hoặc các tiếng từ câu được ghép bởi vần ach.. Thái độ: Giáo dục

Phát triển kĩ năng quan sát, nhận biết các chi tiết trong tranh về cảnh vật và tranh vẽ về hoạt động con người.. - Cảm nhận được vẻ đẹp của

Quan sát tranh của HĐ1 hỏi – đáp về tên các con vật và hoạt động của chúng được vẽ trong tranh.. Nhận xét – tuyên dương GV viết tên bài

5 Nãi Líp häc

Biện pháp nào sau đây không dùng để phòng trị bệnh cho vật nuôi.. Chăm sóc chu đáo cho từng loại