• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 41 Tập 2 | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Ôn tập lớp 7 trang 41 Tập 2 | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Ôn tập trang 41

Câu 1 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tóm tắt nội dung và xác định thể loại của các văn bản đã học bằng cách điền vào bảng sau:

Văn bản Nội dung Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã hội

Trả lời:

Văn bản Nội dung Thể loại

Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết

Văn bản nói về những kinh nghiệm cha ông ta đúc rút được về

thời tiết có thể áp dụng vào cuộc sống.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

Văn bản nói về những kinh nghiệm về sản xuất mà cha ông ta

đúc rút được từ thực tiễn.

Tục ngữ

Những kinh nghiệm dân gian về con người và xã

hội

Văn bản trên nói về kinh nghiệm sống, những bài học triết lí nhân sinh nhằm khuyên răn con người.

Tục ngữ

Câu 2 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Hãy xác định số dòng, số chữ, các cặp vần, biện pháp tu từ trong các câu tục ngữ sau:

a. Gần mực thì đen, gần đèn thì r.

(2)

b. Én bay thấp, mưa ngập bờ ao

Én bay cao, mưa rào lại tạnh Trả lời:

Câu Số dòng Số chữ Cặp vần Biện pháp

tu từ

a 1 8 Đen – đèn Ẩn dụ

b 2 14

Thấp – ngập

Cao – rào

Điệp từ

Câu 3 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Thành ngữ và tục ngữ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Loại

Tiêu chí

Tục ngữ Thành ngữ

Khái niệm Là câu ngắn gọn, thường có vần điệu, đúc kết kinh nghiệm sống từ thực tiễn của nhân dân

Là tập hợp các cụm từ cố định, nghĩa đơn giản là nghĩa của các từ tạo thành.

Hình thức - Câu văn ngắn gọn

- Hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp

- Cụm từ cố định

Nội dung - Diễn đạt một ý, một nội dung trọn vẹn hoàn chình

- Chưa diễn đạt ý trọn vẹn.

(3)

- Có thể là lời nhận xét, đánh giá hoặc một kinh nghiệm sống nhằm khuyên răn thế hệ sau.

- Thường được dùng để thêm vào câu nói.

Câu 4 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Viết ba câu có sử dụng biện pháp nói quá và ba câu có sử dụng biện pháp nói giảm nói tránh.

Trả lời:

- 3 câu sử dụng biện pháp nói quá:

Túi này đựng được cả thư viện.

Tiếng kêu đứt ruột.

Tiếng cười xé tan bầu không khí yên lặng của lớp học.

- 3 câu về nói giảm nói tránh

Bạn nên chăm chỉ học môn này hơn.

Họ đã hy sinh vì nền độc lập dân tộc.

Cái điện thoại này không đẹp.

Câu 5 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Em hãy chia sẻ với bạn những kinh nghiệm khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến vè một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống.

Trả lời:

Kinh nghiệm của em khi viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến về một câu tục ngữ hoặc danh ngôn bàn về một vấn đề trong đời sống:

(4)

- Trước khi viết cần phải tìm hiểu rõ về câu tục ngữ, danh ngôn

- Lập dàn ý chi tiết về những ý dự định trình bày

- Lập luận chặt chẽ

- Sử dụng ngôn ngữ dễ hiểu

- Liên hệ bản thân

Câu 6 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những gì để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt?

Trả lời:

Khi trao đổi ý kiến về một vấn đề trong đời sống, em cần lưu ý những điều sau để có thể trao đổi một cách xây dựng và tôn trọng các ý kiến khác biệt:

- Đưa ra ý kiến rõ ràng, sử dụng ngôn từ dễ hiểu, gần gũi

- Sau khi đưa ra ý kiến của mình, chú ý lắng nghe ý kiến của người khác

- Khi muốn phản bác một ý kiến nào đó cần sử dụng lời nói giảm nói tránh như

“Mình cũng đồng ý với bạn… nhưng…”, “Ý kiến của bạn khá thú vị nhưng chỗ này theo tôi chưa thích hợp…”…

- Luôn tạo một bầu không khí vui vẻ khi trao đổi thay vì căng thẳng.

Câu 7 (trang 41 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Qua bài học, em hiểu thế nào về “trí tuệ dân gian”?

Trả lời:

Theo em, “trí tuệ dân gian” là những tri thức có được từ thực tiễn cuộc sống. Đó không phải là những tri thức học từ người khác, từ sách vở, mà đó là những tri thức

(5)

có được trong quá trình sinh hoạt, lao động sản xuất trải qua thực tiễn và được đúc rút thành kinh nghiệm. Đó là một quá trình lâu dài đòi hỏi con người phải kiên trì, nỗ lực quan sát và rút ra.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Tìm trong bài văn em mới viết một vài đoạn văn, câu văn mà theo em là nên dùng dấu chấm lửng, chỉnh sửa và đặt dấu chấm lửng sao cho phù hợpb. Khi viết một bài văn kể

Câu 3 (trang 95 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Ghi lại cảm nhận của em về cái tôi của người viết trong văn bản Cốm Vòng và Mùa thu về Trung Khánh nghe hạt dẻ hát theo

Câu 2 (trang 120 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Khi đọc hiểu một văn bản giới thiệu về một quy tắc hay luật lệ của một hoạt động, em cần nắm vững những đặc điểm nào của

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 5 (trang 26 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Ghi lại những kinh nghiệm của em sau khi thực hiện bài nói trình bày ý kiến về một vấn đề đời sống.

Các câu tục ngữ trên đều nói về những kinh nghiệm thời tiết được ông cha ta đúc rút ra từ thực tế đời sống sinh hoạt và sản xuất... Theo em, các câu tục ngữ trên có

- Ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất là: không chỉ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng từng tấc đất mà còn để lại cho ta những kinh nghiệm về

Câu 6 (trang 55 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ trong những câu sau và nêu tác dụng của biện pháp ấy:a. Tôi nâng chiếc bánh khúc lên