• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 2: Miền cổ tích | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 2: Miền cổ tích | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
20
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 2: Miền cổ tích Tri thức Ngữ Văn Tri thức Đọc hiểu

- Truyện cổ tích:

+ Là thể loại truyện kể dân gian, kết quả của trí tưởng tượng dân gian, xoay quanh cuộc đời, số phận của một số kiểu nhân vật. Thể hiện cách nhìn, cách nghĩ của người xưa đối với cuộc sống, đồng thời nói lên ước mơ về một xã hội công bằng, tốt đẹp.

+ Thường có yếu tố hoang đường, kì ảo, được kể theo trình tự thời gian.

+ Thường kể về một số kiểu nhân vật như nhân vật bất hạnh, nhân vật dũng sĩ, nhân vật thông minh...

- Đề tài là hiện tượng đời sống được miêu tả, thể hiện qua văn bản.

- Chủ đề là vấn đề chính mà văn bản nêu lên qua một hiện tượng đời sống. Trong truyện cổ tích, chủ đề nổi bật là ước mơ về một xã hội công bằng, cải thiện chiến thắng cái ác.

- Người kể chuyện là vai do tác giả tạo ra để kể các sự việc.

+ Người kể chuyện theo ngôi thứ nhất là người kể chuyện xưng “tôi”.

+ Người kể chuyện theo ngôi thứ ba là người kể chuyện giấu mình.

+ Trong truyện cổ tích, người kể chuyện thường ở ngôi thứ ba.

Tri thức tiếng Việt

Đặc điểm và chứng năng liên kết câu của trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

Có nhiều loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian + Trạng ngữ chỉ nơi chốn + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân + Trạng ngữ chỉ mục đích

Văn bản 1: Sọ Dừa A. Soạn bài Sọ Dừa ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Đã bao giờ em đánh giá người khác chỉ qua hình thức bên ngoài? Cách đánh giá như vậy có chính xác không?

Trả lời:

(2)

Có những khi em đánh giá người khác qua hình thức bên ngoài, ví dụ như nhìn vào cách ăn mặc, đầu tóc của bạn đó để nhận xét. Các đánh giá như vậy không hoàn toàn chính xác, vì hình thức bên ngoài không thể hiện hết được hết về một con người.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng gì?

Trả lời:

Nhan đề văn bản gợi cho em liên tưởng về một nhân vật khác thường.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những chi tiết trong phần mở đầu giúp em biết được gì về nhân vật Sọ Dừa?

Trả lời:

Phần mở đầu đã giới thiệu về sự ra đời kì lạ của Sọ Dừa: bà mẹ vào rừng hái củi, thấy cái sọ dừa bên gốc cây to đựng đầy nước đã uống và rồi có mang. Bà sinh ra một đứa bé không chân không tay, tròn như quả dừa, cất được tiếng nói xin người mẹ nuôi mình.

=> Sọ Dừa là một nhân vật kì lạ, không giống với những người phàm trần khác.

Câu 2 (trang 40 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, Sọ Dừa tìm được lễ vật hay không?

Trả lời:

Theo em, Sọ Dừa sẽ tìm được lễ vật vì cậu vốn dĩ không phải người bình thường và cậu là con người hiền lành, lương thiện nên sẽ nhận được những đền đáp xứng đáng.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Theo em, Sọ Dừa thuộc kiểu nhân vật bất hạnh - người có hình dạng xấu xí.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Sắp xếp các sự việc theo trình tự đúng: a - h - d - b - đ - e - c – g : Câu 3 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Phẩm chất của nhân vật Sọ Dừa được bộc lộ qua chuỗi hành động xuyên suốt tác phẩm, Sọ Dừa rất tài giỏi, thông minh được thể hiện qua các chi tiết:

- Chàng chăn bò rất giỏi.

- Tài thổi sáo rất hay (tiếng sáo véo von).

(3)

- Giục mẹ hỏi con gái phú ông làm vợ và sắm đủ lễ vật theo yêu cầu của phú ông (một chĩnh vàng cốm, mười tấm lụa đào, mười con lợn béo, mười vò rượu tăm).

- Đỗ trạng nguyên.

- Sọ Dừa có tài dự đoán, lo xa mọi chuyên (khi chia tay vợ, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà, dặn dắt theo người phòng khi dùng đến).

Câu 4 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

- Các yếu tố kì ảo được sử dụng trong truyện Sọ Dừa:

+ Sự ra đời của Sọ Dừa: bà mẹ uống nước từ cái sọ dừa bên gốc cây to và có mang, sinh ra Sọ Dừa không có tay chân, tròn như quả dừa.

+ Chàng đi chăn bò cho phú ông, không có chân tay nhưng chăn bò rất giỏi.

+ Sọ Dừa biến thành chàng trai khôi ngô, thổi sáo chăn bò, có tiếng động chàng trai biến mất, chỉ còn lại Sọ Dừa nằm lăn lóc ở đấy.

+ Vợ Sọ Dừa bị hai cô chị hại đẩy xuống biển, cô lấy dao đâm chết cá và mổ bụng chui ra.

- Vai trò của các yếu tố thần kì:

+ Giúp thể hiện bản chất tốt đẹp của Sọ Dừa ẩn và giúp cho cuộc đời của Sọ Dừa đẹp đẽ hơn.

+ Thể hiện được ước mơ của nhân dân về những người hiền lành, lương thiện sẽ gặp được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

+ Giúp cho truyện trở nên hấp dẫn, gây hứng thú với người đọc.

Câu 5 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Đề tài của truyện: Đề cao giá trị đích thực, vẻ đẹp bên trong của con người. Khẳng định giá trị đích thực của con người là các phẩm chất tinh thần bên trong.

Câu 6 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyện thể hiện ước mơ, nguyện vọng của nhân dân về sự đổi đời cho người thiệt thòi đau khổ, mơ ước cho sự công bằng xã hội.

Câu 7 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Qua truyện Sọ Dừa, em học được bài học đó là không nên nhìn nhận, đánh giá con người chỉ qua vẻ bề ngoài mà cần coi trọng phẩm chất, tính cách, vẻ đẹp bên trong và tiếp xúc lâu để hiểu thêm về tâm hồn của họ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Sọ Dừa:

1. Thể loại: Cổ tích

(4)

2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “đặt tên cho nó là Sọ Dừa”): Sự ra đời của Sọ Dừa.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “phòng khi dùng đến”): Sọ Dừa cưới cô Út, trở về hình dáng tuấn tú và thi đỗ trạng nguyên.

- Đoạn 3 (Còn lại): Biến cố cô Út bị hãm hại và đoàn tụ vợ chồng.

3. Tóm tắt:

Có đôi vợ chồng nghèo phải đi ở cho nhà phú ông và hiếm muộn con cái.

Một lần bà vợ uống nước trong cái vỏ dừa, về nhà có mang, sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như quả dừa. Toan vứt đi thì đứa bé cầu xin nên bà vợ không nỡ mà giữ đứa bé lại, đặt tên Sọ Dừa. Lớn lên, Sọ Dừa thay mẹ chăn bò. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu, chỉ có cô út đối đãi tử tế với Sọ Dừa. Một ngày, cô út phát hiện vẻ đẹp con người Sọ Dừa, đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ hỏi cưới. Dù bị thách cưới cao, Sọ Dừa vẫn đáp ứng đầy đủ. Sọ Dừa trở về hình dáng một chàng trai tuấn tú đến đón cô út về làm vợ khiến hai cô lớn nhà phú ông vô cùng ghen tức. Sọ Dừa thi đỗ Trạng nguyên được vua cử đi sứ. Trước khi đi, chàng đưa vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà đề phòng tai họa. Sọ Dừa đi vắng, hai người chị hãm hại cô út, đẩy cô xuống biển nhằm cướp chồng em. Nhờ những đồ vật chồng đưa, cô út thoát chết, được chồng cứu trên đường đi sứ. Hai vợ chồng đoàn tụ. Hai cô chị xấu hổ bỏ nhà đi biệt xứ.

4. Giá trị nội dung:

(5)

- Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người.

- Khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng.

- Truyện nêu lên bài học khi đánh giá, nhìn nhận một con người: phải xem xét toàn diện, không nên chỉ nhìn vẻ bề ngoài.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Sử dụng nhiều chi tiết tưởng tượng hoang đường, kì ảo.

Văn bản 2: Em bé thông minh A. Soạn bài Em bé thông minh ngắn gọn:

Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Người như thế nào được xem là người thông minh?

Trả lời:

Người thông minh là người có sự nhận thức, năng lực hiểu nhanh, tiếp thu nhanh mọi vấn đề, có khả năng ứng biến vả tìm ra cách xử lí nhanh chóng mọi tình huống, vấn đề khó khăn trong cuộc sống.

Câu 2 (trang 42 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, người thông minh có thể giúp ích gì cho mọi người?

Trả lời:

Người thông minh có thể giúp mọi người tìm được phương án giải quyết nhanh những khó khăn trong cuộc sống; tìm ra cách làm hay, rút ngắn thời gian và mang lại hiệu quả cao.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 43 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Theo em ai sẽ là người giải quyết thử thách này? Người đó có thành công không?

Trả lời:

Theo em cậu bé sẽ là người giải quyết thử thách này và cậu ấy sẽ thành công.

Câu 2 (trang 44 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Liệu trong phần tiếp theo, em bé có phải vượt qua những thử thách nữa hay không?

Trả lời:

Trong phần tiếp theo, em bé sẽ phải vượt qua những thử thách nữa vì nhà vua vẫn chưa thực sự tin vào một chú bé như thế.

Câu 3 (trang 45 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em biết điều gì về nhân vật này?

Trả lời:

(6)

Chi tiết em bé "hát lên một câu" cho em thấy em bé là một người hồn nhiên, nhanh trí, thông minh và không hề sợ hãi những khó khăn trong cuộc sống.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyện em bé thông minh kể về kiểu nhân vật thông minh.

Câu 2 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Đây là lời của người kể chuyện vì đây là phần lời người kể đang tường thuật lại sự việc diễn ra.

Câu 3 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Trong truyện, em bé đã vượt qua 4 thử thách:

- Lần thứ nhất: Trả lời câu hỏi phi lí của viên quan, khi viên quan hỏi cha cậu cày mỗi ngày được mấy đường.

- Lần thứ hai: nhà vua bắt dân làng cậu bé nuôi trâu đực phải đẻ được con.

- Lần thứ ba: Trả lời câu đố vua giao cho chính mình, làm sao thịt một con chim sẻ phải dọn thành ba cỗ bàn thức ăn

- Lần thứ tư: câu đố hóc búa của sứ thần xâu sợi chỉ mềm qua đường ruột ốc xoắn dài.

=> Các thử thách ấy có cấp độ khó tăng dần, đòi hỏi cậu bé phải suy nghĩ, dùng trí để giải quyết vấn đề, những câu đố hóc búa. Qua đó, người đọc ngày càng thấy rõ sự thông minh, nhanh nhẹn, tài năng của cậu bé.

Câu 4 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyện có một kết thúc có hậu, xứng đáng với những gì đã bỏ ra của cậu bé thông minh. Đây cũng là ước mơ của nhân dân ta về sự đổi đời và kiểu người thông minh, có cống hiến sẽ được đền đáp xứng đáng.

Câu 5 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Chủ đề là đề cao sự thông minh, trí tuệ của con người Câu 6 (trang 46 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Việc tích luỹ kiến thức từ đời sống có tác dụng rất lớn đối với chúng ta. Dân gian có câu "Đi một ngày đàng, học một sàng không" vì vậy việc tích lũy kiến thức đời sống sẽ giúp chúng ta linh hoạt hơn trong việc xử lý những công việc thường gặp trong các lĩnh vực đời sống.

(7)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Em bé thông minh:

1. Thể loại: Cổ tích 2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “lỗi lạc”): Vua sai quan đi khắp nơi tìm người tài giỏi giúp nước.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “láng giềng”): Sự mưu trí, thông minh của em bé qua các lần thử thách.

- Đoạn 3 (Còn lại): Em bé trở thành trạng nguyên.

3. Tóm tắt:

Một ông vua sai viên quan đi tìm người hiền tài. Viên quan ấy đến đâu cũng ra những câu đố hóc búa để thử tài. Một hôm, thấy hai cha con làm ruộng, quan hỏi một câu hỏi khó “trâu của lão cày một ngày được mấy đường?”. Cậu con trai nhanh trí hỏi vặn lại khiến viên quan thua cuộc. Nhận ra người tài, viên quan về báo vua. Vua tiếp tục thử tài, bắt dân làng đó nuôi để trâu đực đẻ ra trâu con. Cậu bé nghĩ ra cách và cứu được dân làng. Lần thử tài sau, cậu bé vượt qua thử thách khiến vua nể phục. Vua láng giềng có ý xâm lược, muốn dò xét nhân tài nước ta, sai sứ giả mang sang chiếc vỏ ốc vặn thật dài và đố xâu sợi chỉ qua.

Cả triều không ai tìm ra cách, vua tìm cậu bé. Cậu bé thông minh chỉ ra cách giải, giúp đất nước tránh được một cuộc chiến. Vua phong cậu làm trạng nguyên.

4. Giá trị nội dung:

(8)

- “Em bé thông minh” là loại truyện cổ tích về nhân vật thông minh – kiểu nhân vật phổ biến trong truyện cổ tích Việt Nam và thế giới.

- Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thách đố oái oăm,…), từ đó tạo tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên trong đời sống hằng ngày.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Dùng câu đố thử tài, từ đó tạo nên tình huống thử thách để nhân vật bộc lộ phẩm chất, tài năng.

- Cách dẫn dắt sự việc cùng với mực độ tăng dần của những câu đố và cách giải đố tạo nên tiếng cười hài hước.

Đọc kết nối chủ điểm: Chuyện cổ nước mình A. Soạn bài Chuyện cổ nước mình ngắn gọn :

Suy ngẫm và phản hồi:

Câu 1 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Tìm những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà.

Trả lời:

Những câu thơ cho biết lí do tác giả yêu chuyện cổ nước nhà:

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì.

Câu 2 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hiểu thế nào về các câu thơ "Đời cha ông với đời tôi/ Như cha ông với chân trời đã xa/ Chỉ còn chuyện cổ thiết tha/ Cho tôi nhận mặt ông cha của mình".

Trả lời:

Câu thơ trên có thể hiểu: Đời cha ông đã đi qua từ rất xa và đến thời của chúng ta đã khác nhiều. Nhờ vào những áng chuyện cổ mà chúng ta mới hiểu và mới biết được đời của cha ông ta thuở xưa có những gì và đã diễn ra như thế nào.

Những câu chuyện cổ chính là kho tàng lưu giữ lại lịch sử, truyền thống văn hoá để con cháu đời nay có thể hiểu về đất nước mình, cha ông mình.

Câu 3 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Theo em, cụm từ "người thơm" trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" có ý nghĩa gì?

Trả lời:

(9)

Cụm từ “người thơm” trong câu "thị thơm thì giấu người thơm" được hiểu là con người hiền lành, nhân hậu, lương thiện (chính là nàng Tấm trong truyện cổ Tấm Cám).

Câu 4 (trang 47 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp gì?

Trả lời:

Qua câu thơ "Tôi nghe chuyện cổ thầm thì/ Lời cha ông dạy cũng vì đời sau", tác giả muốn gửi gắm đến người đọc thông điệp: những câu chuyện cổ là những bài học sâu sắc, có ý nghĩa sâu xa mà cha ông ta đúc kết lại, nhằm răn dạy con cháu phải biết sống đúng đạo lí, gìn giữ những giá trị văn hoá của dân tộc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chuyện cổ nước mình : I. Tác giả

a. Cuộc đời

- Lâm Thị Mỹ Dạ sinh năm 1949.

- Quê ở Quảng Bình.

b. Sự nghiệp văn học

- Một số tác phẩm: Trái tim sinh nở (thơ, 1974), Danh ca của đất (truyện thiếu nhi, 1984), Hái tuổi em đầy tay (thơ, 1989), Đề tặng một giấc mơ (thơ, 1998)...

- Bà được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007.

(10)

II. Tác phẩm

1. Thể thơ: Thơ lục bát.

2. Bố cục:

- Đoạn 1: Từ đầu đến “phật, tiên độ trì” (Tình cảm của tác giả dành cho chuyện cổ).

- Đoạn 2: Tiếp theo đến “rặng dừa nghiêng soi” (chuyện cổ là bài học tác giả mang theo bên mình).

- Đoạn 3: Tiếp theo đến “ông cha của mình” (Truyện cổ lưu giữ những điều quý giá từ ngàn xưa).

- Đoạn 4: Tiếp theo đến “chẳng ra việc gì” (Những bài học từ chuyện cổ).

- Đoạn 5: Phần còn lại (Lòng biết ơn của tác giả với chuyện cổ).

4. Giá trị nội dung:

- Bài thơ nói về tình cảm của tác giả dành cho những câu chuyện cổ tích Việt Nam. Đó là những câu chuyện vừa nhân hậu vừa thông minh, chứa đựng những kinh nghiệm sống vô cùng quý báu của cha ông.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Thể thơ lục bát gần gũi với văn học dân gian.

- Giọng điệu nhẹ nhàng, trữ tình, sâu lắng.

- Vận dụng khéo léo, thành công các hình ảnh văn học dân gian và màu sắc ca dao, dân ca.

(11)

Thực hành Tiếng Việt A. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt ngắn gọn:

Câu 1 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a.

- Trạng ngữ: ngày cưới (xác định thời gian diễn ra sự việc).

- Trạng ngữ: trong nhà Sọ Dừa (xác định nơi chốn diễn ra sự việc).

b.

- Trạng ngữ: đúng lúc rước dâu (xác định thời gian diễn ra sự việc).

c.

- Trạng ngữ: Lập tức (xác định thời gian diễn ra sự việc).

d.

- Trạng ngữ: Sau khi nghe sứ thần trình bày mục đích cuộc đi sứ (xác định thời gian diễn ra sự việc).

Câu 2 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a.

- Trạng ngữ chỉ thời gian: năm ấy, chẳng bao lâu, khi chia tay

- Tác dụng: giúp xác định điều kiện diễn ra sự việc nêu trong câu, góp phần làm cho nội dung của câu được đầy đủ, chính xác.

b.

- Trạng ngữ chỉ thời gian và mục đích: từ ngày cô em út lấy được chồng trạng nguyên, để thay em làm bà trạng, nhân quan trạng đi sứ vắng.

- Tác dụng: góp phần nối kết các câu, các đoạn văn với nhau, làm cho đoạn văn mạch lạc.

Câu 3 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

a. Các từ láy trong đoạn văn: véo von, rón rén.

b. Tác dụng: các từ láy có tác dụng miêu tả âm thanh, làm cho đoạn văn thêm sống động, hấp dẫn người đọc.

Câu 4 (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

a. Thành ngữ: mở cờ trong bụng.

b. Ý nghĩa: thể hiện niềm vui sướng, vui mừng hạnh phúc.

Viết ngắn:

(12)

Câu hỏi (trang 48 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Viết một đoạn văn (khoảng 150 đến 200 chữ) trình bày cảm nghĩ về một truyện cổ tích mà em yêu thích, trong đó sử dụng ba trạng ngữ.

Trả lời:

Sau khi học truyện Em bé thông minh, em rất ngưỡng mộ và khâm phục nhân vật em bé trong truyện. Em bé khoảng chừng bảy tám tuổi, con của một nhà nông dân bình thường nhưng rất mạnh dạn và nhanh trí. Những lúc nhà vua ra câu đố, tưởng chừng không ai trả lời được, nhưng em lại xử trí một cách nhanh gọn và khôn khéo vô cùng. Em bé đã giải được những câu đố oái oăm, hóc búa đầy bất ngờ của viên quan, nhà vua và xứ thần nước láng giềng khiến em rất khâm phục. Bằng câu hát hóm hỉnh, em bé đã giải được câu đố xâu sợi chỉ qua ruột con ốc vặn dài của sứ thần nước láng giềng làm cho các ông trạng, đại thần, nhà thông thái đều nghiêng mình ngưỡng mộ. Em mong mọi trẻ em đều thông minh, nhanh nhẹn để sau này có thể cống hiến cho nhân dân và nước nhà.

Chú thích:

Trạng ngữ là những phần được in đậm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành Tiếng Việt : Đặc điểm và chứng năng liên kết câu của trạng ngữ

Trạng ngữ là thành phần phụ của cậu, giúp xác định thời gian, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích,... của sự việc nêu trong câu.

Có nhiều loại trạng ngữ:

+ Trạng ngữ chỉ thời gian

Ví dụ: Đúng 7 giờ sáng, tôi được mẹ chở đến trường + Trạng ngữ chỉ nơi chốn

Ví dụ: Ở trường, em cùng các bạn học tập, vuic hơi + Trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Ví dụ: Vì chăm chỉ, em đã được điểm cao môn Tiếng Anh + Trạng ngữ chỉ mục đích

Ví dụ: Vì muốn về quê cùng bố mẹ, nên tôi đã dậy từ rất sớm

Non – bu và Heng – bu A. Soạn bài Non – bu và Heng – bu ngắn gọn:

Hướng dẫn đọc:

Câu 1 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

Đặc điểm của truyện cổ tích được thể hiện trong văn bản Non-bu và Heng-bu:

(13)

- Cốt truyện: truyện kể theo trình tự thời gian, bắt đầu từ “ngày xưa” và kết thúc có hậu, người ở hiền gặp lành, kẻ độc ác bị trừng trị. Trong truyện có các yếu tố hoang đường, kì ảo.

- Kiểu nhân vật: truyện thuộc kiểu nhân vật bất hạnh

- Phẩm chất nhân vật: thông qua những hành động, các nhân vật thể hiện phẩm chất của mình.

- Truyện thể hiện ước mơ của nhân dân về một xã hội công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác.

Câu 2 (trang 51 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Sau khi đọc văn bản này, em rút ra được bài học về lối sống nhân hậu, tốt bụng ở trên đời. Mỗi người cần phải biết yêu thương, chia sẻ, giúp đỡ người khác, sống hiền lành, thiện lương, không tham lam thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Non – bu và Heng – bu:

1. Thể loại: Cổ tích 2. Bố cục:

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “tìm cách giúp đỡ”): Giới thiệu về hoàn cảnh và tính cách của 2 anh em.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “vô cùng giàu có”): Sự tốt bụng và đổi đời của người em.

- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “thói tham lam của Non-bu”): Sự tham lam và quả báo của người anh.

- Đoạn 4 (Còn lại): Người anh nhận ra sai lầm và được em cưu mang.

3. Tóm tắt:

Gia đình nọ có hai anh em, cha mẹ mất sớm. Vợ chồng người anh tham lam giành hết tài sản của cha mẹ để lại, chẳng để lại cho em được gì. Năm nọ, khi mùa xuân đến, có đôi chim nhạn đẻ trứng trên mái nhà người em. Người em chăm sóc chu đáo và cứu chim non. Năm sau, chim quay lại trả ơn người em bằng hạt bầu. Người em gieo trồng và thu về vàng bạc, châu báu, cuộc sống trở nên sung túc. Người anh hay tin, lân la đến dò hỏi và ngóng chờ chim nhạn bay qua nhà mình. Chờ mãi không có chim gãy chân, anh ta liền bẻ gãy chân con chim non và bôi thuốc cho nó. Mùa xuân năm sau, con chim cũ bay về trả hạt bầu cho người anh. Người anh gieo trồng và thu về những trận đòn nảy lửa từ bọn yêu tinh và cướp từ quả bầu chui ra. Người anh trở nên nghèo khổ và người em đã thương xót, cưu mang anh trai của mình.

(14)

4. Giá trị nội dung:

- Truyện đề cao lòng nhân ái, sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, ca ngợi vẻ đẹp bên trong của con người, khẳng định niềm tin vào sự công bằng, vào giá trị của lao động và sự cố gắng.

- Qua đó, truyện cũng nêu lên bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, bội bạc sẽ nhận lấy những hậu quả xấu.

5. Giá trị nghệ thuật:

- Xây dựng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên sức hấp dẫn cho cổ tích.

- Xây dựng hai tuyến nhân vật đối lập: nhân vật lương thiện và nhân vật tham lam, ích kỷ.

Viết: Kể lại một truyện cổ tích A. Soạn bài Viết: Kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản

Em hãy tìm đọc truyện cổ tích Cây khế và đọc bài văn kể lại truyện Cây khế, sau đó trả lời những câu hỏi sau:

Câu 1 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Người kể có nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện hay không?

Trả lời:

Người kể đã nêu được thời gian, địa điểm xảy ra câu chuyện: ngày xưa và tại một nhà kia.

Câu 2 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1)

Người kể có đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế hay không?

Trả lời:

(15)

Người kể đã đảm bảo kể đủ những sự việc chính đã diễn ra trong truyện Cây khế:

- Cha mẹ mất sớm, người anh lấy hết của cải.

- Chim ăn khế và trả vàng cho nhà người em.

- Người anh đòi đổi tài sản lấy cây khế của em.

- Do quá tham lam, bắt chim chở nặng nên người anh đã rơi xuống biển và bị sóng cuốn đi.

Câu 3 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Những hành động của nhân vật trong truyện có bị người kể bỏ sót hay không?

Trả lời:

Những hành động của nhân vật trong truyện không bị người kể bỏ sót:

- Hành động của người anh độc ác lấy hết gia sản.

- Người em hiền lành cho chim ăn khế.

- Con chim biết lấy vàng trả ơn.

- Người anh tham lam bắt chim chở nặng và nhận lấy cái chết.

Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích?

Trả lời:

Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được cách kể lại một truyện cổ tích đó là phải đáp ứng đầy đủ nội dung và hình thức của văn bản:

- Trình bày tên truyện và lí do kể truyện.

- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

- Trình bày các sự việc chính của truyện.

- Trình bày kết thúc truyện.

- Suy nghĩ của bản thân về kết thúc truyện.

Hướng dẫn quy trình viết

Viết một bài văn khoảng 400 chữ kể lại một truyện cổ tích Trả lời:

Lập dàn ý:

1. Mở bài: giới thiệu - Tên truyện: Cây vú sữa.

- Lí do muốn kể lại truyện: Cho em hiểu tình yêu bao la của mẹ và nhắc nhủ em đạo làm con.

2. Thân bài - Trình bày:

+ Nhân vật: mẹ và cậu bé.

+ Hoàn cảnh xảy ra câu chuyện: mẹ mắng vầ cậu bé bỏ nhà đi.

