• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 4: Những trải nghiệm trong đời - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 4: Những trải nghiệm trong đời - Ngắn nhất Chân trời sáng tạo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 4: Những trải nghiệm trong đời Tri thức Ngữ văn

Tri thức đọc hiểu

- Truyện đồng thoại: là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. Nhân vật trong truyện đồng thoại thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hoá. Vì thế, chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Tri thức tiếng Việt

Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: “Gà gáy”; “Hoa nở”) nhưng cũng có thể là một cụm từ (Ví dụ: “Con gà nhà tôi gáy rất to”; “Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn”).

Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

+ Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.

+ Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.

+ Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ rất chăm chỉ.

- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

+ Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Ví dụ: Gà / gáy. Có thể mở rộng thành: Con gà trống tía của nhà tôi / gáy rất to.

C V C V + Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

Ví dụ: Chim sơn ca / đang hót.

C V Có thể mở rộng thành:

Những chú chim sơn ca xinh xắn / đang hót véo von trên cành.

C V

+ Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu

- Tác dụng:

(2)

+ Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

Bài học đường đời đầu tiên A. Soạn bài Bài học đường đời đầu tiên ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Hãy chia sẻ với bạn về một chuyện đáng nhớ mà em từng trải qua.

Trả lời:

Ví dụ: đó là một lần vì bị điểm kém nhưng sợ bố mẹ biết em đã nói dối và giấu bài kiểm tra đi. Khi mẹ tìm thấy bài kiểm tra em đã vứt đi đó, mẹ rất buồn và nhẹ nhàng nhắc nhở về tính trung thực trong cuộc sống. Điều đó đã khiến em ân hận và em tự hứa sẽ không bao giờ nói dối, luôn trung thực và không để mẹ phải buồn.

Câu 2 (trang 83 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Dựa vào nhan đề và ấn tượng ban đầu của bản thân khi đọc lướt qua văn bản, em đoán xem “bài học đường đời đầu tiên”

được nhân vật kể lại sau đây là bài học gì?

Trả lời

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản thân và khiến từ đó thay đổi chính mình.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những chi tiết miêu tả ngoại hình nhân vật “tôi” trong đoạn này là lời của ai? Điều này giúp em biết được gì về tính cách nhân vật?

Trả lời

- Chi tiết miêu tả ngoại hình của nhân vật “tôi” là lời của nhân vật Dế Mèn.

- Điều này giúp em hiểu rằng Dế Mèn là một nhân vật có tính cách tự tin về vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Qua cách nhân vật “tôi” tự miêu tả hành động của mình ở đoạn này, em biết thêm điều gì ở đặc điểm nhân vật?

Trả lời

Nhân vật có đặc điểm: kiêu căng, tự phụ, hống hách, cậy sức bắt nạt kẻ yếu.

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những từ ngữ “hung hăng”, “hống hách”, “ngu dại”, “ân hận” cho thấy nhân vật “tôi” có thái độ và đánh giá như thế nào về trải nghiệm sắp kể ra dưới đây?

Trả lời

(3)

Những từ ngữ trên cho thấy nhân vật có thái độ ân hận, hối lỗi và tự đánh giá đó là sự ngu ngốc, dại dột về những sự việc mình đã trải qua.

Câu 4 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Việc Dế Choắt muốn đào một cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt suy nghĩ, đánh giá như thế nào về nhân vật “tôi”?

Trả lời

Việc Dế Choắt muốn đào cái ngách sang nhà nhân vật “tôi” phòng khi có kẻ nào bắt nạt cho thấy Dế Choắt tự được ý thức được sức khoẻ của bản thân và nghĩ rằng Dế Mèn là người khỏe mạnh đồng thời là người hàng xóm tốt bụng, có thể chia sẻ và giúp đỡ được mình khi hoạn nạn.

Câu 5 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Cụm từ “đứa ích kỉ” thể hiện sự nhận thức của ai? Tự nhận thức về điều gì?

Trả lời

“Đứa ích kỉ” là sự tự nhận thực của Dế Mèn. Chú tự nhận thức được sự ích kỉ, chỉ nghĩ đến lợi ích và thoả mãn được thú vui của bản thân mà không nghĩ đến hậu quả việc mình đã gây ra.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Thời điểm Dế Mèn kể lại cho chúng ta nghe bài học đường đời đầu tiên là sau cái chết của Dế Choắt.

- Điều đó thể hiện qua chi tiết “Tôi đem xác Dế Choắt đến chôn vào một vùng cỏ bùm tum. Tôi đắp thành nấm mộ to. Tôi đứng lặng giờ lâu, nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”.

Câu 2 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Câu 3 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các chi tiết thể hiện :

(4)

- Ngoại hình: Đôi càng mẫm bóng, vuốt cứng, nhọn hoắt, cánh dài, răng đen nhánh, râu dài uốn cong, hùng dũng.

- Hành động:tôi co cẳng lên, đạm phanh phách vào các ngọn cỏ; Tôi đi đứng oai vệ; Tôi đã quát mấy chị Cào Cào ngụ ngoài đầu bờ; thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

- Ngôn ngữ:gọi Dế Choắt là “chú mày” với giọng điệu khinh khỉnh..

- Tâm trạng: tôi lấy làm hãnh hiện với bà con về cặp râu ấy lắm, Tôi tợn lắm, tôi cho là tôi giỏi; thoát nạn rồi mà còn ân hận quá, ân hận mãi.

=> Qua những chi tiết trên cho ta thấy Dế Mèn là một chàng thanh niên trẻ trung, yêu đời, tự tin nhưng vì tự ý thức được vẻ bề ngoài và sức mạnh của mình.

Câu 4 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Bài học đường đời đầu tiên mà Dế Mèn rút ra cho mình là: không nên hung hăng bậy bạ, hành động thiếu suy nghĩ.

- Việc tác giả sử dụng ngôi kể thứ nhất, cho Dế Mèn tự kể lại câu chuyện của mình đã khiến câu chuyện trở nên chân thực, khách quan, nhân vật có thể bộc lộ rõ nhất tâm trạng, cảm xúc của mình khi trải qua.

Câu 5 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Có thể xem cái chết của Dế Choắt là một bước ngoặt với Dế Mèn vì qua đó chú đã nhận thức được những sai lầm của bản thân đó là tính kiêu căng, tự phụ. Với mọi người, Dế Mèn đã nhận thức được sự ích kỉ, coi thường người khác.

Câu 6 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Dấu hiệu nhận biết nhận biết Bài học đường đời đầu tiên là truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật đã được nhân hoá: trong văn bản Bài học đường đời đầu tiên có các nhân vật là Dế Mèn, Dế Choắt, Chị Cốc, chị Cào Cào.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của loài vật như ngoại hình của Dế Mèn được miêu tả bằng những chi tiết đặc trưng cho loài dế (râu, đôi càng, đôi cánh, đầu, cái răng đen), hành động của Dế Mèn như đạp phanh phách lên ngọn cỏ, đào hang… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm của con người được thể hiện ở tính cách của Dế Mèn như tự tin, trẻ trung, yêu đời nhưng cũng vô cùng xốc nổi, kiêu căng, coi thường người khác.

Câu 7 (trang 89 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Qua truyện của Dế Mèn khiến em hiểu vì Dế Mèn mới lớn, sống trong một thế giới nhỏ bé, quanh quẩn gồm những người hiền lành nên đã lầm tưởng sự ngông

(5)

cuồng là tài ba của mình, có thái độ kiêu căng, tự phụ. Đây cũng là những lỗi lầm dễ mắc phải ở những người tuổi mới lớn vì họ chưa có nhiều hiểu biết về cuộc đời.

- Trước những lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận ra và sửa chữa những sai lầm mà mình mắc phải, phải tự trọng, biết nghiêm khắc trước những thiếu xót của mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Bài học đường đời đầu tiên:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Tô Hoài (1920-2014) tên khai sinh là Nguyễn Sen.

- Tô Hoài sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, Thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông cũ trong một gia đình thợ thủ công.

- Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức.

- Ông đã phải làm nhiều công việc để kiếm sống như dạy trẻ, bán hàng, kế toán hiệu buôn,... nhưng có những lúc thất nghiệp

- Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội Văn hóa cứu quốc.

- Ông mất ngày 6 tháng 7 năm 2014 tại Hà Nội, hưởng thọ 94 tuổi.

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

Sau hơn sáu mươi năm lao động nghệ thuật, ông đã có gần 200 đầu sách thuộc nhiều thể loại khác nhau: Dế Mèn phiêu lưu kí (truyện, 1941); O chuột (tập truyện, 1942); Truyện Tây Bắc (tập truyện, 1953).

b. Phong cách nghệ thuật

(6)

- Hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có, nhiều khi rất bình dân và thông tục, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của

“Dế Mèn phiêu lưu kí”

- “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941, là tác phẩm nổi tiếng và đặc sắc nhất của Tô Hoài viết về loài vật, dành cho lứa tuổi thiếu nhi

2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến "sắp đứng đầu thiên hạ rồi"): Bức chân dung tự họa của Dế Mèn.

- Đoạn 2 (Còn lại): Câu chuyện về bài học đường đời đầu tiên của Dế Mèn.

3. Tóm tắt:

Câu chuyện kể về một chàng dế thanh niên cường tráng có tính kiêu căng, tự phụ về vẻ đẹp và sức mạnh của mình. Trong một lần nghịch dại trêu chị Cốc, Dế Mèn vô tình dẫn tới cái chết thương tâm của Dế Choắt - anh bạn hàng xóm yếu ớt, tội nghiệp. Dế Mèn ân hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên.

4. Giá trị nội dung:

- Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi.

- Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

5. Giá trị nghệ thuật:

(7)

- Cách kể theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Giọt sương đêm A. Soạn bài Giọt sương đêm ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em đã từng thấy bọ dừa chưa? Em đã biết gì về tập tính của bọ dừa? Nếu chưa biết gì về bọ dừa, em hãy hỏi người khác hoặc tìm hiểu thông tin từ sách và Internet.

Trả lời:

- Em đã từng nhìn thấy bọ dừa. Chúng là loài côn trùng thường sống ngoài đồng, cỏ.

- Bọ dừa có tên khoa học là Brontispa longissima (Gestro), thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae), Bộ cánh cứng, lớp côn trùng, ngành chân đốt, giới động vật.

Câu 2 (trang 90 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Đã bao giờ có một sự việc bất ngờ xảy ra khiến em thay đổi quyết định của mình? Chia sẻ với các bạn về trải nghiệm ấy.

Trả lời:

- Em từng xảy ra sự việc bất ngờ: một lần, em đã không nghe lời mẹ trốn đi chơi nắng cả buổi trưa và về bị sốt. Từ đó, em rút ra bài học cần nghe lời người lớn, tránh đi chơi trời nắng gay gắt sẽ dễ bị ốm.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, vì sao giọt sương lại làm cho Bọ Dừa quyết định về quê?

Trả lời:

Vì khi giọt sương lạnh toát rơi bộp xuống cổ, ông sực nhớ quê nhà, bao nhiêu năm biền biệt đi xa, mải làm ăn, ông quên khuấy đi mất. Vì vậy giọt sương đã làm cho Bọ Dừa quyết định về quê.

Câu 2 (trang 92 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Lời của cụ giáo Cóc có ý nghĩa gì?

Trả lời:

Lời cụ giáo Cóc có ý nghĩa: những điều nhỏ bé đôi khi khiến chúng ta thao thức, trăn trở vì nó gợi về những kỉ niệm và yêu thương. Vì một kỉ niệm trong quá khứ ùa về khiến Bọ Dừa sực tỉnh, giật mình, suy nghĩ về những điều đã bỏ quên từ lâu đó chính là nỗi nhớ quê nhà.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

(8)

Trả lời:

Truyện kể theo ngôi thứ ba, nhân vật trong truyện gồm có: Thằn Lằn, Bọ Dừa, cụ giáo Cóc

Câu 2 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Đoạn văn được kể bằng lời của người kể chuyện.

Câu 3 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Sắp xếp các sự việc: e – b – d – a – c

=> Theo em sự việc a: “Sáng hôm sau, sau khi kể cho Thằn Lằn nghe về một đêm mất ngủ của mình, Bọ Dừa khoác ba lô hành lí lên vai, chào tạm biệt Thằn Lằn để về quê “ là quan trọng nhất. Vì sự việc này có ý nghĩa sâu sắc, sau một đêm mất ngủ, Bọ Dừa nhận ra chính mình, quay trở về quê hương sau bao năm xa cách, quên lãng.

Câu 4 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Các biện pháp nghệ thuật được miêu tả trong đoạn văn trên:

- Điệp từ “anh” được lặp lại 9 lần ở đầu mỗi câu.

- So sánh “ria dài như hai sợi ăng ten vắt vẻo”

- Liệt kê: “sống trên cây”, “đào hang”, “lặn sâu” ; “béo tốt”, “gầy còm”, “trọc đầu”, “ria dài” ; “hiền lành”, “ngổ ngáo”.

- Nhân hóa : dùng từ ngữ chỉ người “anh” để gọi con vật.

- Sử dụng các từ láy : nhẵn nhụi, mảnh mai, vắt vẻo, nhút nhát, ngổ ngáo.

=> Qua đoạn văn cũng thể hiện đặc trưng của truyện đồng thoại là thể hiện đặc điểm sinh hoạt của thể loại đặc tính sinh hoạt của các loài vật.

Câu 5 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Lí do khiến Bọ Dừa quyết định về quê sau một đêm mất ngủ: trong đêm thanh vắng, ông lắng nghe rõ được những âm thanh quen thuộc. Đặc biệt là khi giọt sương rơi xuống cổ khiến ông sực nhớ quê nhà. Những âm thanh, hình ảnh đó đã gợi nhắc ông về hình ảnh quê hương mà bao lâu nay ông bỏ quên.

Câu 6 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Trải nghiệm của Bọ Dừa trong đêm ấy là ông đã ngủ ngoài trời và ông đã có cơ hội được ngắm nhìn trời mây, lắng nghe âm thanh của lá cây, côn trùng, tiếng gió, tiếng sương rơi.

(9)

Qua đó, tác giả muốn gửi đến chúng ta thông điệp: đôi khi vì cuộc sống bận rộn khiến chúng ta quên đi những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Vì vậy hãy biết trân trọng những giá trị của cuộc sống.

Câu 7 (trang 93 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Truyện có kết thúc mở. Cách kết thúc đó của tác giả để mỗi người đọc sẽ tự cảm nhận, tự suy nghĩ và chiêm nghiệm về lời nói của cụ giáo.

- Nếu là em, em có thể tạo nên một cái kết cụ thể : Bọ Dừa về quê sum vầy cùng gia đình và nhận ra quê hương, gia đình là điều đáng quý nhất trong trái tim mỗi người.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Giọt sương đêm:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Trần Đức Tiến (1953)

- Quê quán: làng Cao Đà, xã Nhân Mỹ, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam.

- Ông là Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, kiêm Tổng Biên tập Tạp chí Văn nghệ Bà Rịa - Vũng Tàu từ năm 1998 đến 2007.

- Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam từ năm 1996.

2. Sự nghiệp văn học a. Phong cách nghệ thuật

(10)

- Trần Đức Tiến viết nhiều tác phẩm dành cho thiếu nhi, truyện đồng thoại của ông tinh tế, hồn nhiên.

b. Tác phẩm chính

- Văn xuôi: Linh hồn bị đánh cắp (tiểu thuyết, 1990 - in lại 2006), Bụi trần (tiểu thuyết, 1992 - in lại 2004, 2006), Bão đêm (tập truyện ngắn, 1993)

- Sáng tác cho thiếu nhi : Vương quốc vắng nụ cười (tập truyện thiếu nhi, 1993), Xóm Bờ Giậu (tập truyện thiếu nhi 2018 - tái bản năm 2020) ...

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ:

- Văn bản được in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018.

2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “làm nghề buôn”): Người khách trọ xin ngủ nhờ.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “Thằn Lằn gật gù”): Cuộc trò chuyện giữa Thằn Lằn và cụ giáo Cóc.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Giọt sương đêm đã khiến Bọ Dừa thức tỉnh và trở về quê.

3. Thể loại: truyện đồng thoại.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Nhân vật: Bọ Dừa, Thằn Lằn, Cóc.

6. Tóm tắt:

Người khách Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để xin nghỉ lại một đêm. Vì không muốn chui vào căn nhà của Thằn Lằn vì sợ bóng tối, chật hẹp. Anh ta đã xin cho mình ngủ tạm dưới vòm trúc. Ông trưởng thôn Cóc lo lắng vì đêm nay trời nhiều mây lá cây xào xạc, côn trùng rỉ rả mãi một điệu buồn nên khó mà Bọ Dừa ngủ ngon cho được. Đúng thật vậy nửa đêm Bọ Dừa tỉnh dậy vì một giọt sương đêm. Những cũng chính giọt sương và xóm Bờ Giậu này đã khiến Bọ Dừa đến quê nhà

mình sau bao năm xa quê, mải làm ăn, mưu sinh. Và cuối cùng Bọ Dừa quyết định

khoác ba lô hành lý lên vai về quê.

(11)

4. Giá trị nội dung:

Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ.

- Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc.

- Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ A. Soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ ngắn gọn : Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Câu nói của nhân vật bố có thể hiểu: món quà chính là tình cảm, tấm lòng của người tặng đã gửi gắm vào đó nên món quà dù lớn hay nhỏ đều đẹp. Cách chúng ta nhận, trân trọng món quà của người tặng cũng thể hiện nét đẹp của chính mình.

Câu 2 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Qua văn bản, em cảm nhận được tình cảm cha con gắn bó tha thiết, người cha đã thể hiện tình yêu thương với đứa con thông qua những bài học sâu sắc từ cuộc sống, biết yêu thương, lắng nghe và thấu hiểu từ thiên nhiên, biết trân trọng mọi thứ xung quanh mình.

(12)

Câu 3 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Câu văn “những bông hoa chính là người đưa đường” cho ta hiểu “thế giới”

chính là những điều thân thuộc, gần gũi với chính mình. Khi nhắm mắt lại và cảm nhận bằng mọi thứ bằng mọi giác quan, bạn sẽ thấy con đường đi của riêng mình.

- Qua đó, chúng ta thấy tác giả đã thể hiện thái độ trân trọng, yêu thương thế giới tự nhiên.

Câu 4 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Em đồng tình với thái độ của người bố khi nhận món quà của Tý vì Tý luôn dành những trái ổi ngon nhất để dành tặng nên người bố dù không thích ăn nhưng vì Tý mà vẫn ăn. Qua đấy thể hiện thái độ trân trọng, biết ơn của người bố với mòn quà mà mình được nhận.

- Từ đó em rút ra được bài học cho mình trong cách ứng xử: cần trân trọng, biết ơn tình cảm, tấm lòng của người khác dành cho mình, Dù thích hay không thích món quà, chúng ta cũng không nên từ chối hay khước từ người tặng bởi đó là tình cảm, tâm huyết mà họ đã dành cho chúng ta.

Câu 5 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Cách cảm nhận của nhân vật tôi trong câu chuyện đã dần dần thay đổi: ban đầu, nhân vật không thể đoán được tên loài hoa, dần dần đã thuộc tên và rồi khi nhắm mắt lại, ngửi mùi hoa cũng có thể đoán đúng tên. Như vậy, nhân vật đã cảm nhận thế giới tự nhiên bằng nhiều giác quan và khi càng hiểu, nhân vật càng trân trọng và thêm yêu thiên nhiên quanh mình.

- Cách cảm nhận ấy đem lại sự tươi đẹp cho cuộc sống của chúng ta. Khi ta cảm nhận bằng cả tâm hồn và tình yêu thương ta sẽ phát hiện được những vẻ đẹp, những giá trị từ những điều bình dị nhất.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Nguyễn Ngọc Thuần (1972) quê ở Tân Thiện - Hàm Tân, Bình Thuận,

- Là một nhà văn trẻ đầy triển vọng ở thể loại văn xuôi đương đại, là thành viên của Hội nhà văn Việt Nam.

- Nguyễn Ngọc Thuần tốt nghiệp ĐH Mỹ thuật TP. HCM, sau khi ra trường anh đầu quân cho Báo Tuổi trẻ

(13)

2. Sự nghiệp văn học

- Nguyễn Ngọc Thuần bước lên đỉnh cao thành công của văn chương, với hàng loạt các giải thưởng như:

+ Giăng giăng tơ nhện (giải thưởng Văn học tuổi hai mươi lần II).

+ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ 2000

+ Giải nhất cuộc thi Văn học Thiếu nhi lần III, giải Peter Pan (giải thưởng của Thụy Điển dành cho tác phẩm thiếu nhi hay nhất.

+ Một thiên nằm mộng - giải A cuộc vận động sáng tác văn học thiếu nhi của NXB Kim Đồng 2001-2002

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- Đoạn trích trong SGK được trích từ truyện dài cùng tên Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ - NXN Trẻ, 2004.

2. Thể loại: Truyện dài 3. Bố cục:

- Phần 1: Từ đầu đến “con mắt thần” (Những trò chơi của bố và bạn nhỏ).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “vì món quà đó” (Cách bố đón nhận món quà của Tý).

- Đoạn 3: Còn lại (Bài học của bố về cách cảm nhận thế giới tự nhiên).

4. Tóm tắt:

Câu chuyện kể về nhân vật tôi được bố dạy cách nhắm mắt và sờ những bông hoa rồi tập đoán, nhờ vậy mà nhân vật tôi có thể đoán được tất cả các loại hoa

(14)

ở trong vườn nhà. Ngoài ra nhân vật tôi còn đoán được các đồ vật trong gia đình và

đoán được bố đang đứng cách mình bao xa. Sau rồi nhân vật tôi có thể chỉ cần ngửi

đã biết được đó là loại hoa gì và không bao giờ nhầm lẫn. Điều này làm nhân vật tôi rất vui và mãn nguyễn vì nhớ những điều đó mình có thể cảm nhận được cả vườn hoa theo cách rất riêng.

5. Giá trị nội dung:

- Tác phẩm đưa ra một cách cảm nhận thiên nhiên xung quanh ta: cảm nhận bằng mọi giác quan. Đồng thời gửi đến thông điệp về món quà và cách gửi quà, nhận quà. Qua đó cho thấy tình yêu thiên nhiên, tình cha con và tình cảm với những

"món quà" của các nhân vật.

6. Giá trị nghệ thuật:

- Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: những đóa hoa, những món quà.

(15)

Thực hành tiếng Việt A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Câu a: chủ ngữ là “Vuốt” không thể hiện rõ được ở vị trí nào mà chỉ nêu chung chung.

- Câu b: “Những cái vuốt ở chân, ở kheo” cho ta thấy vị trí rõ ràng hơn. Như vậy việc dùng cụm danh từ là chủ ngữ của câu giúp chúng ta nắm bắt được thông tin chi tiết, rõ ràng hơn.

Câu 2 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a. So với cách dùng vị ngữ “bò lên” thì cách diễn đạt “mon men bò lên” giúp ta hình dung rõ hơn thái độ của Dế Mèn đó là rón rén, sợ sệt, từ từ bò lên sau khi biết chị Cốc đã bỏ đi.

b. So với cách dùng vị ngữ “khóc” thì cụm tinh từ “khóc thảm thiết” diễn tả mức độ khóc lóc vô cùng thương tâm, đau xót.

c. So với cách diễn đạt “nóng”, cụm từ “nóng hầm hập” giúp ta hình dung mức độ nóng đạt tới đỉnh điểm, vô cùng oi bức, khó chịu.

=> Như vậy khi dùng các cụm tính từ làm vị ngữ giúp chúng ta hình dung rõ hơn mức độ, tính chất của sự việc, sự vật được nói đến trong chủ ngữ.

Câu 3 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên (Tô Hoài):

Tôi ra đứng cửa hang như mọi khi, xem hoàng hôn xuống.

=> Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thỉnh thoảng, tôi ngứa chân đá một cái, ghẹo anh Gọng Vó lấm láp vừa ngơ ngác dưới đầm lên.

=> Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

- Văn bản Giọt sương đêm (Trần Đức Tiến):

Bọ Dừa rùng mình, tỉnh hẳn.

=> Vị ngữ trong câu là chuỗi gồm hai cụm động từ.

Thằn Lằn vừa chui ra khỏi bình gốm vỡ, chưa kịp vươn vai tập mấy động tác thể dục, đã thấy ông khách quần áo chỉnh tề đứng chờ.

=> Vị ngữ trong câu này là chuỗi gồm hơn hai cụm động từ.

Câu 4 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Xác định chủ ngữ và vị ngữ:

(16)

a. Khách/ giật mình b. Lá cây/ xào xạc.

c. Trời /rét.

- Mở rộng thành phần câu:

a. Vị khách đó/ giật mình.

b. Những chiếc lá cây bàng/ rơi xào xạc c. Trời/ rét buốt.

=> Những câu mở rộng thành phần câu giúp thể hiện chi tiết, rõ ràng hơn so với các câu chưa mở rộng.

Câu 5 (trang 97 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a.

- Các từ láy: phanh phách, hủn hoẳn, phành phạch, giòn giã, rung rinh.

- Tác dụng: các từ láy góp phần diễn tả rõ ràng, chi tiết hơn vẻ đẹp cường tráng, khoẻ mạnh của chú Dế Mèn.

b.

- Những câu văn sử dụng phép so sánh: Những ngọn cỏ gẫy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua.

- Tác dụng: Miêu tả những chiếc vuốt của Dế Mèn rất sắc nhọn, diễn tả sức mạnh của Dế Mèn.

Câu 6 (trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a. Nghĩa của từ tợn:

- Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.

- Chỉ sự khác thường ở một mức độ cao (rét tợn) b.

- Từ “tợn” trong đoạn văn trên được sử dụng với nghĩa hiểu: Bạo đến mức liều lĩnh, không biết sợ hãi gì, lộ rõ vẻ thách thức.

- Cơ sở để xác định là dựa vào nội dung những câu văn sau đó: Dám cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm. Khi tôi to tiếng thì ai cũng nhịn, không ai đáp lại.

Viết ngắn:

Câu hỏi (trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Văn bản Bài học đường đời đầu tiên kết thúc với hình ảnh “Tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên”. Hãy đóng vai Dế Mèn và viết về bài học đó bằng một đoạn văn (từ 150 đến 200 chữ), trong đó sử dụng ít nhất hai câu mở rộng thành phần chính bằng cụm từ.

(17)

Trả lời:

Bài làm tham khảo

Sau khi Dế Choắt ra đi bằng những cú mổ đau đớn, tôi đứng lặng giờ lâu suy nghĩ về bài học đường đời đầu tiên của mình. Tôi bồi hồi và suy nghĩ lại về việc làm của mình. Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa. Giá như tôi đồng ý cho Dế Choắt đào một cái ngách thông sang nhà tôi, giá như tôi không trêu chọc chị Cốc để người bạn ốm yếu của tôi phải chịu hậu quả đau xót như vậy. Chính tính cách kiêu căng, tự phụ, coi thường và thích trêu chọc người khác của tôi đã làm hại Dế Choắt. Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm và tự hứa sẽ thay đổi cách sống:

cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình. Tôi xin rút kinh nghiệm sâu sắc từ đây về sau, tôi sẽ không bao giờ kiêu căng tự phụ nữa.

Các câu mở rộng thành phần chính:

- Lẽ ra tôi nên cưu mang giúp đỡ anh bạn hàng xóm hiền lành yếu ớt ấy chứ không phải là hách dịch, trịch thượng với anh. Tâm trí tôi ngập tràn sự ân hận và xót xa.

- Tôi đứng lặng trước nấm mồ chôn Dế Choắt giữa đồng cỏ xanh um tùm và tự hứa sẽ thay đổi cách sống: cần sống hoà đồng, biết sẻ chia và giúp đỡ những người bạn xung quanh mình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành Tiếng Việt : Mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ

- Cụm từ: Trong câu tiếng Việt, thành phần chính gồm có chủ ngữ (C) và vị ngữ (V). Chủ ngữ và vị ngữ của câu có thể chỉ là một từ (Ví dụ: “Gà gáy”; “Hoa nở”) nhưng cũng có thể là một cụm từ (Ví dụ: “Con gà nhà tôi gáy rất to”; “Những bông hoa cúc nở vàng rực cả khu vườn”).

Cụm từ do 2 từ trở lên kết hợp với nhau nhưng chưa tạo thành câu, trong đó có một từ (danh từ/ động từ/ tính từ) đóng vai trò là thành phần trung tâm, các từ còn lại bổ sung ý nghĩa cho thành phần trung tâm. Cụm từ đóng vai trò chủ ngữ và vị ngữ trong câu thường có những loại như:

+ Cụm danh từ có danh từ làm thành phần chính. Ví dụ: hai cái răng đen nhánh.

+ Cụm động từ có động từ làm thành phần chính. Ví dụ: thường dẫn tôi ra vườn.

+ Cụm tính từ có tính từ làm thành phần chính. Ví dụ rất chăm chỉ.

(18)

- Cách mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ:

+ Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ một từ thành một cụm từ, có thể là cụm danh từ, cụm động từ hoặc cụm tính từ.

Ví dụ: Gà / gáy. Có thể mở rộng thành: Con gà trống tía của nhà tôi / gáy rất to.

C V C V + Biến chủ ngữ hoặc vị ngữ của câu từ cụm từ có thông tin đơn giản thành cụm từ có những thông tin cụ thể, chi tiết hơn.

Ví dụ: Chim sơn ca / đang hót.

C V Có thể mở rộng thành:

Những chú chim sơn ca xinh xắn / đang hót véo von trên cành.

C V

+ Có thể mở rộng chủ ngữ hoặc vị ngữ, hoặc mở rộng cả chủ ngữ lẫn vị ngữ của câu

- Tác dụng:

+ Việc mở rộng thành phần chính của câu bằng cụm từ làm cho thông tin của câu trở nên chi tiết, rõ ràng.

Đó là lí do khiến chủ ngữ và vị ngữ của câu trong thực tế thường là một cụm từ.

Cô Gió mất tên A. Soạn bài Cô Gió mất tên ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc

Câu 1 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Các đặc điểm của truyện đồng thoại:

- Nhân vật là các loài vật, đồ vật đã được nhân hoá: trong văn bản này các nhân vật là cô Gió, hoa tầm xuân, chị Hũ, bạn ngô, bác lau sậy, chú Ong vàng có lời nói, cử chỉ như con người.

- Thể hiện đặc điểm sinh hoạt của sự vật như các chi tiết: cô Gió vừa vội vã bay đi, cô dừng lại một vài giây rồi từ từ thổi hơi mát vao giường bà… Qua những đặc điểm đó cũng thể hiện đặc điểm tính cách của con người đó là sự quan tâm, chăm sóc dành cho mọi người.

Câu 2 (trang 102 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Cô gió không có dáng hình và không ai thấy cô nhưng cô vẫn âm thầm làm những việc tốt. Câu chuyện muốn gửi đến chúng ta bài học về những việc tốt, chúng ta hãy cứ gieo những mầm yêu thương và tốt đẹp mà không cần người khác phải

(19)

biết đến hay biểu dương vì những yêu thương cho đi thì tự khắc ta đã cảm thấy hạnh phúc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cô gió mất tên:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Xuân Quỳnh (1942 - 1988)

- Quê quán: La Khê - thành phố Hà Đông - Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

- Cuộc đời bất hạnh, luôn khát khao tình yêu, mái ấm gia đình và tình mẫu tử.

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Hoa dọc chiến hào (1968); Gió Lào cát trắng (1974) ; Tự hát (1984); Hoa cỏ may (1989),...

b. Phong cách sáng tác

- Thơ bà là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường.

II. Tác phẩm

1. Hoàn cảnh ra đời, xuất xứ:

- In trong tập Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014.

2. Thể loại: truyện đồng thoại.

3. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu đến “thoáng qua rồi biến mất”): Giới thiệu về cô Gió.

- Đoạn 2 (Tiếp theo đến “tìm thấy tên rồi”): Hành trình tìm kiếm tên gọi của cô gió.

- Đoạn 3 (Đoạn còn lại): Niềm hạnh phúc của cô Gió khi nhận ra ý nghĩa của mình.

(20)

4. Tóm tắt:

Cô gió không có hình dáng, màu sắc nhưng lại rất tốt bụng và hay giúp đỡ mọi người. Vào một lần trên đường đi giúp bạn Ong trở về nhà vì bạn ấy bị lạc đàn. Cô đã chui vào một căn nhà, trong nhà không ai biết tới sự xuất hiện của cô gió dù cô đã chui vào chiếc đài truyền thanh, hộp xà phòng thơm và chui vào cái hũ nút. Cô

buồn bã và khóc rất nhiều nhưng chẳng ai biết để an ủi, vỗ về cô cả. Lúc này cô chợt nhớ ra mình phải đi giúp đỡ bạn ong cô hốt hoảng bay đi và mong sẽ tìm được cái tên của mình ở nơi nào đó. Và cô đã tìm thấy tên mình khi những con thuyền

trên bãi cát thấy gió bèn nhổ neo ra khơi, khi tỏa hơi mát của dòng suối ra khắp bờ

cây. Lúc này cô rất vui vì đã tìm thấy cái tên của mình, dù cô không có hình dáng, màu sắc nhưng cô có ích cho cuộc đời nên mọi người vẫn nhận ra cô và gọi cô là Gió.

5. Giá trị nội dung:

Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được

(21)

nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người.

6. Giá trị nghệ thuật:

Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê.

Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân A. Soạn bài Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Đọc văn bản trong SGK trang 107, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Câu chuyện trên kể bằng ngôi thứ mấy?

Trả lời:

Câu chuyện sử dụng ngôi kể thứ nhất.

Câu 2 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trải nghiệm của nhân vật “tôi” được kể lại với những sự việc chính nào?

Trả lời:

Những sự việc chính:

- Làng tôi có con sông êm đầu chảy qua làng, chúng tôi thường rủ nhau tắm sông.

- Buổi trưa hôm ấy, sau khi đá bóng, đám trẻ rủ nhau ra sông tắm và nảy ra ý định tổ chức cuộc thi bơi giữa đám trẻ trong và ngoài làng.

- Tôi nhận lời thách đấu, đã bơi nhanh và khi nhận ra đã bơi khá xa bờ.

- Bỗng bắp chân bị chuột rút và đau đớn, tôi sợ hãi tột độ.

- Một người làng đi câu cá gần đấy đã nghe tiếng kêu, nhanh chóng bơi ra và đưa tôi vào bờ.

- Tôi rút ra bài học chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.

Câu 3 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Chỉ ra những chi tiết nhân vật “tôi”

sử dụng yếu tố miêu tả khi kể lại trải nghiệm. Việc sử dụng những yếu tố đó có tác dụng gì?

Trả lời:

Một số chi tiết có sử dụng yếu tố miêu tả:

- Vào mùa hè, nước sông thường cạn nên chúng tôi tung tăng bơi lội, trêu đùa rộn rã cả một góc sông.

- Trận đấu diễn ra vô cùng căng thẳng, gay cấn, quyết liệt.

- Tôi cố ngôi lên mặt nước để kêu cứu nhưng càng vùng vẫy tôi lại càng chìm nhanh hơn và không thể thở được.

(22)

=> Việc sử dụng yếu tố miêu tả giúp cho bài văn thêm sinh động, hấp dẫn, cuốn hút người đọc.

Câu 4 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Nhân vật “tôi” đã nhận ra ý nghĩa gì của trải nghiệm? Vì sao ý nghĩa được trình bày trong đoạn cuối của bài văn?

Trả lời:

- Nhân vật “tôi” đã nhận ra sau trải nghiệm ấy là bài học sâu sắc, cần nghe lời người lớn và chỉ nên bơi lội ở nơi an toàn, có sự giám sát của người lớn.

- Vì khi trình bày cuối đoạn thì bài học sẽ đọng lại sâu sắc cho người đọc.

Câu 5 (trang 104 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Em rút ra được một số kinh nghiệm khi kể lại một trải nghiệm của bản thân:

- Dùng ngôi thứ nhất để kể - Kết hợp kể và miêu tả

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lí - Nêu ý nghĩa của trai nghiệm đối với bản thân.

- Bài văn phải đảm bảo bố cục 3 phần

Hướng dẫn quy trình viết

Đề bài: Viết bài văn khoảng 400 chữ kể lại một trải nghiệm của bản thân.

Trả lời:

Bài làm tham khảo

Để giúp học sinh tìm hiểu cũng như có hiểu biết sâu sắc hơn về những món ăn truyền thống của dân tộc Việt, nhà trường đã tổ chức cho chúng tôi một buổi trải nghiệm về ngôi làng nhỏ ở phái ngoại ô để làm bánh trôi nước.

Chúng tôi đã được các cô trong làng giới thiệu chi tiết và các cách để làm bánh trôi nước. Trước hết là phải chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh. Bao gồm bột gạo nếp: 500 g, bột gạo tẻ: 50 g, dừa nạo, đường phèn, vừng trắng, muối.

Tiếp đến là cách làm bánh. Trước hết là bước nhào bột bánh trôi. Chúng tôi phải tiến hành trộn bột tẻ với bột nếp theo tỷ lệ 1:4, tức là cứ 1 phần bột gạo tẻ trộn với 4 phần bột gạo nếp (tùy từng khẩu phần ăn mà bạn trộn sử dụng khối lượng nhiều hay ít). Cho nước và ít muối vào hỗn hợp bột, trộn đều đến khi nào bột dẻo thành khối, mềm, không bị rơi vụn ra, không bị dính tay khi trộn. Cuối cùng bọc bột lại rồi ủ trong 30 phút.

Sau đó là bước làm nhân bánh. Đầu tiên, các bạn học sinh phải cắt đường phèn thành những miếng nhỏ sao cho vừa với bánh. Rang vừng trắng đến khi hạt vừng có mùi thơm thì tắt bếp, không nên rang vừng quá cháy.

(23)

Tiếp đó là tiến hành nặn bán. Từng bạn lấy từng phần bột bánh đã ủ một rồi xoa thành hình tròn. Dùng ngón tay ấn vào giữa viên bột rồi đặt vào nhân đường.

Sau đó, vê viên bột lại thật kín để bao lấy hết phần đường. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi hết bột và nhân. Xếp bánh trôi đã nặn ra đĩa.

Bước cuối cùng là bước luộc bánh trôi. Đây là bước chúng tôi thích nhất. Đun một nồi nước sôi vừa đủ với lượng bánh muốn nấu. Khi nước sôi thả bánh vào.

Đến khi nước sôi trở lại thì hạ nhỏ lửa. Tiếp tục đun cho đến khi bánh nổi lên, vỏ bánh trong là bánh đã chín, để khoảng 15 giây rồi vớt ra, thả vào nồi nước đun sôi để nguội.

Các cô còn dặn kĩ từng bạn là không nên luộc bánh lâu quá dễ làm nát bánh.

Dùng muôi có lỗ vớt bánh ra đĩa, rải đều để các viên bánh không bị đè lên nhau.

Rắc vừng, dừa nạo sợi lên trên bánh rồi thưởng thức.

Qua chuyến đi đó, tôi và các bạn rất vui vì đã có thêm trải nghiệm, có thêm kiến thức về một trong những món ăn truyền thống của Việt Nam.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Khi viết bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân cần chú ý những bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết + Xác định đề tài

+ Thu thập tư liệu

- Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý - Bước 3: Viết bài

- Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của bản thân

A. Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của bản thân ngắn gọn : Đề bài: Từ bài viết ở tiết học trước, em luyện nói trước lớp theo các gợi ý dưới đây:

Lời giải chi tiết

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Dựa vào nội dung bài văn, liệt kê các ý chính cần nói.

- Giới thiệu địa điểm, thời gian xảy ra câu chuyện.

- Trình bày rõ ràng, mạch lạc các sự việc trong câu chuyện.

- Thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của mình đối với những sự việc, con người trong câu chuyện

(24)

- Thể hiện được ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Bước 3: Luyện tập và trình bày

- Khi trình bày bài văn kể lại trải nghiệm của mình, em cần:

- Dùng ngôi thứ nhất để kể.

- Lựa chọn, điều chỉnh một số từ ngữ, câu văn sao cho phù hợp với ngôn ngữ nói.

- Thay đổi cao độ, tốc độ, âm lượng của giọng nói để thể hiện những nội dung, nhân vật, sự kiện và cảm xúc khác nhau, tạo cảm xúc cho người nghe.

- Tương tác với người nghe bằng cách nhìn vào mắt họ.

Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói và nghe: Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Khi trình bày bài nói: Kể lại một trải nghiệm của bản thân cần đảm bảo những nội dung sau

- Bước 1: Xác định đề tài người nghe, không gian và thời gian nói - Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

- Bước 3: Luyện tập và trình bày - Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

Ôn tập Câu 1 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Văn bản Nội dung chính

Bài học đường đời đầu tiên

Văn bản miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng nhưng tính cách kiêu căng xốc nổi đã gây ra cái chết của Dế Choắt . Dế Mèn hối hận và rút ra bài học cho mình.

Giọt sương đêm

Văn bản kể về Bọ Dừa đến xóm Bờ Giậu để tìm một chỗ trọ. Bọ Dừa đã quyết định ngủ tạm ngoài vòm trúc và trong đêm ấy ông đã cảm nhận được những âm thanh, hình ảnh quen thuộc và đặc biệt là giọt sương đêm rơi khiến ông tỉnh giấc, sực nhớ quê nhà. Sáng hôm sau ông đã quyết định trở về quê.

Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ

Truyển kể về nhân vật tôi đã được người cha hướng dẫn những cách cảm nhận về cuộc sống, nhắm mắt sờ từng bông hoa rồi tập đoán, ngửi mùi hương và đoán tên hoa, những món quà… Qua đó thấy được tình yêu thương người cha dành cho đứa con.

Câu 2 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

(25)

Trả lời:

Theo em, cách cảm nhận cuộc sống của các nhân vật trong ba văn bản trên:

- Giống nhau: các nhân vật đều có những trải nghiệm từ cuộc sống và qua các trải nghiệm đó, mỗi nhân vật đều rút ra được cho bản thân những bài học quý giá.

- Khác nhau:

+ Bài học đường đời đầu tiên: nhân vật đã trải qua vấp ngã, sai lầm khiến bản thân phải ân hận. Từ đó rút ra được bài học cho chính mình.

+ Giọt sương đêm: nhân vật đã trải qua một đêm thức trắng và sực tỉnh, nhận ra điều mình lãng quên từ lâu.

+ Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ: nhân vật đã có những cảm nhận sâu sắc về cuộc sống thông qua những trải nghiệm từ thiên nhiên, con người xung quanh mình.

Câu 3 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Văn bản Bài học đường đời đầu tiên và Giọt sương đêm thuộc thể loại truyện đồng thoại. Vì hai văn bản đều có những đặc điểm đặc trưng của truyện đồng thoại:

+ Nhân vật là các loài vật được nhân hoá.

+ Nhân vật mang những đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm của con người.

Câu 4 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Đặc điểm bài văn kể lại một

trải nghiệm

(26)

Câu 5 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Bài học kinh nghiệm về cách kể lại một trải nghiệm của bản thân.

- Xác định đề tài và lựa chọn trải nghiệm của bản thân kỉ niệm sâu sắc, ý nghĩa.

- Nhớ lại những sự việc và sắp xếp các ý theo trình tự câu chuyện hợp lí.

Câu 6 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Qua những bài học này, em hiểu rằng trong cuộc sống những trải nghiệm sẽ giúp ta có thêm kinh nghiệm sống, cảm nhận thiên nhiên, con người và cuộc sống trọn vẹn hơn. Từ đó, em hiểu được những giá trị trong cuộc sống và hoàn thiện nhân cách, tâm hồn mình hơn.

ết: Kể lại một trải nghiệm của bản thân he: Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác. + Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì. Bước 2:

Theo em bài học đường đời đầu tiên sẽ được nhân vật kể sẽ là những vấp ngã đầu tiên khi bước ra cuộc sống, là bài học khiến nhân vật nhận ra được sự sai lầm của bản

- Hành động tặng cho Hiên chiếc áo đã thể hiện tính cách nhân hậu, biết sẻ chia cảm thông, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khắn hơn mình của hai chị em

Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay). 6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá

Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Bạo lực học đường được hiểu là những hành vi sai trái, đùng bạo lực để giải quyết vấn đề của các bạn học sinh, có thể là của cả giáo viên dành cho học sinh.. Bạo lực