• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 10: Mẹ thiên nhiên | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 10: Mẹ thiên nhiên | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
17
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 10: Mẹ thiên nhiên Tri thức ngữ văn trang 80, 81 Tri thức đọc hiểu

Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

Sa-pô là đoạn văn ngắn nằm ngay dưới nhan đề văn bản nhằm giới thiệu tóm tắt nội dung bài viết và tạo sự lôi cuốn đối với người đọc.

Nhan đề là tên của văn bản thể hiện nội dung chính của văn bản.

Đề mục là tên của một chương, mục, hoặc một phần của văn bản. Đề mục giúp cho bố cục văn bản mạch lạc và dễ tiếp nhận. Dưới mỗi đề mục là một hoặc một vài đoạn văn tạo thành bộ phận của toàn văn bản.

Thuyết minh thuật lại một sự kiện thuộc thể loại văn bản thông tin. Mục đích của kiểu văn bản này là giới thiệu, thuyết minh về sự kiện, giúp người đọc hình dung được quá trình diễn biến của sự kiện và các thông tin liên quan.

Đặc điểm nổi bật của kiểu bài này là:

- Trình bày các hoạt động theo trình tự thời gian.

- Kết hợp tường thuật với miêu tả, biểu cảm, kết hợp sử dụng phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

- Thông tin về sự kiện đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy.

Tri thức tiếng Việt Dấu chấm phẩy

Dấu chấm phẩy là dấu câu được dùng để:

- Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

- Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Ví dụ:

Nếu có thể làm một chuyến du lịch trở về thăm Trái Đất cách nay 140 triệu năm, bạn sẽ thấy vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm cua; chiêm ngưỡng cảnh tượng đa sắc của hoa, của những cánh bướm; nghe thấy tiếng vo ve của ong, tiếng hót du dương của chim; xửng sốt trước những con khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử khác.

Trong câu trên, tác giả đã liệt kê một chuỗi hình ảnh của Trái Đất cách nay 140 triệu năm và sử dụng hai dấu chấm phẩy để phân định ranh giới giữa các hình ảnh.

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là các hình ảnh, sơ đồ, số liệu,... được sử dụng trong văn bản. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng nhằm mục đích bổ sung thông tin để làm rõ và tăng tính thuyết phục cho nội dung văn bản, giúp người đọc tiếp nhận thông tin một cách trực quan và dễ dàng hơn.

Ví dụ: những hình ảnh trong văn bản Lễ cúng Thấn Lúa của người Chơ-ro giúp người đọc hình dung rõ hơn về nghi thức và hoạt động trong buổi lễ này.

(2)

Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro A. Soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ-ro ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu 1 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Cây lúa có vai trò vô cùng quan trọng đối với đời sống của người Việt Nam. Xét về vật chất, lúa gạo là lương thực quan trọng nhất, không thể thiếu cho cuộc sống hàng ngày. Xét về tinh thần, cây lúa là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, cho ta những món ăn thơm ngon, tạo nên nền ẩm thực phong phú giúp đời sống tinh thần người Việt phong phú hơn.

Câu 2 (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Lễ xuống đồng là nghi thức bộc lộ trực tiếp, rõ nhất trong lễ nghi nông nghiệp và cũng lại rất thực tiễn, tập trung vào một người là “Mẹ lúa”. Ở làng Cổ Tích (xã Hy Cương, thành phố Việt Trì), Lễ hạ điền được tổ chức vào ngày 25 tháng 5 âm lịch.

Lễ vật gồm ván xôi gà và ba bó mạ. Ông chúa đồng là người được dân làng chọn cử, chít khăn đỏ, áo đỏ xuống đồng cấy lúa. Khi Chúa đồng cấy xong, dân làng lấy bùn nhão tung vào Chúa đồng làm cho Chúa đồng ướt hết, với ý nghĩa cầu mong mưa thuận gió hòa. Như vậy, ở lễ xuống đồng này người ta thực hiện luôn cả tục cầu nước.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 82 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Vật liệu: cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa.

- Hình thù: gọn của cây nêu có hình bông lúa lớn, phía trên gắn chùm lửa nhiều hạt và bốn tia toả ra bốn hướng: hai tia gắn lông chim chèo bẻo (biểu tượng cho sự mạnh mẽ, khôn ngoan), hai ta gắn lông gà (biểu tượng cho sự sung túc của gia chủ).

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin là văn bản này thuật lại đầy đủ những thông tin, sự kiện của lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro :

+ Giới thiệu thời gian, địa điểm lễ hội.

+ Những chi tiết, sự vật xuất hiện trong lễ hội.

+ Diễn biến và kết thúc lễ hội.

+ Vai trò, ý nghĩa của lễ hội trong cuộc sống.

(3)

- Theo em, văn bản này được viết nhằm mục đích cung cấp thông tin cho người đọc, để người đọc có thêm hiểu biết về văn hóa, phong tục của vùng miền địa phương.

Câu 2 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro gồm những hoạt động : + Làm cây nêu.

+ Phụ nữ đi rước hồn lúa.

+ Già làng hoặc chủ nhà đọc lời khấn.

+ Khi cúng xong, mọi người lên nhà sàn dự tiệc.

- Các hoạt động ấy được liệt kê theo trình tự thời gian diễn ra buổi lễ.

Câu 3 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Câu tường thuật sự kiện:

+ Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

+ Mở đầu buổi tiệc, theo truyền thống mẫu hệ, người phụ nữ lớn tuổi nhất trong gia đình sẽ uống li rượu đầu tiên, sau đó mới mời khách theo thứ bậc tuổi tác.

- Câu miêu tả sự kiện: Trong thời gian dự tiệc, mọi người vừa ăn uống vui vẻ, vừa nhảy múa, ca hát trong âm thanh trầm bổng, dặt dìu của dàn cồng chiêng và nhiều nhạc cụ dân tộc khác như đàn tre, kèn môi, kèn lúa,...

- Câu thể hiện cảm xúc của người viết: Thật tưng bừng, náo nhiệt!

Câu 4 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Văn bản Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện. Vì văn bản này là văn bản trình bày, cung cấp thông tin, giải thích về sự vật, hiện tượng xoay quanh lễ hội cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.

Câu 5 (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Đây là câu hỏi mở, các em trả lời theo quan điểm của bản thân. Tham khảo câu trả lời dưới đây :

Văn bản giúp em hiểu rằng thiên nhiên và con người có mối quan hệ gắn bó, khăng khít. Thiên nhiên cung cấp những giá trị vật chất, tinh thần để giúp đời sống con người đầy đủ hơn. Ngược lại, con người biết ơn, chăm sóc thiên nhiên thì sẽ nhận được những giá trị tốt đẹp mà thiên nhiên đem lại.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Lễ cúng thần lúa của người Chơ- ro:

I. Tác giả

1. Tác giả: Văn Quang, Văn Tuyên.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: In trên báo ảnh Dân tộc và miền núi, 2007.

(4)

- Thể loại: Văn bản thông tin.

3. Tóm tắt

Lễ cúng Thần Lúa là lễ hội truyền thống của người Chơ-ro được tổ chức định kì hằng năm sau khi thu hoạch lúa. Lễ cúng bắt đầu bằng việc làm cây nêu. Cây nêu làm từ cây vàng nghệ, thân buộc lá dứa, phía trên gắn chùm lúa nhiều hạt, gắn ông chim chèo bẻo, gắn lông gà. Buổi sáng, những người phụ nữ đi rước hồn lúa. Buổi trưa, lễ cúng bắt đầu khi lễ vật được chuẩn bị đầy đủ. Già làng hoặc chủ nhà đảm trách việc đọc lời khẩn trình bày tấm lòng thành phù hộ mọi thứ tốt lành. Trong suốt quá trình làm lễ đều có nhạc đệm của dàn công chiêng. Khi cúng xong, mọi người trở lên nhà sàn chính để dự tiệc.

Trái Đất - Mẹ của muôn loài A. Soạn bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Trả lời:

- Thiên nhiên xung quanh em rất phong phú và đa dạng. Nhưng hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng do hiệu ứng nhà kính và con người.

- Trái Đất được mệnh danh là hành tinh xanh bởi được chủ yếu bao đọc bởi rừng, cây xanh hay nói cách khác chính là thiên nhiên chiếm hơn nửa trái đất của chúng ta.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu hỏi (trang 84 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(5)

Cụm từ “hành tinh xanh” thể hiện thái độ, tình cảm trân trọng, tự hào của tác giả khi nói về Trái Đất.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 85 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trong đoạn 1, những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú?

Trả lời:

Những chi tiết nào cho biết Trái Đất là hành tinh có sự sống đa dạng và phong phú:

+ Những hoạt động địa chất đánh thức và nuôi dưỡng sự sống + Các sinh vật có thể sông sót và phát triển, tiến hóa

+ Có 3/4 bề mặt là nước.

+ Là nơi trú ngụ duy nhất của sự sống có ý thức – con người.

Câu 2 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Mốc thời gian Các chi tiết

Cách nay 140 triệu năm - Có vô số các loài tảo, bọt biển, rêu, nấm, sâu, bọ, tôm, cua, nhìn hoa bướm, nghe thấy tiếng chim, ong hay các loài khủng long khổng lồ và các loài thằn lằn tiền sử.

Cách nay khoảng 6 triệu năm - Tiền nhân của loài người xuất hiện.

Cách nay khoảng 30 000 đến 40 000 năm

- Người tinh khôn đầu tiên xuất hiện.

Câu 3 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Cách trình bày chữ viết trong nhan đề, sapo và các đề mục được in đậm, đánh dấu và gạch ngang chú thích.

- Cách trình bày này có tác dụng giúp người đọc hiểu dễ dàng hơn theo từng phần, logic hợp lí, chặt chẽ, tạo ấn tượng cho người đọc.

Câu 4 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Các hình ảnh, số liệu có trong bài giúp làm sáng tỏ đối tượng và nội dung hiện lên đầy đủ, thuyết phục hơn.

Câu 5 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Nội dung chính :

- Đoạn 1 : Trình bày sự sống đa dạng, phong phú trên Trái Đất.

- Đoạn 2 : Trình bày tiến trình hình thành và phát triển của Trái Đất.

Câu 6 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời :

(6)

Mẹ nuôi dưỡng muôn loài là cái tên hay nhất để gọi thiên nhiên bởi vì tất cả muôn loài kể cả con người đều được thiên nhiên nuôi dưỡng trong hàng triệu năm để có được như bây giờ.

Câu 7 (trang 86 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Để giữ cho Trái Đất mãi là "hành tinh xanh", chúng ta cần có những biện pháp thiết thực :

+ Bảo vệ môi trường + Giảm rác thải

+ Không chặt phá rừng làm xói mòn đất đá + Bảo vệ động, thực vật hoang dã

+ Tuyên truyền, bảo vệ môi trường…

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Trái Đất - Mẹ của muôn loài:

1. Tác giả: Trịnh Xuân Thuận.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Trích Nguồn gốc - nỗi hoài niệm về những thuở ban đầu, 2006.

- Thể loại: Văn bản thông tin.

Hai cây phong A. Soạn bài Hai cây phong ngắn gọn :

Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Những chi tiết cho thấy hai cây phong “có tiếng nói riêng và hẳn phải có một tâm hồn riêng”:

- Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát

- Có khi lại nghe như một tiếng thì thầm thiết tha nồng thắn truyền qua lá cành như một đốm lửa vô hình

- Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp là cảnh lại cất tiếng thở dài một lượt như thương tiếc người nào.

- Có khi nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực khi mưa bão ùa về.

=> Hai cây phong với nhiều cung bậc, trạng thái, được tác giả miêu tả đặc sắc, nhân hóa lên như con người có đầy đủ hơi thở, linh hồn.

Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Hai cây phong không chỉ được nhân vật “tôi” cảm nhận bằng thị giác, thính giác, mà còn bằng cả tâm hồn. Em có đồng tình với ý kiến này. Vì có những chi tiết cây phong hiện lên đặc sắc, có suy nghĩ, tình cảm, hành động. Nhân vật “tôi” phải yêu mến hai cây phong lắm mới có thể cảm nhận được những điều sâu thẳm này.

(7)

Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Hai cây phong có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc sống của nhân vật “tôi”:

- Thuở nhỏ, hai cây phong còn là nơi hội tụ của lũ trẻ và nhân vật “tôi”. Dưới gốc cây chúng vui vẻ đùa giỡn, còn trên cao tít cây phong lại mở ra trước mắt chúng một thế giới lung linh huyền ảo như thế giới cổ tích với dải thảo nguyên hoang vu như mất hút trong làn sương mờ đục, những dòng sông lấp lánh tận chân trời như những sợi chỉ bạc mỏng mảnh.

- Khi lớn lên, hai cây phong trở thành người bạn tâm giao, tri âm, tri kỉ của họa sĩ:

“Rồi sau đó cứ đứng dưới gốc cây để nghe mãi tiếng lá reo cho đến khi say sưa ngây ngất”. Như vậy cây phong là tín hiệu để mỗi đứa con khi về làng định hướng.

Câu 4 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

Theo em, thiên nhiên có vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta cả về vật chất lẫn tinh thần. Thiên nhiên đem lại cho chúng ta sự sống, nguồn lương thực. Thiên nhiên còn giúp ta chống lại những thiên tai, hiểm họa. Thiên nhiên còn làm cho đời sống của mỗi người trở nên trong mát, phong phú hơn.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Hai cây phong:

I. Tác giả:

1. Tiểu sử

- Ai-ma-tốp (1928 – 2008) là nhà văn Cư-rơ-gư-xtan, một nước cộng hoà ờ vùng Trung Á, thuộc Liên Xô trước đây.

- Hoạt động văn học của Ai-ma-tốp bắt đầu từ năm 1952, khi ông là sinh viên Trường Đại học Nông nghiệp Cư-rơ-gư-xtan. Từ năm 1956 đến năm 1958 ông học Trường viết văn M. Goóc-ki ở Mát-xcơ-va. Sau khi tốt nghiệp (1959), Ai-ma-tốp làm phóng viên báo Sự thật thường trú tại Cư-rơ-gư-xtan.

- Tác phẩm đầu tiên khiến Ai-ma-tốp nổi tiếng là tập truyện Núi đồi và thảo nguyên (được tặng giải thưởng Lê-nin về văn học năm 1963).

(8)

2. Sự nghiệp văn học

- Đề tài chủ yếu trong các truyện ngắn của Ai-ma-tốp là cuộc sống khắc nghiệt nhưng cũng đầy chất lãng mạn của người dân vùng đồi núi Cư-rơ-gư-xtan, tình yêu, tình bạn, tinh thần dũng cảm vượt qua những thử thách hi sinh thời chiến tranh, thái độ tích cực đấu tranh của tầng lớp thanh niên, trước hết là nữ thanh niên để thoát khỏi sự ràng buộc của những tập tục lạc hậu.

- Nhiều tác phẩm của ông từ lâu đã rất quen thuộc với bạn đọc Việt Nam như Cây phong non trùm khăn đỏ, Người thầy đầu tiên, Con tàu trắng...

- Các tác phẩm chủ yếu tiếp theo là: Cánh đồng mẹ (1963), Vĩnh biệt Gun-xa- rư (1967), Con tàu trắng (1970).

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

- Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1 (từ đầu…gương thần xanh): hai cây phong trong cảm nhận của nhân vật

“tôi”.

- Phần 2 (còn lại): kí ức tuổi thơ về hai cây phong.

3. Tóm tắt:

Làng Ku-ku-rêu nằm ven chân núi. Phía trên làng, giữa một ngọn đồi, từ lâu hai cây phong to lớn. Hai cây phong hùng vĩ như những ngọn hải đăng trên núi, như biểu tượng của tiếng nói riêng, như tâm hồn riêng của làng. Vào năm học cuối, bọn trẻ chạy ào lên đấy phá tổ chim, leo lên hai cây phong cao vút để thấy hiện ra trước mắt chúng biết bao vùng đất chưa từng biết và những con sông chưa từng nghe.

Thuở ấy, nhân vật "tôi" chỉ cảm nhận sự gắn bó tuổi thơ mình với hai cây phong được gọi là "Trường Đuy-sen"

(9)

4. Giá trị nội dung

- Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy - người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình.

5. Giá trị nghệ thuật

- Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo.

- Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc.

- Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản.

Thực hành tiếng Việt trang 88 Câu 1 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

- Dấu chấm phẩy trong đoạn được in đậm:

Năm 1972, Đại hội đồng Liên hiệp quốc quyết định chọn ngày 5 tháng 6 hằng năm là Ngày Môi trường thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là giúp mọi người nhận ra tầm quan trọng của môi trường và khuyên khích các hành động bảo vệ môi trường. Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

(10)

(Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ, nhóm biên soạn tổng hợp từ báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường)

- Tác dụng của dấu chấm phẩy là ngắt quãng các hoạt động bảo vệ môi trường được người viết đưa ra và các bộ phận trong câu này có cấu tạo khá phức tạp.

Câu 2 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Không nên thay dấu phẩy trong đoạn văn trên bằng dấu chấm phẩy vì dấu chấm phẩy chỉ nên dùng để ngăn cách những khoảng dừng lớn, trong câu có cấu tạo phức tạp.

Ví dụ:

Theo dõi câu cuối trong đoạn trích bài tập 1: Trong ngày này, rất nhiều hoạt động diễn ra: kí kết các hiệp ước về bảo vệ môi trường; diễu hành kêu gọi bảo vệ môi trường; trồng cây xanh; triển lãm tranh, ảnh về môi trường; thi tìm hiểu về môi trường; khuyến khích tải chế rác thải.

=> Trong ví dụ trên, dấu chấm phẩy được dùng để ngăn cách các khoảng dừng lớn bảo trùm khoảng dừng nhỏ (tranh, ảnh). Còn trong đoạn trích ở bài tập 2, không có khoảng dừng nào nhỏ hơn, câu này cấu tạo đơn giản nên không cần thiết dùng dấu chấm phẩy.

Câu 3 (trang 88 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a. Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được sử dụng là: hình ảnh, số liệu

b. - Các hình ảnh được dùng trong Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro có tác dụng minh hoạ cho nghi thức cúng Thần Lúa của họ.

Viết ngắn: Viết đoạn văn (khoảng 150 – 200 chữ) giới thiệu một cảnh thiên nhiên mà em thích, trong đó sử dụng dấu chấm phẩy.

Bài mẫu tham khảo

Trong tất cả các cảnh sắc và khung cảnh thiên nhiên, em thích nhất là cảnh biển.

Mỗi lần được đi biển, em sẽ được ngắm vô vàn những cảnh sắc và khung cảnh tươi đẹp: bãi cát trắng vàng giòn được ánh nắng chiếu rọi; nước biển trong xanh quanh năm mát rượi; những dãy núi phía xa xa tít tắp; những rặng dừa, hàng phi lao rì rào thầm thì cùng sóng biển; những đoàn thuyền đi đánh cá trở về và khung cảnh rộn rã đông vui. Cảnh biển lúc bình minh luôn mang đến cho em cảm giác tươi mới và tràn trề sức sống. Nơi ánh nắng bình minh dịu nhẹ chiếu xuông mặt biển, mặt biển trong xanh, từng đàn hải âu bay lượn và ngư dân đánh cá trở về. Bầu trời lúc nào cũng trong xanh, cao vời vợi và không gian thì dài rộng vô tận không có điểm dừng.

Hoàng hôn, biển nhuộm màu vàng huy hoàng và rực rỡ. Và đến chiều tối thì biển chỉ còn lại là màu đen. Thi thoảng ở phía xa, có những chấm đèn của những con tàu ra khơi, ngày một nhỏ dần và biến mất. Mẹ Biển đã ưu đãi cho con người biết bao nguồn hải sản và tài nguyên thiên nhiên. Tóm lại, cảnh biển là cảnh mà em yêu thích nhất vì nó thực sự đẹp và mang đến cho em cảm giác bình yên, hạnh phúc.

(11)

Chú thích:

- Dấu chấm phẩy được in đậm.

Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

A. Soạn bài Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ ngắn gọn : Đề bài

Câu hỏi (trang 91 SGK Ngữ văn 6 tập 1) Trả lời:

- Sapo: dẫn dắt người đọc đến với ngày môi tường thế giới như lời cảnh tỉnh cho chúng ta.

- Đề mục: các đề mục được chia rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu cho người đọc trong đoạn đó nói về cái gì.

- Hình ảnh: người viết sử dụng hình ảnh khí thải tuôn ra từ một nhà máy thép để cho người đọc thấy được con người đang đối xử tàn nhẫn với thiên nhiên như thế nào và mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của nó.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ:

1. Tác giả: Nhóm biên soạn.

2. Tác phẩm

- Xuất xứ: Tổng hợp từ Báo Tuổi trẻ, Nhân dân, trang web của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Thể loại: Văn bản thông tin.

Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

A. Soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện của tuổi trẻ ngắn gọn:

Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản: Thuyết minh thuật lại sự kiện Hội khỏe Phù Đổng của trường em.

Mở bài: “Sáng nay,... của trường” Giới thiệu sự kiện, thời gian, địa điểm.

Thân bài: Người viết thuật lại sự kiện “Sân trường...cầu mây…” (Sử dụng các cụm từ chỉ thời điểm, thời gian gắn với diễn biến của sự kiện + Cung cấp số liệu cụ thể chính xác về sự kiện).

- Khung cảnh, cách bài trí nơi diễn ra sự kiện “Sân trường… làng Phủ Đổng.”.

- Diễn biến theo trình tự thời gian và các thông tin về sự kiện “Buổi lễ bắt đầu lúc 8 giờ sáng… cầu mây,...”.

Kết bài: Người viết phát biểu cảm nhận, đánh giá về sự kiện “Lễ khai mạc… trong tâm trí em.”.

Từ bài viết trên, em hãy xác định các đặc điểm của loại văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện bằng cách trả lời các câu hỏi sau:

(12)

1. Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu như thế nào trong bài viết?

Các thông tin về tên sự kiện, thời gian và địa điểm được giới thiệu rõ ràng và cụ thể ngay trong phần mở bài.

2. Người viết đã thuật lại những hoạt động nào của sự kiện? Nhận xét về cách sắp xếp các hoạt động.

Người viết đã thuật lại những hoạt động của sự kiện theo trình tự thời gian:

- Nghi thức và khai mạc.

- Cuộc diễu hành.

- Chương trình đồng diễn thể dục.

- Thi đấu.

3. Khi thuật lại sự kiện, người viết đã đưa ra những thông tin cụ thể nào?

Khi thuật lại sự việc người viết đã đưa ra các thông tin cụ thể về thời gian, thời điểm gắn với diễn biến của sự kiện, cung cấp số liệu chính xác về sự kiện.

4. Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét , đánh giá gì về sự kiện?

Người viết nêu cảm nhận hoặc nhận xét , đánh giá về sự kiện thật vui vẻ, tưng bừng, có lẽ mãi in đậm sâu trong tâm trí.

Đề bài: Viết bài văn khoảng 400 chữ thuyết minh lại một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.

Hướng dẫn quy trình viết

Để có được bài viết tốt, em cần thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Chuẩn bị trước khi viết.

Xác định đề tài.

Em có thể chọn sự kiện để thuật lại dựa vào gợi ý sau:

- Sự kiện mà em đã tham gia hoặc chứng kiến.

- Sự kiện mà em yêu thích, có hứng thú để thuật lại.

- Sự kiện thuận lợi cho em trong việc quan sát thực tế, tìm kiếm tư liệu, thông tin để chuẩn bị cho bài viết.

Ví dụ: Lễ khai giảng bài giảng năm học, lễ chào cờ và sinh hoạt đầu tuần, Hội khỏe Phù Đổng tổ chức hàng năm ở trường hoặc ở địa phương em, đêm hội Trăng rằm tổ chức cho thiếu nhi ở trường hoặc thôn xóm khu phố.

Thu thập tư liệu.

Tư liệu liên quan đến sự kiện mà em cần thuyết minh có thể thu thập từ những nguồn khác nhau:

- Những hồi tưởng và ghi chép về một số hoạt động chính trong sự kiện mà em đã tham dự, chứng kiến.

- Những bài báo, hồi ký, trang web viết về sự kiện mà em muốn thuật lại. Em có thể thống kê các dữ liệu tìm được dựa trên bảng sau:

(13)

liệu

Tác giả/

Nguồn

Thông tin có thể sử dụng

Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý.

Tìm ý.

Để hình thành ý tưởng, tìm ý cho bài viết, em hãy ghi lại những gì xảy ra trong đầu dựa vào sơ đồ sau:

Thời gian, địa điểm. Những hoạt động chính.

Các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ có thể sử dụng.

Cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện.

Lập dàn ý.

Tiếp theo, theo em hãy xác định các hoạt động chính và sắp xếp Chúng theo một trình tự hợp lý, bằng cách:

- Tìm các tấm ảnh liên quan đến cảnh sinh hoạt có thể đã được em lưu giữ để đưa vào bài viết.

- Xác định một số định hướng cho bài viết như: bắt đầu thuật lại từ đâu, hoạt động nào trước, hoạt động nào sau, kết thúc ở đâu; câu kết hợp thuật với miêu tả, biểu cảm mức độ nào nào; hình ảnh, hoạt động nào trong lễ, hội là điểm nhấn;...

- Hình dung về mạch gắn kết giữa mở bài, kết bài và thân bài (cần đặc biệt lưu ý đến việc làm thế nào để giúp người đọc hình dung rõ về sự kiện) và lập dàn ý cho bài viết theo một trình tự logic dưới dạng đề cương hoặc sơ đồ.

Dàn ý của bài văn thuật lại một sự kiện gồm 3 phần như sau:

Mở bài: Giới thiệu sự kiện được thuật lại (sự kiện gì, diễn ra ở đâu, vào thời điểm nào,...).

Thân bài:

Lần lượt thuật lại các hoạt động trong sự kiện theo diễn biến thời gian. Người viết cần: (1) Tập trung vào một vài điểm nhấn của sự kiện (ví dụ: sự kiện, hình ảnh, nhân vật nổi bật,...; (2) Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy; (3) Sử dụng hình ảnh minh họa nếu có điều kiện.

Diễn biến của các hoạt động được sắp xếp ở phần thân bài tùy thuộc vào đặc điểm thời gian, không gian, quy mô của sự kiện. Các ý trong phần thân bài có thể được sắp xếp theo trình tự sau:

- Quang cảnh, không khí nơi sự kiện diễn ra.

- Sự việc. hoạt động mở đầu.

- Các sự việc, hoạt động tiếp theo.

- Sự việc, hoạt động cuối cùng.

(14)

Kết bài: Hãy đưa ra lời nhận xét, đánh giá hoặc nêu cảm nhận chung về sự kiện.

Bước 3: Viết bài.

Dựa vào dàn ý, em hãy viết thành một bài văn hoàn chỉnh. Khi viết, cần đảm bảo yêu cầu của kiểu bài thuyết minh về một sự kiện.

Bài viết tham khảo

Từ nhỏ, em đã từng được tham gia rất nhiều lễ hội thú vị và ấn tượng. Nhưng lễ hội khiến em thích thú nhất chính là lễ hội Cầu ngư.

Lễ hội Cầu ngư được chuẩn bị hết sức cầu kì và cẩn thận, thể hiện sự thành kính và quan tâm của người dân nơi đây. Vào ngày tổ chức lễ hội, có rất đông người dân và khách du lịch đến xem và tham gia. Lễ hội Cầu ngư bắt đầu diễn ra từ lúc sáng sớm, với nghi thức Nghinh Ông. Hoạt động chính của nghi thức này, chính là việc rước kiệu Ông Nam Hải ra biển để lên thuyền rồng ra khơi. Những người được chọn để khiêng kiệu được tuyển chọn kĩ lưỡng, đều phải là thanh niên khỏe mạnh.

Dọc đường kiệu di chuyển, người dân đứng thành hàng, dâng lễ vật và hương khói nghi ngút. Ra đến bờ biển, sẽ có sẵn mười lăm chiếc ghe xếp thành hình chữ V hướng ra biển, đầu mỗi ghe chuẩn bị lễ vật tươm tất. Đoàn ghe sẽ đi về phía Lăng Ông, trước cửa lăng có đoàn múa lân rất rộn ràng để đón chào.

Ngoài ra, lễ hội Cầu Ngư còn có hoạt động được rất nhiều người thích thú, đó chính là lễ sắc phong. Lễ gồm có hai đám rước, một đám đi từ phía Bắc, một đám đi từ phía Nam, cùng di chuyển về phía Lăng Ông. Dẫn đầu đoàn là đội múa lân, sư, rồng với âm thanh rộn ràng, điệu nhảy đẹp mắt. Phía sau, là những mô hình thuyền lớn, được trang trí bắt mắt, cầu kì. Thuyền có chở vài người ngư dân làm động tác mô phỏng cách chèo thuyền. Đặc biệt, mô hình chiếc thuyền đấy, được di chuyển nhờ khoảng hơn hai mươi thanh niên trai tráng vác ở phía dưới. Thật là tuyệt vời.

Đến với lễ hội Cầu ngư, em được chiêm ngưỡng những hoạt động ý nghĩa, được tham gia vào dòng người nô nức xem hội. Em mong rằng, những ngày hội như thế này sẽ được bảo tồn và duy trì mãi về sau.

Bước 4: Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm.

Xem lại và chỉnh sửa.

Sau khi viết xong bản thảo, em hãy tự kiểm tra, điều chỉnh những chi tiết liên quan đến nội dung và cấu trúc của bài viết dựa vào những gợi ý trong bảng sau:

Các phần của

bài viết Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa

đạt Mở bài Giới thiệu rõ ràng về đề tài, không gian, thời

gian diễn ra lễ hội.

(15)

Thân bài

Tái hiện được khung cảnh, không khí chung từ cái nhìn bao quát về nơi diễn ra lễ hội.

Thuật lại các hoạt động theo diễn tiến thời gian của lễ hội.

Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy.

Sử dụng các từ ngữ chỉ thời gian địa điểm phù hợp.

Kết bài Nêu ra được nhận xét, đánh giá, cảm nhận của

người viết về sự kiện.

Rút kinh nghiệm.

Trước tiên, em tự đánh giá lại bài làm của mình và trả lời câu hỏi: Việc viết bài văn này đã giúp em có thêm kinh nghiệm gì trong các bước thực hành viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện. Sau đó, lắng nghe nhận xét, góp ý của mọi người, suy nghĩ về cách hoàn thiện bài đã viết, rút kinh nghiệm cho bài viết sau.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện:

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe lắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.

Yêu cầu đối với kiểu bài

- Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.

- Thật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lý.

- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.

- Đưa ra được nhận xét, đánh giá hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

- Bài văn đảm bảo bố cục:

+ Mở bài: Giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại.

+ Thân bài: Thuyết minh thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lý.

+ Kết bài: Phát biểu cảm nhận và đánh giá về sự kiện.

Tóm tắt nội dung trình bày của người khác trang 96 A. Soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác ngắn gọn:

Thực hành

Nhân dịp tìm hiểu chủ đề Ngày Môi trường thế giới, lớp em tổ chức thuyết trình về chủ đề Điều kì diệu của thế giới tự nhiên. Hãy lắng nghe phần trình bày của các bạn và tóm tắt lại các nội dung trình bày theo các bước đã học trong bài Điểm tựa tinh thần.

Trong vai trò người nói:

(16)

Bước 1: Phác thảo những nội dung định nói dưới dạng những gạch đầu dòng.