(16)

- Kể chuyện theo trình tự thời gian:

+ Sự việc 1: mẹ mắng nên cậu bé vùng vằng bỏ đi không về.

+ Sự việc 2: Qúa đau buồn và kiệt sức vì nhớ con, mẹ cậu đã mất và hóa thành cây vú sữa.

+ Sự việc 3: Cậu bé bị đói và bị bắt nạt, nhớ mẹ nên đã tìm đường về nhà.

+ Sự việc 4: Về đến nhà không thấy mẹ đâu, chỉ có cây vú sữa.

+ Sự việc 5: Cậu bé ăn trái vú sữa ngọt ngào nhớ đến tình yêu thương của mẹ + Sự việc 6: Xóm làng ai cũng thích cây trái vú sữa nên xin hạt về trồng và đặt là cây vú sữa.

3. Kết bài: Cảm nghĩ về truyện vừa kể: cảm thấy biết ơn và kính trọng mẹ nhiều hơn.

Viết bài:

Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi.

Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở

(17)

vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

“Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết: Kể lại một truyện cổ tích:

- Khi viết bài văn kể lại một truyện cổ tích cần lưu ý những nội dung sau + Người kể chuyện phải sử dụng ngôi kể thứ 3

+ Các sự việc được trình bày theo trình tự thời gian + Đảm bảo được đầy đủ các sự kiện có trong truyện + Bài văn cần đảm bảo đầy đủ ba phần

Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích A. Soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích ngắn gọn:

Câu hỏi (trang 57 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Trước khi nói em cần trả lời các câu hỏi:

- Bài nói nhằm mục đích gì?

- Người nghe có thể là ai?

Trả lời:

- Bài nói nhằm mục đích kể lại câu chuyện cho mọi người nghe.

- Người nghe có thể là bạn bè, thầy cô, cha mẹ, hay anh em trong gia đình.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Nói và nghe: Kể lại một truyện cổ tích:

Khi kể lại câu chuyện HS cần lưu ý những nội dung quan trọng sau:

Bước 1: Xác định đề tài, người nghe, mục đích, không gian và thời gian nói.

Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý.

Bước 3: Luyện tập và trình bày Bước 4: Trao đổi, đánh giá.

Ôn tập Câu 1 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

(18)

Tên

truyện Tóm tắt truyện Chủ đề truyện

Sọ Dừa Ngày xưa, có đôi vợ chồng già hiếm muộn, phải đi ở cho nhà phú ông. Một hôm bà vợ vào rừng hái củi, uống nước trong cái sọ dừa, về nhà có mang, ít lâu sau sinh ra một đứa bé kì dị, không chân không tay, tròn như một quả dừa. Thấy đứa bé biết nói, bà giữ lại nuôi và đặt luôn tên là Sọ Dừa. Thương mẹ vất vả, Sọ Dừa nhận chăn đàn bò nhà phú ông.

Cậu chăn bò rất giỏi. Ba cô con gái nhà phú ông thay nhau đưa cơm cho Sọ Dừa. Hai cô chị kênh kiệu thường hắt hủi, chỉ có cô út đối đãi với cậu tử tế và đem lòng thương yêu. Sọ Dừa nhờ mẹ đến nhà phú ông hỏi vợ. Phú ông thách cưới thật to nhưng thấy Sọ Dừa mang đủ đồ thách cưới đến, đành phải gả cô út cho chàng. Nhờ chăm chỉ đèn sách, Sọ Dừa thi đỗ trạng nguyên và được nhà vua cử đi, sứ nước ngoài. Trước khi đi, chàng đưa cho vợ một hòn đá lửa, một con dao và hai quả trứng gà để đề phòng tai hoạ. Nhờ thế mà vợ chàng đã thoát nạn và hai vợ chồng có cuộc sống hạnh phúc.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị

Em bé thông minh

Ngày xưa, có một ông vua sai viên quan đi dò la khắp nơi để tìm người tài giỏi.

Một hôm, trên đường đi, viên quan phát hiện ra tài năng của một em bé con nhà thường dân qua lời đối đáp nhanh nhạy, thông minh đã báo cho nhà vua.

Vua hay tin đã trực tiếp tạo ra những tình huống oái oăm để thử tài em. Lần thử thách cuối cùng, em bé đã đem trí

Truyện đề cao trí thông minh dân gian, phẩm chất trí tuệ của con người, cụ thể là người lao động nghèo. Đó là trí thông minh được đúc rút từ hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú.

(19)

thông minh của mình thắng điều kiện thách đố của sứ thần, giúp đất nước thoát khỏi cuộc chiến tranh. Sau đó, em được phong làm Trạng nguyên và giúp Vua trong việc triều chính.

Non-bu và Heng- bu

Ngày xưa, trong một gia đình có hai anh em. Người anh là Non-bu tham lam, xấu tính nên giành hết tài sản.

Người em là Heng-bu hiền lành, tốt bụng, chẳng nhận được tài sản gì nhưng vẫn siêng năng làm lụng, thường giúp đỡ những người nghèo khổ. Một năm, có đôi chim nhạn đến làm tổ trên mái nhà, người em đã đã cứu con chim nhạn khỏi hiểm nguy và đến mùa xuân, đôi chim nhạn quay trở về và nhả cho chàng một hạt bầu. Chàng trồng cây bầu và khi quả lớn, chàng bổ ra nhận được rất nhiều trân châu, hồng ngọc, tiền vàng, trở nên giàu có.

Người anh thấy vậy, cũng đã làm theo nhưng đã bẻ gãy chân một con chim nhạn non với hi vọng sẽ được trả ơn nhưng khi hạt bầu mà người anh trồng được ra quả thì khi bổ ra toàn là các tráng sĩ tây cầm gậy rồi yêu tinh xuất hiện, người anh trở thành kẻ ăn mày.

Người em thương xót đã đến đưa gia đình người anh về sống cùng với mình.

Thể hiện ước mơ của nhân dân về cuộc sống công bằng, ở hiền gặp lành, kẻ độc ác sẽ bị trừng trị

Câu 2 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Em thích nhất truyện cổ tích Em bé thông minh, vì truyện có các thử thách đặt ra với nhân vật rất hấp dẫn và thú vị, qua đó nhân vật bộc lộ được trí thông minh, cách xử lí tình huống rất khéo léo và bất ngờ, mang lại tiếng cười cho người đọc.

Câu 3 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

(20)

Trả lời:

Với hình thức viết cần phải chú ý:

- Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết hoặc nói cần tìm đọc truyện cổ tích. Trong truyện đó, chi tiết nào gây ấn tượng sâu sắc nhất, có nhân vật đáng nhớ nhất, có cốt truyện thú vị nhất?

- Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

- Bước 3: Khi viết cần thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.

Đối với hình thức nói, cần lưu ý:

- Bước 1: xác định đề tài, người nghe có thể là ai, mục đích, không gian và thời gian nói. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói, tăng hiệu quả giao tiếp.

- Bước 2: Tìm ý tưởng cho bài nói, có thể sử dụng thêm hình ảnh, tranh vẽ để bài nói được sinh động.

- Bứớc 3: Khi kể cần chú ý giọng điệu, phù hợp với nhân vật, sự việc khác nhau.

Kết hợp với cử chỉ, nét mặt, điệu bộ để nội dung được hấp dẫn hơn. Chú ý lựa chọn từ ngữ thích hợp với ngôi kể, tránh dùng ngôn ngữ viết

Câu 4 (trang 58 SGK Ngữ văn 6 tập 1):

Trả lời:

Truyện cổ tích là những giá trị văn hoá dân gian được truyền đời qua nhiều thế hệ, mỗi câu chuyện là những bài học đạo lí, những giá trị văn hoá dân tộc được cha ông ta lưu giữ và truyền lại. Vì vậy, qua những truyện cổ tích chúng ta sẽ thêm hiểu về văn hoá đất nước trong quá khứ.

.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

- Tác dụng: Điệp từ này có tác dụng tạo nhịp điệu cho văn bản, làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm và đã góp phần nhấn mạnh những nét đẹp đặc trưng của Bình Định và thể

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

Biên bản họp lớp (thống nhất kế hoạch làm tập san chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 đã đáp ứng được các yêu cầu cụ thể về quy cách: Có quốc hiệu và tiêu ngữ;

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn:

Từ bài viết trên, em rút ra được khi viết văn trình bày ý kiến về một hiện tượng đời sống phải đưa ra những ý kiến, lí lẽ hợp lí, bên cạnh đó là bằng chứng chứng minh

Chuyến đi về thăm quê tuần trước đã đem đến cho em thật nhiều kỉ niệm đẹp. Điều đó giúp em thêm yêu mến và tự hào về quê hương của mình.. Quê em là một thành phố ven

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

+ Bạn nêu ra vấn đề: Lên lớp 6 khó thể hiện bằng lời nên định thể hiện theo hướng khác. + Bạn nêu ra rất nhiều phương hướng và trực tiếp hỏi nên chọn cái gì. Bước 2: