• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Kể lại một truyện ngụ ngôn| Ngắn nhất Soạn văn 7 Kết nối tri thức"

Copied!
2
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Kể lại một truyện ngụ ngôn 1. Trước khi nói

a. Chuẩn bị

- Chọn được truyện ngụ ngôn mà mình yêu thích

- Nắm được cốt truyện của truyện ngụ ngôn. Có thể tóm lược nội dung truyện theo một trật tự đơn giản, dễ hiểu.

- Lưu ý những chi tiết, hình ảnh, từ ngữ diễn đạt đặc sắc, giàu ý nghĩa.

- Có thể sáng tạo thêm những cách diễn đạt thú vị hơn để tăng sức hấp dẫn nhưng không làm sai lệch những yếu tố cơ bản của cốt truyện gốc.

b. Tập luyện

- Kể lại truyện trước các bạn trong nhóm, chú ý bài học được thể hiện qua câu chuyện.

- Luyện kể bằng ngữ điệu truyền cảm (giọng to/ nhỏ, cao/thấp, nhanh/chậm. nhấn/

lướt, …thể hiện lời thoại phù hợp với đặc điểm nhân vật, cảm xúc của câu chuyện).

- Tập kết hợp lời kể với ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, …) để cuốn hút người nghe.

2. Trình bày bài nói

- Mở đầu: Tạo không khí thoải mái, thu hút sự chú ý của người nghe trước khi kể.

- Triển khai: Kể nội dung câu chuyện bằng lời kể sinh động; luôn tương tác với người nghe một cách tự nhirn (bằng lời nói, ánh mắt, cử chỉ, …). Có thể sáng tạo trong khi kể (không phải đọc thuộc lòng) để tạo sự lôi cuốn, nhưng không được làm sai lệch nội dung cơ bản của câu chuyện.

- Kết luận: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.

* Bài nói mẫu tham khảo

Sau đây, tôi xin trình bày câu chuyện “Con lừa và bác nông dân”. Một ngày, con lừa của bác nông dân nọ bị ngã xuống một cái giếng bỏ hoang, nó kêu thảm thiết và mong được thoát ra ngoài. Thấy vậy, bác nông dân liền suy nghĩ hồi lâu, cuối

(2)

cùng ông quyết định là sẽ lấp giếng để không phải nghe thấy tiếng nó nữa. Cứ thế, ông cùng hàng xóm của mình lấy đất đổ xuống giếng. Con lừa nhìn thấy những chiếc xẻng đất đầu tiên đổ xuống, nó tuyệt vọng. Nhưng khi đất đổ đầy đến chân của nó, nó liền bừngg tỉnh nhìn lên, cố gắng dẫm chân lên đống đất. Và cứ thế, con lừa cuối cùng cũng thoát ra khỏi miệng giếng một cách rất dễ dàng. Câu chuuyện mang lại cho chúng ta một bài học sâu sắc, và đó cũng chính là lí do tôi rất thích chuyện này.

Đó là đừng bảo giờ gục ngã, bỏ cuộc trước nghịch cảnh, chúng ta luôn luôn có cách và có cơ hội để vượt qua khó khăn ấy.

3. Sau khi nói

- Cùng người nghe bàn luận, bình phẩm về chi tiết, hình ảnh đặc sắc, bài học đạo lí rút ra từ câu chuyện vừa kể.

- Trao đổi, rút kinh nghiệm về cách sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ, …)

- Bàn bạc, trao đổi về cách sáng tạo khi kể để câu chuyện thêm thú vị, làm nổi bật bài học đạo lí và những kinh nghiệm sống mà câu chuyện ngụ ngôn muốn truyền tải.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

+ Những đặc điểm nổi bật của nhân vật thể hiện qua các bằng chứng trong tác phẩm (chi tiết về ngoại hình, ngôn ngữ, hành động, suy nghĩ, … của nhân vật).. + Nghệ

A. Soạn bài Viết bài văn đóng vai nhân vật kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn : Phân tích bài viết tham khảo: Đóng vai nhân vật kể lại một phần truyện Thạch Sanh. -

Tôi đi chăn trâu xa, ở nhà không biết mẹ con Cám đã làm gì nhưng khi tới nơi cho cá bống ăn thì tôi không thấy nữa, tôi hoảng hốt khi giếng nổi lên một cục máu, vừa

Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không..

- Người nghe có thể là bạn bè, thầy cô, cha mẹ, hay anh em trong

Để giúp học sinh tìm hiểu cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về những món ăn truyền thống của dân tộc Việt, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi một buổi trải nghiệm về

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.. Đề bài: Viết một