• Không có kết quả nào được tìm thấy

Soạn văn lớp 6 Bài 7: Gia đình yêu thương | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo

N/A
N/A
Protected

Academic year: 2022

Chia sẻ "Soạn văn lớp 6 Bài 7: Gia đình yêu thương | Ngắn nhất Ngữ văn 6 Chân trời sáng tạo"

Copied!
24
0
0

Loading.... (view fulltext now)

Văn bản

(1)

Bài 7: Gia đình yêu thương Tri thức ngữ văn trang 26, 27 Tri thức đọc hiểu

* Thơ là gì?

- Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần...

- Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu số chữ, gieo vần,... như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

- Yếu tố miêu tả và tự sự trong thơ làm cho bài thơ thêm gợi tả, hấp dẫn. Yếu tố miêu tả góp phần làm rõ đặc điểm, tính chất của sự vật, hiện tượng. Yếu tố tự sự được dùng để thuật lại sự việc, câu chuyện khi cần. Cả hai yếu tố đều làm cho việc thể hiện tình cảm, cảm xúc trong thơ thêm sâu sắc, độc đáo.

- Ngôn ngữ thơ hàm súc, giàu nhạc điệu, hình ảnh, thể hiện những rung động, suy tư của người viết. Vì vậy, tìm hiểu một bài thơ cũng chính là khám phá những tình cảm, cảm xúc mà tác giả gửi gắm qua ngôn ngữ thơ.

Tri thức tiếng Việt

* Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ: từ “đi” trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát.

+ Xe đi, chậm rì.

- “Đi,” là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. “Đi,” là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Những cánh buồm A. Soạn bài Những cánh buồm ngắn gọn : Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Em nhớ lại kỉ niệm của mình và kể lại, tham khảo gợi ý dưới đây:

(2)

Vào mùa hè năm ngoái, vì em và chị gái ngoan ngoãn đạt thành tích học tập tôt nên bố mẹ đã thưởng cho hai chị em chuyến đi du lịch đến Vịnh Hạ Long. Tại đây cả gia đình em đã cùng nhau nghỉ ngơi thư giãn, kể cho nhau nghe thật nhiều câu chuyện vui, cùng nhau tắm biển, ăn những món ăn ngon. Em rất trân trọng những giây phút đó, đó là những kỉ niệm mà em không thể quên.

Trải nghiệm cùng văn bản.

Câu 1 (trang 28 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em hình dung như thế nào về hình ảnh người cha và con qua câu thơ "Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng/ Nghe con bước lòng vui phơi phới"?

Trả lời:

- Câu thơ tái hiện lại hình ảnh một buổi sáng rực rỡ, tinh khôi với ánh nắng mai hồng phớt rải đầy thảm biển.

- Trên nền thiên nhiên tươi đẹp ấy, cha dắt con đi dạo như mở ra những nốt ngân tươi vui, trong trẻo. Thời gian như reo vui cùng những bước chân nhỏ bé của con.

- Và cha lắng nghe niềm vui ngân nga trong hồn khi nghe tiếng chân con bước.

Thời gian ở đây như một minh chứng vô hình cho hạnh phúc đơn sơ và rất đỗi thiêng liêng của con người.

=> Cái vẻ đẹp rực rỡ của ngoại cảnh, cái nốt ngân lặng lẽ của thời gian đều được tỏa sáng.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." thể hiện mong muốn gì của người con?

Trả lời:

- Câu thơ "Cha mượn cho con buồm trắng nhé/ Để con đi..." như lời mong mỏi vang lên từ chính nơi sâu thẳm của tâm hồn trẻ thơ.

- Chính vì biển quá bao la mà cậu bé muốn khám phá trên một cánh buồm “trăng”

đầy ước mơ tuổi thơ.

- Cậu bé ước mơ được thấy người, thấy nhà cửa, thấy cây cối ở phía chân trời xa.

Cậu khao khát được hiểu biết mọi thứ trên đời. Cậu còn ước mơ được khám phá những điều chưa biết về biển, về cuộc sống.

→ Câu thơ thể hiện khát khao khám phá và trí tưởng tượng phong phú, đáng yêu của tâm hồn trẻ thơ.

Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Em hiểu như thế nào về câu thơ:

"Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con"?

Trả lời:

“Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con” là câu thơ đầy cảm xúc, thể hiện tâm trạng của cha khi lắng nghe những lời lẽ ngô nghê của con trẻ:

(3)

- Người cha vô cùng hạnh phúc và như trẻ lại khi tìm lại mình, tìm lại được những khát vọng thuở trước trong tiếng ước mơ của con. Những khát vọng của con cũng là những khát vọng của cha ngày thơ ấu.

- Gặp lại những khát vọng ấy nơi con, lòng cha nhen nhóm lên bao hi vọng. Hi vọng con sẽ mang khát vọng của con và cha đi xa hơn nữa trong cuộc đời. Những điều cha chưa làm được từ nay sẽ được gửi gắm nơi con.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Dấu hiệu giúp em nhận thấy đây là một bài thơ là:

- Một câu có ít chữ (thường có 5 đến 7 chữ được viết theo thể thơ tự do).

- Được chia thành nhiều đoạn nhỏ khác nhau (cứ 4 câu chia thành một đoạn).

- Từ ngữ được trình bày ngắn gọn, súc tích, chỉ nêu những hình ảnh tiêu biểu.

Câu 2 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:

- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.

- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc (hai cha con cùng nhau đi dạo, cánh buồm, biển cả).

- Giọng điệu trìu mến, thân thương.

- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:

+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…) + Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)

+ Điệp từ (điệp từ « cha », « con ») Câu 3 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Bài thơ có chứa các yếu tố tự sự và miêu tả:

- Tự sự: kể về những cuộc đối thoại giữa hai cha con về những thắc mắc trẻ thơ, về ước mơ tuổi trẻ của người cha.

- Miêu tả: hình ảnh hai cha con dắt nhau bên bờ biển dưới nền cát mịn, ánh nắng mai hồng hay hình ảnh những cánh buồm.

→ Làm nổi bật tình cha con thiêng liêng nói riêng và tình cảm gia đình nói chung.

Các yếu tố này giúp tác giả thể hiện cảm xúc của mình một cách rõ nét hơn, làm cho bài thơ thêm ấn tượng và đặc sắc hơn.

Câu 4 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(4)

- Tình cảm của hai cha con bạn nhỏ trong bài thơ hiện lên thật chân thực, trong sáng và thiêng liêng.

- Qua tìn cảm đó em cảm thấy tình cảm gia đình là thứu tình cảm vô cùng quan trọng, gia đình chính là điểm tựa tinh thần vững chắc của mỗi người.

Câu 5 (trang 29 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Cảm xúc của tác giả là cảm xúc chân thật, giản dị. Với những tình cảm chân thành đó tác giả đã viết nên những câu thơ thấm đượm tình cảm cha con.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Những cánh buồm:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- Nhà thơ Hoàng Trung Thông sinh ngày 05.05.1925, .mất năm 1993 tại Hà Nội.

- Quê gốc: xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.

- Trong kháng chiến chống Pháp, lúc đầu ông hoạt động văn nghệ ở Liên khu IV, sau ra công tác ở Hội văn nghệ Trung ương.

- Ông từng là Vụ trưởng Vụ Văn nghệ, Ban Tuyên huấn Trung ương, Thư ký tòa soạn tạp chí Văn nghệ, Tổng biên tập tuần báo Văn nghệ, Viện trưởng Viện Văn học thuộc Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Tổng biên tập Tạp chí Văn học, Ủy viên BCH Hội nhà văn Việt Nam các khóa I, và II.

- Hoàng Trung Thông thuộc lớp các nhà thơ xuất hiện và trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954). Ông tiếp tục làm thơ và xuất bản thơ trong và sau những năm chống Mỹ cứu nước

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm:

- Quê hương chiến đấu (thơ – 1055), - Đường chúng ta đi (thơ – 1960),

(5)

- Những cánh buồm (thơ – 1964), - Đầu sóng (thơ – 1968),

- Trong gió lửa (thơ – 1971), - Như đi trong mơ (thơ – 1977), - Chiến công tuốt thơ (thơ – 1983),

- Những ngày thu ở Liên Xô (bút ký – 1983),

- đường mới của văn học chúng ta (phê bình tiểu luận – 1961), - Cuộc sống thơ và thơ cuộc sống (phê bình tiểu luận – 1979).

b. Phong cách

- Thơ ca của ông giúp con người sống tốt hơn, tâm hồn trong sạch hơn, đánh thức tình yêu với con người, nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo và sự tiến bộ của con người.

- Thơ Hoàng Trung Thông ảnh hưởng mạnh mẽ và tác động tới đời sống nhiều

thế hệ.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

In trong tập Những cánh buồm, NXB Văn học, Hà Nội, 1964.

2. Bố cục: 3 đoạn

- Đoạn 1 (Từ đầu … đến "vui phơi phới"): Hình ảnh cha và con.

- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến "để con đi"): Cuộc trò chuyện giữa cha và con.

- Đoạn 3 (Còn lại): Suy ngẫm của cha về ước mơ con.

3. Thể loại: thơ tự do.

4. Giá trị nội dung

Bài thơ nêu lên cảm xúc, ước mơ của hai cha con muốn đi khám phá những vùng đất xa xôi được thể hiện qua cuộc nói chuyện khi cùng nhau đi dạo trên bờ biển.

(6)

5. Giá trị nghệ thuật

Thể thơ tự do kết hợp với những biện pháp tu từ ẩn dụ, điệp ngữ,... sinh động, hấp dẫn.

Mây và sóng A. Soạn bài Mây và sóng ngắn gọn :

Chuẩn bị đọc

Câu hỏi (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Chắc hẳn em đã từng chơi một trò chơi nào đó với người thân trong gia đình (cha mẹ, anh chị,..). em có cảm xúc như thế nào về những giây phút ấy.

Trả lời:

- Trong truyến du lịch ở Mũi Né vừa rồi em và cả nhà đã cùng nhau chơi trò chơi tàu lượn siêu tốc. Đó là giây phút ngập tràn niềm vui và hạnh phúc giúp gia đình em thấu hiểu và yêu thương nhau nhiều hơn.

Trải nghiệm cùng văn bản

Câu 1 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, em nghĩ người con muốn thể hiện tình cảm gì?

Trả lời:

- Qua hình dung của người con về trò chơi khác "thú vị" hơn, người con muốn thể hiện tình yêu thương của mình đối với mẹ.

- Người con sẽ là mây, mẹ sẽ là trăng, con sẽ dùng hai tay ôm lấy mẹ. Một trò chơi thể hiện tình yêu của cậu bé dành cho mẹ là không gì sánh được, con muốn lúc nào cũng bên cạnh và ôm lấy mẹ.

Câu 2 (trang 30 SGK Ngữ văn 6 tập 2): Hình ảnh nào thể hiện lên trong tâm trí em khi đọc bài thơ này?

Trả lời:

- Khi đọc bài thơ này, hình ảnh mẹ và con đã hiện lên trong tâm trí em.

- Tình yêu và sự gắn bó với mẹ của em bé thể hiện qua hai cuộc đối thoại của em với những người trên mây, trong sóng. Mây và sóng được cảm nhận qua cái nhìn và trí tưởng tượng cua trẻ thơ trở lên hấp dẫn và kì diệu tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

Suy ngẫm và phản hồi

Câu 1 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Sở dĩ có thể hiểu Mây và Sóng là một bài thơ vì:

- Kết thúc mỗi câu tác giả đều xuống dòng.

(7)

- Lời hỏi đáp của con và các bạn cũng được tác giả trích dẫn và cho vào ngoặc kép.

- Bài thơ không có vần, không bị ràng buộc bởi vần luật nhưng người đọc vẫn cảm nhận được âm điệu trữ tình của bài thơ.

