• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào? | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
12
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?

Làm thế nào để giúp Cô Bé Rắc Rối lựa chọn sách?

Câu hỏi (trang 98 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

- Nếu em là một thành viên của Câu lạc bộ Đại sứ văn hóa đọc thì em sẽ:

+ Hướng dẫn cô bé cách chọn sách phù hợp với thế mạnh của mình (nếu cô bé thích làm hướng dẫn viên du lịch thì chọn những cuốn sách khám phá về các nước trên thế giới, bên cạnh đó đan xen những quyển sách về cuộc sống hoặc về cách làm tốt trong công việc của mình)

+ Sau đó, em sẽ dạy cô bé học cách đọc sách đúng, khi đọc hết mỗi cuốn sách cần rút ra được bài học cho cuộc sống của mình. Như vậy cô bé sẽ thấy việc đọc sách không khó và nhàm chán như bản thân từng nghĩ.

Nói và nghe: Trình bày giải pháp và sản phẩm

Đề bài: Em hãy chia sẻ giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm với các bạn trong nhóm (lớp) và lắng nghe các ý kiến đánh giá, góp ý.

Bước 1: Chuẩn bị.

- Xác định không gian trình bày (lớp học, sân trường, phòng học bộ môn, thư viện,...) và những điều kiện vật chất (máy tính, máy chiếu,...) để chuẩn bị nội dung và cách thức trình bày phù hợp.

- Xác định cụ thể thời gian quy định trong phần trình bày của mình để chuẩn bị nội dung cho phù hợp (trình bày cụ thể, chi tiết hoặc tóm tắt khái quát).

- Tìm ý tưởng cho phần mở đầu và phần kết sao cho hấp dẫn.

Bước 2: Trình bày giải pháp và sản phẩm.

- Để trình bày mạch lạc cần dựa vào dàn ý hoặc sơ đồ về kế hoạch thực hiện giải pháp mà em đã chuẩn bị ở trên.

- Trình bày sản phẩm theo giải pháp mà em đã chuẩn bị (lá thư, bài văn trao đổi, sáng tác văn học, đoạn phim ngắn truyền thông,...).

- Hãy trình bày cần chú ý khi sử dụng giọng điệu, cử chỉ, nét mặt để thể hiện cảm xúc, sự tương tác với người nghe.

Bước 3: Trao đổi.

Trong vai trò người nói.

- Biết lựa chọn một số câu hỏi, ý kiến phản biện quan trọng để phản hồi.

- Trao đổi với người nghe với tinh thần cầu thị để hoàn thiện giải pháp và sản phẩm.

Trong vai trò người nghe.

- Truyện lắng nghe và tiếp nhận các ý tưởng với sự cân nhắc, chọn lọc.

- Đánh giá tình huống, giải pháp giải quyết tình huống và sản phẩm từ những góc nhìn khác nhau.

(2)

Bài làm tham khảo

Chào các bạn, chắc là tất cả các bạn đã quá rõ về câu chuyện Cô Bé Rắc Rồi vậy nên mình sẽ đi luôn vào vấn đề chính. Với vấn đề không thấy hứng thú và không biết cách chọn sách của cô bé thì mình xin đưa ra một số giải pháp như sau:

Trước hết, bạn cần phải tạo hứng thú đọc sách bằng cách hiểu được vai trò của việc đọc sách. Đọc sách sẽ cung cấp thông tin cho bạn (như cách bạn lươt web hay chơi game) nhưng với sô lượng lớn hơn. Đôi khi sách không chỉ giúp bạn có thêm kiến thức mà còn giúp bạn giải trí.

Bạn có thể nhờ cô giáo, gia đình,... gợi ý cho một số cuốn sách mà họ biết.

Đồng thời tự tìm hiểu trên mạng về những cuốn sách hay. Sách ở thư viện là một ý tưởng hay vì nó được chọn lọc phù hợp với lứa tuổi.

Tuy nhiên, khi lựa chọn sách cần chú ý: nên bắt đầu với dung lượng ngắn, đọc những cuốn thấy hứng thú về đề tài du lịch và đừng chọn những cuốn đi quá sâu vào chuyên ngành vì chúng ta mới chỉ là những học sinh lớp 6 thôi. Những cuốn sách về chuyến phiêu lưu của ai đó mà có chứa yếu tố du lịch cũng là một ý kiến hay.

