• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất | Hay nhất Soạn văn lớp 7 Chân trời sáng tạo"

Copied!
5
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Soạn bài Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất

* Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 31 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố nào?

Trả lời:

Theo em, để trồng trọt, chăn nuôi hiệu quả, người lao động thường đặc biệt chú ý đến những yếu tố là:

- Yếu tố thời tiết

- Yếu tố địa hình

* Trải nghiệm cùng văn bản

1. Suy luận: “Hoa đất” trong câu 5 được hiểu như thế nào?

Trả lời:

“Hoa đất” trong câu 5 ám chỉ là đất tốt, đất phì nhiêu, rất thích hợp để trồng cây và canh tác.

* Suy ngẫm và phản hồi

Nội dung chính: Bài học Những kinh nghiệm dân gian về lao động sản xuất là những câu tục ngữ tiêu biểu đúc kết những kinh nghiệm dân gian về lao động, sản xuất của ông cha ta. Đó là những bài học quý báu về kinh nghiệm trồng trọt, chăn nuôi vẫn còn nguyên giá trị đến tận ngày nay.

(2)

Câu 1 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Chỉ ra các đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên.

Trả lời:

Đặc điểm của tục ngữ được thể hiện trong những câu trên là:

- Mỗi câu đều thể hiện những kinhh nghiệm rút ra được từ thực tế sinh hoạt và sản xuất.

- Mỗi câu đều ngắn gọn, mạng nhịp điệu

- Sử dụng cách gieo vần

- Mỗi câu đều được chia thành các vế.

Câu 2 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ từ số 1 đến số 5.

Trả lời:

(3)

Câu Số chữ Số dòng Số vế

1 4 1 2

2 8 1 2

3 8 1 2

4 6 1 2

5 14 2 3

Câu 3 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Tìm các cặp vần và nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ từ số 2 đến số 6.

Trả lời:

Câu Cặp vần

2 Lụa - lúa

3 Lâu - sâu

4 Lạ - mạ

5 Hư - hoa

6 Bờ - cờ

→ Tác dụng: tạo nhịp điệu cho mỗi câu tục ngữ, giúp người đọc dễ hiểu và dễ nhớ hơn.

Câu 4 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Về hình thức, hai câu tục ngữ số 1 và số

(4)

Trả lời:

Tiêu chí so sánh

Câu Hình thức

1 và 6

- Câu 1 có 4 chữ và 2 vế

- Câu 6 có 2 dòng và có 3 vế

- Hai câu sử dụng vần cách

2, 3, 4, 5

- Đều có 1 dòng và ít nhất là 6 chữ một câu.

- Các câu đều có 2 vế

- Các câu sử dụng vần cách và vần sát Câu 5 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Dựa vào các từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, em hãy cho biết tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp gì qua câu tục ngữ này?

Trả lời:

Dựa vào các cặp từ ngữ “hoa đất” và “hư đất” trong câu tục ngữ số 5, tác giả dân gian muốn gửi gắm thông điệp: không phải mưa nào cũng tốt, mưa nào cũng thích hợp để canh tác. Ví dụ như mưa tháng tư thì không nên trồng cây vì cây sẽ khó sống và sinh trưởng tốt. Còn vào mưa tháng ba, đất tươi tốt, thích hợp để trồng trọt, canh tác.

Câu 6 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 và nêu tác dụng của việc sử dụng biện pháp đó.

Trả lời:

(5)

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu tục ngữ số 6 là: biện pháp nói quá (lúa chiêm – nép, lúa chiêm – phất cờ)

→ Tác dụng: nhấn mạnh sự tươi tốt của lúa chiêm vào mưa mùa hạ, đồng thời gây ấn tượng mạnh cho người đọc.

Câu 7 (trang 32 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Các câu tục ngữ trên có ý nghĩa gì đối với lao động sản xuất?

Trả lời:

- Các câu tục ngữ trên nói về những kinh nghiệm của cha ông ta trong lao động sản xuất.

- Ý nghĩa của các câu tục ngữ ấy đối với lao động sản xuất là: không chỉ nhắc nhở chúng ta phải biết quý trọng từng tấc đất mà còn để lại cho ta những kinh nghiệm về trồng trọt, cách canh tác đúng cũng như tùy vào thời tiết mà lựa chọn sao cho phù hợp. Từ đó giúp cho sản xuất ngày càng hiệu quả, mùa màng bội thu.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Câu 3 (trang 36 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu ấn tượng của em về nhân vật con ếch (Ếch ngồi đáy giếng) , năm ông thầy bói (Thầy bói xem voi).. Các nhân vật này thể

Sự kiện trong truyện làm em bất ngờ là khi người bạn kia hỏi người ở dưới đất là gấu đã nói gì thì bạn đấy trả lời là gấu bảo: “Không nên tin vào những kẻ bỏ mặc bạn

Câu văn thể hiện ý kiến của tác giả về truyện Em bé thông minh là: “Trong truyện Em bé thông minh, thông qua bốn lần thử thách, nhân vật em bé đã đề cao trí

Câu 4 (trang 122 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Nêu nhận xét về tác dụng của việc kết hợp sử dụng phương tiện giao tiếp ngôn ngữ với phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Câu 5 (trang 11 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 2): Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang wed, in-pho-gráp-phích (infographic) , tờ

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh.. Bạo lực

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

Trong phần (5), tác giả bài viết đã tha thiết kêu gọi mọi người có những hành động thiết thực để bảo vệ các loài động vật cũng như bảo vệ đa dạng sinh vật và bảo vệ