• Không có kết quả nào được tìm thấy

TUẦN 33, 34

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "TUẦN 33, 34"

Copied!
7
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

TUẦN 33, 34

Tiết PPCT: 132-133

VIẾT

VIẾT VĂN BẢN THUYẾT MINH LẠI MỘT SỰ KIỆN I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Kiểu bài thuyết minh thuật lại một sự kiện: định nghĩa và yêu cầu đối với kiểu bài - Cách kể lại một trải nghiệm mà bản thân từng trải qua

2. Năng lực

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

3. Phẩm chất:

- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.

I. Tìm hiểu khái niệm và các yêu cầu đối với bài văn thuyết minh lại một sự kiện

1. Khái niệm

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong thực tế nhằm giúp người đọc, người nghe nắm được diễn biến của sự kiện và những thông tin liên quan đến sự kiện ấy.

2. Yêu cầu

- Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.

- Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.

- Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

- Bài văn đảm bảo bố cục:

+ Mở bài: giới thiệu sự kiện cần thuyết minh thuật lại.

(2)

+ Thân bài: thuyết minh, thuật lại sự kiện theo một trình tự hợp lí.

+ Kết bài: bài phát biểu cảm nhận hoặc đánh giá về sự kiện.

II. Phân tích ví dụ

- Tên sự kiện: Hội khỏe Phù Đổng của trường em - Thời gian, địa điểm được nêu cụ thể trong bài viết.

- Các hoạt động của sự kiện được trình bày theo thứ tự thời gian: phần nghi thức, lời khai mạc, lễ rước đuốc.

- Khi thuật lại sự kiện, tác giả đã nêu lên các thông tin cụ thể thời gian, địa điểm gắn với diễn biến sự kiện, cng cấp số liệu cụ thể chính xác.

- Người viết nêu cảm nhận, đánh giá về sự kiện qua các cụm từ: Lễ hội… thật vui vẻ, tưng bừng, mãi in sâu trong tâm trí em.

III. Thực hành Đề

bài: Viết đoạn văn khoảng 400 chữ, thuật lại một sự kiện mà em từng tham dự hoặc chứng kiến.

1. Chuẩn bị trước khi viết

- Xác định thời gian, địa điểm, xác định đề tài, mục đích - Thu thập tư liệu.

2. Tìm ý, lập dàn ý theo phiếu học tập a. Tìm ý

b. Lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu thời gian, không gian, cảm xúc chung.

- Thân bài:

+ Quang cảnh, không khí chung, nơi sự kiện diễn ra…..

+ Sự việc, hoạt động mở đầu………….

Sự việc tiếp theo ………..

Sự việc, hoạt động cuối cùng…………

- Kết bài: Nhận xét đánh giá về sự kiện, nêu cảm xúc và suy nghĩ mà sự kiện mang

(3)

lại.

3. Viết bài

4. Xem lại và chỉnh sửa, rút kinh nghiệm.

Tiết PPCT: 134

NÓI VÀ NGHE

TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY CỦA NGƯỜI KHÁC

1. Chuẩn bị bài nói

- Chủ đề: Điều kì diệu của thế giới tự nhiên

- Mục đích của việc lắng nghe và ghi chép: định hướng nội dung tóm tắt, tăng hiệu quả giao tiếp

2. Trình bày

- Học sinh trình bày

3. Trao đổi về phần tóm tắt

Tiết PPCT: 135

ÔN TẬP I. Ôn tập văn bản

Nội dung các văn bản đã học

- Lễ cúng Thần lúa của người Chơ-ro: VB tường thuật lại lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro.

- Trái Đất - Mẹ của muôn loài: Văn bản đề cập đến sự hình thành và vai trò của Trái Đất với sự sống của muôn loài.

II. Ôn tập viết

- Giới thiệu được sự kiện, thời gian và địa điểm diễn ra sự kiện.

- Thuật lại đủ các hoạt động chính của sự kiện theo một trình tự hợp lí.

- Sử dụng thông tin chính xác, tin cậy trong khi thuật lại sự kiện.

(4)

- Đưa ra được nhận xét, đánh giá, hoặc cảm nhận của người viết về sự kiện.

- Bài văn đảm bảo bố cục.

TUẦN 34

Tiết PPCT: 136

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II Năm học 2021 – 2022

Môn: Ngữ văn 6

A. Cấu trúc đề kiểm tra I. Đọc – hiểu (3.0 đ)

Cho văn bản trong chương trình (độ dài khoảng 150 chữ), và đặt các câu hỏi liên quan tới Văn bản và Tiếng Việt theo các mức độ:

- Nhận biết 1 câu (0.5đ) - Thông hiểu 2 câu (1.5đ) - Vận dụng 1 câu (1.0 đ) II. Làm văn (7.0 đ)

Câu 1 (2.0đ): Viết đoạn văn dựa vào nội dung của ngữ liệu ở phần Đọc - hiểu.

Câu 2 (5.0đ): Viết bài văn.

B. Nội dung ôn tập I. Văn bản

- Ôn lại các văn bản đã học: Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi, Con gái của mẹ, Chiếc lá cuối cùng, Chị sẽ gọi em bằng tên, Góc nhìn, Lẵng quả thông, Con muốn làm một cái cây, Và tôi nhớ khói, Cô bé bán diêm, Hai cây phong, Học thầy học bạn, Bàn về nhân vật Thánh Gióng…

- Các bài thơ: Những cánh buồm, Mây và sóng, Con là...

II. Tiếng Việt

- Học tri thức Tiếng Việt về dấu ngoặc kép, từ đồng âm và từ đa nghĩa, từ mượn, lựa chọn cấu trúc câu , dấu chấm phẩy, câu có nhiều vị ngữ…

III. Tập làm văn

HS cần làm được các dạng bài văn sau :

1. Kể lại một trải nghiệm của bản thân giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn.

2. Viết bài văn thuyết minh về một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến.

C. Đề tham khảo.

(5)

I. Đọc – hiểu

* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Không phải ngày phiên, nên chợ vắng không. Mấy cái quán chơ vơ lộng gió, rác bẩn rải rác lẫn với lá rụng của cây đề. Gió thổi mạnh làm Sơn thấy lạnh và cay mắt. Nhưng chân trời trong hơn mọi hôm, những làng ở xa, Sơn thấy rõ như ở gần. Mặt đất rắn lại và nứt nẻ những đường nho nhỏ, kêu vang lên lanh tanh dưới nhịp guốc của hai chị em.

(Ngữ văn 6, Tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm). Từ lá trong cụm từ lá rụng của cây đề được hiểu theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Vì sao? Em hãy đặt một câu có từ lá được hiểu theo nghĩa chuyển.

Câu 4 (1.0 điểm). Em có thích cảnh vật được miêu tả trong đoạn trích không? Vì sao?

* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Ngày xưa,có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn ...nhưng vẫn không ai dám khuyên nhà vua.

(Ngữ văn 6, Tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy chỉ ra các từ mượn có trong đoạn trích trên . Các từ mượn ấy được mượn từ nước nào?

Câu 4 (1.0 điểm). Em có nhận xét gì nhân vật nhà vua? Từ đó em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

...Tại sao quốc vương lại có thể....công sức của cải

(Ngữ văn 6, Tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy chỉ ra các từ mượn có trong đoạn trích trên . Các từ mượn ấy được mượn từ nước nào?

(6)

Câu 4 (1.0 điểm). Em có nhận xét gì nhân vật người hầu?Từ đó em rút ra cho mình bài học gì trong cuộc sống?

* Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

...Từ mỗi bếp nhà khói bắt đầu vấn vít bay lên...lửa bén sém một khoảng.

(Ngữ văn 6, Tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 1 (0.5 điểm). Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5 điểm). Nêu nội dung chính của đoạn trích?

Câu 3 (1.0 điểm). Em hãy chỉ ra câu văn có nhiều vị ngữ trong đoạn trích trên và nêu tác dụng.

Câu 4 (1.0 điểm). Thông điệp mà tác giả muốn gửi tới người đọc qua văn bản trên là gì?

* Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

Cha lại dắt con đi trên cát mịn, Ánh nắng chảy đầy vai,

Cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời, Con lại trỏ cánh buồm xa nói khẽ:

“Cha mượn cho con buồm trắng nhé, Để con đi…”

Lời của con hay tiếng sóng thầm thì

Hay tiếng của lòng cha từ một thời xa thẳm Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận

Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con.

(Ngữ văn 6, Tập 2, bộ Chân trời sáng tạo, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2021)

Câu 1( 0.5 điểm). Đoạn thơ trên trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2 (0.5 điểm). Cho biết nội dung chính của đoạn thơ.

Câu 3 (1.0 điểm). Tìm câu có sử dụng dấu ngoặc kép và cho biết tác dụng của việc sử dụng dấu ngoặc kép đó?

Câu 4 (1.0 điểm). Nêu tình cảm của em với nhân vật người cha trong đoạn thơ.

II. Làm văn

1. Viết đoạn văn

(7)

- Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em về 1 đoạn thơ, bài thơ (2.0 điểm).

- Viết đoạn văn (5-7 câu) nêu cảm xúc của em về 1 nhân vật trong đoạn trích (2.0 điểm).

- Viết đoạn văn (5-7 câu) nói về bài học em rút ra từ đoạn trích (2.0 điểm).

...

2. Viết bài văn(5.0 điểm).

- Kể lại một trải nghiệm của bản thân giúp tâm hồn em trở nên phong phú hơn

- Viết bài văn thuyết minh về một sự kiện (lễ hội) mà em đã từng tham dự hoặc chứng kiến (lễ khai giảng, sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa...).

CH C C C EM H C T T !Ú Á

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Viết bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một nhân vật lịch sử.. * Yêu cầu đối với bài văn kể lại sự việc có thật liên quan đến một

V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p nghÖ thuËt... V¨n b¶n thuyÕt minh sö dông mét sè biÖn ph¸p

Ghi lại biên bản một cuộc họp của tổ, lớp hoặc chi đội em3. Luyện tập làm biên bản cuộc họp Tập

Bản tin dự báo thời tiết dưới đây cho biết nhiệt độ thấp nhất của một số ngày trong tháng 01/2020 ở thủ đô Mát-xcơ-va (Moscow) của Liên bang Nga. Trong đời sống, để

Đa phần các tiểu thương ở đây cho biết nếu treo bảng hiệu mà để quá cao thì sẽ vướng gió, để quá thấp thì khách hàng sẽ không thấy, còn với cây bẹo thì chỉ cần đứng từ

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

Thuyết minh thuật lại một sự kiện là kiểu bài người viết dùng lời văn và một số phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để thuật lại một sự kiện theo đúng diễn biến trong

- Truyền thuyết Thánh Gióng kể lại truyện về người anh hùng làng Gióng một mình đánh đuổi giặc Ân bảo vệ nước nhà.. - Diễn biến của cân chuyện (mở