• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Cánh diều

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Cánh diều"

Copied!
3
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân 1. Chuẩn bị

Yêu cầu (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2):

- Đọc trước truyện Bụng và Răng Miệng, Tay, Chân, tìm hiểu thêm về tác giả Ê-dốp (Aesop).

- Trong thực tế cuộc sống, em đã từng ghen tị, so bì với người khác tương tự các nhân vật ở truyện ngụ ngôn này chưa? Hãy chia sẻ về câu chuyện ấy.

Trả lời:

- Trong thực tế em đã từng ghen tị với người khác. Đó là khi em thấy em của mình được bố mẹ mua cho bộ quần áo mới, em đã so bì với em ấy và giận em không nói chuyện và không chia sẽ đồ chơi cho em.

2. Đọc hiểu

* Nội dung chính: Kể về cuộc so bì giữa Tay, Chân, Miệng, Răng và Bụng.

* Trả lời câu hỏi giữa bài

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Lí do gì khiến các thành viên cơ thể phải họp bàn?

Trả lời:

Lí do khiến các thành viên cơ thể họp bàn vì cho rằng mọi người phải làm việc vất vả chỉ có mình bụng là ung dung.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chú ý cách phản ứng của các thành viên cơ thể.

Trả lời:

Các thành viên cơ thể bỏ hẳn những công việc mình đang làm.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Kết quả cuối cùng thế nào?

(2)

Trả lời:

Kết quả là mọi người ai cũng uể oải không còn sức sống.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khổ thơ cuối có phải là bài học của truyện hay không?

Trả lời:

Khổ thơ cuối bài là bài học của truyện.

* Trả lời câu hỏi cuối bài

Câu 1 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào văn bản Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân, hãy kể tóm tắt câu chuyện bằng văn xuôi.

Trả lời:

Tóm tắt: Vào một ngày kia, các thành viên cơ thể thấy rằng Tay, Miệng, Răng đều phải làm việc vất vả, chỉ có mình Bụng là ung dung đánh chén chả phải làm gì. Các thành viên cơ thể đã họp bàn với nhau và quyết định đình công để Bụng cũng phải làm việc cùng mọi người. Thế là sau cuộc họp bàn, Tay không gắp thịt nữa, Miệng cũng không ăn, Răng thì nhất định không nhai. Thế nhưng chỉ được mấy hôm thì tất cả ai nấy đều rã rời. Đôi Tay thì ặt ẹo, Miệng thì khô, Chân cũng chẳng mang nổi.

Đến lúc đó thì họ nhận ra là Bụng cũng phải làm việc chứ không hề được chơi. Và mọi người phải luôn đoàn kết chung sức một lòng.

Câu 2 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Đối chiếu với khái niệm truyện ngụ ngôn ở phần Kiến thức ngữ văn để nêu ra sự giống và khác nhau giữa truyện ngụ ngôn này với các truyện ngụ ngôn đã học (Gợi ý: tìm sự giống và khác nhau về đề tài, cách kể, nhân vật, nội dung, bài học,...).

Trả lời:

- Giống nhau: đều rút ra được bài học từ câu chuyện, đều mượn chuyện vật để nói chuyện con người.

(3)

- Khác nhau: ở những truyện ngụ ngôn khác được viết bằng văn xuôi hoặc văn vần.

Ở truỵên của Ê-dốp tác giả viết bằng thơ.

Câu 3 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, có thể rút ra được bài học gì từ truyện ngụ ngôn Bụng và Răng, Miệng, Tay, Chân?

Trả lời:

Bài học: Trong cuộc sống chúng ta nên đoàn kết giúp đỡ nhau, sống một cách chan hòa không nên so bì, tị nạnh nhau.

Câu 4 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm đọc truyện ngụ ngôn Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng (Việt Nam), so sánh với truyện ngụ ngôn trên của Ê-díp và nêu nhận xét của em.

Trả lời:

Truyện Chân, Tay, Tai Mắt, Miệng của Việt Nam về nội dung đều nêu ra sự tị nạnh của các bộ phận trên cơ thể để từ đó rút ra bài học trong cuộc sống. Về hình thức, truyện của Việt Nam viết bằng văn xuối, truyện của Ê - dốp là thơ.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Điểm khác biệt của văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 so với sách Ngữ văn 6: Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 7 giới thiệu về các quy tắc, luật lệ của một

- Tính cách nhân vật trong truyện (truyện ngắn và tiểu thuyết): thường được thể hiện qua hình dáng, cử chỉ, hành động, ngôn ngữ, suy nghĩ của nhân vật; qua nhận

- Cốt truyện trong tác phẩm khoa học viễn tưởng thường gắn với các sự kiện khoa học và công nghệ, với những sự kiện đi trước thời gian, những tình huống táo

Câu 5 (trang 87 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Văn bản nghị luận này giúp em hiểu thêm được điều gì về đoạn trích Người đàn ông cô độc giữa rừng (trích truyện Đất rừng phương

- Tục ngữ, thành ngữ là những câu nối dân gian ngắn gọn, hàm súc, hường có vần điệu, có hình ảnh nhằm đúc kết kinh nghiệm về thế giới tự nhiên và con người.. -

a) Kể lại một chuyện ngụ ngôn là hình thức dung lời của em để kể cho người khác nghe về một câu chuyện đã học hay đã đọc. Truyện ngụ ngôn được kể lại có thể là

- Tài liệu tham khảo là những tài liệu được người viết xem xét, trích dẫn để làm rõ hơn nội dung, đối tượng được đề cập trong văn bản; giúp cho thong tin được đề

- Truyện ngụ ngôn và tục ngữ: Nhận biết được một số yếu tố hình thức, nội dung của truyện ngụ ngôn và tục ngữ. Câu 4 (trang 96 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Nêu những