• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Cuộc tu bổ của các giống vật | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Cuộc tu bổ của các giống vật | Hay nhất Soạn văn lớp 10 Chân trời sáng tạo"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Cuộc tu bổ của các giống vật

* Hướng dẫn đọc

Nội dung chính văn bản “Cuộc tu bổ lại các giống vật”: Câu truyện bắt đầu bằng cuôc tu bổ muôn loài. Những loài vật nào chưa đầy đủ có thể đến tìm thiên thần để xin tu sử, bổ sung cánh, chân,… Các loài vật đều tranh nhau xin những bộ phận mình còn thiếu. Chó và Vịt vì đến muộn nên đã hết nguyên liệu, thiên thần bèn bẻ tạm chân ghế để lắp cho hai loài này và dặn lúc ngủ phải co chân lên. Từ đó Chó và Vịt đều co chân lúc ngủ. Chiền chiện, đỏ nách và ốc cau cũng đến xin một chân. Thiên thần liền bẻ chân hương để lắp cho loài vật và dặn chúng dùng phải cẩn thận. Từ đó các loài chim này có thói quen chới với ba lần trước khi đậu.

Câu 1 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn hãy đọc văn bản Cuộc tu bổ lại các giống vật và kiểm tra kĩ năng đọc hiểu thể loại thần thoại bằng cách điền thông tin vào bảng sau (làm vào vở):

Những đặc điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có) Nhân vật

(2)

Không gian Thời gian Cốt truyện Nhận xét chung Trả lời:

Những đặc

điểm chính Nhận xét (kèm bằng chứng, nếu có)

Nhân vật Là vị thần (Ngọc Hoàng, thiên thần) có sức mạnh và khả năng phi thường: nặn ra vạn vật

Không gian Không có địa điểm cụ thể, rõ ràng.

Thời gian Không chính xác, cụ thể “lúc sơ khởi”

Cốt truyện Nói về quá trình hoàn thiện, tu bổ lại các giống vật của Ngọc Hoàng.

Nhận xét chung

- Cuộc tu bổ lại các giống vật là một truyện thần thoại có cốt truyện ngắn gọn giải thích quá trình tu bổ lại các giống vật, bù đắp những phần cơ thể còn thiếu để chúng có hình dạng giống ngày nay.

Câu 2 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Truyện Cuộc tu bổ lại các giống vật có gì giống và khác với truyện Prô-mê-tê và loài người?

Trả lời:

* Điểm giống nhau: Đều là truyện thần thoại và nói về sự hình thành của các giống vật, con vật.

* Điểm khác nhau:

Prô-mê-tê và loài người Cuộc tu bổ lại các giống vật

(3)

- Thần thoại Hy Lạp.

- Nói về quá trình tạo lập con người và thế giới muôn loài.

- Các con vật trong truyện được nặn ra từ đất và nước.

- Các con vật trong truyện được ban cho đặc ân, “vũ khí” riêng để tự bảo vệ mình và đó là đặc trưng loài

- Thần thoại Việt Nam.

- Nói về quá trình tu bổ, hoàn thiện của con vật.

- Các con vật trong truyện được nặn ra từ nguyên liệu không cụ thể.

- Các con vật được chắp, tu bổ thêm những bộ phần cần thiết tạo nên đặc trưng loài.

Câu 3 (trang 22 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Bạn rút ra bài học gì về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên?

Trả lời:

Khi đọc thể loại thần thoại cần chú ý:

- Đây là thể loại mang nhiều yếu tố hư cấu, thần kì, vì vậy mà khi đọc không nên đánh giá đúng sai.

- Khi đọc cần chú ý đến không gian, thời gian, cốt truyện và nhân vật. Thời gian và không gian không cụ thể, không xác định. Cốt truyện ngắn gọn, đơn giản dễ hiểu.

Nhân vật thường là những vị thần, có vóc dáng, sức mạnh phi thường.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

a) Kể lại một chuyện ngụ ngôn là hình thức dung lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là

Bài văn kể lại sự việc kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại nhằm giúp người đọc hiểu về một sự việc, qua

Để giúp học sinh tìm hiểu cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về những món ăn truyền thống của dân tộc Việt, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi một buổi trải nghiệm về

Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay). 6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá

Tác giả đã nêu ra ý kiến của mình về nhân vật Thánh Gióng được xây dựng rất đặc sắc, vừa là một anh hùng phi thường với vẻ đẹp lí tưởng, vừa là một con người trần thế

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.. Đề bài: Viết một

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe kỉ niệm đáng nhớ của tôi vào dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi. Tết đến, xuân về - đây là thời điểm mà mọi người

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong