• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 6: Điểm tựa tinh thần | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
26
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 6: Điểm tựa tinh thần Tri thức ngữ văn trang 5, 6, 7 Tri thức đọc hiểu

Truyện và những vấn đề về truyện

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật,...

Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc, góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng, câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật.

Tri thức Tiếng việt Dấu ngoặc kép

- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.

- Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thủ” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Văn bản và đoạn văn: đặc điểm và chức năng

- Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, thường là tập hợp của các câu, đoạn, hoàn chỉnh về nội dung và hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và nhằm đạt một mục tiêu giao tiếp nhất định.

Ví dụ: văn bản Sự tích Hồ Gươm.

- Đoạn văn là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản, thường do nhiều cấu tạo thành và có những đặc điểm sau:

- Biểu đạt một nội dung tương đối trọn vẹn. - Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn,

(2)

- Có thể có cầu chủ đề hoặc không có câu chủ đề. Câu chủ đề nêuỷ chính trong đoạn Câu chủ đề có thể đứng đầu hoặc cuối đoạn văn.

Ví dụ đoạn văn không có câu chủ đề:

“Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi gươm vào chuôi thì thấy vừa vặn như in. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện.”

Ví dụ đoạn văn có câu chủ đề (câu được in đậm):

“Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương mới chiếm được của giặc tiếp tế cho nghĩa quân. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi, cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.”

Gió lạnh đầu mùa A. Soạn bài Gió lạnh đầu mùa ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Dựa vào nhan đề, em đoán văn bản này viết về những cơn gió lạnh giá của mùa đông bắt đầu tràn về và đem lại bài học nào đó cho chúng ta.

Câu 2 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em đã từng làm một việc tốt nhưng bị hiểu lầm và chê trách. Trong một lần học về, có em bé đi lạc, em dẫn em bé đến đồn công an để tìm bố mẹ nhưng khi về lại bị mẹ hiểu lầm là la cà học xong không chịu về.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 8 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hình ảnh Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em suy nghĩ gì về cuộc sống của những đứa trẻ nghèo?

Trả lời:

- Hình ảnh của Cúc, Xuân, Tý, Túc gợi cho em nghĩ về hình ảnh cuộc sống nghèo khổ của những đứa trẻ đáng thương trong xã hội cũ và thời đại bây giờ cũng đầy rẫy những cảnh đời bất hạnh như thế.

- Chúng nghèo đói, đáng thương đến mức không có một manh áo lành lạnh khi đông về. Những cơn gió lạnh đầu mùa, chúng vẫn mặc bộ quần áo ngày thường được may vá nhiều chỗ, rét đến nỗi môi tím lại, da thịt thâm đi, răng thì đập vào nhau.

(3)

- Hình ảnh ấy phảng phất vào tâm trí người đọc những nỗi buồn, niềm thương xót với những đứa trẻ nghèo.

Câu 2 (trang 9 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện tính cách gì của hai chị em?

Trả lời:

Việc Sơn và chị quyết định cho Hiên cái áo thể hiện chị em Sơn là những đứa trẻ nhân hậu, tốt bụng, biết nghĩ cho người khác và biết giúp đỡ những cảnh đời khó khăn.

Câu 3 (trang 10 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Theo em, trong đoạn tiếp theo, chị em Sơn sẽ gặp chuyện gì?

Trả lời:

Theo em, đoạn tiếp theo hai chị em Sơn được mẹ khen vì có lòng tốt giúp đỡ người khác hoặc bị mẹ trách mắng vì tự ý lấy áo cho người khác.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Một số từ ngữ thể hiện những ý nghĩ, cảm xúc của nhân vật Sơn trong đoạn văn:

Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có nghề đi mò cua bắt ốc thì lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn chơi cùng với Hiên, đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, (...).

Câu 2 (trang 11 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Các sự việc trên liên quan chặt chẽ với nhau, sự việc này dẫn đến sự việc kia, tạo thành chuỗi liền mạch cho văn bản.

- Nếu không có sự kiện (c) thì sẽ không có sự kiện (đ) vì có hành động cho áo Hiên của hai chị em thì mẹ Hiên mới mang áo đến trả lại.

Câu 3 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Hành động tặng cho Hiên chiếc áo đã thể hiện tính cách nhân hậu, biết sẻ chia cảm thông, quan tâm đến những người có hoàn cảnh khó khắn hơn mình của hai chị em Sơn. Hành động đó thật đẹp đẽ và ý nghĩa

- Hành động đó đã giúp sưởi ấm tâm hồn của Hiên khi những ngày lạnh gió. Giúp em cảm thấy mình được yêu thương quan tâm và chia sẻ.

Câu 4 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(4)

- Mẹ không trách mắng hai anh em vì mẹ cũng là người biết quan tâm, yêu thương mọi người. Và mẹ thấy hạnh phúc khi hai đứa con của mình cũng có trái tim ấm áp như vậy.

- Hành động của hai chị em đã phần nào giúp cho mẹ Sơn hiểu được sự vất vả, túng thiếu của mẹ Hiên. Và mẹ Hiên cũng cảm thấy thật hạnh phúc và ấm áp khi vẫn có nhiều người quan tâm, yêu thương lo lắng cho cuộc sống của mình.

Câu 5 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(Học sinh trả lời dựa trên những cảm nhận của cá nhân mình) Đây có thể là hành động vừa đáng trách lại rất đang khen

- Đáng trách vì khi muốn cho, tặng ai đồ vật gì các em cũng cần phải hỏi ý kiến người lớn trong gia đình.

- Đáng khen vì đây là hành động tốt xuất phát từ trái tim nhân hậu, biết quan tâm yêu thương mọi người.

Câu 6 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Văn bản này viết về tình yêu thương của con người trong cuộc sống.

Câu 7 (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Chủ đề của truyện xoay quanh sự sẻ chia của những đứa trẻ và sự khác biệt giữa những đứa trẻ lớn lên trong gia đình giàu có và những đứa tre nghèo khổ tận cùng của xã hội.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Gió lạnh đầu mùa:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Thạch Lam (1910 – 1942) sinh ra và học tập tại Hà Nội nhưng thuở nhỏ sống ở phố huyện Cẩm Giàng - Hải Dương.

- Sau khi đỗ Tú tài, ông thôi học về làm báo với anh và gia nhập Tự lực văn đoàn.

- Là người thông minh, trầm tĩnh, điềm đạm, đôn hậu và rất tinh tế.

(5)

2. Sự nghiệp văn học a. Quan điểm sáng tác

Theo Thạch Lam văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực, nó tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Ông quan niệm: “Đối với tôi văn chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên, trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm trong sạch và phong phú hơn".

b. Tác phẩm chính

- Ông để lại các tác phẩm tiêu biểu như: “Gió đầu mùa” (1937), “Nắng trong vườn”(1938), “Sợi tóc” (1942), “Ngày mới” (1939), “Theo dòng” (1941), “Hà Nội ba sáu phố phường” (1943), ...

c. Phong cách nghệ thuật

- Sáng tác thường hướng vào cuộc sống cơ cực của những người dân thành thị nghèo và vẻ đẹp nên thơ của cuộc sống thường nhật.

- Cốt truyện đơn giản thuộc hoặc không có cốt truyện.

- Thạch Lam đi sâu vào thế giới nội tâm nhân vật.

- Có sự hòa quyện tuyệt vời giữa hai yếu tố hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

(6)

- Trích trong tập Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập ba, NXB giáo dục, Hà Nội, 2001.

2. Bố cục: 3 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến rơm rớm nước mắt): Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa.

+ Phần 2 (Tiếp đến ấm áp vui vui): Cảnh hai chị em Sơn cùng vui chơi và chia sẻ áo ấm cho Hiên.

+ Phần 3 (Còn lại): Sự lo lắng của Sơn và cảnh mẹ Hiên trả lại áo.

3. Tóm tắt

Một ngày đầu đông, hai chị em Lan và Sơn ra chợ chơi với lũ bạn. Mấy đứa trẻ nhà nghèo lại gần, giương mắt ngắm và trầm trồ quần áo mới của Sơn. Lũ bạn của Sơn ăn mặc rách ruới, da thịt thâm tím. Còn cái Hiên, đứa con gái bên hàng xóm bạn chơi với Lan và Duyên, nó chỉ mặc một manh áo rách tả tơi, đứng co ro bên cột quản. Khi nghe cái Hiên bịu xịu nói ‘hết áo rồi, chỉ còn cái áo này’, Sơn mới chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo. Sơn động lòng thương, lại gần chị Lan thì thầm. Rồi chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy cái áo bông em Duyên đem cho cái Hiên… Vú già biết chuyện. Hai chị em Sơn và Lan lo mẹ đánh đòn, mãi đến chập tối mới dắt tay nhau khép nép về nhà. Mẹ cái Hiên đem áo đến trả. Mẹ Sơn cho mẹ cái Hiên vay năm hào về may áo cho con. Bà nhẹ nhàng, âu yếm ôm hai con vào lòng mà bảo: ‘Hai con tôi quỷ quá, dám tự do lẩy áo đem cho người ta, không sợ mẹ mắng ư?’.

4. Thể loại: truyện ngắn.

5. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

(7)

6. Giá trị nội dung

Qua câu chuyện cho áo và cho vay tiền mua áo, Thạch Lam ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn.

7. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc.

Tuổi thơ tôi A. Soạn bài Tuổi thơ tôi ngắn gọn :

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 12 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Em đã từng vô ý làm tổn thương người bạn thân của em.

- Đó là một lần vì bạn ốm nên nghỉ học nhiều ngày và nhờ em chép bài hộ trên lớp em đã nhận lời bạn nhưng vì lười nên em đã không giúp bạn. Mấy ngày đó không có gì để xem bài, bạn đã rất buồn còn em thì rất áy náy

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 13 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Vì sao Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa cho bạn?

Trả lời:

Lợi nhất quyết không bán hay đổi chú dế lửa vì dế lửa rất khỏe, đánh nhau không ai bì được. Con này nổi tiếng lì đòn, có hàm răng khỏe, dễ dàng cắn đứt những con dế than to gấp đôi.

Câu 2 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em đoán xem, chuyện gì sẽ xảy ra tiếp theo? Căn cứ vào yếu tố nào để đoán như vậy?

Trả lời:

- Theo em, chuyện xảy ra tiếp theo là Lợi sẽ bị thầy Phu thu mất con Dế Lửa - Vì khi cả lớp đang chăm chú học bài nhưng Bảo lại dùng hộp diêm nhốt qua lớp vải, lắc đi lắc lại thật mạnh để dế nổi quạu, gáy inh ỏi.

Câu 3 (trang 14 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Thái độ của các bạn đối với Lợi cho thấy họ là người như thế nào?

Trả lời:

Thái độ của những người bạn cho lấy họ không phải là những người xấu, muốn con Dế Lửa gặp nguy hiểm. Mà chỉ là phút bốc đồng của trẻ con muốn trêu trọc, nghịch ngợm mà thôi.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

(8)

Trả lời:

Điều em ấn tượng nhất ở văn bản đó là những bài học ý nghĩa đắt giá, giáo dục mọi thế hệ. Chúng ta cần phải biết yêu thương loài vật. Trước khi làm việc gì cũng cần suy nghĩ thật kĩ vì đôi khi những hành động vô thức của mình có thể làm tổn thương tới những người khác.

Câu 2 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các cụm từ mà người kể chuyện dùng để nói về tính cách của nhận vật Lợi là:

trùm sò, thu vén cá nhân, trả công, làm giàu.

Câu 3 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Khi biết dế lửa chết, Lợi đã khóc rưng rức vì Lợi đã mất đi con chiến mã thắng mọi đố thủ của mình. Lợi sợ sẽ thua các bạn trong những trò chơi sau và vì Lợi yêu quý chú dế này.

Câu 4 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Đám tang của dế lửa được Lợi và bạn bè cử hành trang trọng.

- Những chi tiết nào thể hiện điều đó là:

+ Lợi chôn chú dế dưới gốc cây bời lời sau vườn nhà nó.

+ Nó đặt vào hộp các-tông rồi bọc lại bằng tờ báo có in màu, buộc quanh bằng những sợi lá chuối tước mảnh.

+ Đám tang tất cả bạn bè đều có mặt, thậm chí thầy Phu cũng đến rất buồn bã và trang nghiêm.

+ Tôi cầm quốc, Lợi đào đất. Tôi cố đào thật sâu và vuông vức.

+ Cả bọn ném sỏi vào quan tài của chú dế và ném cho thật đầy.

Câu 5 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a. Nhân vật được nói đến nhiều nhất là Lợi. Bởi lẽ mọi diễn biến chính của câu chuyện đều xoay quanh nhân vật này.

b. Dế lửa lúc đầu là nhân vật gây ra sự chia rẽ giữa Lợi và sau này là nhân vật khiến họ xích lại gần nhau hơn. Vì lúc đầu các bạn tìm mọi cách để phá chú dế của Lợi, để Lợi không còn thắng trên trường đua nhưng sau đó họ đã hối lỗi và cùng Lợi cử hành tang lễ nghiêm trang cho chú dế.

Câu 6 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Cái chết của chú Dế Lửa đã giúp các bạn nhận ra Lợi là một cậu bé giàu tình cảm và có trái tim nhân hậu.

(9)

- Sự thay đổi ấy đã góp phần thể hiện chủ đề của truyện, trong cuộc sống phải biết yêu thưởng, chia sẻ và thấu hiểu nhau.

Câu 7 (trang 15 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Từ câu chuyện trong Tuổi thơ tôi, em rút ra được bài học gì về cách ứng xử trong cuộc sống?

Trả lời

Từ câu chuyện em rút ra bài học trong cuộc sống chúng ta cần biết đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu nhau.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tuổi thơ tôi:

I. Tác giả 1. Cuộc đời

- Nguyễn Nhật Ánh (sinh ngày 7 tháng 5 năm 1955)

- Quê quán: làng Đo Đo, xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.

- Trước khi trở thành nhà văn nổi tiếng, Nguyễn Nhật Ánh từng có thời gian đi dạy học, viết báo với nhiều bút danh như Chu Đình Ngạn, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông,... Năm 13 tuổi, ông đã có thơ đăng báo.

2. Sự nghiệp văn học a. Phong cách nghệ thuật

- Ông được coi là một trong những nhà văn thành công nhất viết sách cho tuổi thơ, tuổi mới lớn với hơn 100 tác phẩm các thể loại.

- Văn phong của ông tinh tế, dí dỏm, hồn nhiên.

(10)

b. Tác phẩm chính

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối,… Truyện của ông được tái bản liên tục và chưa bao giờ giảm sức hút với những người yêu mến chất văn Nguyễn Nhật Ánh.

c. Giải thưởng

- Năm 1990, truyện dài “Chú bé rắc rối” được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng Văn học Trẻ hạng A.

- Năm 1995, ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc về các gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của Thành đoàn TP HCM và Báo Tuổi trẻ.

- Hội Nhà văn TP HCM chọn ông là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).

- Năm 2010, tác phẩm Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ của ông được trao tặng Giải thưởng Văn học ASEAN.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

- Văn bản được in trong Sương khói quê nhà, 2012.

2. Bố cục: 3 phần.

+ Phần 1 (Từ đầu đến dế mọi, dế cơm): Câu chuyện về Lợi và dế lửa.

+ Phần 2: (Tiếp đến ghét nó nữa): Tai họa từ sự chọc ghẹo của các bạn.

+ Phần 3 (Còn lại): Tang lễ của dế lửa.

3. Thể loại: hồi ký.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự.

5. Nhân vật: “tôi”, Lợi, thầy Phu, đám bạn, chú dế.

6. Tóm tắt:

Tuổi thơ của nhân vật tôi gắn liền với trò chơi đá dế. Lợi là bạn của nhân vật tôi. Lợi lúc nào cũng nghĩ đến việc “thu vén cá nhân”, ai trong lớp nhờ chuyện gì cũng đòi trả công nó đàng hoàng. Lợi có con dế lửa, nó quý lắm, ai gạ gì cũng không đổi. Tụi trong lớp đâm ra ghét nên muốn trả thù Lợi, cho Lợi bẽ mặt. Thằng Bảo nghĩ ra cách làm cho con dế gáy ầm ĩ trong lớp, kết quả là con dế bị thầy thu.

Thầy giáo vô tình để quên con dế dưới cặp khiến nó chết. Ai cũng thương chú dế và thương cả Lợi nữa. Thầy giáo, mọi người đều có mặt, buồn bã, trang nghiêm nhìn Lợi chôn cất chú dế. Đó là kỉ niệm tuổi thơ mà tôi không bao giờ quên.

(11)

7. Giá trị nội dung

Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống.

8. Giá trị nghệ thuật

- Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói.

- Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em, khiến câu chuyện diễn ra sinh động, ấn tượng.

Con gái của mẹ A. Soạn bài Con gái của mẹ ngắn gọn:

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Một số chi tiết trong văn bản thể hiện tình cảm của mẹ Hà đối với con gái Lam Anh:

- Một người bán hàng ở chợ Cồn xin nhận nuôi Lam Anh, nhưng mẹ Hà không thể bỏ con mỗi khi nhìn vào khuôn mặt nhỏ nhắn ấy.

- Khi con gái viết biết viết tròn chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều” mẹ đã bật khóc.

- Tiếng cười nói của con làm mẹ quên đi mệt mỏi.

- Mẹ khóc khi con trúng tuyển vào trường chuyên.

- Dù cuộc sống có khó khăn nhưng mẹ thật hạnh phúc khi có Lam Anh bên cạnh.

(12)

Câu 2 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Lam Anh là một người con hiếu thảo và rất thương mẹ.

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng len bán lấy tiền trang trải học phí. Lam Anh thương mẹ vất vả nên lúc nào cũng cố gắng hết mình, không để mẹ phải bận lòng và bạn còn mong ước đi làm để báo hiếu cho mẹ.

Câu 3 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Theo em, cả mẹ và Lam Anh là điểm tựa tinh thần cho nhau.

- Mẹ vì con mà vất vả với cuộc sống mưu sinh mong con mình có tương lai tốt đẹp. Còn Lam Anh vì mẹ mà phấn đấu, cố gắng học hành có tương lai sáng lạn để thoát khỏi cuộc sống cùng cực. Lam Anh chính là niềm vui giúp mẹ xua tan những mệt mỏi và mẹ chính là động đực để Lam Anh cố gắng mỗi ngày.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Con gái của mẹ:

1. Xuất xứ

- Trích trong báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24/8/2019.

2. Bố cục: 2 phần

+ Phần 1 (Từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): Tình cảm của mẹ dành cho con.

+ Phần 2 (Đoạn còn lại): Tình cảm của người con dành cho mẹ.

3. Thể loại: bản tin.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

5. Tóm tắt:

Sau khi nghe tin con gái đỗ thẳng trường chuyên với học bổng toàn phần, người mẹ đã vỡ òa cảm xúc. Tâm sự với báo Nhịp sống trẻ, chị chia sẻ lại quãng 18 năm khốn khổ ấy. Từ quê nhà Quảng Trị, chị lên Đà Nẵng, làm công việc bán vé số để nuôi sống hai mẹ con. Khi Lam Anh vào lớp 1 chị đã vô cùng xúc động khi thấy dòng chữ “Mẹ ơi, con yêu mẹ rất nhiều”. Rồi đến năm 2015, chị vỡ òa khi biết tin con mình đậu trường chuyên. Thương mẹ vất vả, Lam Anh đã ra sức học tập và được tuyển thẳng vào Trường Đại học Duy Tân. Cô bé vô cùng hạnh phúc khi được làm con của mẹ và mong muốn ra trường thật nhanh để có giúp mẹ có cuộc sống tốt hơn.

(13)

6. Giá trị nội dung

Con gái của mẹ là những tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về "quả ngọt" cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng nỗ lực không ngừng của Lam Anh. Qua đó có thể thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng.

7. Giá trị nghệ thuật

Bài báo ghi lại những cảm xúc chân thực về quãng thời gian khổ cực, nỗ lực phấn đấu của hai mẹ con.

Thực hành tiếng Việt trang 17 A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Câu 1 (trang 17 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Từ ngữ trong ngoặc

kép Nghĩa thông thường Nghĩa theo dụng ý của tác giả

Thảm thiết nỗi đau khổ thống

thiết Đau đớn

Trùm sò kẻ cầm đầu nhóm vô

lại Kẻ cầm đầu trong lớp Thu vén cá nhân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của

bản thân

Chỉ chăm lo, vun vén cho lợi ích riêng của bản thân

(14)

Làm giàu tích luỹ nhiều của cải, tiền bạc

tích luỹ nhiều viên bi thu từ các bạn

Võ đài là đài đấu võ là đài đấu võ

Cao thủ

người có khả năng ứng phó hơn hẳn

người khác

Con dế có khả năng đánh bại các con dế khác

Giang hồ Là côn đồ, lưu manh, du đãng, du côn, Trả thù

gây tai hoạ cho người đã gây hại cho mình

hoặc người khác

Các bạn trả thù Lợi vì không ưa Lợi

Cử hành tang lễ tổ chức tang lễ cho

người đã mất Chôn cất con dế lửa Câu 2 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời

Học sinh tham khảo câu sau:

Hoa là “cây văn nghệ” của lớp.

→ Dấu ngoặc kép dùng để nhấn mạnh bạn Hoa hát rất hay ở lớp.

Câu 3 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Văn bản Con gái của mẹ gồm 2 đoạn:

- Đoạn 1 (từ đầu đến thiếu thốn, khô khát): nói về tình của của người mẹ dành cho con gái Lam Anh

- Đoạn 2 (từ Thương mẹ vất vả đến hết): nói về tình cảm của con gái Lam Anh dành cho mẹ

Câu 4 (trang 18 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Câu chủ đề:

- Đoạn 1: Bài ca có thể là lời của cô gái.

- Đoạn 2: không có câu chủ đề.

Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) kể về kỉ niệm với một người thân mà em xem là điểm tựa tinh thần của mình. Trong đoạn văn có sử dụng dấu ngoặc kép.

Lời giải chi tiết:

Kỉ niệm thời thơ ấu đáng nhớ nhất với em chính là một lần không vâng lời mẹ.

Trưa hôm ấy trời nắng chang chang, mẹ dặn em ở nhà trông nhà để mẹ đi có việc. Thế nhưng, để thỏa mãn “đam mê” trong lòng mình, mẹ vừa đi khỏi

(15)

em đã chạy đi chơi điện tử. Chơi suốt cả một buổi chiều mãi tới tối mới chịu đi về. Về đến nhà, em tìm mãi cũng không thấy mẹ đâu. Vội chạy đi tìm thì được các bác kể rằng: Trưa không thấy em ở nhà, mẹ lo nên đi tìm, đi tìm suốt cả buổi chiều cuối cùng bị sốt cao phải nhờ người đưa về. Nghe kể đến đây mặt em đỏ gay, nước mắt trực trào ra, em chạy nhanh về nhà. Mở cửa phòng mẹ, phòng tối om, em bật đèn lên, mẹ đang nằm trên giường. Em ôm lấy mẹ khóc nức nở "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá". Mẹ mỉm cười hiền dịu xoa đầu em:

Con ngoan biết lỗi là được rồi. Một kỉ niệm tuổi thơ em đã làm cho mẹ buồn vì không vâng lời mẹ. Đó cũng là bài học nhắc nhở em rằng không bao giờ được làm cho mẹ buồn dù chỉ một lần nào nữa.

Chú thích:

- “đam mê”: đặt trong ngoặc kép với hàm ý mỉa mai về sự ham chơi của nhân vật.

- "Mẹ ơi con xin lỗi, con làm mẹ khổ vì con quá": trích dẫn nguyên văn lời thoại của nhân vật.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Kiến thức tiếng Việt:

Dấu ngoặc kép

- Một trong những công dụng của dấu ngoặc kép là đánh dấu cách hiểu một từ ngữ không theo nghĩa thông thường.

Ví dụ: Chẳng đứa nào sung sướng vì “trả thù” được Lợi nữa.

- Từ “trả thù” thường được dùng với nghĩa là làm cho người đã hại mình phải chịu điều tương xứng với những gì mà họ đã gây ra. Tuy nhiên, từ “trả thủ” trong câu trên lại là cách nói thể hiện sự đùa nghịch, vô tư của trẻ thơ.

Chiếc lá cuối cùng A. Soạn bài Chiếc lá cuối cùng ngắn gọn : Câu hỏi (trang 20 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Các yếu tố của truyện Chiếc lá cuối cùng - Đề tài là phương diện khách quan của

nội dung của truyện. Đề tài được tác giả tập trung đi xuyên suốt câu chuyện.

- Đề tài của chiếc lá cuối cùng là tình bạn, tình yêu thương giữa những con người với nhau.

- Các chi tiết tiêu biểu có thể là một lời nói, một cử chỉ, một hành động... của nhân vật, tập trung làm rõ sự việc nổi bật.

- Các chi tiết tiêu biểu trong truyện là Giôn- xi bị chứng viêm phổi phải nằm viện, cụ Bơ- mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng để thắp lên hi vọng sống cho Giôn- xi vào cái đêm mà chiếc lá cuối cùng rụng, cụ Bơ- man đã chết vì xưng phổi.

(16)

- Ngoại hình, hành động gây ấn tượng của nhân vật là hình ảnh nhân vật đặc biệt với những hành động ấn tượng tạo cảm giác thích thú và gợi nhớ cho độc giả.

- Ngoại hình, hành động của cụ Bơ- mơn đã gây ấn tượng với người đọc. Đó là hình ảnh cụ gầy ốm, giày và quần áo đều ướt sũng.

Cụ đã bắc thang và dùng đèn bão để vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng.

- Ý nghĩ của các nhân vật rất quan trọng đối với một câu chuyện. Các nhân vật là người tạo ra các tình huống, chi tiết trong truyện và các nhân vật là người quyết định xem câu chuyện tiếp tục diễn ra như thế nào.

- Xu muốn Giôn-xi lạc quan hơn và ngừng nghĩ về bệnh tật

- Giôn-xi tuyệt vọng nghĩ khi nào chiếc lá cuối cùng rơi thì cô sẽ chết

- Cụ Bơ- mơn đã suy nghĩ hi sinh thân mình, vẽ chiếc lá để cứu Giôn-xi

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chiếc lá cuối cùng:

I. Tác phẩm 1. Tiểu sử

- O. Henry (1862-1910) sinh ra ở Greensboro, bang Carolina Bắc, Hoa Kỳ.

- Ông là một nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng. Tên ông được dùng để đặt cho giải thưởng truyện ngắn hay nhất hàng năm ở Mỹ.

- Ông là một trong tám danh nhân văn hóa được Hội đồng Hòa bình Thế giới quyết định kỷ niệm vào năm 1962 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông.

- Thời trai trẻ ông ở Texas làm việc trong một ngân hàng, tại đây ông dính líu vào một vụ chuyển ngân bất hợp pháp nên phải ngồi tù. Trong khoảng thời gian này ông cầm bút bắt đầu sự nghiệp văn chương của mình và đã có tiếng từ năm 1899.

Năm 1902 ông chuyển về sống tại thành phố Nữu Ước và viết liên tục gần 300 truyện ngắn.

- Người ta có thể tìm thấy những nhân vật làm các nghề mà chính tác giả đã trải qua: chủ cửa hiệu, nhân viên bán hàng, ký giả, họa sĩ, bác sĩ, diễn viên sân khấu, thợ cắt tóc, cảnh sát, thanh tra, dân đi tìm vàng, cũng có những người vô nghề nghiệp vô gia cư, và kể cả kẻ tội phạm và tù nhân.

(17)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Nhờ cuộc đời phong phú nên tác giả để lại số lượng truyện ngắn khá nhiều (tổng cộng gần 400 truyện cộng thêm vài bài thơ).

- Các truyện ngắn của ông được độc giả và giới phê bình yêu thích nhất là “Chiếc lá cuối cùng”, “Món quà giáng sinh”, “Căn gác xép”, “Tên cảnh sát và gã lang thang” và nhiều truyện khác.

b. Phong cách nghệ thuật

- Tình cảm của ông luôn hướng về những người nghèo, những người bất hạnh.

Truyện ngắn của ông thường sâu sắc, cảm động và đầy chất thơ. Nhiều truyện ngắn của ông được xem là hay nhất thế giới và vẫn được xem là mẫu mực cho các nhà văn trẻ trong nhiều thập niên sau.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

- Văn bản được trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983.

2. Bố cục: 3 phần.

(18)

- Phần 1 (từ đầu … Hà Lan): Giôn-xi mắc bệnh, cô tuyệt vọng chờ chết - Phần 2 (tiếp theo … chăm nom- thế thôi): Giôn-xi chiến thắng căn bệnh.

- Phần 3 (còn lại) sự thật về kiệt tác chiếc lá cuối cùng.

3. Thể loại: truyện ngắn.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

5. Tóm tắt:

Câu chuyện kể về ba người họa sĩ nghèo là Xiu, Giôn xi và cụ Bơ men.

Giôn xi bị bệnh sưng phổi và đang phải ngày đêm đấu tranh với căn bệnh này.

Xiu và cụ Bơ men ngày đêm chăm sóc, lo lắng cho cô. Hằng này, Giôn xi nhìn ra cái cây ngòi cửa sổ đang rụng lá, cô đã nghĩ rằng khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống thì cũng là lúc mình lìa đời. Sau một đêm mưa tuyết, cô tưởng rằng chiếc cây đã rụng hết lá. Sáng hôm sau khi mở cửa ra, chiếc lá vẫn còn đó nhưng cụ Bơ men đã lìa đời. Hóa ra, cụ là người đã vẽ ra chiếc lá - kiệt tác cuối cùng để mong Giôn xi có thêm niềm tin, hi vọng vào cuộc sống.

6. Giá trị nội dung

Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người.

7. Giá trị nghệ thuật

- Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn.

- Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc.

(19)

Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

A. Soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc ngắn gọn :

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản Phần đầu:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ: tên trường, lớp.

- Tên văn bản.

- Thông tin về cuộc họp:

+ Thời gian, địa điểm.

+ Thành phần tham dự.

+ Chủ tọa, thư kí.

Phần chính:

- Nội dung theo diễn biến cuộc họp:

+ Các thông tin chi tiết, chính xác theo diễn biến của cuộc họp.

+ Vấn đề nêu lên để bàn bạc, biểu quyết; kết quả số phiếu biểu quyết.

+ Phân công nhóm, cá nhân phụ trách công việc cụ thể.

- Thảo luận về giải pháp như: bổ sung bài viết, đa dạng linh hoạt trong cách trình bày tập san,...

- Kết luận của chủ tọa.

Phần cuối:

- Thời điểm kết thúc cuộc họp.

- Chữ kí xác nhận của chủ tọa, thư kí.

Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách: Có quốc hiệu và tiêu ngữ; có tên văn bản; thông tin về thời gian, địa điểm ghi biên bản; thông tin về thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản; thông tin về diễn biến thực tế của cuộc họp, cuộc thảo luận hay vụ việc; chữ kí của thư kí và chủ tọa.

Đề bài: Giả sử trong một cuộc thảo luận nhóm (hoặc một cuộc họp lớp), em được giao nhiệm vụ làm thư kí. Hãy viết biên bản cuộc thảo luận (hoặc cuộc họp) ấy.

Hướng dẫn quy trình viết Bước 1: Chuẩn bị.

a) Tìm hiểu nội dung, mục đích cuộc thảo luận/ cuộc họp:

- Cuộc họp tiến hành ở đâu, vào thời gian nào?

- Thành phần tham dự là ai? Ai điều hành cuộc thảo luận/ cuộc họp?

- Các nội dung sẽ bàn luận là gì?

- Dự kiến biên bản sẽ có các phần, các mục như thế nào?

(20)

b) Chuẩn bị viết biên bản: người viết biên bản có thể ghi trước các mục, các phần cơ bản của một biên bản.

Bước 2: Viết biên bản.

- Lắng nghe các ý kiến trong cuộc thảo luận và ghi lại trung thực các ý kiến ấy theo trình tự thời gian.

- Viết biên bản một cuộc thảo luận/ cuộc họp là ghi lại tại chỗ những gì đang diễn ra ngay trong thời điểm ấy. Trong trường hợp này em đang thực hiện một bài tập thực hành nên biên bản có thể được viết sau cuộc thảo luận/ cuộc họp, dựa trên những tư liệu được lưu giữ, hoặc những gì mà em nhớ lại, về cuộc thảo luận/ cuộc họp này.

Nội dung, diễn biến của cuộc thảo luận/ cuộc họp thuộc phần chính của biên bản, cho nên cần chú ý ghi kĩ những ý dưới đây:

- Chủ tọa phát biểu về mục đích, nội dung chính cuộc thảo luận/ cuộc họp.

- Các thành viên tham dự phát biểu, trao đổi ý kiến.

- Chủ tọa phát biểu tổng kết.

Bài làm tham khảo Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Yên Lập, ngày 17 tháng 11 năm 2021

Biên bản

Tổng kết đợt thi đua học tốt, tham gia phong trào thể thao, văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11)

I. Thành phần dự họp - Cô giáo chủ nhiệm

- Các bạn trong lớp (tổng số 46 có mặt 45, vắng 01 có lí do (bạn Nguyễn Văn Nam)

- Đại biểu: Thầy Hiệu phó và cô giáo Tổng phụ trách đoàn đội Chủ trì cuộc họp: Cô giáo chủ nhiệm

Thư kí: Nguyễn Hà An, lớp phó phụ trách học tập.

II. Nội dung

1- Cô chủ nhiệm nêu lý do cuộc họp, giới thiệu đại biểu và hướng dẫn lớp cách thức tiến hành tổng kết thi đua.

2- Lớp trưởng đọc tổng kết đợt thi đua của lớp và đưa ra tiêu chí bình xét cá nhân, tập thể xuất sắc đề nghị nhà trường khen thưởng.

Kết quả thi đua của lớp:

Về học tập:

- Ưu điểm:

(21)

+ Cả lớp đạt nhiều hoa điểm 10, tích cực giơ tay phát biểu xây dựng bài

+ Có bạn Hoàn Ngọc An đạt giải khuyến khích kì thi học sinh giỏi môn Tiếng Anh cấp tỉnh.

- Nhược điểm:

+ Một số bạn còn chưa tích cực trong học tập.

Về hoạt động:

- Ưu điểm:

+ Lớp tích cực làm báo tường và chuẩn bị tiết mục văn nghệ

+ Cả lớp đã có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong các hoạt động tập thể.

3- Các bạn trong lớp phát biểu ý kiến góp ý, giới thiệu những cá nhân, tổ, nhóm xuất sắc (lược ghi những ý chính).

4- Đại biểu phát biểu ý kiến (lược ghi ý chính).

5- Cô giáo chủ nhiệm đánh giá tổng quát những thành tích và những tồn tài cần khắc phục trong đợt thi đua (lược ghi ý chính). Hướng dẫn lớp cách thức biểu quyết bầu cá nhân và tập thể xuất sắc (bằng hình thức giơ tay).

6- Sau khi lớp biểu quyết, lớp trưởng thông báo lại danh sách những cá nhân, tổ, nhóm xuất sắc của lớp được đề nghị nhà trường khen thưởng và nêu vắn tắt nhiệm vụ của lớp trong thời gian còn lại của học kì 1.

7- Thư kí thông qua biên bản trước lớp

Cuộc họp kết thúc vào hồi 11h30 ngày 17 tháng 11 năm 2021 Chủ tọa Thư kí

Bước 3: Chỉnh sửa và đọc lại biên bản cho các thành viên dự họp nghe.

a) Kiểm tra lại biên bản dựa theo những gợi ý sau:

Bảng kiểm biên bản

Yêu cầu đối với biên bản Đạt/ Chưa

đạt Biên bản đủ ba phần: phần đầu, phần chính,

phần cuối.

Phần đầu trình bày rõ thời gian, địa điểm, thành

phần tham dự.

Phần chính ghi lần lượt các ý kiến phát biểu của từng người theo đúng trình tự diễn ra.

Phần cuối ghi rõ thời gian kết thúc cuộc họp, họ tên, chữ kí của thư kí và chủ tọa.

(22)

Ngôn ngữ của biên bản chính xác, ngắn gọn, không làm cho người đọc hiểu lầm ý người nói.

b) Đọc lại và điều chỉnh:

Trong cuộc thảo luận hoặc cuộc họp, thư kí đọc lại biên bản cho mọi thành viên tham dự nghe và điều chỉnh những chỗ ghi chép chưa rõ, chưa sát, chưa đúng với ý kiến người phát biểu (nếu có) trước khi cuộc thảo luận kết thúc. Đối với bài tập thực hành biên bản, em tự chỉnh sửa hoặc đọc cho một vài bạn nghe để nhận được sự góp ý.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc:

Biên bản là loại văn bản ghi chép một cách ngắn gọn, trung thực, chính xác, đầy đủ những sự việc đã xảy ra hoặc đang xảy ra.

Có nhiều loại biên bản: Biên bản ghi lại một sự kiện, biên bản ghi lại cuộc họp, biên bản hội nghị,... biên bản ghi lại một hành vi cụ thể (như hành vi vi phạm pháp luật, biên bản bàn giao tài sản, bàn giao ca trực,...).

Yêu cầu đối với kiểu văn bản:

a) Về hình thức, bố cục cần có:

- Quốc hiệu và tiêu ngữ.

- Tên văn bản (biên bản về việc gì).

- Thời gian, địa điểm ghi biên bản.

- Thành phần tham dự, người chủ trì, người ghi biên bản.

- Diễn biến sự kiện thực tế (phần nội dung cơ bản, ghi đầy đủ ý kiến phát biểu các bên, lập luận các bên, ý kiến của chủ tọa,...).

- Phần kết thúc (ghi thời gian cụ thể, chữ kí của thư kí và chủ tạo).

b) Về nội dung, thông tin cần đảm bảo:

- Số liệu, sự kiện chính xác, cụ thể.

- Ghi chép trung thực, đầy đủ không suy diễn chủ quan.

- Nội dung ghi chép phải có trọng tâm, trọng điểm.

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 24 A. Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác ngắn gọn :

Trong cuộc họp lớp thảo luận nội dung tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11, có nhiều ý kiến trao đổi về các bài viết cho tập san.

Trong vai trò người nói:

Em cũng có ý định viết một bài và muốn trao đổi với các bạn về nội dung bài viết đó.

(23)

Trước tiên, em hãy phác thảo những nội dung định nói dưới dạng những gạch đầu dòng. Tiếp theo, trình bày ngắn gọn những nội dung đó.

Trong vai trò người nghe:

Em vừa nghe các bạn trình bày ý kiến trong cuộc họp, hãy tóm tắt nội dung mà bạn đã trình bày theo các bước dưới đây:

Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

(24)

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Gợi ý

- Trong vai trò người nói.

+ Đề xuất ý tưởng thiết kết làm tập san dưới dạng quyển.

+ Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm thầy cô,....

+ Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp của tập thể lớp với thầy cô để tạo cảm giác gần gũi.

+ Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ để tặng các thầy cô.

- Trong vai trò người nghe.

+ Thiết kế có thể thiết kế độc đáo hơn thành quyển giống như sách.

+ Nội dung cần phong phú hơn như thêm các bài nhạc, vè dân gian,...

+ Hình ảnh cần mang tính chân thực, gần gũi với thầy cô.

+ Tri ân thầy cô bằng một tiết mục văn nghệ lớp tự chuẩn bị.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác:

Khi tóm tắt những nội dung cần trình bày cần chú ý những bước sau Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

Ôn tập trang 25 Câu 1 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

(25)

Trả lời:

Tác phẩm Đề tài Chủ đề Chi tiết tiêu biểu

Gió lạnh đầu mùa

Tình yêu thương giữa

con người với con người trong

cuộc sống

Tình thương người, sự sẻ chia, cảm thông đối với người có hoàn cảnh khó

khăn

Chị em Sơn lấy áo của em Duyên đem cho Hiên mặc

Tuổi thơ tôi

Tình bạn cần có sự cảm thông, thấu hiểu lẫn

nhau.

Lợi có chú dế lửa và vô tình chú đã bị chết, tất cả mọi người tổ chức đám tang long

trọng cho chú dế.

Chiếc lá cuối cùng

Thắp lên hi vọng sống cho ta từ những điều giản dị đến từ những người xung quanh ta.

Cụ Bơ-mơn đã vẽ chiếc lá thường xuân cuối cùng ngay

khi chiếc lá thật rụng xuống trong

Câu 2 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Nhân vật Lợi trong Tuổi thơ tôi và nhân vật cụ Bơ- mơn trong Chiếc lá cuối cùng khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất.

- Nhân vật Lợi giúp em hiểu ra, mỗi người cần biết sẻ chia mọi thứ với bạn bè.

- Nhân vật cụ Bơ-men giúp em hiểu giá trị đích thực của mỗi con người là giúp cho người khác trở nên tốt đẹp hơn và yêu thương chính là món quà quý giá của tạo hóa.

Câu 3 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Giống nhau:

+ Thầy Phu và cụ Bơ-men đều là những người lớn tuổi, có nhiều kinh nghiệm sống.

+ Họ đều trầm lặng, âm thầm làm những việc có ý nghĩa cho người khác mà không cần sự đền đáp nào cả.

+ Họ đều có những hành động cao cả, mang lại giá trị tinh thần quý báu cho người khác.

+ Họ là những người làm những công việc cao quý, ngày đêm cống hiến cho xã hội (giáo viên và họa sĩ).

- Khác nhau:

(26)

+ Thầy Phu đã đi đến đám tang của chú dế với một hình ảnh trang trọng, trang nghiêm để giúp cậu học trò vơi đi phần nào sự buồn bã và thầy vẫn tiếp tục với công việc trồng người cao quý.

+ Cụ Bơ-men đã im lặng vẽ kiệt tác và cuối cùng cụ đã ra đi mãi mãi.

Câu 4 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Viết biên bản cần ngắn gọn, súc tích, cô đọng lại các ý chính của buổi học, tránh viết dài, lan man mà chưa đi vào được vấn đề chính.

- Tóm tắt nội dung trình bày của người khác phải đầy đủ các ý chính và ngắn gọn.

Câu 5 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những việc em đã làm và có thể làm để trở thành "điểm tự tinh thần" cho người khác:

+ Cố gắng học tập thật tốt, đạt thành tích cao trong học tập để bố mẹ tự hào.

+ Rèn luyện đạo đức để trở thành cậu bé ngoan, kính trọng người lớn và đối xử tốt với mọi người.

+ Sẵn sàng giúp đỡ khi mọi người cần sự trợ giúp của mình.

Câu 6 (trang 26 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Theo em hiểu, điểm tựa tinh thần là những giá trị về mặt tinh thần, cảm xúc tích cực mà chúng ta đem lại cho người khác giúp họ có động lực hơn trong cuộc sống.

- Đối với mỗi người thì điểm tựa tinh thần có ý nghĩa vô cùng to lớn, nó giúp mỗi người mạnh mẽ và vui tươi, và cuộc sống nhiều năng lượng hơn.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Trong chương trình Ngữ văn, có hai hướng tổ chức câu lạc bộ đọc sách: một là các em học sinh yêu thích sách tự thành lập nhóm, hai là các thầy, cô tổ chức câu lạc

Truyền thuyết là thể loại truyện kể dân gian, thường kể về sự kiện, nhân vật lịch sử hoặc liên quan đến lịch sử.. + Thường gắn với sự kiện lịch sử và có công

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật

- Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.. - Trạng ngữ chỉ thời gian và mục đích: từ

Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không..

- Tên tuổi của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gắn liền với các tác phẩm làm say lòng độc giả bao thế hệ như Mắt biếc, Cỏn chút gì để nhớ, Hạ đỏ, Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé

Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác.. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở

hị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đ i cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đ a em đặc biệt của mình. Giá trị