• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 9: Nuôi dưỡng tâm hồn Tri thức ngữ văn trang 59, 60 Tri thức đọc hiểu.

Trong các bài Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích và Điểm tựa tinh thần, các em đã được học về một số yếu tố của truyện. Hãy đọc lại một tri thức đọc hiểu của các bài đó để ôn lại khái niệm chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, nhân vật, chủ đề.

Điều ấy sẽ giúp các em học bài này tốt hơn.

Tri thức tiếng Việt.

Lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng của nó đối với việc thể hiện nghĩa của văn bản.

Lựa chọn cấu trúc câu: Câu tiếng Việt có cấu trúc tương đối ổn định. Tuy vậy, trong quá trình sử dụng, chúng ta có thể thay đổi cấu trúc câu để đáp ứng mục đích giao tiếp.

Cách lựa chọn cấu trúc câu và tác dụng:

- Thay đổi trật tự các thành phần câu nhằm nhấn mạnh đối tượng được nói đến.

Ví dụ, trong hai câu văn:

a) Cây ổi trong sân nhà cũ nó đã nhớ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

b) Nó đã nhớ về cây ổi trong sân nhà cũ bao năm mà chẳng có dịp nào để nói ra.

Cấu trúc câu a nhấn mạnh vào đối tượng cây ổi trong sân nhà cũ.

- Viết câu gồm nhiều vị ngữ giúp cho việc miêu tả đối tượng được cụ thể sinh động hơn.

Ví dụ: Câu “Ông nội bắc một chiếc ghế đẩu ra sân, rất gần cây ổi, ngồi đó nghe đài, đánh mắt nhìn theo trông chừng lũ trẻ, cười rất hiền lành.” có 4 vị ngữ.

Lẵng quả thông A. Soạn bài Lẵng quả thông ngắn gọn :

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 60 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Món quà đặc biệt mà em nhận được là chú mèo mướp con bé xíu, ông bà ngoại gửi lên, để em có thêm người bạn mới. Em rất yêu quý món quà này.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 61 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Khi Đa-ni đi nghe buổi hòa nhạc thì dàn giao hưởng đã chơi ca khúc mà nhà soạn nhạc viết tặng cô khi cô mười tám tuổi.

Câu 2 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(2)

Cảm nhận của Đa-ni khi lần đầu tiên đi nghe nhạc giao hưởng là là sự xốn xang và ùa về những giấc mộng. Điều đó cho thấy Đa-ni là một cô gái mơ mộng, có một tâm hồn dễ rung cảm với nghệ thuật.

Câu 3 (trang 62 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Đa-ni khóc khi biết đó là món quà nhạc sĩ viết tặng cô nhân dịp mười tám tuổi vì sự cảm động trước lời hứa của người soạn nhạc sau nhiều năm và giai điệu đó đang nói về cô của hiện tại cùng với sự biết ơn.

Câu 4 (trang 64 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các câu trong ngoặc kép là lời của Đa-ni nói với nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ríc và đó là lời trong suy nghĩ của cô, nhà soạn nhạc không có mặt ở đó.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những sự việc chính xảy ra với nhân vật Đa-ni trong đoạn trích là:

- Đa-ni đến nghe hòa nhạc cùng với cô Mac-đa và chú Nin-xơ.

- Cô bé mặc chiếc áo dài bằng nhung tơ màu đen vô cùng xinh đẹp.

- Buổi hòa nhạc bắt đầu. Lần đầu tiên nghe nhạc giao hưởng Đa-ni thấy giống như một giấc mộng.

- Người trên sân khấu nói đây là bản nhạc của E-đơ-va Gờ-ric viết tặng cô Đa-ni Pơ- đơ-xơn thì vô cùng xúc động và khóc.

- Cô đứng dậy chạy ra khỏi công viên và đến bờ biển.

Câu 2 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Một số chi tiết miêu tả:

- Ngoại hình của Đa-ni: khuôn mặt trắng xanh nghiêm nghị và hai bím tóc dài lấp lánh màu vàng.

- Hành động, cảm xúc của Đa-ni trong quá trình lắng nghe bản nhạc mà nhạc sĩ E-đơ- va Gờ-ric viết tặng cô: Đa-ni thở một hơi dài, ngực hơi đau, cúi xuống và áp mặt vào hai bàn tay, trong lòng ào ạt cơn bão, Đa-ni khóc không cần giấu ai nữa.

- Hành động, ý nghĩ, tâm trạng Đa-ni sau khi nghe bản nhạc: Đa-ni đứng dậy và bước nhanh ra khỏi công viên và nghĩ nếu bác ở đây cô sẽ ôm bác thật chặt, cô đi ra bở biển và cảm giác về cái đẹp của thế giới đã xâm chiếm cơ thể cô.

Câu 3 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Người kể chuyện đã thể hiện tình cảm yêu mến của mình với nhân vật Đa-ni khi cho người đọc thấy cô là người có tâm hồn trong sáng.

- Một số chi tiết :

(3)

+ Khi nghe thấy bản nhạc cô bé nghĩ ngay đến quê hương của mình, khu rừng của cô, những ngọn núi, những tiếng tù và, tiếng sóng biển ào ạt tiếng chim hót.

+ « Cháu là ánh lấp lánh của bình minh »

+ Đa-ni khóc, không giấu giếm những giọt lệ biết ơn.

Câu 4 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Câu chuyện viết về đề tài vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống và con người.

Câu 5 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Thông qua câu chuyện này, tác giả muốn nêu lên vẻ đẹp của cuộc sống, thiên nhiên và vẻ đẹp sâu thẳm tâm hồn cô bé 18 tuổi.

Câu 6 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Món quà mà nhạc sĩ E-đơ-va Gờ-ric tặng Đa-ni có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cô bé vì nó giúp cô bé thêm yêu cuộc sống này hơn vì lòng người, vì thiên nhiên và cảm nhận cuộc sống này vô cùng tươi đẹp như bản nhạc ông viết tặng cho cô bé.

Câu 7 (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Từ câu chuyện về món quà mà Đa-ni nhận được, em có suy nghĩ rằng vẻ đẹp của món quà không nằm ở giá trị vật chất mà nằm ở cách mà người ta tặng cho nó và cách người nhận đón chào món quà đó. Bởi vậy mỗi chúng ta cần ứng xử sao cho hợp lí khi trao tặng và khi nhận quà.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lẵng quả thông:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Konstantin Georgiyevich Paustovsky sinh ngày 31 tháng 5 năm 1892, tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga. Ông mất ngày 14 tháng 7 năm 1968.

- Là một nhà văn Nga nổi tiếng với thể loại truyện ngắn.

2. Sự nghiệp văn học

- Những truyện ngắn đầu tiên của Paustovsky là Na vode (Trên mặt nước) và Chetvero (Bộ tứ).

- Năm 1925, cuốn Morskiye Nabroski (Phác thảo biển)

- Tiểu thuyết lãng mạn Blistaiushie Oblaka (Những đám mây tỏa sáng) (1929).

- Truyện vừa Kara-Bugaz (1932) và Kolkhida (1934)…

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

Trích từ tác phẩm Bình minh mưa, NXB Văn học, 2017.

2. Bố cục: 3 đoạn

(4)

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "lên tóc của chồng"): Sự chuẩn bị của Dagny khi đi xem buổi hòa nhạc.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "cái tuyệt mỹ ấy"): Buổi hòa nhạc và sự xúc động của Dagny.

- Đoạn 3 (Còn lại): Cảm xúc hạnh phúc và biết ơn của Dany.

3. Thể loại: truyện ngắn.

4. Tóm tắt:

Khi mẹ Bum mang bầu Bum, ông nội đã trồng một cây ổi để đứa nhỏ ra đời sẽ có chỗ leo trèo như ba nó ngày xưa. Mẹ Bum từng muốn chặt cây ổi đi vì nghĩ là cây ổi điếc. Sau này, khi gia đình Bum chuyển đi, Bum rất nhớ cây ổi, nhớ ông nội và lũ bạn cũ của mình. Cậu bé đã viết những điều ấy vào bài văn trên lớp. Khi cô giáo gọi điện về nói với mẹ Bum, bố mẹ đã lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà.

Bố mẹ còn mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi và cùng Bum leo trèo, hái ổi chia nhau. Bum nhớ về tiếng của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của người ông đã mất, nó bỗng cười toe toét trong hạnh phúc…

5. Giá trị nội dung

Truyện ngắn tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của cô gái, qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của Dagny đối với cuộc sống.

6. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.

Con muốn làm một cái cây A. Soạn bài Con muốn làm một cái cây ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 65 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(5)

Em có kỉ vật đó là chiếc võng bà hay nằm. Mặc dù bà đã mất nhưng mỗi lần nằm lên chiếc võng đó em cảm nhận như bà đang ở bên cạnh mình.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 66 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Ông nội nghĩ đến việc trồng cây ổi cho Bum từ khi chưa chào đời.

- Điều này thể hiện ông rất yêu thương và mong ngóng sự ra đời của Bum đến với cuộc sống này.

Câu 2 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em đã từng mơ ước có một đôi giày trượt ba-tin Câu 3 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Theo em hành động đó của bố mẹ Bum chứng tỏ tỏ hai người rất yêu thương, quan tâm và mong muốn Bum được hạnh phúc.

Câu 4 (trang 67 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Sở dĩ Bum có thái độ vậy vì cậu bé thật sự đang rất hạnh phúc, Bum cảm thấy mình được mọi người quan tâm và yêu thương. Chi tiết này cũng thể hiện Bum là cậu bé rất giàu cảm xúc.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Câu chuyện viết về đề tài tình yêu thương, quan tâm và chia sẻ giữa mọi người.

Câu 2 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các chi tiết nhà văn miêu tả ông nội và Bum là:

- Bum và các bạn hái và chia nhau những trái chín thơm lừng.

- Còn ông nội bắc một chiếc ghế ra đầu sân, ngồi đó nghe đài, đưa mắt nhìn theo lũ trẻ và cười rất hiền lành.

=> Qua đó, em thấy ông nội là một người hiền từ, phúc hậu và rất thương trẻ con.

Câu 3 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Theo em, Bum là một cậu bé vô cùng hạnh phúc vì có một gia đình tuyệt vời. Người ông rất yêu thương và quan tâm đến cậu, cùng với đó là cha mẹ Bum sẵn sàng thực hiện mơ ước của Bum thành hiện thực mặc dù những điều đó vô cùng nhỏ bé.

Câu 4 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(6)

Hình ảnh cây ổi xuất hiện từ đầu đến cuối như một minh chứng cho tình yêu thương của mọi người trong gia đình dành cho Bum.

Câu 5 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Qua câu chuyện, tác giả muốn nói rằng hạnh phúc nằm trong những điều nhỏ nhặt trong cuộc sống của chúng ta. Nằm ở tình yêu thương và sự quan tâm của mọi người dành cho nhau. Bởi vậy chúng ta không cần tìm hạnh phúc ở đâu xa cả, nó nằm ngay đây, trong ngôi nhà nhỏ của mình.

Câu 6 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Giống nhau: Nhân vật Đa-ni và nhân vật Bum là những đứa trẻ với tâm hồn trong sáng, tươi đẹp, suy nghĩ của hai nhân vật có nét tương đồng với nhau.

- Khác nhau: nhân vật Bum có mơ ước và dám nói ra mơ ước của mình. Còn nhân vật Đa-ni là cô bé có chiều sâu nội tâm nhưng không thể hiện ra bên ngoài.

Câu 7 (trang 68 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em đã từng đem lại niềm vui cho bố mẹ đó là giữ vị trí thứ 5 ở lớp, em biết nghe lời ông bà, phụ bố mẹ trông em.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Con muốn làm một cái cây:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Nhà văn Võ Thu Hương sinh năm 1983, quê ở huyện Đô Lương tỉnh Nghệ An.

- Chị tốt nghiệp Khoa Ngữ văn - Báo chí Trường Đại học KHXH&NV TP.HCM.

- Nhà văn Võ Thu Hương là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hội viên Hội Nhà văn TP.HCM.

(7)

2. Sự nghiệp văn học Các tác phẩm chính:

– Cảm ơn một khúc bình yên (tạp văn, Chibooks – NXB Văn hóa Văn nghệ) – Qua một khúc sông (tập truyện ngắn, Alphabook – NXB Hội Nhà văn)

– Bạn đã bao giờ hôn bố mẹ chưa? (tạp văn, Alphabook – NXB Lao động Xã hội) – Đó là tình yêu (tập truyện ngắn, NXB Trẻ)

– Đi qua ngày bão (truyện dài, NXB Kim Đồng) II. Tác phẩm

1. Xuất xứ

- Văn bản trích trong “Góc nhỏ yêu thương”, NXB Kim Đồng, 2018.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: (Từ đầu đến “cười rất hiền lành”): Kỉ niệm về ông nội và cây ổi ông trồng cho Bum.

- Phần 2: (Còn lại): Bố mẹ đã trồng cây ổi sau khi biết nguyện vọng của Bum.

3. Thể loại: truyện ngắn 4. Tóm tắt:

Khi mẹ Bum mang bầu Bum, ông nội đã trồng một cây ổi để đứa nhỏ ra đời sẽ có chỗ leo trèo như ba nó ngày xưa. Mẹ Bum từng muốn chặt cây ổi đi vì nghĩ là cây ổi điếc. Sau này, khi gia đình Bum chuyển đi, Bum rất nhớ cây ổi, nhớ ông nội và lũ bạn cũ của mình. Cậu bé đã viết những điều ấy vào bài văn trên lớp. Khi cô giáo gọi điện về nói với mẹ Bum, bố mẹ đã lập tức bàn nhau trồng một cây ổi trong sân nhà.

Bố mẹ còn mời những người bạn thân ngày xưa đến chơi và cùng Bum leo trèo, hái

(8)

ổi chia nhau. Bum nhớ về tiếng của lũ bạn và nụ cười hiền hậu của người ông đã mất, nó bỗng cười toe toét trong hạnh phúc…

5. Giá trị nội dung

Thông qua việc trồng cây ổi, truyện đã thể hiện tình yêu của người lớn dành cho Bum và những khoảnh khắc hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng.

6. Giá trị nghệ thuật

- Cách kể chuyện nhẹ nhàng, lắng đọng, nhiều dư âm.

- Hình ảnh gần gũi, quen thuộc.

Và tôi nhớ khói A. Soạn bài Và tôi nhớ khói ngắn gọn :

Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Hình ảnh ngọn khói được tác giả cảm nhận bằng khứu giác và thị giác.

- Cách cảm nhận đó cho thấy tác giả là người yêu quê hương mãnh liệt, da diết. Cảm nhận vẻ đẹo quê hương từ những điều giản dị bình thường, đơn sơ nhất.

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Chắc hẳn nhân vật tôi phải là người rất sâu sắc, bay bổng và có những cảm nhận vô cùng tinh tế mới có thể miêu tả những ngọn khói chân thực và sinh động đến vậy.

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Kỉ niệm trong quá khứ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nuôi dưỡng tâm hồn của chúng ta trong hiện tại. Nó chính là một phần tâm hồn của chúng ta, nó theo chúng ta lớn lên rồi đi xa, để khi nhớ về nó thì mới nhận ra rằng đó chính là cuộc đời của chúng ta, là cái nôi của tâm hồn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Và tôi nhớ khói:

(9)

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Đỗ Bích Thúy sinh năm 1975 tại Tỉnh Hà Giang.

- Bà sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hà Nội.

2. Sự nghiệp

- Bà có nhiều tác phẩm nổi tiếng như “Tôi đã trở về trên núi cao”, “Ngải đắng trên núi”, “Mùa cá nổi”, “Sau những mùa trăng”,…

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

Trích trong Tôi đã trở về trên núi cao, bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Hội nhà văn, 2018.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “lại đâu vào đấy” (Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em).

- Đoạn 2: Còn lại (Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em).

3. Tóm tắt:

Nhân vật tôi nhớ về ngọn khói quê nhà với nhiều kỉ niệm đẹp. Ngọn khói che phủ toàn bộ làng như trùm lên một tấm vải đen. Tôi nhớ tới ngọn khói với bữa cơm ấm cúng bên bếp lửa. Nhờ ngọn khói ấy cũng mời gọi đám trẻ chăn trâu mải chơi trở về nhà ăn cơm. Từ ngày này qua ngày khác, từ gộc củi này qua gộc củi khác, không lúc nào bếp nguội. Bếp chỉ nguội khi người bỏ cuộc đời mà đi… Và đi xa, mỗi chiều tối, trong cái giá lạnh của mùa đông, tôi lại nhớ tới góc bếp, nhớ tới ngọn lửa đỏ, nhớ ngọn khói và cái mái lá cũ.

(10)

4. Giá trị nội dung

Văn bản tái hiện lại những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy ắp kỉ niệm của cuộc sống nơi miền núi với hương khói quen thuộc, từ đó làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người nơi tác giả.

5. Giá trị nghệ thuật

- Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - làn khói nơi quê nhà.

Thực hành tiếng Việt trang 71 Câu 1 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Nếu câu văn “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” được viết lại thành “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” thì ý nghĩa của câu sẽ thay đổi.

- Cách viết “Cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả, phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông” không nhấn mạnh được công sức và sự chờ đợi, tình yêu thương, chăm bẵm của ông dành cho cây ổi mà nhấn mạnh việc cây ổi rụng hoa, không để lại kết quả.

- Cách viết “Phụ công sức chăm bẵm, chờ mong của ông, cây ổi cứ ra hoa rồi rụng, quyết không bói quả” nhấn mạnh sự chú ý của người độc tới công sức của người ông.

Câu 2 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(11)

a. Câu văn sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: "Nhưng rồi có thể vì mẹ cứ càm ràm khiến cây rác tai quá, ngày kia, những chùm quả bé xí xi như nút áo bỗng xuất hiện trên cây."

b. Tác dụng của việc sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ là: nhấn mạnh ý muốn nói của người viết trong câu và làm sinh động câu viết hơn, mở rộng nội dung kể hoặc tả về một đối tượng, sự vật nào đó.

Câu 3 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu ấy, tôi sẽ không bao giờ quên.

Câu 4 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Ví dụ: Mùa hè bắt đầu gõ cửa, hàng thông xanh reo vui, đu đưa theo làn gió nhè nhẹ của buổi đầu hè vừa được thổi vào từ biển cả bao la.

Chú thích: phần in đậm là phần mở rộng nội dung tả về một đối tượng Câu 5 (trang 71 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

a. Từ ngữ nhân hóa: khói vui, ngọn lửa nhảy nhót reo vui.

b. Tác dụng:

- Làm cho câu văn hấp dẫn, giàu giá trị gợi hình, gợi cảm.

- Nhấn mạnh các hình tượng khói, ngọn lửa, giúp các sự vật hiện lên sinh động, có hơi thở, linh hồn như một con người.

Viết ngắn

Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) kể lại một kỉ niệm của em với một người thân trong gia đình. Đoạn văn có sử dụng ít nhất một câu có nhiều vị ngữ và một câu có sử dụng biện pháp nhân hoá.

Bài làm tham khảo

Hè đến, tôi được ra nhà bác ở biển Diêm Điền chơi. Đó là kỉ niệm không bao giờ tôi có thể quên. Nhà bác nằm cạnh biển, ồn ã, tươi vui. Tôi đã vô cùng sung sướng khi đứng trước không gian bao la. Sóng biển vỗ vào bờ. Những sóng nước xô nhau chạy nhảy vui mắt. Ông mặt trời sau ngọn núi xa xa đang vươn mình thức giấc. Tôi cùng gia đình bác ngắm bình minh, ngắm từng đoàn thuyền nô nức trở về sau một buổi đêm ra khơi. Nước biển trong xanh. Cát vàng thơm mùi sớm mai, mùi của hương nồng nàn và mang theo hơi mằn mặn của biển cả. Những cành dừa dọc bờ biển đu mình trong gió. Cây nào cây nấy ngả nghiêng như người thiếu nữ duyên dáng. Tiếng cười nói vang lên rộn rã. Không gian biển xanh bao la làm lòng tôi thấy thư thái, rộng mở hơn bao giờ hết. Tôi yêu, tôi sẽ nhớ mãi về tháng ngày vô tư, vô lo và vui vẻ hòa mình cùng mênh mang sóng nước.

Chú thích:

- Nhân hóa: in đậm

(12)

- Câu có nhiều vị ngữ: gạch chân.

Cô bé bán diêm A. Soạn bài Cô bé bán diêm ngắn gọn :

Câu 1 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Các yếu tố của truyện

Cô bé bán diêm

Đề tài - Cuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.

Nhân vật - Cô bé bán diêm và các nhân vật trong tưởng tượng của cô bé.

Sự việc

- Do mẹ và bà đã mất nên cô bé sống với bố. - Nhà em rất nghèo phải sống chui rúc một xó tối trên gác sát mái nhà.

- Cô bé đi bán diêm để kiếm sống qua ngày ngay cả trong đêm giao thừa.

- Và sáng ngày hôm sau, người ta thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mirm cười chết vì giá rét trong đêm giao thừa.

Chi tiết tiêu biểu

1. Lần quẹt diêm đầu tiên: em mộng tưởng ra ngôi nhà có lò sưởi.

2. Làn quẹt diêm thứ 2: em mộng tưởng ra cưn phòng có bàn ăn, có ngỗng quay.

3. Lần quẹt diêm thứ 3: em mộng tưởng thấy cây thông nô-en và nến sáng lung linh.

4. Lần quẹt diêm thứ 4: em mộng tưởng em thấy bà nội mỉm cười với em.

5. Lần quẹt diêm thứ 5: em quẹt hế những quê diêm còn lại vì em muốn níu giữ bà ở lại, bà cầm tay em và hai bà cháu vụt bay.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bản

- Thể hiện sự thương xót, cảm thông cho số phận của đứa trẻ nghèo và những ước mơ tươi sáng mà bình dị.

Chủ đề - Tình yêu thương trước những số phận bất hạnh, khát vọng sống tốt đẹp và ước mơ tươi sáng.

Câu 2 (trang 75 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Khi đọc truyện ngắn em cần phải:

- Đọc kĩ, đọc cẩn thận để tìm được những ý chính tóm tắt lại nội dung truyện.

- Xác định để tài chủ đề của cậu chuyện.

- Hiểu được ý nghĩa và thông điệp mà câu chuyện muốn gửi gắm

(13)

- Xác định những nghệ thuật đặc sắc trong truyện

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Cô bé bán diêm:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- An-đéc-xen (1805 – 1875) là nhà văn Đan Mạch.

- Ông sớm mồ côi cha và phải tự bươn chải kiếm sống. Tuổi thơ ông sớm phải làm nhiều nghề như dệt vải, thợ may, công nhân sau đó làm diễn viên và sau này chuyển sang viết văn. Có lẽ những gì mà ông trải qua trong thời niên thiếu đã trở thành nguồn cảm hứng cho những sáng tác sau này của ông.

- Đời sống tình duyên gặp nhiều trắc trở và đau khổ khi không được đáp trả tình cảm.

Nhiều ý kiến cho rằng ông là người đồng tính luyến ái.

2. Sự nghiệp văn học

- Ông là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch thế kỉ XIX, là danh nhân văn hóa thế giới.

- Nổi tiếng với loại truyện kể cho trẻ em.

- Nhiều truyện ông biên soạn lại từ truyện cổ tích, nhưng cũng có những truyện do ông hoàn toàn sáng tạo ra.

a. Tác phẩm chính: Cô bé bán diêm, Bầy chim thiên nga, Nàng tiên cá, Bộ quần áo mới của hoàng đế, Nàng công chúa và hạt đậu…

b. Phong cách sáng tác

- Truyện của ông nhẹ nhàng, toát lên lòng yêu thương con người, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, thể hiện niềm tin vào sự thắng lợi cuối cùng của cái tốt đẹp trên thế gian.

II. Tác phẩm

(14)

1. Xuất xứ

- Đoạn trích Cô bé bán diêm trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm – một trong những truyện ngắn hay, nổi tiếng giàu giá trị nhân văn.

2. Bố cục: 3 phần

- Phần 1 (từ đầu… “cứng đờ ra”): Hoàn cảnh đáng thương của cô bé bán diêm.

- Phần 2 (tiếp… “chầu Thượng đế”): Những lần quẹt diêm những mơ ước giản dị hiện ra.

- Phần 3 (còn lại) Cái chết của cô bé bán diêm và thái độ của mọi người.

3. Tóm tắt

Truyện kể về một cô bé bán diêm trong đêm giao thừa. Cô bé có một hoàn cảnh khó khăn mẹ và bà đều đã mất em phải sống với một người bố độc ác trong một căn nhà tồi tàn. Vào đêm giao thừa em đi bán diêm với một bộ quần áo mỏng manh rách rưới và cái bụng không có gì ăn. Nhưng em không dám về nhà vì sợ rằng về nhà bố sẽ đánh khi chưa bán được bao diêm nào cả. Em rét quá không thể tiếp tục đi được nữa nên đã ngồi vào một xó nhỏ giữa hai bức tường. Em quẹt diêm để sưởi ấm. Và khi những que diêm được quẹt lên bao mộng tưởng trong đầu em xuất hiện. Đến khi em quẹt que diêm thứ tư thì người bà hiền từ hiện lên. Em cầu khẩn bà hãy cho em được đi cùng bà. Cuối cùng thì hai bà cháu đã cùng cầm tay nhau bay lên thiên đường nơi mẹ đang ở đó chờ.

4. Giá trị nội dung

- Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh.

5. Giá trị nghệ thuật

- Trí tưởng tượng bay bổng.

- Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng.

- Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Kể lại một trải nghiệm của bản thân trang 75

(15)

A. Soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Trải nghiệm về một chuyến đi.

Hãy nhớ lại đặc điểm bài văn kể lại một trải nghiệm của bản thân và trả lời những câu hỏi dưới đây:

1. Ngôi kể trong bài viết trên là ngôi thứ mấy?

Ngôi kể được sử dụng trong bài viết là ngôi kể thứ nhất.

2. Người viết chia sẻ trải nghiệm gì? Nêu những sự việc chính và chỉ ra trình tự của những sự việc ấy.

Người viết chia sẻ trải nghiệm đi du lịch tại bản Cát Cát cùng gia đình. Những sự việc chính và trình tự của sự việc là:

- Buổi sáng hôm ấy, cả nhà cùng di chuyển từ trung tâm thị trấn Sa Pa đến bản Cát Cát.

- Gia đình có một ngày vui chơi và khám phá bản Cát Cát.

- Chiều lạnh, cả nhà cùng quay trở về.

3. Người viết đã thể hiện cảm xúc bằng những câu văn, chi tiết nào? Từ đó cho biết, chúng ta có thể dùng những cách nào để thê hiện cảm xúc đối với sự việc được kể?

Người viết đã thể hiện cảm xúc qua những câu văn như "Mọi thứ thật lạ lẫm, thú vị.",

"Thật là một bản nhạc êm dịu của thiên nhiên.", "Lòng tôi đầy nuối tiếc.".

Từ đó, chúng ta có thể thể hiện cảm xúc đối với sự việc được kể qua những lời cảm thán, hay những lời khen, chê hay lời đầy tiếc nuối.

4. Những trải nghiệm đó có ý nghĩa như thế nào đối với tâm hồn của người viết?

Những trải nghiệm đó có ý nghãi vô cùng to lớn đối với tâm hồn người viết, giúp nguời viết có tâm hồn tươi đẹp hơn, yêu thiên nhiên, con người và đất nước mình hơn.

5. Em học được điều gì từ cách kể về một trải nghiệm của bản thân?

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.

Đề bài: Viết một bài văn (khoảng 400 chữ) kể lại một trải nghiệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

Hướng dẫn quy trình viết

Để xác định đúng yêu cầu đề bài, em có thể hồi tưởng lại những hoạt động, kỷ niệm giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn. Ví dụ:

- Một chuyến đi đáng nhớ đến vùng đất mới.

- Một buổi biểu diễn nghệ thuật mà em tham dự.

- Một buổi tham quan, triển lãm nghệ thuật mà em ấn tượng.

- Một hoạt động thiện nguyện, cộng đồng em tham gia.

Bài làm tham khảo

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp.

Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.

(16)

Quê em là một thành phố ven biển. Gia đình em chuyển ra Hà Nội sống từ khi em còn chưa ra đời. Đây là lần thứ hai em được về thăm quê. Đúng năm giờ sáng, xe xuất phát từ Hà Nội. Ngồi trên xe, em háo hức ngắm nhìn khung cảnh xung quanh.

Những con đường cao tốc mới được xây dựng rất đẹp đẽ. Khoảng đến gần trưa thì xe đã đến nơi. Em cảm thấy vô cùng thích thú vì sau một hành trình dài cuối cùng cũng đến Sầm Sơn. Gia đình em ở lại nhà ông bà nội, cất dọn đồ đạc rồi nghỉ ngơi. Em còn được thưởng thức những món ăn đặc sản của quê do chính tay bà nội nấu.

Buổi chiều, mọi người trong gia đình hẹn nhau ra biển tắm. Thật kì diệu! Em đang đứng trước một bài biển rộng mênh mông. Bầu trời cao, trong xanh không một gợn mây. Ông mặt trời tỏa ánh nắng chói chang xuống khắp nơi. Bãi cát vàng trong nắng càng trở nên lấp lánh, trông tuyệt đẹp. Nước biển xanh và trong. Đứng gần biển em có thể nhìn thấy từng đợt sóng đánh vào bờ. Nhìn ra xa phía chân trời, bầu trời và biển như hòa vào làm một. Gió biển lồng lộng, cùng với tiếng sóng vỗ nghe thật vui tai. Bên cạnh bãi biển, núi Trường Lệ - một địa danh khá nổi tiếng ở đây, đứng sừng sững chạy dài theo mép nước. Phía nam dãy Trường Lệ còn có bãi tắm Tiên Ẩn, một thung lũng nhỏ với cảnh quan gần như nguyên sơ. Cuối bãi là đền Độc Cước cổ kính uy nghi, tọa lạc trên một hòn núi đá. Tất cả đều tuyệt đẹp như những bức ảnh mà em đã được xem trên mạng khi tìm hiểu về Sầm Sơn.

Biển lúc này thật đông người. Tiếng nói cười rộn vang khắp cả không gian.

Người lớn thích thú bơi lội dưới nước. Trẻ em thì nghịch cát, xây thành những tòa lâu đài tuyệt đẹp. Em cùng các bạn nhỏ mỗi người một chiếc phao. Sau khi trang bị đâu vào đây, cả nhóm quyết định xuống tắm biển. Nước biển mát lạnh khiến em cảm thấy vô cùng dễ chịu. Sau khi tắm biển, mọi người cùng nhau đi ăn đồ hải sản nướng. Các món ăn đều rất ngon và mang đậm hương vị của biển.

Sau chuyến đi này, em mới thấy quê hương của mình thật đẹp biết bao. Tuy hơi ngắn nhưng em lại cảm thấy rất vui vì đây là lần đầu tiên được đến biển. Em tự nhủ bản thân sẽ cố gắng học tập thật tốt, để may này trở về xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Sau khi viết xong, em dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa bài viết.

Các phần

của bài viết Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa

đạt

Mở bài

- Dùng ngôi thứ nhất để kể.

- Giới thiệu sơ lược về trải nghiệm.

- Dẫn dắt chuyển, gợi sự tò mò, hấp dẫn của người đọc.

Thân bài - Trình bày hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

(17)

- Trình bày các sự việc theo trình tự hợp lý, rõ ràng.

- Miêu tả chi tiết các sự việc.

- Thể hiện cảm xúc của người tiếp đối với sự việc được kể.

Kết bài Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

Khi chỉnh sửa bài văn, em lưu ý nêu cụ thể cảm xúc của mình bằng cách trả lời câu hỏi: Tôi đã cảm nhận như thế nào về những sự việc được kể?

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Dùng ngôi thứ nhất để chia sẻ trải nghiệm của bản thân.

- Sắp xếp các sự việc theo trình tự hợp lý.

- Kết hợp kể, tả và thể hiện cảm xúc của người kể đối với sự việc.

- Nêu ý nghĩa của trải nghiệm đối với bản thân.

- Bài viết đảm bảo bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu được trải nghiệm.

+ Thân bài: Trình bày diễn biến của sự việc và cảm xúc của bản thân đối với trải nghiệm.

+ Kết bài: Nêu được ý nghĩa của trải nghiệm đối với người viết.

Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ đối với bản thân A. Soạn bài Kể lại một trải nghiệm đáng nhớ của bản thân ngắn gọn:

Hãy dựa vào những hướng dẫn về quy trình nói và nghe đã học trong bài Những trải nghiệm trong đời để hoàn thành bài nói.

Bài làm tham khảo

Xin chào các bạn, hôm nay tôi sẽ kể lại cho các bạn nghe kỉ niệm đáng nhớ của tôi vào dịp Tết Nguyên Đán vừa rồi. Tết đến, xuân về - đây là thời điểm mà mọi người háo hức bắt đầu chuẩn bị đi mua sắm Tết. Những khu chợ trở nên đông vui nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Đặc biệt nhất là khu chợ hoa Tết thu hút nhiều người đến mua. Năm nay, tôi đã có một trải nghiệm thú vị, đó là đi chợ hoa Tết cùng bố.

Từ hai lăm đến ba mươi Tết, khi ra đường là đã thấy các cửa hàng bán hoa.

Những người người đến xem đông như trẩy hội. Nào là hoa cúc, hoa mai, đào, cẩm chướng, lay ơn, thược dược… Muôn loài hoa đang khoe sắc để chào đón một năm mới sang. Khoảng chín giờ sáng hai mươi sáu Tết, bố nói với mẹ sẽ ra chợ để sắm hoa Tết. Tôi thuyết phục bố cho đi cùng. Sau mười lăm phút đưa ra đủ lý do, bố cũng đồng ý. Hai bố con đi khoảng mười lăm phút là tới nơi. Chợ hoa ngày cuối năm nhộn

(18)

nhịp và náo nhiệt không kém chợ tết là mấy. Chợ hoa Tết cũng đông vui không kém những khu chợ khác. Người mua, kẻ bán cười nói rôm rả, xôn xao khắp cả chợ.

Những chiếc xe chở phía sau những chậu quất, cành đào ra vào tấp nập. Gương mặt của mọi người đều tươi rói, hớn hở vì một mùa xuân mới lại sắp về. Bên cạnh những gian hàng bán đào và quất là các gian bán hoa tươi. Các loại hoa được bày bán rất đa dạng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa vi-ô-let, hoa lan, hoa dơn, hoa thược dược… Tất cả tạo nên một bức tranh nhiều màu sắc cho chợ hoa. Đắt Những quầy bán hoa thu hút rất đông người mua. Bởi có lẽ mọi người đều muốn chọn cho mình những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để về đặt lên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết.

Người bán hồ hởi mời chào khách mua hoa, người mua vừa chiêm ngưỡng những đóa hoa đẹp nhất vừa đắn đo lựa chọn những bó hoa đủ mọi sắc màu. Người ta đi chợ hoa như đi trẩy hội để dành cho mình những sắc hương đẹp nhất mang về trang hoàng và mang không khí tết về với gia đình. Đông đúc nhất phải là những khu bán đào, mai và quất. Bởi đây là những loại cây đặc trưng của ngày tết, nên mọi người đều muốn mua một chậu đào, mai hoặc quất về chơi Tết. Những chậu cây được tạo với nhiều hình dáng độc đáo. Những nụ hoa đào, hoa mai đã bắt đầu bung nở trong những cơn mưa xuân.

Hai bố con đi dạo một vòng quanh khu chợ. Thỉnh thoảng, bố dừng lại trước một khu bán đào hay bán quất để ngắm. Cuối cùng, bố em cũng chọn được một chậu đào rất đẹp. Khi bố mang chậu hoa về, em cảm thấy rất thích nó. Chợ hoa Tết chính là một nét đẹp của dịp Tết cổ truyền dân tộc. Trải nghiệm được đi chợ hoa vào những ngày giáp Tết khiến em không chỉ cảm nhận được không khí Tết đang về. Mà còn cảm thấy tự hào hơn về một nét đẹp cần giữ gìn của dân tộc.

Đã bao đời nay, Tết trở thành một lễ hội nằm trong niềm mong đợi và không thể thiếu của con người Việt Nam. Và những khu chợ hoa cũng đã trở thành một nét đặc trưng không thể thiếu của những ngày tết.Đó là kỉ niệm đáng nhớ của tôi, còn bạn bạn có những kỉ niệm nào đáng nhớ hãy chia sẻ cùng với tôi nhé.

Trong vai trò người nói và người nghe, em hãy sử dụng bảng kiểm dưới đây để đánh giá bài nói của bạn, đồng thời tự đánh giá bài nói của mình.

Nội dung kiểm tra Đạt/

Chưa đạt

Câu chuyện có đủ 3 phần: Giới thiệu, nội dung và kết thúc.

Câu chuyện kể về trải nghiệm của người nói.

Câu chuyện được giới thiệu rõ ràng về các nhân vật, không gian

và thời gian xảy ra

(19)

Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất.

Các sự việc được kể theo trình tự hợp lý.

Kết hợp kể với miêu tả và biểu cảm.

Trình bày suy nghĩ, bài học rút ra từ câu chuyện.

Giọng kể to, rõ, mạch lạc, thể hiện cảm xúc phù hợp với nội dung

câu chuyện.

Người nói tự tin, nhìn vào người nghe khi kể, nét mặt, cử chỉ hợp

lý.

Sử dụng hình ảnh, âm nhạc, đoạn ,đồ vật,... khi kể.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kể lại một trải nghiệm của bản thân:

a) Định nghĩa: Kể lại một trải nghiệm là trình bày bằng lời nói về một trải nghiệm của bản thân, có thể là sự việc hoặc hoạt động,… mà người kể đã trực tiếp trải qua và có được những kinh nghiệm hoặc bài học nào đó.

b) Lưu ý: Để kể lại một trải nghiệm, các em cần:

- Chuẩn bị: Xây dựng dàn ý cho bài kể về một trải nghiệm.

- Thực hiện hoạt động kể.

- Chú ý nội dung và cách thức kể; những lỗi thường mắc khi kể bằng lời nói.

Ôn tập trang 79 Câu 1 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Văn bản Nội dung chính

Lẵng quả thông

- Ta thấy đc phong cách văn xuôi đậm chất thơ thấm vào từng câu từng chữ của nhà thơ.

- Chất thơ trong tác phẩm tỏa ra từ những vẻ đẹp của thiên nhiên, của con người nước Nga. - Chất thơ còn ánh lên từ tình huống truyện, từ giọng điệu trần thuật, từ ngôn ngữ,…

Con muốn làm một cái cây

- Câu chuyện nhắc tới tình yêu thương, sự chia sẻ từ những người xung quanh, từ những điều bé nhỏ gần gũi xung quanh chúng ta.

Và tôi nhớ khói

- Tình cảm quê hương là điều không thể quên trong mỗi kí ức con người. những kỉ niện trong quá khứ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ta trong hiện tại.

(20)

Câu 2 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

( HS Có thể tham khảo cách làm sau)

Ngày tháng Điều em làm Cảm xúc của em 2-4-1021 Em đã giúp mẹ nấu

cơm tối

Em cảm thấy mình đã lớn khôn và biết quan tâm tới mẹ và gia đình

4-4-2021 Em đã đèo bạn Lan bị đau chân về nhà

Em thấy mình thật tốt bụng khi biết chia sẻ, giúp đỡ bạn bè

Câu 3 (trang 79 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Câu hỏi lớn Câu trả lời của em

Việc nuôi dưỡng một đời sống tâm hồn phong phú có ý nghĩa đối với chúng ta:

- Giúp chúng ta yêu cuộc sống, có cái nhìn khách quan hơn về cuộc sống.

- Giúp chúng ta tươi sáng, trẻ trung, năng động hơn.

- Giúp chúng ta nhận ra giá trị của những thứ xung quanh chúng ta.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tác dụng: Điệp từ này có tác dụng tạo nhịp điệu cho văn bản, làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm và đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách: Có quốc hiệu và tiêu ngữ;

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn:

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác. + Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì. Bước 2:

Văn bản đã gợi cho em về một đất nước Việt Nam với rất nhiều cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, giàu sức sống và những con người chịu khó trong lao động, anh hùng,