Câu 2 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Ấn tượng của em về bài thơ Những hình ảnh, biện pháp tu từ gợi cho em ấn tượng

Ý kiến của bạn em - Bài thơ mang một phong

cách khác lại với kết cấu của những bài thơ bình thường, đó là bài thơ văn xuôi.

- Khi đọc bài thơ em có thể cảm nhận rõ được tình yêu và sự gắn bó của con với mẹ thể hiện qua hai cuộc đối thoại với những người trên mây và trong sóng.

- Đặc biệt bài thơ đã truyền đạt được tình mẫu tử thắm thiết và niềm hạnh phúc vô bờ bến trong những trò chơi của hai mẹ con do em bé nghĩ ra.

- Bài thơ tràn đầy những hình ảnh thiên nhiên rộng lớn, sống động và nhiều màu sắc: mây, sóng, biển cả, bình minh vàng, hoàng hôn, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm, bến bờ kì lạ.

+ Những hình ảnh thiên nhiên ấy được cảm nhận qua cái nhìn và tâm hồn của em bé nên càng đẹp, sinh động, hấp dẫn.

+ Hình ảnh thiên nhiên lung linh, kì ảo nhưng vẫn rất sinh động, chân thực.

+ Những hình dáng, hoạt động, âm thanh, màu sắc của thiên nhiên được miêu tả đều rất sát hợp.

+ Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng: những trò chơi trên mây, trong sóng tượng trưng cho những thú vui hấp dẫn trong cuộc đời; “bến bờ kì lạ” tượng trưng cho tấm lòng bao la và sự bao dung của mẹ.

- Đồng tình

Câu 3 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Bài làm tham khảo

Khi đọc bài thơ Mây và sóng, em hình dung ra một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, rộng lớn của trời, mây, sóng. Trên nền bức tranh ấy là hình ảnh đẹp đẽ của

(8)

người mẹ đang ôm đứa con ngoan vào lòng. Thiên nhiên đẹp đẽ, rộng lớn nhưng chỉ là phông nền để làm nổi bật cho tình mẫu tử. Và cái rộng lớn của thiên nhiên cũng không sao sánh bằng tình mẫu tử bao la của mẹ con cậu bé trong bài thơ.

Câu 4 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Hiệu quả của việc sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả trong bài thơ :

- Tự sự : giúp bài thơ liền mạch theo những sự kiện và diễn biến quanh tâm trạng nhân vật cậu bé. (kể lại cuộc gặp gỡ của cậu bé với mây, sóng).

- Miêu tả : giúp các sự việc, sự vật hiện lên một cách sinh động, giàu hình tượng.

(bình minh vàng, vầng trăng bạc, bầu trời xanh thẳm).

Câu 5 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Bài thơ thể hiện sự trân trọng, ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng của tác giả.

- Chi tiết khiến em có cảm nhận đó : tác giả liệt kê hàng loạt những trò chơi hấp dẫn của tự nhiên rồi chốt lại tất cả vẫn không thể sánh bằng tình mẹ lớn lao, cao cả.

Câu 6 (trang 31 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Những trò chơi mà em bé nghĩ ra là những trò chơi sáng tạo và cách em mô tả trò chơi này thể hiện tình cảm yêu mến vô bờ của em dành cho mẹ. (con là mây và mẹ sẽ là trăng/ Hai bàn tay con ôm lấy mẹ…). Mặc dù có rất nhiều cám dỗ, niềm vui ở ngoài kia nhưng cậu bé vẫn từ chối tất cả để chọn mẹ mình.

- Điều đó gợi cho em suy nghĩ, rằng không có điều gì thú vị hơn gia đình, không có ai yêu chúng ta bằng cha mẹ và gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Mây và sóng:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

- R. Ta-go (1861-1941) tên đầy đủ là Ra-bin-đra-nát Ta-go (Ra-bin-đra-nát nghĩa là Thần Thái Dương, dịch tên ông sang Tiếng Việt là Tạ Cơ Thái Dương).

- Quê quán: sinh tại Kolkata, Tây Bengal, Ấn Độ, trong một gia đình quý tộc.

- Tuy tài năng nhưng số phận Ta-go gặp nhiều bất hạnh.

- Ta- go làm thơ từ hồi niên thiếu và cũng tham gia các hoạt động chính trị và xã hội.

- Năm 14 tuổi ông được đăng bài thơ “Tặng hội đền tín đồ Ấn Độ giáo”.

(9)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

- Ta-go đã để lại cho nhân loại gia tài văn hóa đồ sộ: 52 tập thơ, 42 vở kịch, 12 bộ tiểu thuyết, khoảng 100 truyện ngăn, trên 1500 bức họa và nhiều bút kí, luận văn…

- Tập thơ Người làm vườn, tập Trăng non, tập Thơ dâng…

b. Phong cách nghệ thuật

- Đối với văn xuôi, Ta-go đề cập đến các vấn đề xã hội, chính trị, giáo dục.

- Về thơ ca, những tác phẩm của ông thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm; sử dụng thành công những hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng, hình thức so sánh, liên tưởng vè thủ pháp trùng điệp.

c. Giải thưởng

Vào năm 1913, ông trở thành người Châu Á đầu tiên được trao Giải Nobel Văn học với tập “Thơ dâng”.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

- “Mây và sóng” được viết bằng tiếng Ben-gan, in trong tập thơ Si-su (Trẻ thơ), xuất bản năm 1909 và được Ta-go dịch ra tiếng Anh, in trong tập Trăng non xuất bản năm 1915.

2. Bố cục: 2 phần

(10)

- Phần 1: (Từ đầu đến “xanh thẳm”): Cuộc trò chuyện của em bé với mây và mẹ - Phần 2: (Còn lại): Cuộc trò chuyện của em bé với sóng và mẹ.

3. Nội dung chính:

Bài thơ “Mây và sóng” của Ta-go đã ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt, hàm chứa một ý nghĩa nhân văn cao cả: chỉ cần có mẹ, có con, chúng ta sẽ sáng tạo ra cả một thế giới, cả một vũ trụ, thế giới ấy vừa hiện hữu vừa huyền bí mà chỉ có mẹ và con biết được.

4. Giá trị nội dung

- Thông qua cuộc trò chuyện của em bé với mẹ, bài thơ Mây và sóng của Ta-go ngợi ca tình mẫu tử thiêng liêng sâu sắc.

- Bài thơ chứa đựng những triết lí giản dị nhưng đúng đắn về hạnh phúc trong cuộc đời.

5. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng hình ảnh giàu chất trữ tình mang ý nghĩa biểu tượng.

- Kết cấu bài thơ như một câu chuyện kể tạo ấn tượng thú vị với hình thức đối thoại lồng trong lời kể của em bé.

- Nghệ thuật đối lập, ẩn dụ, nhân hóa….

Chị sẽ gọi em bằng tên A. Soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên ngắn gọn : Câu 1 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Người chị có thái độ lành lùng không vui vẻ, hòa nhã thân thiết với em trai. Vì người em phải học ở lớp giáo dục đặc biệt. Hơn nữa, mỗi lần cùng em ra người mọi người lại nhìn em trai chằm chằm.

Câu 2 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Điều mở ra mối quan hệ mới cho hai chị em là cuộc nói chuyện đầy ngây ngô của người em với chị trên đường ra trạm xe buýt.

Câu 3 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Người chị khóc vì sau những sự ích kỉ của người chị, em trai không những không ghét mà còn nghĩ chị là một người tốt.

Câu 4 (trang 33 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(11)

Qua câu chuyện trên, em rút ra bài học rằng chúng ta phải đối xử thật thân thiện và hòa nhã với những người thân trong gia đình. Dù họ có bất kì khuyết điểm nào thì cũng đừng phán xét và ghét bỏ họ.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Chị sẽ gọi em bằng tên:

I. Tác giả 1. Tiểu sử

a. Mark Victor Hansen

- Mark Victor Hansen sinh vào tháng 1, 1948. Ông là một diễn giả truyền cảm và nhiệt huyết, và còn là cha đẻ bộ sách “Chicken Soup for the Soul” nổi tiếng cùng với Jack Canfield.

- Là một diễn giả tâm huyết, ông đã thực hiện nhiều cuộc nói chuyện ở nhiều quốc gia về đề tài cuộc sống, cách tìm kiếm sức mạnh tinh thần và động lực sống.

Ông đã từng trò chuyện trên các chương trình nổi tiếng như Oprah, CNN và The Today Show, ngoài ra còn là gương mặt trang bìa của tạp chí Time, U.S News &

World Report, USA Today, The New York Times.

b.Jack Canfield

- Jack Canfield sinh ngày 19/8/1944, là diễn thuyết gia nổi tiếng, tốt nghiệp đại học Harvard, nhận bằng cao học của đại học Massachusetts và học vị tiến sĩ của đại học Santa Monica. Năm 1973, ông được tổ chức Jaycees vinh danh là một trong mười người đàn ông xuất chúng của nước Mỹ.

- Jack là người sáng lập của nhiều tổ chức, tiêu biểu như Hội thảo chuyên đề về nhân phẩm ở Santa Barbara, Quỹ nghiên cứu về nhân phẩm ở Culver City, California và Tổ chức huấn luyện Canfield. Một trong những quyển sách gần đây nhất của ông, The Success Principles (2005) đã chia sẻ 64 bí quyết thành công

(12)

trong cuộc sống, hay như quyển Law of Attraction (2007), ông đã san sẻ những quan điểm thấu đáo về định luật hấp dẫn, những kinh nghiệm thành công và cuộc sống đời tư của mình.

- Với kiến thức sâu rộng và lời nói đầy thuyết phục lôi cuốn, những buổi hội thảo về khám phá sức mạnh bản thân theo chủ đề sách do ông tổ chức đã thành công lớn mạnh. Vừa là một diễn giả và là một cố vấn huấn luyện, những chỉ dẫn của ông đã giúp rất nhiều người hiểu được giá trị bản thân để theo đuổi ước mơ.

2. Sự nghiệp

- Bộ sách “Chicken Soup for the Soul’ đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam với tựa đề Dinh dưỡng cho Tâm hồn, được tạp chí Time gọi là “hiện tượng xuất bản của thời đại”. Với hơn 500 triệu bản in trên toàn thế giới, được dịch sang 54 ngôn ngữ khác nhau, những câu chuyện về những điều tốt đẹp giản dị trong cuộc sống đã làm lay động trái tim của hàng vạn độc giả.

- Chicken Soup for the Soul series, 1990 (đã được xuất bản ở Việt Nam với tên Dinh dưỡng cho Tâm hồn).

- Cracking the Millionaire Code, 2005.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ:

Trích Tình yêu thương gia đình, bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2018.

2. Bố cục: 2 phần

- Phần 1: Từ đầu đến “lại đâu vào đấy” (Mối quan hệ căng thẳng giữa hai chị em).

- Đoạn 2: Còn lại (Buổi nói chuyện làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em).

3. Thể loại: truyện ngắn.

4. Phương thức biểu đạt: tự sự.

(13)

5. Nội dung

Nhân vật tôi mới đầu rất lạnh lùng và ghét em trai mình vì em là một đứa trẻ không bình thường. Tôi đặt cho em đủ thứ biệt danh xấu và thấy ngượng với mọi người khi đi cùng em mình. Vào một buổi chiều nắng nhạt, hai chị em tôi có một cuộc trò chuyện đặc biệt. Lần đầu tiên tôi thấy em mình có vẻ tốt bụng, thân thiện và hoạt ngôn. Trong chuyến đi du lịch cùng gia đình, tôi giả vờ đọc sách và đã nghe thấy hết cuộc trò chuyện giữa em với bố. Hóa ra bấy lâu nay em luôn yêu quý và nghĩ tôi là một người chị tốt. Tôi nhận ra trước đây mình đã rất tệ với em và từ đó tôi trở nên yêu quý em nhiều hơn.

6. Giá trị nội dung

Chị sẽ gọi em bằng tên là câu chuyện về sự thay đổi cách nhìn nhận, đối xử của người chị với đứa em đặc biệt của mình. Qua câu chuyện, tác giả muốn đưa đến bài học về sự cảm thông, chia sẻ và yêu thương mọi người (đặc biệt là những người khiếm khuyết).

7. Giá trị nghệ thuật

Nghệ thuật tự sự từ ngôi nhất đem lại tính chân thực cho câu chuyện.

Thực hành tiếng Việt trang 34 A. Soạn bài Thực hành tiếng Việt ngắn gọn :

Câu 1 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ nhất mang nghĩa là trong veo, trong vắt có thể nhìn thấy vật ở khác.

- Từ "trong" ở câu thơ thứ hai nghĩa là ở trong một tập thể, một cộng đồng.

b) Nghĩa của các từ "trong" ở hai câu thơ trên không liên quan đến nhau.

c) Từ "trong” ở hai câu thơ trên là từ đồng âm.

Câu 2 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a.

- Cánh trong “cánh buồm” nghĩa là: bộ phận của con thuyền giúp nó có thể di chuyển được trên mặt nước nhờ sức gió.

- Cánh trong “cánh chim” là: bộ phận để bay của chim, dơi, côn trùng, có hình tấm, rộng bản, thành đôi đối xứng nhau ở hai bên thân mình và có thể mở ra khép vào

- Cánh trong “cánh cửa” là: bộ phận hình tấm có thể khép vào mở ra được, ở một số vật

(14)

- Cánh trong “cánh tay” là: bộ phận của cơ thể người, từ vai đến cổ tay ở hai bên thân mình; thường coi là biểu tượng của hoạt động đấu tranh của con người b. Từ "cánh" trong các ví dụ trên là từ đa nghĩa vì nó đều là một bộ phận của cái gì đó.

Câu 3 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Hai từ chỉ bộ phân cơ thể người:

- Mũi: mũi thuyền, mũi dao, mũi giáo,...

+ Nghĩa gốc: Mũi là phần đầu tiên của bộ phận hô hấp, nhô ra nằm giữa khuôn mặt, dùng để ngửi

- Tai: tai chén, tai ấm, tai tiếng.

+ Nghĩa gốc: cơ quan ở hai bên đầu người hoặc động vật, dùng để nghe

+ Nghĩa chuyển: bộ phận ở một số vật, có hình dáng chìa ra giống như cái tai (tai chén, tai ấm); điều không may bất ngờ xảy tới, gây tổn thất lớn (tai tiếng).

Câu 4 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời

a. Câu đố này đố về con bò.

b. Điểm thú vị trong câu trên là đã sự dụng từ đa nghĩa "chín" ý chỉ chín ở đây là đã được nấu chín.

Câu 5 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

- Ví dụ 1:

Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng, Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

- Ví dụ 2: Con ngựa đá con ngựa đá.

- Ví dụ 3: Con ruồi đậu mâm xôi đậu.

Câu 6 (trang 34 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

a. Biện pháp tu từ được sử dụng là liệt kê và điệp từ. (Không thấy nhà, không thấy cây, không thấy người ở đó…/ Sẽ có cây, có cửa, có nhà)

b. Tác dụng của biện pháp tu từ:

- Làm cho bài thơ có nhịp điệu, tăng giá trị gợi hình, gợi cảm cho lời thơ.

- Nhấn mạnh tình cảm yêu mến thiên nhiên, quê hương và tình cảm cha con của nhân vật .

Câu 7 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

(15)

Trả lời:

a. Từ láy được sử dụng trong bài thơ Những cánh buồm : lênh khênh, rả rích, phơi phới, trầm ngâm.

b. Tác dụng của từ láy:

- Làm cho câu thơ gợi hình, gợi cảm, giàu giá trị biểu đạt hơn.

- Làm cho các chi tiết, sự vật hiện lên sống động, cụ thể hơn.

Viết ngắn: Trong bài thơ Những cánh buồm, câu thơ “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi” thể hiện mong ước của người con. Em hãy tưởng tượng mình là người con trong bài thơ này, viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trong đó có sử dụng từ đa nghĩa để chia sẻ với mọi người về những “bến bờ” mà “cánh buồm trắng” của em sẽ đến.

Bài làm tham khảo

Trong cuộc đời mỗi người chắc hẳn ai cũng có những ước mơ, hi vọng ngay thơ hồn nhiên của tuổi trẻ. Tôi cũng vậy tôi luôn có những khao khát được khám phá thế giới rộng lớn, và chính cha cha đã là người gợi mở cho tôi những chân trời mới. Cha đã từng nói với tôi về trời cao, biển rộng, về những khát khao lớn lao của cuộc đời. Và tôi đã từng xin cha một chiếc “buồm trắng” để đi đến những chân trời, những bến bờ trong lời kể của cha. Lúc này, đó chính là ước mơ của tôi – ước mơ được chinh phục thiên nhiên, chinh phục những tầm cao mới. Tôi muốn được khám phá những cây, những cửa, những nhà trên khắp mọi miền đất nước yêu thương này. Cha từng nói với tôi về những mơ ước thuở bé thơ mà người chưa thực hiện được. Tôi hi vọng rằng tôi sẽ làm được điều đó thay cha, và làm điều đó vì bản thân mình. Mong rằng mai này đây tôi có thể vươn đến những tầm cao, chinh phục những điều đẹp đẽ của cuộc đời để thỏa mãn ước mơ và đem lại hạnh phúc cho cha, để người có thể mỉm cười tự hào về tôi.

Chú thích:

Từ đa nghĩa là từ được in đậm.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thực hành tiếng Việt:

* Từ đa nghĩa và từ đồng âm

- Từ đa nghĩa là từ có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩa gốc và nghĩa chuyển. Nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện trước, làm cơ sở để hình thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển là nghĩa được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc.

- Ví dụ: từ “đi” trong hai ví dụ sau là từ đa nghĩa:

+ Hai cha con bước đi trên cát.

+ Xe đi, chậm rì.

(16)

- “Đi,” là nghĩa gốc chỉ hành động của người hay động vật tự di chuyển bằng những động tác liên tiếp của chân. “Đi,” là nghĩa chuyển chỉ hoạt động di chuyển của phương tiện vận tải trên một bề mặt.

- Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác nhau, không liên quan gì với nhau.

Con là ...

A. Soạn bài Con là ... ngắn gọn :

Câu 1 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Những đặc điểm của thơ ta có thể thấy qua văn bản trên là: được chia thành 3 đoạn rõ ràng mỗi đoạn 3 câu, một câu có 4- 7 từ.

Câu 2 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Nét độc đáo của bài thơ được thể hiện qua:

- Từ ngữ: gần gũi, giản dị, thân quen.

- Biện pháp tu từ:

+ So sánh con với nỗi buồn, niềm vui và hạnh phúc. Đó là những thứ có giá trị vô cùng to lớn với người cha.

+ Điệp cấu trúc: cụm từ "con là" được lặp lại ở mỗi dòng đầu của 1 khổ, giúp nhấn mạnh con rất quan trọng đối với cha.

- Hình ảnh: độc đáo như trời, hạt vừng, sợi tóc. Những hình ảnh được sử dụng đại diện cho sự rộng lớn, nhỏ bé và mong manh. Tưởng như nó mâu thuẫn với nhau nhưng lại diễn tả tình yêu thương của người cha dành cho con là vô bờ bến.

Câu 3 (trang 35 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Theo em, tình cảm mà người cha dành cho con là tình cảm yêu thương vô bờ bến, người con chính là điểm tựa tinh thần, là niềm vui trong cuộc sống của người cha.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Con là… : I. Tác giả.

1. Tiểu sử

- Y Phương (sinh năm 1948) tên thật là Hứa Vĩnh Sước

- Quê quán: Trùng Khánh - Cao Bằng , ông là người dân tộc Tày.

- Ông nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến năm 1981 chuyển về công tác tại sở văn hóa và thông tin tỉnh Cao Bằng.

- Năm 1993 là chủ tịch hội văn nghệ Cao Bằng.

(17)

2. Sự nghiệp văn học a. Tác phẩm chính

“Người hoa núi”, “Lời chúc”, “Đàn then”…

b. Phong cách nghệ thuật

Thơ ông thể hiện tâm hồn mạnh mẽ, chân thực và trong sáng, cách tư duy giàu hình ảnh của người dân tộc miền núi, mang đậm bản sắc vùng cao.

c. Giải thưởng

Năm 2007 ông được nhận giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật. Đây quả là một giải thưởng cao quý rất xứng đáng với những gì ông đã cống hiến cho nền văn học nước nhà.

II. Tác phẩm 1. Xuất xứ

- Trích trong tập Đàn then, NXB Hội Nhà văn 1996.

2. Bố cục 3 phần

- Phần 1 (Khổ 1): Con là nỗi buồn của cha.

- Phần 2 (Khổ 2): Con là niềm vui của cha.

- Đoạn 3 (Khổ cuối): Con là sợi dây hạnh phúc của cha mẹ.

3. Thể loại: Thơ tự do.

(18)

4. Phương thức biểu đạt: Biểu cảm.

5. Giá trị nội dung

Bài thơ Con là... của Y Phương thể hiện tình cảm người cha dành cho con và ý nghĩa của người con trong cuộc sống của cha.

6. Giá trị nội dung

Thể thơ tự do kết hợp với các biện pháp tu từ so sánh, điệp từ, điệp cấu trúc Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

A. Soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ ngắn gọn : Hướng dẫn phân tích kiểu văn bản:

Đọc đoạn văn trên và thực hiện những yêu cầu sau:

- Tìm những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ.

Những từ ngữ thể hiện cảm xúc của người viết: để lại cho tôi nhiều cảm xúc, làm cho tôi, tôi cảm nhận được, khiến tôi nghĩ đến, tôi tự nhắc nhở, tôi vẫn đang may mắn,...

- Tác giả đoạn văn đã sử dụng ngôi thứ mấy để chia sẻ cảm xúc?

Tác giả dùng ngôi thứ nhất.

- Những câu nào thuộc về phần mở đoạn? Vì sao em biết?

Phần mở đoạn: "Những cánh buồm... chân thành.". Vì giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nội dung chính của bài thơ.

- Những câu nào thuộc về phần thân đoạn? Phần này trình bày nội dung gì?

Phần thân đoạn: "Hình ảnh "cha dắt con đi"... mới lạ.". Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài; làm rõ bằng từ ngữ, hình ảnh trong bài.

- Hãy chỉ ra câu kết của đoạn văn và cho biết nội dung của nó.

Phần kết đoạn "Tình cảm ấy... vòng tay cha.". Phần này khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó với bản thân.

- Tìm những từ ngữ được dùng theo kiểu lập lại hoặc thay thế những từ ngữ tương ứng ở những câu trước đó. Nêu tác dụng của những từ ngữ đó.

Những từ ngữ theo kiểu lặp lại: hình ảnh, người cha, người con, tình cảm, thể hiện, ân cần, che chở,...

Sự thay thế: tình cha con thiêng liêng = tình cảm đong đầy yêu thương, trìu mến mà cha dành cho con; đi đến tương lai = đưa con đến những chân trời mới;...

Những từ ngữ đó khiến bài văn được liên kết mạch lạc nhưng không bị lặp từ, mắc lỗi diễn đạt.

Đề bài: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ.

Hướng dẫn quy trình viết:

(19)

Đọc lại những hướng dẫn về quy trình viết trong bài Vẻ đẹp quê hương ( Ngữ Văn 6, tập 1) để hoàn thành đoạn văn. Sau khi viết xong, em hãy dùng bảng kiểm dưới đây để tự chỉnh sửa văn đoạn văn.

Bảng kiểm đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ Các phần của

đoạn văn Nội dung kiểm tra Đạt/ Chưa đạt

Mở đoạn

Một đoạn bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng.

Dùng ngôi thứ nhất để ghi lại cảm xúc về bài thơ.

Nêu nhan đề, tên tác giả và cảm xúc khái quát về bài thơ.

Thân đoạn

Trình bày cảm xúc về bài thơ theo một trình tự hợp lý bằng

một số câu.

Dẫn chứng bằng một số từ ngữ, hình ảnh gợi cảm xúc

trong bài thơ.

Sử dụng một số từ ngữ để tạo sự liên kết chặt chẽ giữa các

câu.

Kết đoạn

Khẳng định lại cảm xúc và ý nghĩa của bài thơ với bản thân.

Kết đoạn bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn.

Sau khi viết xong, xong em hãy bổ sung những từ ngữ dùng để liên kết các câu trong đoạn văn (nếu còn thiếu).

Bài làm tham khảo

Bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông đã để lại cho tôi nhiều cảm xúc. Trước hết, hình ảnh người cha “dắt con đi” được lặp lại nhiều lần cho thấy tình yêu thương, sự che chở dẫn dắt của người cha trên hành trình cùng con đi đến đến tương lai. Tiếp đến hình ảnh đứa con thể hiện sự tin tưởng, yêu thương dành cho cha. Con đề nghị “Cha mượn cho con buồm trắng nhé/Để con đi”. Những cánh buồm đã gửi gắm ước mơ của con. Cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi thể hiện khao khát được đi xa để khám phá, hay cũng chính là

(20)

cha thuở trước. Người cha cảm thấy tự hào khi thấy con mình cũng ấp ủ những ước mơ cao đẹp. Qua đây, tác giả cũng ca ngợi ước mơ được khám phá cuộc sống của trẻ thơ, những ước mơ làm cho cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Bằng giọng thơ chân thành giản dị, “Những cánh buồm” đã lưu lại dấu ấn sâu sắc trong lòng người đọc.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

- Đảm bảo yêu cầu về hình thức của đoạn văn.

- Trình bày cảm xúc về một bài thơ.

- Sử dụng ngôi thứ nhất để chia sẻ cảm xúc.

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc cho đoạn văn.

- Cấu trúc gồm có 3 phần:

+ Mở đoạn: Giới thiệu nhan đề tác giả và cảm xúc chung về bài thơ (câu chủ đề).

+ Thân đoạn: Trình bày cảm xúc của người đọc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ; làm rõ cảm xúc bằng những hình ảnh, từ ngữ chữ được trích từ bài thơ.

+ Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc về bài thơ và ý nghĩa của nó đối với bản thân.

Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất

A. Soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất ngắn gọn :

Chủ đề thảo luận: Làm thế nào để mọi người trong gia đình hiểu và yêu thương nhau hơn?

Bước 1: Chuẩn bị.

Sau khi thành lập nhóm và phân công công việc, mỗi thành viên cần chuẩn bị nội dung thảo luận theo phân công của nhóm trưởng. Các em có thể sử dụng bảng sau để chuẩn bị ý kiến của mình:

Ý kiến của tôi Lí do

Dành nhiều thời gian trò chuyện cùng nhau.

Việc dành nhiều thời gian để nói chuyện, tương tác giữa các thành viên trong gia đình có vẻ đơn giản nhưng với cuộc sống bận rộn như hiện nay đó là điều hiếm hoi

với nhiều gia đình. Nói chuyện không chỉ giúp cha mẹ, con cái hiểu nhau hơn

(21)

mà còn giúp giải quyết được nhiều vấn đề.

Tham gia các hoạt động cùng nhau: làm việc nhà, học tập, vui

chơi,...

Việc dành thời gian cho nhau trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống sẽ tạo thói

quen chia sẻ, giúp đỡ nhau trong mọi thứ. Chỉ có kết hợp cả vui chơi và học

tập thì mới có thể tạo sự thoải mái.

Gia đình luôn bình đẳng, tôn trọng lẫn

nhau.

Tất cả các thành viên trong gia đình đều có quyền phát biểu ý kiến, nhận xét,...

Điều đó sẽ giúp tất cả các thành viên thoải mái nêu lên suy nghĩ của mình, rút ngắn khoảng cách thế hệ. Việc được tôn trọng cũng khiến mọi người cảm thấy có động lực hơn trong việc xây dựng gia

đình.

Để đảm bảo buổi thảo luận diễn ra thành công, nhóm cần thống nhất:

- Mục đích của buổi thảo luận.

- Thời gian thảo luận của nhóm.

- Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến.

Ngoài các dẫn chứng từ thực tế cuộc sống và trải nghiệm của cá nhân, vác em có thể tham khảo từ các bài thơ, truyện đã học để có thêm lý lẽ và dẫn chứng cho ý kiến của mình.

Bước 2: Thảo luận.

(22)

Nhóm trưởng điều khiển buổi thảo luận sao cho từng thành viên đều có cơ hội phát biểu. Thư ký ghi chép nội dung cuộc thảo luận. Các thành viên lắng nghe, ghi chép ý kiến của bạn và dự kiến các phản hồi của mình theo gợi ý sau:

Ý kiến của bạn

Những điều tôi muốn trao đổi với

bạn

Những điều bạn trao đổi lại với tôi Ghi chép

ngắn gọn các ý kiến, lý lẽ, bằng chứng và

bạn đưa ra.

Ghi ngắn gọn những ý định trao đổi lại với bạn bằng cách

tự hỏi:

Điều gì tôi muốn làm rõ hơn?

Điều gì tôi không đồng ý với bạn?

Ghi ngắn gọn các lý lẽ, bằng chứng và tạo

phản hồi ý kiến của mình.

Ví dụ:

Bạn cho rằng cha mẹ phải tạo ra sự

đồng thuận giữa với

con cái.

Tôi đồng ý với bạn về điều đó. Tuy nhiện bạn chưa nêu lên cách thức cụ thể để thực hiện điều

đó. Hơn nữa sự đồng thuận phải đến

từ hai phía, tức là con cái cũng phải tích cực trong vấn đề trao đổi với bố mẹ để tạo sự đồng

thuận.

Cảm ơn về sự đóng góp của bạn.

Có thể cách nói của chúng tôi khiến bạn hiểu lầm vì chúng tôi

muốn cả cha mẹ và con cái đều phải tạo ra sự đồng thuận.

Bổ sung cách thức:

trao đổi trong những bữa ăn, cuộc họp gia đình, những cuộc trò

chuyện chia sẻ,...

Cuối buổi thảo luận, thư ký đọc tóm tắt những ý kiến đã được trình bày trong buổi thảo luận để nhóm quyết định giải pháp tối ưu.

B. Tóm tắt những nội dung chính khi soạn bài Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất:

Để Thảo luận nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất cần đầy đủ các bước sau:

- Bước 1: Chuẩn bị

+ Mục đích của buổi thảo luận là gì

(23)

+ Thời gian thảo luận diễn ra trong bao lâu

+ Dự kiến thời gian cho mỗi thành viên trình bày ý kiến - Bước 2: Thảo luận

Thảo luận nhóm trên tinh thần hỗ trợ, bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhau.

Ôn tập trang 39 Câu 1 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2)

Trả lời:

Văn bản Nội dung chính Nhận xét về cách thể hiện tình cảm gia đình qua ba văn bản Những cánh buồm Bài thơ nói về mơ ước của cha

và con.

+ Đứng trước biển thấy những cánh buồm kiêu hãnh ngoài biển khơi, người con muốn có một cánh buồm trắng, sẽ đi thật xa để khám phá.

+ Đó cũng là mơ ước thuở bé của người cha.

- Cách thể hiện tình cảm vô cùng độc đáo, mỗi văn bản thể hiện theo một cách riêng nhưng luôn để người đọc cảm nhận được tình cảm gia đình là vô cùng trân quý đối với mỗi con người.

Mây và sóng - Bài thơ nói về tình cảm gắn bó, thân thiết giữa mẹ và con Con là … - Bài thơ nói về tình cảm gia

đình ấm cúng, đặc biệt là tình yêu thương vô bờ bến mà cha dành cho con.

Câu 2 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Khi đọc một bài thơ chúng ta cần chú ý:

- Hình thức: xác định xem bài thơ thuộc thể thơ gì; cách trình bày câu chữ; kết cấu bài thơ.

- Nội dung: xác định nội dung qua từng câu chữ và ý nghĩa được thể hiện trong thơ.

Câu 3 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

(24)

Các văn bản này khiến em nghĩ về gia đình của mình nói riêng và gia đình mỗi người nói chung. Đó là món quà quý giá nhất mà mỗi chúng ta cần trân trọng, gìn giữ, nâng niu.

Câu 4 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ:

- Đảm bảo đầy đủ ba phần (mở đầu, thân bài và kết luận) - Chia sẻ cảm xúc chân thật, sử dụng ngôi thứ I

- Các câu trong đoạn văn cần được liên kết với nhau chặt chẽ để tạo sự mạch lạc.

Câu 5 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Qua bài học này, em rút ra được cần chuẩn bị thật tốt và ghi lại tóm tắt những ý kiến của thành viên trong nhóm, tìm ra điểm chung của các thành viên và thống nhất giải pháp.

Câu 6 (trang 39 SGK Ngữ văn 6 tập 2) Trả lời:

Gia đình chính là món quà quý giá nhất của mỗi người. Nơi ấy có những người cùng chung dòng máu, có điểm tựa cho chúng ta, có tình yêu thương bất tận và cũng là nơi lưu trữ những cung bậc cảm xúc giận hờn, yêu thương. Cho dù chúng ta vấp ngã hay thành công, hạnh phúc hay đau thương thì gia đình luôn dang rộng vòng tay để chúng ta tìm về nương náu. Không có tình cảm nào cao quý và quan trọng bằng tình cảm gia đình. Bởi vậy mỗi người cần biết yêu thương, vun đắp và xây dựng tình cảm gia đình.

Tài liệu tham khảo

Tài liệu liên quan

Ví dụ: thơ 7 chữ thường ngắt nhịp 4/3, thơ 5 chữ thường nhắt nhịp 2/3; việc thay đổi cách ngắt nhịp quen thuộc trong dòng thơ thường là có dụng ý: cũng là câu thơ

Câu 1 (trang 71 sgk Ngữ văn lớp 10 Tập 1): Tìm những từ ngữ, câu văn thể hiện trực tiếp tình cảm, cảm xúc của nhân vật tôi khi kể lại “câu chuyện cũ” và cho biết

+ Thân đoạn: Những từ ngữ, câu văn thể hiện cảm xúc của người viết về bài thơ lục bát;.. Những từ ngữ trong ngoặc kép là những bằng chứng được trích từ bài ca dao để làm rõ

Câu 4 (trang 54 SGK Ngữ văn 6 tập 1): Từ bài văn kể lại truyện Cây khế, em học được điều gì về cách kể lại một truyện cổ tích..

Để chuẩn bị tâm thế cho năm học mới, em và các bạn hãy dành một khoảng thời gian chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân khi bước vào môi trường

Có thể khẳng định được điều ấy vì nhân vật tôi đã kể về những lần ong trại và từ đó thể hiện những suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình: những vật vô tri vô giác, nhỏ

Em học được cách kể về một trải nghiệm của bản thân là kể theo trình tự đan xen các yếu tố miêu tả, bộc lộ cảm xúc cho câu chuyện thêm sinh động.. Đề bài: Viết một

Bài 4 trang 8 sbt Giáo dục công dân 6: Em hãy tự liên hệ bản thân, nêu một số việc làm thể hiện lòng yêu thương con người của em và nói rõ cảm xúc, suy nghĩ khi làm