Bước 2: Trình bày ngắn gọn những nội dung đó.

Trong vai trò người nghe:

Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

- Đọc lại phần ghi tóm tắt và chỉnh sửa các sai sót (nếu có).

- Xác định với người nói về nội dung em vừa tóm tắt. Trao đổi lại những ý kiến em chưa hiểu rõ hoặc có quan điểm khác.

Gợi ý

- Trong vai trò người nói.

+ Đề xuất ý tưởng thiết kết làm báo tường khổ A0.

+ Đề xuất ý kiến nội dung nên phong phú như có bài nhạc viết tay chủ điểm môi trường,....

+ Đề xuất ý kiến hình ảnh có thể dùng ảnh chụp thực tế xung quanh tạo tính thân cận, chân thực.

+ Đề xuất lớp có thể chuẩn bị tiết mục văn nghệ.

- Trong vai trò người nghe.

+ Thiết kế có thể thiết kế độc đáo hơn như quả cầu Trái Đất chia 2 nửa: ô nhiễm và không ô nhiễm.

+ Nội dung cần phong phú hơn như thêm các bài nhạc, clip thực tế, vlog,...

+ Hình ảnh cần mang tính chân thực, gần gũi.

+ Tiết mục văn nghệ đa dạng, có tầm ảnh hưởng nhận thức: có thể đóng kịch về chủ đề môi trường.

(17)

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Tóm tắt nội dung trình bày của người khác

Bước 1: Lắng nghe và ghi tóm tắt.

- Lắng nghe nội dung trình bày: cần nghe hết câu, hết ý để hiểu rõ điều người trình bày muốn nói.

- Ghi chép tóm tắt nội dung trình bày:

+ Căn cứ trên thực tế ý kiến của người phát biểu để ghi tóm tắt.

+ Tóm lược các ý chính dưới dạng từ, cụm từ.

- Dùng các kí hiệu như các số thứ tự, gạch đầu dòng,... để thể hiện tính hệ thống của các ý kiến.

Bước 2: Đọc lại và chỉnh sửa.

Ôn tập trang 96 Câu 1 (trang 96 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Văn bản Nội dung chính

Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro

- Lễ cúng Thần Lúa thể hiện mối giao hòa, gắn bó giữa người Chơ-ro với thiên nhiên

Trái Đất - mẹ của muôn loài - Trái Đất là một hàng tinh xanh được mẹ thiên nhiên kiến tạo và nuôi dưỡng trong hàng triệu năm, tạo ra muôn loài sinh vật kể cả con người chúng ta.

Câu 2 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 6:

Trả lời:

- Khi viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện cần lưu ý những điều về:

+ Thời gian địa điểm, những hoạt động chính, cảm nhận, nhận xét, đánh giá về sự kiện, có thể sử dụng đan xen với đó là phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

Câu 3 trang 96 sgk Tiếng Việt lớp 6:

Trả lời:

- Giữ gìn những báu vật mà mẹ thiên nhiên ban tặng có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhân loại, đó là cuộc sống của chúng ta, môi trường sống của con người sẽ bị hủy hoại nếu chúng ta không giữ gìn và bảo vệ nó.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Bài văn kể lại sự việc kể lại sự việc có thật liên quan đến nhân vật hoặc sự kiện lịch sử là kiểu văn bản thuật lại nhằm giúp người đọc hiểu về một sự việc, qua

Thông tin chính thường được triển khai qua các đề mục hoặc các phần, các đoạn trong văn bản bao gồm cả chi tiết biểu đạt ngôn ngữ lẫn phi ngôn ngữ.. Khái niệm chi

Thế nhưng chúng tôi cũng khá là lo lắng khi thường thì cô giáo chủ nhiệm sẽ nhân những giờ ra chơi để nói về công việc học tập của lớp nhưng cô thì lại không nói gì

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.. + Kết đoạn:

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Em hãy điền vào hai bảng sau những chi tiết trong truyện Bánh chưng, bánh giầy thể hiện đặc điểm cốt truyện, nhân vật

- Bước 3: Khi viết cần thể hiện được các đặc điểm của kiểu bài kể lại một truyện cổ tích.. Từ đó sẽ định hướng được nội dung bài nói,

- Hiểu được sự vất vả của mẹ, Lam Anh luôn cố gắng học tập thật tốt, đạt học bổng để giúp mẹ giảm bớt gánh nặng.. Bên cạnh đó Lam Anh còn làm những con búp bê bằng

- Dấu hiệu giúp em nhận biết Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là một văn bản thông tin là văn bản này thuật lại đầy đủ những thông tin, sự kiện của lễ cúng Thần