Khi đọc sách, hãy đọc lướt xem mục lục có những phần nào, phần nào thú vị nhất,... sau đó mới đọc tỉ mỉ. Tùy vào mỗi người mà có bạn thích đọc sách trong khi nghe nhạc hay đọc sách trong phòng im lặng hoàn toàn hoặc đọc sách trong vườn,...

Hãy tự lựa chọn điều phù hợp nhất cho mình.

Đặc biệt, đến khi kết thúc việc đọc, hãy tự hỏi bản thân xem: Mình có thích cuốn đó không? Cuốn đó viết về gì? Mình nhận được gì từ cuốn sách đó?...

Như vậy, chỉ cần bạn xây dựng được hứng thú và làm từ từ từng bước thì sẽ không có vấn đề gì khó cả khi lựa chọn và đọc sách sau này.

Về cách thức trình bày sự giúp đỡ của mình, chúng tôi dự định sẽ làm một clip dưới dạng như thế này để tạo hứng thú tốt nhất cho Cô Bé Rắc Rối. Thêm vào đó, chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp cho cô bé những vấn đề còn chưa rõ, chưa nắm chắc.

Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ?

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

a) Đọc hiểu tình huống.

- Khi còn học Tiểu học, Siêu Nhân đã có những hành động, lời nói như thế nào để thể hiện tình cảm với bố mẹ? Em có nhận xét gì về các hành động, lời nói ấy?

Khi còn học Tiểu học, Siêu Nhân dễ bộc lộ tình cảm với ba mẹ: ôm ba mẹ, nắm tay, thường khỏi ba mẹ khát nước không đi pha, nói những lời yêu thương,...

Đó là những hành động, lời nói thể hiện sự yêu thương và hiếu thảo rất đáng khen.

- Lên lớp 6, Siêu Nhân nghĩ gì về việc thể hiện tình cảm với bố mẹ? Em nhận xét gì về suy nghĩ ấy?

(3)

Lên lớp 6 Siêu Nhân thấy khó dể bày tỏ.

Đó là suy nghĩ thông thường của lứa tuổi vì thấy mình đã lớn, ngại nói ra những lời yêu thương mà toàn để trong lòng.

- Liệt kê những việc mà Siêu Nhân muốn Lớp Trưởng Thông Thái giúp đỡ và hỗ trợ.

+ Muốn Lớp trưởng chọn ra cách tặng quà tốt nhất.

+ Nên bày tỏ theo suy nghĩ riêng hay hỏi mẹ?

- Theo em, câu hỏi nào của Siêu Nhân là khó trả lời nhất? Vì sao?

Câu hỏi khó nhất là việc lựa chọn món quà. Vì đứng ở vị trí người ngoài thì rất khó để biết bố mẹ bạn Siêu Nhân thích gì nhất.

- Vấn đề mà Siêu Nhân gặp phải có phải là vấn đề thường gặp với lứa tuổi của em hay không?

Đây là vấn đề thường gặp.

b) Nhận biết vấn đề trọng tâm.

- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

Chọn cách thể hiện tình cảm.

- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác.

+ Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì.

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp.

a) Thu thập thông tin, ý tưởng.

- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống. Ví dụ: các kiến thức cơ bản về đặc điểm của tranh vẽ, bài hát, truyện thơ,...; các yêu cầu điều kiện để có thể vẽ tranh, kể chuyện, sáng tác bài hát, bài thơ,...

+ Các kiến thức về đặc điểm của món quà.

+ Các điều kiện vật chất cần có.

- Các cách thức thể hiện tình cảm và những điều cần lưu ý trong ngày sinh nhật một người thân.

+ Thể hiện chân thành, hoàn thiện nhất có thể.

+ Sử dụng phương tiện phù hợp.

+ Thể hiện tình yêu và sự tôn trọng.

b) Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng.

- Nhớ lại xem mình đã gặp những tình huống nào tương tự và mình đã phải giải quyết như thế nào, kết quả ra sao.

Bản thân em đã từng vẽ tranh tặng mẹ, vẽ cả gia đình và mẹ rất thích.

- Ghi lại cảm xúc của em khi xem một bức tranh, nghe một bài hát, đọc một bài thơ, một câu chuyện về chủ đề gia đình.

(4)

Khi xem một bức tranh, nghe một bài hát, đọc một bài thơ, một câu chuyện về chủ đề gia đình cảm nhận được tình yêu thương gia đình, thấy cần trân trọng và báo hiếu với bố mẹ.

- Hỏi thầy cô, anh chị, bạn bè hoặc đọc sách giáo, tìm thông tin trên internet và tham khảo các cách giải quyết tình huống.

c) Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:

- Viết bài văn, lá thư, vẽ một bức tranh, sáng tác một bài thơ, câu chuyện để trao đổi bàn luận, thuyết phục bạn. Khuyên bạn cần cân nhắc giữa khả năng của mình và sở thích của mẹ để lựa chọn được giải quyết phù hợp.

- Thực hiện một đoạn phim ngắn để giới thiệu, hướng dẫn bạn:

+ Các nguyên tắc, cách thức chung khi thể hiện tình cảm với những người thân yêu.

Thể hiện chân thành, hoàn thiện nhất có thể.

Sử dụng phương tiện phù hợp.

Thể hiện tình yêu và sự tôn trọng.

+ Cách tặng quà, “của cho không bằng cách cho”.

Tặng quà bất ngờ.

Tặng quà với thái độ tôn trọng: Đưa bằng hai tay, tư thế đàng hoàng, chỉn chu.

d) Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:

- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,...)?

- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp?

Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

Ví dụ:

Vẽ cần kĩ năng hội họa, tư duy bố cục, sự phối hợp màu sắc,...

Viết bài văn thì phải nắm được kiểu bài, bố cục, cần lấy lí lẽ dẫn chứng thuyết phục,...

...

- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

Về cơ sở vật chất: Máy tính, tư liệu, điện thoại, tranh ảnh, clip,...

Về thời gian: Phân chia thời gian nào thực hiện, thời gian nào tặng,... là hợp lí.

Bước 3: Thực hiện.

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.

Nói và nghe: Làm thế nào để bày tỏ tình cảm với ba mẹ (Trình bày giải pháp và sản phẩm)

Bài làm tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn, trước khi tiến đến phần trình bày của mình, tôi xin hỏi các bạn một chút: Có ai cảm thấy thật khó khăn khi thể hiện tình cảm với bố mẹ chưa? Có ai hồi nhỏ thấy thật dễ dàng để ôm hôn, nói yêu bố mẹ,... mà bây giờ

(5)

lại thật khó khăn chưa? *Giao lưu khán giả* Vâng và đó cũng chính là vấn đề mà bạn Siêu Nhân nhờ chúng tôi giải quyết ngày hôm nay.

Bạn đã đưa ra một vài lựa chọn mà bạn muốn làm như vẽ tranh, sáng tác bài hát hay làm một bài thơ, một câu chuyện. Theo các bạn thì còn cách nào khác không ạ? *Giao lưu khán giả*

Chúng tôi xin đưa ra một vài đóng góp cho bạn như sau:

Thứ nhất, để thực hiện được bất kì loại hình nào mà bạn đang đề ra thì mình cần phải có kiến thức cũng như kĩ năng trong cái môn đó. Ví dụ bạn giỏi vẽ thì bạn nên vẽ, bạn viết văn hay thì sáng tác thơ, truyện,... Còn viết nhạc thì tôi nghĩ là hơi khó hơn hai lựa chọn kia vì vấn đề kĩ thuật. Nhưng quan trọng nhất vẫn chính là nội dung, là tình cảm mà bạn gửi gắm vào. Cha mẹ chỉ cần tình yêu thương chứ thực ra quà cáp không quá quan trọng.

Để làm được như vậy, cách làm quà và tặng quà của bạn cũng phải nghiêm túc. Bạn nên làm quà bằng tâm huyết chứ không phải hời hợt cho có. Khi tặng quà bạn nên lựa chọn món quà phù hợp với sở thích của người được tặng là mẹ bạn và tặng với thái độ kính trọng (đưa bằng hai tay, đứng tư thế chỉnh tề, lời nói nghiêm túc,...).

Nếu là tôi, tôi sẽ vẽ tranh vì đó là sở trường của tôi và điều đó cũng khá dễ dàng vì bạn chỉ cần chiếc bút chì và bút màu đều là những đồ dùng mà chúng ta cần có khi học.

Cuối cùng tôi xin nhấn mạnh, món quà chỉ là hình thức, tấm lòng của bạn quan trọng hơn.

Trên đây là ý kiến của chúng tôi về việc đưa ra giải pháp cho Siêu Nhân.

Chúng tôi dự định lựa chọn hình thức viết thư trả lời bạn với nội dung như trên (nhưng lời văn có thể sẽ uyển chuyển, dịu dàng hơn) kèm theo một số gợi ý hình ảnh tranh vẽ về mẹ. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các bạn trong lớp!

Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho Góc truyền thông của trường?

Bước 1: Xác định vấn đề cần giải quyết.

a) Đọc hiểu tình huống.

- Em hiểu gì về Góc truyền thông trong trường học?

Góc truyền thông là nơi cập nhật, thông báo các tin tức quan trọng nhanh nhất tới các bạn học sinh trong trường.

- Em hiểu thế nào về các từ "lắng nghe" và "lời thở than" trong tên chủ đề?

(6)

Lắng nghe: Là một quá trình chủ động, tập trung và mong muốn thấu hiểu nội dung của người nói; phân tích những gì họ nói rồi đưa ra lời đối đáp ý nghĩa hoặc chia sẻ, cho lời khuyên với người đối diện.

Lời thở than: Dùng lời để thổ lộ những nỗi buồn rầu đau khổ.

- Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả lại như thế nào?

Hình vẽ trong tình huống có thể được miêu tả dưới một sản phẩm sáng tạo như sáng tác thơ, vẽ tranh cổ động,...

- Em liên tưởng đến bài thơ, câu chuyện, đoạn phim nào khi xem hình vẽ trên?

Em có liên tưởng đến: Phim Rừng thiêng; When Elephants Were Young; Khi đàn chim trở về; Whispers: An Elephant’s Tale...

- Thông điệp mà em nhận được từ hình vẽ trên là gì?

Thông điệp mà em nhận được: Cần bảo vệ rừng, bảo vệ động vật.

- Người bạn đã nhờ các thành viên CLB thực hiện việc gì?

Người bạn nhờ CLB gợi cảm hứng sáng tạo về một sản phẩm từ tấm hình được gửi.

b) Nhận biết vấn đề trọng tâm.

- Vấn đề trọng tâm của tình huống này là gì?

Gợi cảm hứng về sản phẩm từ tấm hình.

- Dựa trên căn cứ nào để xác định vấn đề trọng tâm?

Vấn đề được xác định dựa trên yêu cầu viết trong thư của người viết, bức ảnh, các gợi ý sản phẩm từ người viết.

Bước 2: Tìm kiếm và lựa chọn giải pháp.

a) Thu thập thông tin, ý tưởng.

- Liệt kê những hiểu biết mà em cho là cần thiết để giải quyết tình huống.

+ Các thông tin về nạn chặt phá rừng và những tác hại của việc chặt phá rừng.

Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012- 2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha.

+ Những yêu cầu đối với việc vẽ tranh, kể câu chuyện, sáng tác bài hát, bài thơ,...

Về kiến thức: vẽ tranh (phối màu, đường nét,...), kể chuyện (câu chuyện, kĩ năng kể chuyện,...), sáng tác bài hát (cao độ, trường độ,...), bài thơ (niêm, luật, vần,...).

(7)

Về công cụ: vẽ tranh (màu sắc, bút,...), kể chuyện (câu chuyện, sách, giọng nói,...), sáng tác bài hát (bút, ý tưởng, đàn,...), bài thơ (bút, ý tưởng,...).

- Lựa chọn những cách thức phù hợp để thu thập thông tin, ý tưởng:

+ Nhớ lại xem mình đã viết bài hoặc thực hiện một sản phẩm sáng tạo nào liên quan đến vấn đề môi trường chưa, kết quả ra sao?

Em đã từng thực hiện sản phẩm liên quan đến mối trường: bài viết nghị luận về môi trường. Bài viết được điểm cao.

- Tìm kiếm thông tin và khơi nguồn cảm xúc bằng cách đọc thêm về chủ đề thiên nhiên, xem phim, ảnh về thế giới động vật, về môi trường rừng, tham gia các hoạt động trồng cây xanh, bảo vệ rừng,...

b) Tìm kiếm giải pháp: Một vài gợi ý:

- Sáng tác bài thơ hoặc kể câu chuyện về rừng xanh bị tàn phá.

- Vẽ tiếp một chuỗi các hình ảnh để kể câu chuyện về những hậu quả khi rừng xanh bị tàn phá.

- Viết bài văn bày tỏ cảm xúc trước thực trạng cây rừng bị đốn hạ, môi trường sống của muông thú bị phá hủy.

- Sáng tác bài hát nói về nỗi đau của muông thú khi rừng xanh bị tàn phá.

c) Lựa chọn giải pháp: Cần cân nhắc:

- Thế mạnh của em là gì (khả năng viết, vẽ, thực hiện đoạn phim ngắn,...)?

- Nên sử dụng kiểu bài nào trong các kiểu bài mà em đã học để thể hiện giải pháp?

Em có những hiểu biết và kỹ năng gì để có thể tạo lập các kiểu bài ấy?

Ví dụ:

Làm thơ: Kĩ năng lựa chọn từ ngữ, áp dụng luật và vần,...

Bài hát: Kĩ năng về cao độ, trường độ,...

Vẽ tranh: kĩ năng vẽ, phối màu,...

- Sản phẩm của giải pháp có phù hợp để đăng tải ở góc truyền thông không?

Sản phẩm phù hợp phải có nội dung đúng chủ đề, ngắn gọn, thu hút,...

- Em có các điều kiện về cơ sở vật chất và thời gian như thế nào để thực hiện?

Cơ sở vật chất: Các dụng cụ cần thiết.

Thời gian: Sắp xếp thời gian phù hợp để cân đối giữa học tập và thực hiện sản phẩm.

Bước 3: Thực hiện.

Lập kế hoạch thực hiện giải pháp bằng dàn ý, sơ đồ. Tiến hành thực hiện sản phẩm theo giải pháp đã lựa chọn.

Ví dụ: Vẽ truyện về bảo vệ môi trường.

Đọc, xem phim, tìm tài liệu để tạo ý tưởng.

Thực hiện vẽ tranh từ ý tưởng được hình thành.

(8)

Hoàn thiện, tham khảo ý kiến để chỉnh sửa cho phù hợp.

Nói và nghe: Làm thế nào để thực hiện một sản phẩm sáng tạo cho góc truyền thông của trường (Trình bày giải pháp và sản phẩm)

Bài làm tham khảo

Kính chào thầy cô và các bạn! Trước khi vào với bài Nói và nghe của mình, xin mời các bạn cùng theo dõi clip sau đây:

Qua clip trên, chúng tôi muốn đưa ra những chứng cứ xác thực nhất về vấn nạn chặt phá rừng. Với lá thư trong tình huống thực hiện sản phẩm truyền thông, chúng tôi xác định vấn đề qua bức ảnh là nạn phá rừng. Chúng tôi nhận định rằng đây là một vấn đề vô cùng quan trọng trong thời điểm hiện tại. Theo báo cáo số liệu năm 2005 của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO), Việt Nam là nước có tỉ lệ phá rừng nguyên sinh đứng thứ 2 trên thế giới, chỉ sau Nigeria. Tổng cục Lâm nghiệp thống kê khoảng 22.800 ha rừng bị thiệt hại giai đoạn 2011-2019, trong đó nguyên nhân cháy rừng gần 14.000 ha, phá rừng hơn 9.000 ha. Theo Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN&PTNT), chỉ hơn 5 năm (2012-2017), diện tích rừng tự nhiên bị mất do chuyển mục đích sử dụng rừng tại các dự án được duyệt chiếm 89% tổng diện tích rừng giảm; còn lại là do phá rừng trái pháp luật làm mất 11%. Từ tổng hợp của 58 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy, trong khoảng 5 năm qua, các cơ quan nhà nước đã phê duyệt chuyển mục đích sử dụng rừng gần 38.300 ha/1.892 dự án. Trong đó rừng tự nhiên gần 19.000 ha, rừng trồng hơn 15.800 ha, đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp trên 3.500 ha. Điều này đã đem đến vô vàn những hậu quả như cháy rừng, động vật bị mất môi trường sống, hiện tượng nóng lên toàn cầu,...

Về sản phẩm mà bạn muốn thực hiện, trước hết bạn cần phải xác định được thế mạnh của mình (năng khiếu hội họa, âm nhạc hay văn học) để có thể thực hiện tốt nhất. Bên cạnh đó, bạn nên tìm hiểu nhiều hơn về nạn phá rừng, xem một vài bộ phim liên quan và chuẩn bị những công cụ cần thiết phục vụ cho nhu cầu sáng tạo sản phẩm. Nếu như bạn có khả năng vẽ, hãy thực hiện một câu chuyện về việc bảo vệ môi trường. Nếu như bạn có khả năng âm nhạc, hãy sáng tác một bài hát ngắn tuyên truyền bảo vệ rừng. Nếu như bạn giỏi văn, hãy viết một bài nghị luận tranh biện về vấn đề trên. Cần lưu ý rằng, các sản phẩm này nên bắt mắt, thu hút sự chú ý cũng như ngắn gọn để phù hợp với Góc truyền thông. Góc truyền thông được thực hiện dưới hai dạng chính: phát thanh (đối với bài hát, bài viết) và bảng tin (đối với tranh vẽ, bài viết).

Chúng tôi sẽ gửi một số đường link về sản phẩm mẫu cho bạn tham khảo và chúc bạn thành công. Trên đây là ý kiến của chúng tôi về hoạt động thực hiện một

(9)

sản phẩm sáng tạo cho góc truyền thông. Rất mong nhận được nhận xét và sự đóng góp của mọi người. Xin chân thành cảm ơn!

Ôn tập cuối học kì 2 Câu 1 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Yếu tố miêu tả: ngày Huế đổ máu, chú bé loắt choắt, cái xắc xinh xinh, cái chân thoăn thoắt, cái đầu nghênh nghênh, ca-lô đội lệch, mồm huýt sáo vang.

- Yếu tố tự sự: Cháu đi liên lạc, vui lắm chú à, ở đồn Mang Cá, thích hơn ở nhà.

Câu 2 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những điểm cần lưu ý khi đọc một bài thơ:

- Cần xác định thể thơ hay thơ văn xuôi - Xác định nội dung chính của bài - Các yếu tố nghệ thuật

- Thái độ tình cảm của tác giả trong bài thơ.

Câu 3 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Sapo: Là đoạn văn mở đầu nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung văn bản, thu hút người đọc văn bản.

- Đề mục: nêu ra chủ đề của đoạn văn nhằm tóm tắt ý chính của đoạn cho người đọc hiểu.

- Chữ in đậm: nhấn mạnh nội dung và ý nghãi của chữ hoặc cụm từ in đậm.

- Số thứ tự: đánh dấu trình tự xảy ra sự việc, sự kiện.

- Dấu gạch đầu dòng: dùng để liệt kê các ý người viết muốn đưa ra.

Câu 4 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những lưu ý khi đọc một văn bản truyện:

- Nắm được đề tài, chủ đề và chi tiết tiêu biểu của truyện

- Từ đó suy ra nội dung của truyện, thái độ, tình cảm và yếu tố nghệ thuật tác giả sử dụng.

Câu 5 (trang 107 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Việc trình bày ý kiến của mình về một hiện tượng trong cuộc sống hoặc văn học thuộc kiểu văn bản nghị luận.

Câu 6 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các bước trong quy trình nói:

(10)

Bước 1: Chuẩn bị

Bước 2: Xác định thời gian nói và đối tượng nghe Bước 3: Trình bày

Bước 4: Thảo luận

Câu 7 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Chức năng của dấu chấm phẩy:

+ Dấu chấm phẩy dùng để phân biệt ranh giới giữa các câu ghép có độ phức tạp lớn.

+ Để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

+ Dùng để ngắt quãng câu.

- Trong đoạn văn này, dấu chấm phẩy được dùng để phân biệt các phép liệt kê trong câu.

Câu 8 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Giống nhau: đều có hình thức âm thanh giống nhau.

- Khác nhau: từ đồng âm là từ cùng âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, còn từ nhiều nghĩa là từ một nghĩa gốc có thể tạo thành nhiều nghĩa chuyển.

a. Từ "xuân" là từ đồng âm.

b. Từ "tranh" là từ nhiều nghĩa tranh trong bức tranh và tranh trong tranh dành.

c. Từ "biển" là từ đồng âm.

Câu 9 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Từ thuần Việt có ý nghĩa tương đương với các từ được in đậm là:

a. phẫu thuật => mổ b. nhân loại => con người c. di sản => di tích

d. Hải cẩu => chó biển.

- Nếu thay bằng từ thuần Việt thì ý nghĩa các câu không thay đổi nhưng sẽ không hay vì các từ thuần Việt làm cho câu văn giảm sức gợi.

Câu 10 (trang 108 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Việc sử dụng tiếng Việt trong những trường hợp trên chưa hợp lý. Người nói dùng những từ nước ngoài chêm vào những câu tiếng Việt mặc dù từ ngữ đó có trong tiếng Việt, gây nên cảm giác khó chịu, khó hiểu. Điều đó làm mất đi sự trong sáng của Tiếng Việt.

Câu 11 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(11)

Ví dụ Công dụng của dấu ngoặc kép 1. Thầy bùi ngùi đặt vòng hoa lên mộ chú

dế, rồi xoa tay lên mái tóc bù xù như tổ quạ của Lợi, thầy buồn buồn nói: "Đừng giận thầy nữa nghe con".

(Nguyên Nhật Ánh, Tuổi thơ tôi)

Dẫn lời nói trực tiếp của nhân vật.

2. Nhìn từ xa, cầu Long Biên như một dải lụa uốn lượn vắt ngang sông Hồng, nhưng thực ra "dải lụa" ấy nặng tới 17 nghìn tấn.

(Thúy Lan, Cầu Long Biên - chứng nhân lịch sử, theo Ngữ văn 6, tập một, Nguyễn Khắc Phi (TCB). sdd)

Đánh dấu từ có ý nghĩa đặc biệt.

3. Truyện "Gió lạnh đầu mùa" kể về cuộc sống của những đứa trẻ nơi phố chợ nghèo trong suốt một ngày đầu đông.

Đánh dấu nhan đề của một văn bản trong một câu.

Câu 12 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Việc lựa chọn cấu trúc có tác dụng thể hiện ý nghĩa của câu nói, nếu thay đổi cấu trúc thì ý nghĩa có thể thay đổi theo.

- So sánh sự khác nhau trong việc thể hiện nghĩa của văn bản trong từng cặp câu:

a.1. Nghĩa là: người nói đang tiến lại gần hai chú bé đang đứng im.

a.2. Nghĩa là: hai chú bé đang tiến lại gần.

b.1. Nghĩa là: khi trở về bà đã không còn nữa.

b.2. Nghĩa là: không biết bà còn không khi cháu trở về.

c.1. Nghĩa là: đám tang được diễn ra một cách trang trọng, uy nghiêm.

c.2. Nghĩa là: đám tang được diễn ra một cách im lìm.

=> Các cặp câu trên, dù những từ ngữ vẫn giữ nguyên chỉ thay đổi thứ tự nhưng nghĩa của các câu cũng thay đổi hoàn toàn.

Câu 13 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Nội dung Đoạn văn Văn bản

(12)

Đặc điểm Có chủ đề thống nhất, có kết cấu hoàn chỉnh.

Có tính thống nhất về chủ đề. Liên kết câu chặt chẽ, các ý được kết cấu mạch lạc, trình tự. Văn bản có dấu hiệu mở đầu và kết thúc.

Chức năng

Mỗi đoạn trong văn bản có một vai trò chức năng riêng và được sắp xếp theo một trật tự nhất định: đoạn mở đầu văn bản, các đoạn thân bài của văn bản (các đoạn này triển khai chủ đề của văn bản thành các khía cạch khác nhau), đoạn kết thúc văn bản.

Có chức năng thông tin, chức năng quản lí, chức năng pháp lí, chức năng văn hóa xã hội,...

Câu 14 (trang 109 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ:

- Nét mặt biểu lộ thái độ, cảm xúc của con người - Nụ cười

- Ánh mắt phán ánh trạng thái cảm xúc của con người

- Các cử chỉ gồm các chuyển động của các bộ phận trên cơ thể - Tư thế.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.. Quê em là một thành phố ven

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé

Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay). 6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá

Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả